Năm 2008 sẽ thi trắc nghiệm môn toán?

Ặc, em vẽ xong thì nó cũng hết xừ giờ à. Em chưa tính đạo hàm mà đã làm thế à :)) Đạo hàm của cái này là 3(x^2 - 4x + 3), ôi giời, cái biểu thức bên trong ngồi nhẩm nghiệm là ra. Có mất công gì mà phải tính hay vẽ.

Anh nghĩ đề nếu ra trắc nghiệm, sẽ ra theo kiểu này. Bởi vì hầu hết là học sinh có thể tính nhẩm được. Ai biết cách giải đúng cộng tính nhanh thì sẽ làm bài nhanh hơn và chính xác hơn. Trong đề này, anh đã cố tình lồng thêm những cái sai mà học sinh có thể mắc phải khi đi thi (tất nhiên là lồng thêm gọi là thôi) như:
B) Nhẩm nghiệm nhầm sang -1 và -3
C) Nhầm giữa x và y, nên cộng và chia nhầm
D) Nếu không biết cách tính, học sinh nhìn thấy đáp án này rất dễ tick vào.
 
Tr n Toán thì chắc sẽ giống thi SAT? :D
Bài của Long nếu mà nhạy tí thì nhẩm cái đạo hàm có ngay là đáp án A vì có mỗi A là có hoành độ là 2 :D

Một kĩ năng của tr n là tìm cách loại mấy cái đáp án sai càng nhanh càng tốt, vậy mới kịp. VD bài trên chú nào quen truyền thống sau khi có được 2 no của f' rồi lại thay vào f để tính tung độ rồi chia trung bình thì rõ ràng là thua thời gian của chú chọn a rồi sang câu khác luôn.

Công nhận thi trn có cái khó của trn là khối lượng tính toán lớn quá :-j . Làm cái đề Hóa năm nay phát hãi. Mà cũng có bất cập : VD trước đây câu viết các đồng phân của chất nọ chất kia, tổng cộng có 8 đp, viết được 7 thì khi chấm cũng phải được gần đủ số điểm của câu đó, bây h thay bằng: hỏi chất này có bn đp? 6,7,8,9? Một đứa cũng biết cách viết, nhưng sót, chỉ đc 7 thì câu đó mất trắng, và tương đương với đứa ko làm được, mặc dù vẫn mất thời gian. :-?? Tính toán liên tục cường độ cao làm ức chế phản xạ não dần dần :D Chắc sau độ 1 tiếng là có phần oải, mệt, rồi chệch choạc nhiều lên ngay :D
Rồi ra lại thấy câu nào cũng phải rớ vào, câu nào cũng phải nghĩ, đúng cũng...nhiều nhiều :D mà tổng lại thì rơi rớt bao nhiêu. Chắc năm nay điểm thi ĐH khó cao :)
 
Toán sat dễ hơn toán mình cả trăm lần:|, kể cả cái sat 2 của nó. Mình học vừa nhiều vừa sâu hơn bao nhiêu.
 
Cái đấy không có gì là khó hiểu. Ở nước ngoài không đào tạo mà đào tạo rộng. Họ thường dạy rất nhiều và đòi hỏi học sinh / sinh viên nhớ rất nhiều nhưng không cần hiểu quá sâu. Bạn mình học ở RV để đi Sing ý, chúng nó học cả những cái liên quan đến toán cao cấp ở Việt Nam. Rồi Hóa thì học bao nhiêu là thứ trong đội tuyển, đến bọn đi thi Quốc gia cũng thấy ngại. Thế nhưng mà chúng nó vẫn kham được hết. Mỹ là nước chú trọng đến cái này nhất.

Mình học Y, có xem qua một tài liệu ôn thi giúp cho sinh viên đã tốt nghiệp các trường Y bên này ôn thi để thi Bác sĩ nội trú ở bên Mỹ. Thông tin cung cấp trong sách nhiều kinh khủng, vừa rất rộng, vừa khá sâu. Câu hỏi thi thì không quá khó, nhất là một số câu, sinh viên Y1 cũng trả lời được. Nhưng mà để làm được hết chỗ đó thì không phải đơn giản. Đấy là cách thi của Mỹ.

