Monty Hall Dilemma ... ( Câu đố sẽ khiến bạn điên đầu ) ?????

ko thuyết phục lắm
tôi nghĩ đề bài chỉ bàn đến trai với gái thôi mà, có bàn đến các TH có thể xảy ra giữa 2 anh chị em ruột thịt đâu
giống như kiểu có 2 lá bài, ---> hoặc 2 lá đỏ hoặc 2 đen hoặc 1 đỏ 1 đen thôi
còn nếu có bác nào nghĩ nên phân biệt 2 TH: lá đen> lá đỏ (đen đỏ) và lá đỏ > lá đen (đỏ đen) thì đáp số chắc là 1/3 rồi
mà thôi mấy bài xác suất vỡ lòng này khác nhau chỉ ở cách nhìn vấn đề thôi, nhất là khi đề bài ko rõ ràng cụ thể thì sẽ có rất nhiều ý kiến
 
Cái này là classic mà.

À, vò đầu bứt tai, nặn ra câu này tặng các bác, hệ hệ

"In mathematics you don't understand things. You just get used to them" (von Neumann, Johann ) ;)
 
Vấn đề ở bài toán liệt kê này là chuyện TG và GT, tuy đối với chúng ta thì có vẻ ko khác gì nhau, nhưng với mục đích liệt kê thì chúng là khác nhau, kiểu như con đầu là trai, con sau là gái, và còn đầu là gái, con sau là trai thì chúng là hai trường hợp khác nhau. Chính vì lỗi ở đây là cứ liệt kê hết các trường hợp, rồi nghiễm nhiên coi rằng xác suất các trường hợp này là phải bằng nhau cho nên các em mới bị nhầm lẫn nghi ngờ giữa 1/2 với 1/3. Thật ra hoàn toàn có thể liệt kê là TG, GG, TT, nhưng như thế thì xác suất xảy ra cho các trường hợp này sẽ lần lượt là 1/4, 1/2. 1/4. Nếu bỏ đi GG thì sẽ còn TG và TT với xác suất xảy ra là 2/3 và 1/3.

Chính vì thể cho nên ở trên anh đã nói là ko thể cứ "cẩn thận liệt kê đầy đủ các trường hợp" là xong. Bây giờ thế này, giả sử xác suất sinh con trai và con gái ko bằng nhau, mà là 40% và 60% chả hạn (trên thực tế thì cũng ko bằng nhau lắm, cứ 100 em gái thì có 104 em trai sinh ra), như thế thì sau khi liệt kê các trường hợp TT, TG, GT, GG thì xác suất mỗi trường hợp sẽ ko phải là 25% nữa, mà là 16%, 24%, 24%, 16%!

Vấn đề lại là ở "phép tính nhân", hay nói cách khác là công thức tính xác suất có điều kiện.

p(TT) = xác suất để sinh ra đứa con trai thứ hai sau khi đứa thứ nhất là con trai --> p(T) x p(T) = 25% nếu p(T) = 50%

p(TG) = xác suất để sinh ra đứa thứ hai là con gái sau khi đứa thứ nhất là con trai --> p(T) x p(G) = 25% nếu p(T) = p(G) = 50%

... tương tự ta có p(GT) = p(GG) = 25% nếu p(T) = p(G) = 50%.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

To Tạ Quang Minh: về chuyện 2 lá bài thì em nhầm rồi đó. Ví dụ tương tự với 2 lá bài phải phát biểu thế này: em có một cỗ bài quân đỏ quân đen bằng nhau. Em ngẫu nhiên rút ra một lá, sau đó lại bỏ lại quân bài đó vào chỗ cũ vào chỗ cũ (để đến lần thứ hai rút lại thì xác suất đen đỏ vẫn bằng nhau, giống như con đầu đẻ là trai thì con sau tỉ lệ trai/gái vẫn là 5/5), xáo lại rồi chọn ngẫu nhiên một lá nữa. Em làm thử mà xem, xác suất đỏ đỏ và đen đen chỉ được có 1/4 thôi, còn 1 đen 1 đỏ sẽ là 50%.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cuối cùng thì anh giải bài toán con trai theo định lý (?) Bayes vậy:

P(TT | t) = P(TT) . P(t | TT) / [ P(TT) . P(t|TT) + P(TG).P(t|TG) + P(GT).P(t|GT) + P(GG).P(t|GG)

Trong đó P(TT | t) là xác suất có hai con trai trong trường hợp đã biết trước một đứa là con trai, P(t | TT) là xác suất để biết có một đứa là trai nếu cả hai đứa cùng là trai :)D)... Còn P(TT) là xác suất để đẻ ra 2 đứa con trai nói chung....

