Năm 2008 sẽ thi trắc nghiệm môn toán?

Nguyễn Đức Huy
(bacsytuonglai2010)

New Member
mình đọc được cái này trên mạng của BGD :|
Lộ trình thi trắc nghiệm



2006: Ngoại ngữ



2007: Vật lý, Hóa học, Sinh học



2008: Toán, Lịch sử, Địa lý và một phần môn Ngữ văn. Đề môn Ngữ văn 120 phút.

chẳng hiểu mấy ông ở BGD nghĩ gì :|
trắc nghiệm toán thì cứ thằng nào bấm máy nhanh là được à :|
 
:)) vấn đề là ở cách ra đề thôi mà. nước ngoài ng` ta là hết rồi có sao đâu. hướng làm thì ko sao, chỉ sợ là cách làm thôi :| đúng năm mình thi
 
tớ học chuyên toán mà vẫn chưa tưởng tượng ra cái đề toán trắc nghiệm nó ntn :))
nhưng tớ nghĩ,làm toán trắc nghiệm thì mấy bài truyền thống có tính phân loại cao như chứng minh bđt hay tìm quỹ tích sẽ ko áp dụng được rồi :((
 
Trắc nghiệm toán có lẽ nên thi theo kiểu dây truyền. Ví dụ trong câu 1 sẽ có 4 ý a, b, c, d. Kết quả của ý a sẽ được sử dụng để làm ý b và tiếp tục như vậy. Như thế sẽ giảm được may mắn, mò thử kết quả.
Ta không nên coi trọng và yêu cầu quá cao về môn toán như hiện nay. Chỉ cần đáp ứng một kiến thức cơ bản thì được rồi. Cách dạy toán và chương trình toán hiện nay có lợi cho 10% học sinh nhưng hại tới 90% học sinh còn lại.
 
Hờ hờ, nói thật là học toán nhiều khi cũng thấy chuối, vì mình ít dùng đến trong đời sống hàng ngày (trừ những cái quá cơ bản như cộng trừ nhân chia). Cho nên bắt làm một bài toán to tát, hic hic, ngại chết đi được. Nhiều khi cũng chỉ muốn làm mấy cái đơn giản, kiểu như tính một con tích phân 3 dòng.

Có lẽ thi Toán sẽ giống như thi Hóa, tức là có một chút lý thuyết nhỏ và phần còn lại là bài tập. Các bài tập ngắn và đơn giản, nhưng đòi hỏi phải cẩn thận trong tính toán. Chẳng hạn như cho một hàm số rồi tìm trung điểm nối hai cực trị, đó có thể là một câu. Như vậy thì thời gian cũng không mất nhiều, rất vừa đủ.

Cá nhân mình thì thấy, thi trắc nghiệm vừa có lợi vừa có hại. Vì so với thi tự luận, trắc nghiệm không có khả năng tổng hợp kiến thức từ nhiều khía cạnh khác nhau để cho ra đáp số, mà thường chỉ đơn thuần là vài bước đơn giản. Hơn thế nữa, trắc nghiệm có sẵn đáp án, trong khi, cuộc đời không cho ai đáp án trước bao giờ. Hình thành thói quen giải bài tập không biết trước các đáp án là rất quan trọng, vì sau này, trong các vấn đề thực tế, có bao giờ mình tìm được hết hoặc giới hạn được vài ba đáp án để lựa chọn. Thực tế là giải quyết một vấn đề tự luận bao giờ cũng cho con người ta tư duy tốt hơn.

Nếu như trắc nghiệm văn, sẽ làm cho học sinh mất đi kĩ năng viết văn cần thiết. Tuy nhiên, nhìn lại chương trình dạy hiện nay, viết một bài văn quá dài lại không phải là một hướng hay. Văn viết dài, thày cô không kịp đọc. Có phải như bài viết của thành viên HAO trong Thảo luận nghiêm túc đâu, mà đòi tập trung đọc từng chữ. Ở kia, bài nào cũng na ná, bài nào cũng 4, 5 mặt. Không đủ kiên nhẫn đọc. Cho nên, kiểm tra dài là không cần thiết, nhưng trắc nghiệm và viết ngắn quá, cũng không phải là một ý hay.

Bản thân mình đang học ở trường Y, rất nhiều môn thi trắc nghiệm, và thực sự thi trắc nghiệm rất dễ cho sinh viên qua được môn thi. Có vẻ rất tốt. Mình cũng rất thích vì như vậy, việc ôn tập dễ hơn rất nhiều. Nhưng đó là đặc thù của trường, học nhiều nhưng thi đơn giản, quan trọng là kiến thức lâm sàng chắc chắn để khám chữa bệnh đúng.