Ở Việt Nam thì khác, chỉ tập trung chủ yếu vào sự hiểu sâu chứ không cần rộng. Nhìn chương trình, thấy người ta cắt xén quá nhiều, nên đôi khi không thể giải quyết được hết thắc mắc của học sinh hoặc gây hiểu lầm.

Đơn cử môn Hóa: chương trình phổ thông (không phân ban) dạy danh pháp của hợp chất có 1 nối đôi, hợp chất có 1 nối ba. Nhưng nếu bây giờ một hợp chất có cả nối đôi và nối ba thì đọc thế nào? Câu trả lời là: Người ta không hỏi cái đó đâu :(

Hoặc là đồng phân hình học, bây giờ có những đồng phân hình học cả 4 nhóm thế đều khác nhau. Gọi cái nào là cis-, cái nào là trans-? Vẫn câu trả lời trên: Người ta không hỏi cái đó đâu.

Cho nên học sinh không bao giờ mở rộng được đầu óc để vươn xa hơn những cái gò bó của khuôn khổ sách giáo khoa, vì suy cho cùng, biết thêm cũng chả để làm gì :(

Đề thi Toán trắc nghiệm có lẽ sẽ không cần quá chuyên sâu, nhưng cần rộng và học sinh phải nắm được cách thức giải quyết một vấn đề Toán học. Chẳng hạn như tính đạo hàm thế nào, tìm điểm uốn ra sao? Cái đó mới là quan trọng, bây giờ đã qua thời "càng trình bày cẩn thận bao nhiêu càng được điểm bấy nhiêu". Tất nhiên, trình bày cẩn thận vẫn là một thói quen rất tốt cho học sinh / sinh viên sau này đi làm nghề. Tuy nhiên, trong thời đại thông tin hiện nay, không chỉ cần cẩn thận tỉ mỉ mà còn cần nhanh chóng và nhạy bén.

@Hoài Anh: Toán SAT cũng trắc nghiệm hả em?
 
SAT có trắc nghiệm mà anh ^^
Thi Toán Đại học nói chung là ko nên trắc nghiệm nếu vẫn đang học như thế này :( phải thay đối chương trình học rồi hẵng thay đổi cách thi...
Ngữ Văn thì phản đối trắc nghiệm :( chỉ cần viết 1 bài văn ngắn thôi, như kiểu viết luận của nước ngoài ý... quan trọng là cách trình bày và tư duy của học sinh thôi, chứ học Văn như bây giờ em chẳng thích lắm :(
 
nói thật thi trắc nghiệm toán làm mất hẳn cái hay của môn toán
làm một bài toán đâu phải chỉ đơn thuần là tính toán mà còn phải thể hiện tư duy suy nghĩ logic, rành mạch. Thi trắc nghiệm làm sao thể hiện được những điều đó. Như mình học chuyên toán, có những bài toán mình giải theo cách cực kì trâu bò nhưng vẫn xong rất nhanh vì kĩ năng tính toán chuẩn, trong khi có những đứa cực giỏi nhưng làm bài chậm vì chúng nó thích đào sâu suy nghĩ để tìm ra những cách giải độc đáo, sáng tạo. Mình khâm phục những đứa như thế.
Chưa kể một bài không thể thiếu trong các kì thi đại học từ trước đến nay là Khảo sát hàm số. H thi trắc nghiệm trả lẽ lại hỏi Trong bốn hình dưới đây hình nào là đồ thị hàm số?
 
Cái thiếu nhất trong những đề trắc nghiệm, đó là những bài toán chứng minh - những bài toán yêu cầu nhiều trí tuệ :(
 
Các thầy cô giáo cũng kêu ca chuyện thi trắc nghiệm mà . Thi trắc nghiệm làm học sinh viết văn thì cụt lủn , nhiều học sinh không biết trình bày bài ra sao . Mỗi kiểu thi có một ưu điểm riêng , không có kiểu thi nào hoàn hảo cả . Nếu có thể kết hợp tất cả lại thì tốt hơn là chỉ thi mỗi trắc nghiệm .
 