Hiển nhiên P(t | TT) = P(t | TG) = P(t | GT) = 1 và P(t|GG) = 0

=> P(TT|t) = P(TT) / [P(TT) + P(TG) + P(GT) ]= 0.25/(0.25 + 0.25 + 0.25) = 1/3

Còn vụ P(TT) = P(TG) = T(GT) = 25% thì đã nói ở bài trước, theo phép tính xác suất của hai sự kiện ngẫu nhiên độc lập.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bây giờ tính lại bài toán 3 cái cửa bằng công thức Bayens hẳn hoi, là cách tính rất toán học không thể nhầm, hì hì hì. Mỗi tội vì ko thể đánh công thức toán học cho nên hơi khó theo dõi một chút.

Không giảm tổng quát, trong cả 2 trường hợp MC đã biết trước hay ko biết trước vị trí ô tô, ta đều có thể gọi A là cửa mà ta chọn ban đầu, B là cửa MC chọn và C là cửa còn lại. Bài toán đặt ra là hãy tính xác suất để cửa A có ô tô trong trường hợp đã biết rằng cửa B ko có ô tô. Theo Bayens:

P(A | NB) = P(A) . P (NB | A) / [P(A) . P(NB|A) + P(NA) . P(NB|NA)

- A, B là sự kiện cửa A, B có ô tô, NB là sự kiện cửa B không có ô tô.
- P(A) là xác suất để sự kiện có ô tô ở cửa A. P(A) = 1/3
- NB và NA là sự kiện để cửa B và A ko có ô tô. Ta biết là P(NA) = 2/3
- P(x | y) là xác suất để x xảy ra nếu đã biết y xảy ra:
+ P(A|NB) là xác suất để cửa A có ô tô nếu đã biết là NB không có ô tô
+ P(NB | A) là xác suất để cửa B không có ô tô, nếu đã biết là cửa A có ô tô. Hiển nhiên là P(NB | A) = 100%
+ P(NB | NA) là xác xuất để cửa B ko có ô tô trong trường hợp ta đã biết là cửa A ko có ô tô. Ở bài toán ban đầu thì P (NB|NA) = 100% vì MC luôn mở ra cửa ko có ô tô. Còn trong bài toán MC mở ngẫu nhiên thì P(NB|NA) = 50%.

Thay vào ta có:

Bài toán ban đầu, khi P(NB | NA) = 100% (MC biết rõ của có ô tô): P(A | NB) = 1/3 x 1 / (1/3 x 1 + 2/3 x 1) = 1/3

Bài toán sau khi P(NB | NA) = 50% (MC ko biết cửa nào có ô tô): P(A | NB) = 1/3 x 1 / (1/3 x 1 + 2/3 x 1/2) = 1/3 / (1/3 + 1/3) = 1/2

