Miền đất hứa - lược sử theo Cựu Ước

Những năm tháng lưu đày

So với các vị vua khác, vua Nebuchadnezza không phải là một bạo chúa. Ông đối xử khá tử tế với đám dân lưu đày của mình. Chẳng bao lâu sau khi hoàn tất cuộc xâm lăng Judah, ông ra lệnh cho tổng quản chọn một số thanh niên từ trong hòang tộc và gia đình của thân vương Judah, những người có sức khoẻ tốt, khôi ngô tuấn tú, anh minh khôn ngoan, có khả năng học tập đó để dạy cho họ ngôn ngữ và các bộ môn khoa học của dân tộc Chalde. Trong số những người được lựa chọn đó có Daniel, Abednego, Meshach và Shadrach được nhà vua trọng dụng vì những kiến thức và sự anh minh, chính trực của mình. Qua nhiều năm, mọi việc diễn biến tốt đẹp. Những cuộc chiến trinh của Nebuchadnezza đã biến ông thành Đại đế, vương quốc ngày càng hùng mạnh, quyền lực gia tăng và càng ngày ông càng tỏ nên cao ngạo. Ông cho đúc một bức tượng con bò khổng lồ và hạ lệnh cho dân chúng phải cúi lạy bức tượng do ông dựng lên. Chỉ có Abednego, Meshach và Shadrach là không chịu cúi lạy. Tức giận, nhà vua ra lệnh thả họ vào vạc dầu lửa, nhưng họ không hề bị lửa thiêu chết. Sau lần đó, vua Nebuchadnezza đã hạ lệnh cho toàn dân tôn vinh Thiên Chúa của người Do Thái.

Khi Nebuchadnezza băng hà, Bensada lên kế vị cha. Bensada là một vị vua hoang phí, đồi bại. Mặc dù người Persia và Mede đang đe dọa lãnh thổ của người Chalde, ông cũng không làm gì để chuẩn bị. Thậm chí trong 1 bữa tiệc, ông đã đem những bình thánh mà có thời dùng để trang trí trong đền thờ Thiên Chúa tại Jerusalem ra làm chén uống rượu. Giữa bữa tiệc, bất ngờ có 1 bàn tay viết những dòng chữ lạ trên tường. Hỏang sợ, nhà vua cho với Daniel tới để giải nghĩa. Ý nghĩa của những dòng chữ đó là " Thiên Chúa phán xét vương quốc của hòang thượng, đã đếm đủ số ngày của nó và đang chấm dứt nó. Vương quốc của hòang thượng từ nay sẽ bị chia làm hai ban cho người Mede và Persia". Ngay đêm hôm đó, kinh thành Babylon bị tấn công. Vua Bensada bị giết. Người Mede phối hợp với người Persia tràn vào kinh thành và chiếm giữ Babylon. Cyrus đoạt vương quốc và ngai vua.

Cyrus lên làm vua nước Persia, vị vua mới này không những đối xử tử tế với Daniel mà còn đối xử tốt với tất cả người Judah đang sống trong cảnh lưu đày. Đúng như lời tiên tri của Isaiah và Jeremiah đã từng nói tới.

Trở về cố hương

Vào năm đầu tiên của triều đại mình, vua Cyrus ra sắc lệnh tôn vinh Thiên Chúa của người Judah, cho xây dựng lại đền thờ của Thiên Chúa tại Jerusalem. Tất cả những ai thuộc dân Judah có thể lên đừơng về Jerusalem và xây cất nhà cho Thiên Chúa của Israel. Những ai là người Judah mà vẫn ở lại phải được đối đãi tử tế. Mọi người dân quyên góp vàng bạc để giúp người Judah có thể xây dựng lại được đền thờ cho Thiên Chúa.