em khua môi múa mếp 1 tí.
Em thì em kịch liệt phản đối thi trắc nghiệm cho các môn Toán Lý Hóa Sinh. Việc VN sử dụng thi trắc nghiệm trong việc tuyển chọn là 1 sai lầm theo em là cực kí trầm trọng của ngành GD. Thi trắc nghiệm chỉ đòi hỏi sự nhớ, mà nhiều khi chả cần phải hiểu nó là cái j. Em hiện tại cũng đang học ôn để thi trắc nghiệm. Em cũng đã làm thử để thi tôt nghiệp thì thấy nhiều câu chả cần hiểu mà nhớ là được. Cứ như kiểu em học trước đây thì em hiểu vấn đề+ nhớ vài cái chính rồi đến khi làm bài tự luận thì những công thức hay tính chất em tự suy ra được từ những cái em hiểu.( đặc biệt trong môn Lý). Nhưng với thi trắc nghiệm mà học kiểu này thì có mà chết toi. Ngồi mà suy lai mất cả ngày hết thời gian làm bài. Cái quan trọng trong thi trắc nghiệm theo em là " cái nhớ" chứ ko phải " cái hiểu".
Đến đây cho em hỏi là bây h chúng ta cần những con người có kiến thức và sự sáng tạo hay là cần những con vẹt? Em nói thẳng ra là việc thi trắc nghiệm chảng phải là 1 cải cách tiến bộ j cả mà còn đưa GDVN lùi lại mấy bước dài. Trong quyển " Complete guide for TOEFLiBT" có 1 bài reading passage cho phần writting discuss về objective test( multiple choice....) và subjective test( essay test...) thì nó bảo là sub. test effective hơn là obj. test và bảo là cái sub. đòi hỏi higher level so với obj.

Điều nữa là em ko hiểu về SAT lắm nhưng theo em thì cái SAT ko phải là bài KT đầu vào của University và College của Mỹ mà chỉ là 1 cái để đánh giá skill của học sinh thôi.Hầu hết các trường đều yêu cầu diểm SAT nhưng cũng có trường ko yêu cầu cái này. Thi trắc nhiệm ko thể đánh giá chiều sâu của kiến thức mà chỉ đánh già được độ rộng của kiến thức. Tuy nhiên các cụ đã có câu " 1 nghề cho chín còn hơn 9 nghề". Ta ko thể học hết được biển tri thức bao la.

1 điều nữa là thi trắc nghiệm sẽ làm cho hs chú tâm và các mẹo làm bài hơn là học 1 phương pháp chính quy rồi sau đó sáng tạo ra các cách giải độc đáo khác. Vì kt độ rộng của kiến thức nên trắc nghiệm cũng ko có nhưng bài lắt léo đòi hỏi hs có khả năng tư duy và tổng hợp kiến thức trong khi thi tự luận làm được điều này. KT đựoc cái này rất có lợi cho việc phân loại học sinh. Điều mà em nghĩ trắc nghiệm hoàn toàn ko làm được.

Mở rộng ra 1 chút, thông tin là nước ngoài tổ chức thi trắc nghiệm là sai. Đấy chẳng qua là tại mọi người xem phim thấy thế nói thế thôi. Em ko biết họ thi như thế nào nhưng mà vơi cung cách đào tạo hình chóp thì chắc là ko thi trắc nghiệm đối vơi những kì thi tuyển chon đâu. VD như thi chọn National team thi chắc chắn là ko thi trắc nghiệm rồi.
 
hơ nếu mà đi tốt nghiệp + đại học là trắc nghiệm thì thi học sinh giỏi thành phố, quốc gia là trắc nghiệm hay tự luận nhỉ?
Vì một khi các em đã quá quen với kiểu học để thi trắc nghiệm thì liệu còn cơ hội nào mà rèn luyện cách viết bài tự luận để mà đi thi, chưa kể hai kiểu tư duy hoàn toàn khác nhau. Một em được điểm cao trên lớp dù là thực chất cũng chưa chắc là một em có năng lực tư duy tốt. Đến là bó tay
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hờ hờ, trắc nghiệm mà ko tốt thì Tây nó ngu gì nó dùng.=))
Trắc nghiệm đc cái đầu tiên là chấm điểm chính xác. Bài tự luận còn xoắn đc, lên chỉ chỉ chỏ chỏ, thầy cô rối mắt, chẹp mồm cho thêm điểm chứ trắc nghiệm: A là A, B là B, cãi bằng niềm tin.:))
Trắc nghiệm còn có cái hay là dễ dàng điều chỉnh độ khó của đề thi. Ví dụ 1 câu tự luận hỏi vấn đề A đi với vấn đề nào? Học sinh viết là vấn đề B thì đúng. Nhưng trắc nghiệm lại ném thêm vào vấn đề B', B'', B'''.@-) Ôi trời, rối!@-) Thằng học vẹt thì chỉ biết là B, nhưng chỉ thằng nắm đc vấn đề mới phân biệt đc B với B phẩy mà ko bị lẫn như thằng học vẹt.:-j
Tạm thời thấy có 2 cái ưu điểm đó.:-?
 