-----------------------------------------

Phù, mất toi mất 10 phút đọc lại sách + 50 phút gõ lung tung.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
To Tạ Quang Minh: về chuyện 2 lá bài thì em nhầm rồi đó. Ví dụ tương tự với 2 lá bài phải phát biểu thế này: em có một cỗ bài quân đỏ quân đen bằng nhau. Em ngẫu nhiên rút ra một lá, sau đó lại bỏ lại quân bài đó vào chỗ cũ vào chỗ cũ (để đến lần thứ hai rút lại thì xác suất đen đỏ vẫn bằng nhau, giống như con đầu đẻ là trai thì con sau tỉ lệ trai/gái vẫn là 5/5), xáo lại rồi chọn ngẫu nhiên một lá nữa. Em làm thử mà xem, xác suất đỏ đỏ và đen đen chỉ được có 1/4 thôi, còn 1 đen 1 đỏ sẽ là 50%.
em nghĩ chỗ này mọi người hiểu lầm ý em
ý em là nếu có 2 quân bài, mở ra đồng thời thì chỉ có thể có 3 trường hợp đỏ+đỏ, đen + đen và 1 đỏ +1 đen.Em ko nói đến việc rút từng quân bài.
bài 2 đứa con cũng thế, em giả định là 2 đứa con ấy đều đc đẻ rồi và ko cần quan tâm đến tuổi tác thứ bậc (đề bài có vẻ nói như thế) chứ ko tính xác suất đẻ 2 con trai của một cặp vợ chồng trong nhà hộ sinh:p, nên chỉ nhìn ra có 3 khả năng: TT,TG,GG
chắc cách nhìn đề bài của em trục trặc, còn cách suy luận của mọi người em hình dung đc rồi^^
đáp án suy ra từ mấy công thức của bác Trung nên chắc đúng rồi,bây giờ mà lôi đống sách xác suất ra đọc lại thì lại rối tung lên mất akak^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tạ Quang Minh đã viết:
bài 2 đứa con cũng thế, em giả định là 2 đứa con ấy đều đc đẻ rồi và ko cần quan tâm đến tuổi tác thứ bậc (đề bài có vẻ nói như thế) chứ ko tính xác suất đẻ 2 con trai của một cặp vợ chồng trong nhà hộ sinh:p, nên chỉ nhìn ra có 3 khả năng: TT,TG,GG

Em muốn coi là chỉ có 3 trường hợp cũng được. Có điều khi đó p(TT) = p(GG) = 25% và p(TG) = 50%.

Nguyễn Hoàng Dũng đã viết:
Phải hiểu thế nào là xác suất có điều kiện thì mới làm được bài nay, còn không thì chỉ có nước biết trước đáp số rồi ngồi suy luận "gò" ( Mấy bác suy luận kiểu quy tắc nhân, em e là cũng rơi vào trường hợp này )

Chốt lại là, mọi người dù có suy luận hay đến đâu đi nữa, nếu cách suy luận ấy kô khớp với các quy tắc tính xác suất đã ghi trong SGK, thì kết quả sẽ vẫn sai.

Bây giờ quay lại nhận xét này của chú Dũng. Thật ra chú Dũng nói chính xác. Lúc anh dùng phép tính nhân thì anh ko hiểu lắm về bản chất của vấn đề. Nay anh về tra lại sách xác suất thì thấy cách tính của anh vẫn đúng nhưng lý giải nó một cách toán học thì phải thế này:

Công thức tính xác suất để hai sự kiện A và B đồng thời xảy ra là:

p(A và B) = p(A) x p (B | A)

Với p( B | A) là xác suất để B xảy ra khi đã biết là A xảy ra.

Áp dụng với bài toán 3 cửa thì anh biết rằng xác suất để xe ô tô nằm trong cửa C, p(C) là xác suất để ô tô không có trong cửa A đồng thời cũng ko có trong cửa B, p(NA và NB):

p(C) = p(NA và NB) = p(NA) x p (NB | NA)

Ta biết p(NA), xác suất để ô tô không có trong A, là 2/3
Đối với trường hợp MC biết chắc cửa B không có ô tô thì p(NB | NA) = 1. Còn với trường hợp MC chọn ngẫu nhiên cửa B thì p (NB | NA) = 1/2

Thay vào công thức trên thì ra p(NA và NB) = 2/3 nếu MC biết rõ cửa có ô tô và p(NA và NB) = 1/3 trong trường hợp MC không biết vị trí ô tô.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không ngờ bác Trung lại có thái độ positive đối với nhận xét của em đến thế. Thật đáng khâm phục :D.
Nghe nói là câu 3 cái cửa này có rất nhiều PhD students ở Mỹ viết thư công kích Marilyn Vos Savant, tỏ ý thất vọng về mặt bằng trình độ Toán học ở Mỹ .
Thậm chí có một PhD Math Student ở MIT cũng admit là phần lớn colleagues của ông ta và chính ông lúc đó cũng nghĩ là Marilyn sai. Em cũng admit luôn là bài này em phải xem lời giải :">

http://www.willamette.edu/cla/math/articles/marilyn.htm
 
Chỉnh sửa lần cuối:
không, bài con cái chỉ có TT và TG thôi, vì biến đầu tiên là T rồi.