Còn ở đây lại khác, đó là một kì thi vào đại học, đòi hỏi người ta phải có sự tư duy đầy đủ. Trắc nghiệm như hiện nay có vẻ là ổn. Xem qua một số đề thi, thấy câu hỏi cũng khá hay: các đáp án sai không phải là chọn bừa ngẫu nhiên, mà có sự tìm hiểu các bước học sinh hay làm sai, và từ đó cho kết quả sai. Như vậy, cũng gần đạt đến khả năng khách quan và yêu cầu tư duy của thi tự luận. Nhưng không hiểu, sau bao lâu thì ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm này sẽ cạn kiệt? Vì với chương trình giáo dục hiện nay, e rằng, kiến thức chỉ đóng gói trong một gói kín, mà không mở, để học sinh có thể phát triển, tư duy rộng.

Dù sao, cho đến nay, chưa có vấn đề gì lớn để nói là thi trắc nghiệm là không ổn. Trước đây, khi nói về thi Hóa, mình đã cho rằng thi trắc nghiệm là không ổn, nhưng kết quả là đã rất khâm phục người ra đề. Vậy bây giờ với môn Toán, biết đâu đó, các thày cũng có được hình thức ra đề hợp lý.

Chúng ta hãy cùng chờ đến năm sau.
 
Nếu thi trắc nghiệm hóa thì chương trình học toán hiện nay phải thay đổi rất nhiều. Những bài hình, bdt, pt, khảo sát,...nếu làm bt đều phải trình bày tính toán cẩn thận mới ra đc đáp số cuối cùng. Nếu trắc nghiệm thì cả bài chắc chỉ có 10 câu trắc nghiệm là hết cỡ.
 
Như anh thi Toán ở trường Y cũng là trắc nghiệm. Có 10 bài toán, yêu cầu làm trong 60 phút. Không cần ghi đáp án (ngay cả khi là đáp án khác) mà chỉ cần chọn 1 trong 4 đáp án. Tưởng là ngon ơ, ai dè cũng khó nhăn răng ra. Nếu thi Toán đại học, chắc cũng chỉ có cách này.

Em Hoài Anh chắc thi Khối D hả? Làm bài thế nào?
 
em đọc trên mạng thấy bảo đề anh văn khó lắm,kiểu gì điểm chuẩn khối D cũng giảm đi nhiều,chị lo làm gì(may mà trường em toàn thi hai khối A,B nên hy vọng tràn trề ko mất vị trí thứ 4 =)))
Thi trắc nghiệm toán,em thấy chủ yếu dựa vào kỹ năng tính toán còn tư duy lôgic thì hầu như ko có--->khó phân loại học sinh--->BGD đang đi từ sự cực đoan này đến sự cực đoan khác :|
 
Chương trình học còn chưa thay đổi mà đã thay đổi kiểu thi liên tục rồi:( May là mình thoát, còn đến đời con mình thì chắc phải khác rồi.
 
Trắc nghiệm Anh , Hóa , Lý , Sinh , Sử , Địa - nghe còn có lý . Chứ trắc nghiệm TOÁN - Văn ..chưa hình dung ra như thế nào . ko dám bàn nhiều về Toán , chỉ nói Văn thôi ( vì học Văn mà ) ..thấy trắc nghiệm thật là hâm ..Văn là cảm xúc , h làm theo cách kia ...còn j gọi là Văn nữa :|
 
nếu hỏi dân chuyên toán và hầu hết các học sinh ham thik môn toán, các giáo viên dạy toán thì cái trắc nghiệm thật là vớ vẩn /:)
có những người rất giỏi nhưng ko biết cách trình bày ==> trượt
nếu làm trắc nghiệm chắc họ đỗ
nhưng toán học đâu chỉ có nghĩ ra là xong , phải trình bày sao cho người ta hiểu ý của mình chứ
trong một kỳ thi như hiện nay, nghĩ ra thôi chưa đủ, mình ko trình bày vào chả lẽ bảo là bài giải trong đầu em chắc =))
có nhiều nước đã áp dụng hình thức trắc nghiệm toán cho học sinh , nhưng chương trình giảng dạy của họ khác xa Việt Nam nhiều lắm :-j
chả hạn như ở bên Mỹ, họ dạy học sinh tư duy nhiều, làm toán logic, IQ và các dạng toán tổ hợp nhiều, vì thế hình thức trắc nghiệm là rất khả quan
tuy nhiên ở nước ta, đi nặng về toán sơ cấp thì hình thức trắc nghiệm " ko thik hợp một chút nào " /:)
nói trắng ra : thật là sai lầm nếu thi đại học bằng hình thức trắc nghiệm
chả lẽ một bài hình hay một bài giải và biện luận phương trình, trắc nghiệm sao =)) =))
kể cả có nửa trắc nghiệm nửa tự luận cũng ko hề hay chút nào
có người sẽ biện minh rằng, thi trắc nghiệm có thể kiểm tra được kiến thức một cách bao quát nhưng ko đúng. Với toán học , có thể dễ dàng ra một bài toán mà kiểm tra được rất nhiều phần khác nhau, có thể ra một bài hình mà kiểm tra được hết chương trình đã học, điều đó ko khó, vậy tại sao lại phải thi trắc nghiệm toán trong kỳ thi đại học cơ chứ :| :-??
thiệt là khó hiểu :-??
 