Hờ hờ, trắc nghiệm mà ko tốt thì Tây nó ngu gì nó dùng.=))
Trắc nghiệm đc cái đầu tiên là chấm điểm chính xác. Bài tự luận còn xoắn đc, lên chỉ chỉ chỏ chỏ, thầy cô rối mắt, chẹp mồm cho thêm điểm chứ trắc nghiệm: A là A, B là B, cãi bằng niềm tin.:))
Trắc nghiệm còn có cái hay là dễ dàng điều chỉnh độ khó của đề thi. Ví dụ 1 câu tự luận hỏi vấn đề A đi với vấn đề nào? Học sinh viết là vấn đề B thì đúng. Nhưng trắc nghiệm lại ném thêm vào vấn đề B', B'', B'''.@-) Ôi trời, rối!@-) Thằng học vẹt thì chỉ biết là B, nhưng chỉ thằng nắm đc vấn đề mới phân biệt đc B với B phẩy mà ko bị lẫn như thằng học vẹt.:-j
Tạm thời thấy có 2 cái ưu điểm đó.:-?

Cái đó không đúng .Chính các thầy cô giáo trường anh thừa nhận là đề trắc nghiệm (của trường anh)chưa có tính phân loại cao. Chứng tỏ làm đề trắc nghiệm rất khó, không hề dễ một tý nào .
 
Hờ hờ, trắc nghiệm mà ko tốt thì Tây nó ngu gì nó dùng.

thưa ấy là ấy xem Tây nó dùng trắc nghiệm trong TH nào? Chọn National team thi trắc nghiệm bằng niềm tin àh. Thi tuyển phân loại học sinh làm trắc nghiệm chắc cũng bằng niềm tin nốt may ra mới tìm được nhân tài. Thi tốt nghiệp thi trắc nghiệm cũng được vì dù sao thi tốt nghiệp cũng chỉ KT mức độ phổ cập kiến thức. Còn thi ĐH mà thi trắc nghiệm thì đảm bảo sau chục năm tiến hành thi trắc nghiệm, cái lớp cử nhân tài năng sẽ bị dẹp sớm. GD VN sẽ đi xuống nếu tiến hành tuyển chọn bằng trắc nghiệm.

Ở nước ngoài thì cái Grade System của nó đánh giá theo các bài unit test và các final test và các bài tập mà GV giao cho HS về làm research rồi viết 1 cái essay như 1 bài report. Các unit test thường là trắc nghiệm được GV đưa ra trước hoặc sau bài học nhằm KT mức độ chuẩn bị bài hoặc là để review bài học cũ. Final test thường KT sau khi học xong 1 hoặc vài chapter như kiểu KT 1 tiết ở VN hoặc là bài KT học kì.Các bài KT này chắc chắn ko phải là bài trắc nghiệm. Còn các essay thì khỏi nói luôn nhé non-trắc nghiệm 100%.

Thi TOEFL thi trắc nghiệm vì nó test cái skill làm bài của thí sinh chứ nó ko hề đòi hỏi thí sinh dự thi có kiến thức về những cái điều nó nói. Thi SAT reading cũng thế. Nó đòi hỏi thí sinh dự thi phải có 1 kĩ năng đọc passage tốt. Chứ ko đòi hỏi về trình độ hiểu biết vì học sinh làm bài theo cái point of view của cái passage nó provide ngay cả khi cái view đấy sai lè ra. Tất nhiên là biết thì cũng tốt nhưng ko có nghĩa là biết sẽ được điểm cao. Cái quan trọng trong thi SAT là skill


Ví dụ 1 câu tự luận hỏi vấn đề A đi với vấn đề nào? Học sinh viết là vấn đề B thì đúng. Nhưng trắc nghiệm lại ném thêm vào vấn đề B', B'', B'''. Ôi trời, rối! Thằng học vẹt thì chỉ biết là B, nhưng chỉ thằng nắm đc vấn đề mới phân biệt đc B với B phẩy mà ko bị lẫn như thằng học vẹt.