prob la 50% :) học Biology bảo thế :D
 
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Vấn đề ở bài toán liệt kê này là chuyện TG và GT, tuy đối với chúng ta thì có vẻ ko khác gì nhau, nhưng với mục đích liệt kê thì chúng là khác nhau, kiểu như con đầu là trai, con sau là gái, và còn đầu là gái, con sau là trai thì chúng là hai trường hợp khác nhau. Chính vì lỗi ở đây là cứ liệt kê hết các trường hợp, rồi nghiễm nhiên coi rằng xác suất các trường hợp này là phải bằng nhau cho nên các em mới bị nhầm lẫn nghi ngờ giữa 1/2 với 1/3. Thật ra hoàn toàn có thể liệt kê là TG, GG, TT, nhưng như thế thì xác suất xảy ra cho các trường hợp này sẽ lần lượt là 1/4, 1/2. 1/4. Nếu bỏ đi GG thì sẽ còn TG và TT với xác suất xảy ra là 2/3 và 1/3.

Chính vì thể cho nên ở trên anh đã nói là ko thể cứ "cẩn thận liệt kê đầy đủ các trường hợp" là xong. Bây giờ thế này, giả sử xác suất sinh con trai và con gái ko bằng nhau, mà là 40% và 60% chả hạn (trên thực tế thì cũng ko bằng nhau lắm, cứ 100 em gái thì có 104 em trai sinh ra), như thế thì sau khi liệt kê các trường hợp TT, TG, GT, GG thì xác suất mỗi trường hợp sẽ ko phải là 25% nữa, mà là 16%, 24%, 24%, 16%!

Vấn đề lại là ở "phép tính nhân", hay nói cách khác là công thức tính xác suất có điều kiện.

p(TT) = xác suất để sinh ra đứa con trai thứ hai sau khi đứa thứ nhất là con trai --> p(T) x p(T) = 25% nếu p(T) = 50%

p(TG) = xác suất để sinh ra đứa thứ hai là con gái sau khi đứa thứ nhất là con trai --> p(T) x p(G) = 25% nếu p(T) = p(G) = 50%

... tương tự ta có p(GT) = p(GG) = 25% nếu p(T) = p(G) = 50%.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------

To Tạ Quang Minh: về chuyện 2 lá bài thì em nhầm rồi đó. Ví dụ tương tự với 2 lá bài phải phát biểu thế này: em có một cỗ bài quân đỏ quân đen bằng nhau. Em ngẫu nhiên rút ra một lá, sau đó lại bỏ lại quân bài đó vào chỗ cũ vào chỗ cũ (để đến lần thứ hai rút lại thì xác suất đen đỏ vẫn bằng nhau, giống như con đầu đẻ là trai thì con sau tỉ lệ trai/gái vẫn là 5/5), xáo lại rồi chọn ngẫu nhiên một lá nữa. Em làm thử mà xem, xác suất đỏ đỏ và đen đen chỉ được có 1/4 thôi, còn 1 đen 1 đỏ sẽ là 50%.
^_^ bài này rất chuẩn , hoàn toàn chả sai gì =D> =D> =D>
Còn cách giải theo định lý Bayes , thực chất ko khác gì cách suy nghĩ ở trên , chỉ là dùng kí hiệu để thay thế để trông đơn giản hơn thui .

@Nguyễn Lý Hiền Nga : biology bảo thế hồi nào em :D , mà cái này thực chất có liên wan j đến biology đâu nào =.=

@Tạ Quang Minh
---> trong đề bài : TG và GT là 1. (chẳng có gì phân biệt 2 TH khi đk duy nhất chỉ là có 1 trai)
vì thế, xác suất có 2 trai trong đề bài là 1/2
cần phải chọn 1 đề bài khác hoặc thêm vào đề bài trên vài chi tiết để phân biệt 2 TH: anh trai+ em gái và em trai+chị gái
giải theo kiểu nhân % thì như sau:
xác suất của 1 đứa là con trai=100%
xác suất đứa còn lại cũng là trai:50%
--> xác suất 2 trai là 50%
Có 2 cách nghĩ , cách nào cũng đúng và cũng ra đáp số đúng cả .
Cách thứ nhất : TG và GT là 2 : ko cần phải bàn .
Cách thứ hai : TG và GT là 1 :| ok, là 1 cũng dc , nhưng xác suất này nó lại gấp 2 lần GG với cả TT , giải thích vì sao thì bài ở trên là perfect rồi .