Nói thế chứ em thử ra + làm 1 đề trắc nghiệm chưa :-/
Lúc đâu a cũng nghĩ như em đấy, đến lúc ông anh ra đề rồi vứt 10 câu làm trong 15' (cho giống thời gian đề ĐH năm nay ) mới thấy khoai + đề kiểm tra được cực nhiều kiến thức . Chuyên toán mà không học kỹ gốc thì cũng đi tuốt, ma lanh mấy người ra đề cẩn thận thì mình cũng chả trick gì được =(( >__< .
Nói chung thi thì 2008 năm sau a thi đầu tiên, 0609 chúng mày còn được 1 năm kinh nghiệm cơ mà lo giề, cứ chơi mạnh đi :p >:)
 
thực ra thấy Toán thì hồi cấp 2 đầu vào Ams cũng có hình thức trắc nhiệm rồi :-? nói chung cũng là ăn may nhiều nhưng những đứa nào ko bít làm thì cũng chả đoán mò đc , 1 cái đề toán đọc xong 4 cái đáp án chả biết tính thì làm sao ra kết quả , tráo stt các đáp án và câu hỏi như thi ĐH các môn kia thì cũng có mà quay bằng trời. riêng có môn văn :D =)) trắc nhiệm thì ko đỡ nổi , bó chun luôn ý ! hỏi xem cô tấm chui ra từ quả j`
A. quả thị
B. quả chanh
C. quả bưởi
D. quả thanh long
nào cùng tick
 
@ bạn Châu : nhầm roài . Toán thi vào Ams cấp 2 có trắc nhiệm đâu..Nó là kiểu mình ghi mỗi đáp số ý :|......
@ Phúc : uhm..thì bọn em # j bọn chị đâu..Chịu trận đầu..nhưng thường thì đề sẽ dễ hơn những năm sau đấy :))
 
anh Phúc : em hiểu được tâm lý của các anh khi phải học trong một môi trường thật sự " lành mạnh và chất lượng " =)) =)) =)) =))
em đã từng làm thử một đề trắc nghiệm rồi =))
và nói chung nặng về tính toán b-)
cái điều này, lớp em có đến chục đứa bi giờ cộng còn khó khăn =))
trong đó có em =))
 
nói chung trắc nghiệm toán hơi khó ra đề đấy, rất nhiều phần của toán khó ra đề:
Vì dụ : Giải phương trình: x^2 -1=0
Đáp án a) 1
b)2
c)1,2
d)1,-1
có 4 đáp án thì cứ thế mà bấm máy tính ra hết=))

Bài bất đẳng thức, quỹ tích, min max.v.v. cũng thế, thay từng đáp án vào là ra =))
 
Thử đề này xem sao:

Cho hàm số sau: f(x) = x^3 - 6x^2 + 9x + 1. Tìm trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm cực trị.
a) A (2; 3)
b) B (-2; -61)
c) C (1; 4)
d) Không tồn tại trung điểm này

Nếu đề có những câu như thế này, chắc tầm khoảng 50 câu :-?? :D
 
đúng rồi đấy ạ :|

Em xem thử cái quyển sách toán , nó có cho những bài trắc nghiệm kiểu này , không dễ tí nào đâu, tính bở hơi tai mới ra, chỉ có mỗi ko phải trình bày .

Còn có những bài mà nếu thay thử số vào có khi còn lâu hơn là tự giải ra 8-|
 
Cho hàm số sau: f(x) = x^3 - 6x^2 + 9x + 1. Tìm trung điểm của đoạn thẳng nối hai điểm cực trị.
a) A (2; 3)
b) B (-2; -61)
c) C (1; 4)
d) Không tồn tại trung điểm này
Em là em vẽ đấy.:)) Bằng máy hay tay cũng đc, rồi ném vào mà thử, cái A với C gần nhau thì dễ khoanh vùng với cái B.:))
 
Back
Bên trên