Thưa ấy là trắc nghiệm thì A là A chứ A sẽ ko phải là B hay B' hay B". Câu hỏi trăc nghiệm sẽ test học sinh 1 vấn đề thôi chứ ko như tự luận test về những vấn đề liên quan. Như bây h VN thi trắc nghiệm tính ra mỗi câu được 1ph30s cho là 2ph cho xông xênh nhé. Thì thử hỏi xem nếu tổng hợp các vấn đề lại thì học sinh lấy đâu ra thời gian làm bài. 1 đề trắc nghiệm đạt tiêu chuẩn mỗi câu đưa ra ko được đánh đố học sinh( nghĩa là ko được lắt léo đi sâu vào tiểu tiết, ). Phải đưa ra làm sao cho học sinh sau 1 vài suy luận dựa vào các tính chất đã học, 1 vài tính toán đơn giản đưa ra được đáp án đúng. Ko thể đưa vào bài trắc nghiệm những suy luận mang tính tổng hợp( VD trong môn Hóa có nhưng bài tự luận cần tính tổng hợp cao), những bài chia ra nhiều trường hợp và những tính toán dài cần tư duy.

Nhấn mạnh lại 1 lần nữa là thi trắc nghiệm chỉ KT được mức độ thuộc bài của học sinh chứ ko thể KT mức độ hiểu bài.
 
thưa ấy là ấy xem Tây nó dùng trắc nghiệm trong TH nào? Chọn National team thi trắc nghiệm bằng niềm tin àh. Thi tuyển phân loại học sinh làm trắc nghiệm chắc cũng bằng niềm tin nốt may ra mới tìm được nhân tài. Thi tốt nghiệp thi trắc nghiệm cũng được vì dù sao thi tốt nghiệp cũng chỉ KT mức độ phổ cập kiến thức. Còn thi ĐH mà thi trắc nghiệm thì đảm bảo sau chục năm tiến hành thi trắc nghiệm, cái lớp cử nhân tài năng sẽ bị dẹp sớm. GD VN sẽ đi xuống nếu tiến hành tuyển chọn bằng trắc nghiệm.
...
Nhấn mạnh lại 1 lần nữa là thi trắc nghiệm chỉ KT được mức độ thuộc bài của học sinh chứ ko thể KT mức độ hiểu bài.
Ở Mỹ có thi học sinh giỏi quốc gia bằng trắc nghiệm, nhưng chỉ là những vòng đầu .
Câu sau thì không chính xác .Đề thi trắc nghiệm mà không phản ánh được học sinh có hiểu bài hay không có nghĩa là chưa có khả năng phân loại .
Muốn vào lớp CNTN thì phải thi thêm một vòng nữa, cho nên chắc là không ai chọn thi trắc nghiệm .
 
@HBLong: anh tưởng hàm bậc 3 thì trung điểm đoạn nối hai cực trị là điểm uốn chứ, giải phương trình tìm cực trị để làm gì. đối với đồ thị có 2 cực trị thì thường có tính đối xứng và cái điểm đấy luôn là điểm đặc biệt. ví dụ bậc 3 là điểm uốn, hàm phân thức là giao điểm hai tiệm cận blah blah.

mình cũng phản đối việc thi toán trắc nghiệm. toán là tư duy logic, nếu trắc nghiệm thì kiểu chọn A, B, C, D thì còn gì là tư duy nữa, nhiều khi nó sẽ trở thành loại trừ một vài phương án và đoán trúng trong những phương án còn lại.

chả biết cái kiểu đề mà chỉ cần ghi đáp số chứ ko cần ghi cách giải có đc gọi là trắc nghiệm ko nhỉ. trong SAT anh thấy cũng có phần này. phần này có lẽ hay hơn là cách tích A, B, C, D như trong TOELF.

nhân tiện nói về thi trắc nghiệm, mọi ng nghĩ sao về thi vấn đáp ?
 