Bi h ta bàn về đề bài đấy đi ..
thực sự đề bài có hoàn hảo chưa ? Hay là còn thiếu dữ kiện ? :| :| :|

à , bổ sung thêm tí về cách suy luận của Tạ Quang Minh :
giải theo kiểu nhân % thì như sau:
xác suất của 1 đứa là con trai=100%
xác suất đứa còn lại cũng là trai:50%
Đề bài nói : chắc chắn có 1 đứa là con trai , diều này tương đương với : xác suất trog 2 đứa có con trai là 100% , rõ ràng đâu phải là xác suất đề 1 đứa là con trai là 100% đâu
Có thể ví dụ 1 trường hợp đơn giản để nhận rõ khác biệt giữa 2 cách suy ra này :
Giả sử Tớ nói với người A : chắc chắn trong 2 thằng tao với mày , có ít nhất 1 thằng là con trai , rõ ràng làm sao ta chắc chắn dược A là con trai ?
 
phải có Bio anh mới có cơ sở để có cái tỷ lệ 1-1 đầu tiên anh ạ :p chứ giả sử số lượng tinh trung Y của nam nhiều gấp 5 lần số lượng tinh trùng X (cha này đột biến gene :)) XY thì X rụng chết hết sạch còn mỗi Y sống :p) thì khả năng có con trai sẽ cao hơn nhiều (5-1) chứ không phải 1-1 :p

tức là thế này, để có cả 2 đều là con trai, thì từng đứa phải là con trai ^^
- thằng thứ nhất là con trai rồi
--> vẫn đề là nằm ở thằng thứ hai
-----> câu hỏi bài toán trở về, nếu có 1 con thì là trai hay gái?
---------> Bio chứng minh tỷ lệ là 50-50

-------------------> final answer là 50-50 ^^
 
trời , thôi thôi em ạ ... ta cứ apply cái xác suất 1 đứa là trai hay gái là 50% cho nó tiện đi .. hix ...
ơ mà nói theo bio thì chưa chắc nhỉ ... trai gái rồi còn bao nhiu cái khác nữa mà -.-a

----------

ặc , lag wá tự nhiên làm thành 3 fát posts , admin hay mod xóa hộ em 2 bài sau này nhá ..
 
Nguyễn Lý Hiền Nga đã viết:
phải có Bio anh mới có cơ sở để có cái tỷ lệ 1-1 đầu tiên anh ạ :p chứ giả sử số lượng tinh trung Y của nam nhiều gấp 5 lần số lượng tinh trùng X (cha này đột biến gene :)) XY thì X rụng chết hết sạch còn mỗi Y sống :p) thì khả năng có con trai sẽ cao hơn nhiều (5-1) chứ không phải 1-1 :p

tức là thế này, để có cả 2 đều là con trai, thì từng đứa phải là con trai ^^
- thằng thứ nhất là con trai rồi
--> vẫn đề là nằm ở thằng thứ hai
-----> câu hỏi bài toán trở về, nếu có 1 con thì là trai hay gái?
---------> Bio chứng minh tỷ lệ là 50-50

-------------------> final answer là 50-50 ^^

1.) rồi em ạ. Nếu bài toán là "biết được người con đầu là trai", hỏi xác suất hai trai là mấy thì mới là 50%. Hoặc "biết được người con thứ 2 là trai, hỏi xác suất hai trai là mấy thì cũng là 50%. Nhưng bài toán là "trong 2 người, biết một người là trai", hỏi xác suất cả hai đều là trai là bao nhiêu, thì không thể trờ thành "nếu có 1 con thì là trai hay gái" em ạ - hai bài toán này, hóa ra lại là khác nhau, nếu em chịu khó đọc lại sách xác suất một chút.

Theo "bio" thì chỉ biết có một chuyện thôi, đó là xác suất để một em bé sinh ra là trai sẽ là gần 50%, ở đây cho đơn giản ta cứ coi như là 50% đi (thực tế tỉ lệ sinh trai/gái là khoảng 104/100).

2.) Bây giờ anh tính cho em xem nếu biết người con đầu tiên là trai thì xác suất hai trai sẽ là bao nhiêu theo Bayes cho em xem nhé:

- Gọi sự kiện đã biết người con đầu là trai là Tx, ta có:

P(TT | Tx) = P(TT) . P(Tx | TT) / [ P(TT) . P(Tx|TT) + P(TG).P(Tx|TG) + P(GT).P(Tx|GT) + P(GG).P(Tx|GG)


Trong đó ta dễ dàng thấy rằng P(Tx|GT) = T(Tx|GG) = 0 (xác suất để con đầu là trai nếu biết rằng đứa đầu là ... gái hoặc cả hai đứa là gái).

Vì thế

P(TT | Tx) = P(TT).P(Tx|TT)/[P(TT) . P(Tx|TT) + P(TG).P(Tx|TG)]

Như đã phân tích ở bài tít trên ta có P(TT) = P(TG) = 25%, cho nên:

P(TT | TX) = P(Tx | TT)/[ P(Tx|TT) + P(Tx|TG)]

Lại dễ thấy là P(Tx | TT) = P(Tx|TG) = 1 (xác suất để biết đứa đầu là con trai nếu ... cả hai đều là con trai, hoặc đứa đầu trai, đứa sau gái)

=> P(TT | TX) = 1 / (1 + 1) = 50%

3.) Còn nếu chỉ biết là có 1 đứa con trai, ko biết là đứa đầu hay đứa sau thì như trên anh đã tính rồi, xác suất sẽ là 1/3. Nghe có vẻ vô lý nhưng đó là vì em không chịu tính toán cẩn thận mà thôi. Giống như bài ba cái cửa mới đầu có vẻ cũng vô lý như vậy.

Bây giờ giải thích nôm na là như thế này: Nếu em đã biết được chính xác đứa đầu là trai, thì em chỉ có hai lựa chọn là TT và TG. Còn nếu em chỉ biết là có 1 đứa con trai thì em lại có tới 3 lựa chọn là TT, TG, và GT. Ở đây thì các lựa chọn trên đều có xác suất giống như nhau, chứng minh thì anh đã chứng minh ở trên rồi). Do đó nên xác suất mới khác nhau, là 1/2 với 1/3.
 
Công nhận công thức toàn vào có khác, cái gì cũng rõ ràng bác Trung ạ, nếu ko phải là em đã hiểu cái Monty Hall Dilema trước, thì bác có nói gì, em cũng ko tin đâu =))
Cám ơn bác.
 
Anh Hoàng đã viết:
Theo thống kê của các cuộc đánh bom trên máy bay, xác suất để trên 1 chuyến bay có 1 quả bom là 1/10k :p Anh là thằng dát chết, mịa nó, 1/10k vẫn nhiều quá, vẫn dễ chết :(( Hehe anh nghĩ ra 1 cách :D ... |-) ....
Hehe trước khi lên máy bay anh bỏ vào vali mình 1 quả bom :)) Như vậy máy bay đã có 1 quả bom, xác suất để có thêm 1 quả bom nữa bị giảm xuống 1/10k * 1/10k = 1/100m . Với xác suất này anh có thể yên tâm là máy bay của mình không bị dính bom :)) (ngoài quả bom của mình - sẽ không bị nổ)
Nào các cao thủ vào đây giải quyết đê ;;)
ớ em tưởng câu đố này đã từng xuất hiện 1 lần ở đây rồi
cái con tính 1/10k*1/10k có vấn đề,vì trên máy bay anh đi đã có 1 quả bom (là của anh mang lên :D) nên xác suất có bom của cái máy bay đó đã là 100% rồi :D nên xác suất để có quả bom thứ 2 thì là 100%*1/10k -> vẫn nhiều như cũ,nên tốt nhất anh đừng đi máy bay nữa:p
 
Bài đầu em no idea
Bài mang bom công nhận đúng
Bài sinh con thì rõ ràng biology là cái quyết định tỉ lệ 50-50
Hai lần sinh con là độc lập với nhau, việc lần sinh này ra trai hay gái cũng không ảnh hưởng tới các lần khác (trừ phi bố mẹ nó có bệnh mãn tính thì xin hàng)
Tỉ lệ 104-100 thì xin nói rõ nó xuất phát từ việc nạo phá thai đấy ạ
 