@Anh Nghĩa: Ôi, thế ạ, blah blah blah 8-} đấy, sao em ngu thế nhỉ 8-} ặc ặc quá :(( mới bỏ Toán có 1 năm mà đã quên sạch sẽ thế này :(( Đây là bằng chứng cho thấy mình ko nên đi theo ngành nào liên quan đến Toán :(( blah blah 8-}

Về thi vấn đáp, thì, em thấy:

- ưu điểm:
+ đánh giá được độ thuộc bài và khả năng phản ứng của học sinh vì người đó gần như phải ngay lập tức phản xạ với những câu hỏi của người hỏi (thể nào chả có vài câu hỏi phụ phải trả lời ngay tại trận)
+ đa phần vấn đáp có thể kiểm tra được sự hiểu kĩ càng vấn đề của học sinh (vì người hỏi có thể bắt học sinh phân tích cụ thể 1 vấn đề)

- nhược điểm:
+ do là vấn đáp, nên chỉ kiểm tra được 1 giới hạn kiến thức rất nhỏ trong số 1 lượng kiến thức rất rất lớn mà chương trình đào tạo, thường khối lượng không thể nhiều bằng viết. Điều này không đánh giá đúng được thực lực của học sinh (cơ mà hình thức thi nào cũng vậy, không đánh giá được hết, tuy nhiên, thi TN và thi tự luận thì đỡ hơn, thi vấn đáp là kém nhất trong khoản này)
+ điểm chấm thường còn do tâm lý chủ quan của người chấm, cho nên không thực sự chính xác (vì đa phần trả lời vấn đáp không có thang điểm, hoặc thang điểm sơ sài, không chi tiết đến những điểm 1/4 như thi tự luận). Mọi người gọi đó là điểm ý chí của thày.
+ thường thì người ta không yêu cầu học sinh phải trả lời đầy đủ tất cả 1 nội dung trong sách mà chỉ nêu ra sườn chính, do vậy, không kiểm tra được là học sinh có nắm vững hết bài hay không. Tuy nhiên, cái này có thể khắc phục được bằng cách là hỏi thêm 1 số chi tiết nhỏ trong bài (hic, em suýt chết vì cái kiểu phỏng vấn đấy).

Dù sao, kiểu nào cũng có nhiều cái lợi, hại khác nhau. Tốt nhất là nên kết hợp nhiều kiểu thi. Như kiểu thi vấn đáp + viết ở trường em :D
 
Cái đó không đúng .Chính các thầy cô giáo trường anh thừa nhận là đề trắc nghiệm (của trường anh)chưa có tính phân loại cao. Chứng tỏ làm đề trắc nghiệm rất khó, không hề dễ một tý nào .
Anh đừng sổ toẹt 1 câu thế.=))
Với 1 phương án đúng và tầm 3 phương án làm nhiễu. Độ làm nhiễu càng cao thì độ khó càng cao, thế thôi.
Ah để giải thik cái hiện tượng kia, chỉ có thể nói rằng: Trình độ ra đề chưa chín.=)) Cái đó ko phải là vấn đề bản chất của thi trắc nghiệm.[-x
 
Ko, ko đúng. Các phương án khác ko phải là làm nhiễu. Ấy làm bài trắc nghiệm bằng TV chứ ko phỉa ngoịa ngũ để mà có phương án làm nhiễu. Tình hình là thấy thi Văn bằng trắc nghiệm thi may ra mới có cái gọi là làm nhiễu.
 
Ko đơn giản thế đâu.:)) Các bài lý thuyết hay định tính thì làm nhiễu quá dễ, ko nói làm gì. Các bài tính toán, chỉ cần thay đổi các chữ số, tăng giảm 10 lần hay đổi đơn vị... Tóm lại phụ thuộc trình độ làm đề.:-j
 
Anh đừng sổ toẹt 1 câu thế.=))
Với 1 phương án đúng và tầm 3 phương án làm nhiễu. Độ làm nhiễu càng cao thì độ khó càng cao, thế thôi.
Ah để giải thik cái hiện tượng kia, chỉ có thể nói rằng: Trình độ ra đề chưa chín.=)) Cái đó ko phải là vấn đề bản chất của thi trắc nghiệm.[-x
Anh không chê ai cả , nên em đừng gán từ sổ toẹt cho anh . Nói thật là anh thấy em hơi kiêu căng đấy . Nếu em nghĩ làm đề trắc nghiệm dễ thì em thử làm đi . Hãy thử đặt mình vào vị trí các thầy cô giáo rồi hẵng phán .
 
Back
Bên trên