Nguyễn Thành Trung đã viết:
Bài đầu em no idea
Bài mang bom công nhận đúng
Bài sinh con thì rõ ràng biology là cái quyết định tỉ lệ 50-50
Hai lần sinh con là độc lập với nhau, việc lần sinh này ra trai hay gái cũng không ảnh hưởng tới các lần khác (trừ phi bố mẹ nó có bệnh mãn tính thì xin hàng)
Tỉ lệ 104-100 thì xin nói rõ nó xuất phát từ việc nạo phá thai đấy ạ

Không hẳn là như vậy. Từ xưa đến nay tỉ lệ sinh bé trai bao giờ cũng hơn tỉ lệ sinh bé gái một chút. Bù vào đó khả năng sống sót trong năm đầu tiên (cũng như mọi năm sau này :) của bé gái thường cao hơn bé trai một chút. Do đó trên thế giới, theo CIA world fact book thì tỉ lệ đàn ông đàn bà là thế này:

Lúc mới sinh: 1.06 trai/ 1 gái
Dưới 15 tuổi: 1.06 trai/ 1 gái
15-64 tuổi: 1.03 trai/gái
65 tuổi trở lên: 0.79 trai/ 1 gái

Nếu các em nghĩ rằng việc này là do phá thai, thì có thể tra cứu ở các nước không có chuyện trọng nam khinh nữ, như là Mỹ (1.05 nam-1 nữ), Anh (1.05 nam-1 nữ), Pháp (1.05 nam - 1 nữ)... Ở những nước trọng nam khinh nữ như Trung Quốc thì tỉ lệ này là 1.12 nam - 1 nữ cơ!!! Đối với nhà mình thì do phá thai, rồi "chọn ngày" để sinh con trai cho nên tỉ lệ cũng lớn hơn thế giới một chút, là 1.07 nam - 1 nữ.

Thật ra bio giải thích thế nào về chuyện tỉ lệ nam nữ gần bằng nhau? Đó là do mẹ thì đương nhiên toàn là trứng X, còn bố thì có 1/2 số tinh trùng X và 1/2 là Y. Tuy nhiên việc thụ thai XX và XY lại có chênh lệch là vì tinh trùng X và tinh trùng Y có cách hoạt động rất khác nhau. Tinh trùng Y thì chạy nhanh hơn, linh hoạt hơn, tuy nhiên chết sớm hơn so với X (tuy vậy về tổng thể thì Y có nhiều khả năng gặp trứng hơn là X). Đây cũng chính là cơ sở đển tăng khả năng sinh con trai/gái của một số phương pháp "sinh con theo ý muốn".
 
Chào các bạn
Hehe, nghe các bạn tranh luận hay qua ta.
Rất tiếc là không có đáp án ở các câu giải nên tranh luận thoải mái.
Với bài mở cửa thì: MC toàn mở cửa không có giải thưởng (Mình mở 30 lần) cho nên theo mình thì MC đã chắc chắn mở của sai vì vậy chỉ còn lại 2 cửa: 1 sai và một đúng do đó là 50-50.
Còn nếu như MC không biết (Vì mình mới mở thử có 30 lần, biết đâu MC cao hứng mở đúng ở các lần sau) thì xác suất sẽ là 33,333%
Còn việc sinh 2 con trai thì hehe, vì đề bài không cho biết tỷ lệ sinh con trai hay con gái cho nên ta coi tỷ lệ sinh con trai và con gái mà chỉ cho biết chắc chắn sẽ sinh một con trai nên ta quy bài toán này về là hỏi xác suất là bao nhiêu nếu sinh một lần được một con trai với tỷ lệ là 50-50=> hehe chắc chắn câu trả lời sẽ là 50-50.

Tiện thể mình có câu hỏi: "Chính xác và rất chính xác thì cái nào chính xác hơn"
Hehe, câu hỏi này dễ hơn nhiều các câu hỏi khác và có đáp án đúng đàng hoàng chứ không như các câu hỏi trên kia đâu.
Hehe
Chúc vui vẻ
 
Back
Bên trên