Dân chúng Judah đã bị lưu đày ở Babylon hơn 70 năm, nay nghe sắc lệnh đó, nhiều người rất hân hoan lên đường trở về quê cũ. Trong số những người trở về, chủ yếu là những người thuộc chi tộc Judah và Benjamin và một vài người còn sót lại của chi tộc Levi. Đoàn người lại lên đường rời khỏi Babylon tìm về quê nhà mà họ còn chưa bao giờ từng được nhìn thấy.

Tại Jerusalem, chỉ có một số ít dân chúng nửa ngoại nửa đạo sống trong thành và những lưu dân nước ngoài sống ngoài thành, chẳng ai làm gì để xây dựng lại thành. Chiến tranh của Nebuchadnezza đã gây ra cho thành Jerusalem những tàn phá thảm khốc, thời gian và sự thờ ơ làm nốt phần còn lại. Những tường thành chỉ còn là đống đổ nát, đền thờ cũng chỉ như một bãi gạch vữa. Cỏ dại tràn khắp nơi giữa các tàn tích của những gì một thời từng là hòang cung tráng lệ.

Xây dựng lại đền thờ

Người Do Thái bắt đầu làm nhà cho mình bên trong thành và lập những thị trấn nhỏ bên ngoài tường thành. Khi cuộc sống tạm ổn định, họ bắt đầu bắt tay vào xây dựng nền móng mới. Công việc xây dựng được diễn ra náo nức. Nhưng những người Samaria và những người khác đang sống trên đất cũ của Judah họ không vui gì về việc người Do Thái hồi hương cũng như việc tái thiết đền thờ. Họ ra sức gây cản trở, mua chuộc các cố vấn trong triều đình để phá hỏng việc xây dựng của người Do Thái. Dưới thời vua Cambyses, người kế vị của vua Cyrus, nghe theo lời khiếu nại của người Samaria, vị vua này đã ra sắc lệnh ngừng chỉ xây dựng.

Cho tới khi một vị vua Darius khác của Persia lên ngôi, khi phát hiện ra việc xây dựng đền thờ của người Do Thái bị ngừng chỉ, ông ra lệnh cho họ tiếp tục xây dựng. Đồng thời, tất cả những vàng bạc, phẩm vật mà hàng năm họ phải đem cống triều sẽ được đem trao cho những người đang lo việc xây dựng đền thờ. Cuối cùng đền thờ của Thiên Chúa cũng được hoàn thành dưới triều của vua Darius.

Xây dựng tường thành

Mặc dù đền thờ đã được xây dựng xong nhưng thành phố Jerusalem vẫn còn phải tu sửa nhiều. Nhưng những người Samaria luôn quấy phá những người Do Thái trong thành phố khiến họ nản lòng, họ tiếp tục để cho tường thành và các dinh thự nằm trong tình trạng tàn phế. Tới khi Artaxerxes lên làm vua xứ Persia, Nehemia - người Do Thái - một người phụ trách nếm thức ăn độc cho nhà vua và được nhà vua sủng ái, đã xin phép nhà vua trở về thăm quê. Về tới nơi, Nehemia đã đi gặp các tư tế và trưởng lão người Judah và lên kế họach xây dựng tường thành. Dưới sự lãnh đạo của Nehemia, người Do Thái đã chia nhau ra theo dòng họ, gia tộc và bắt đầu trùng tu lại tường thành, thay lại các cổng.

ban đầu, những người Samaria và những kẻ thù của người Do Thái cười diễu việc họ làm, nhưng khi họ thấy tường thành dần dần được sửa sangla5i vững chắc, họ bắt đầu nổi giận và hiệp sức tấn công thành trước khi tường thành hoàn tất. Biết trước kế họach của họ, Nehemia đã cho lính gác, canh chừng. Sau năm mươi ngày làm việc không ngừng bức tường thành đã được hoàn tất.

Thành Jerusalem, bao quanh bởi các đồng cỏ, vùng quê và các thị trấn là tất cả những gì còn sót lại của xứ Judah và của một quốc gia Irael từng cường thịnh cực độ. Ngay cả cái phần nhỏ nhoi này cũng vẫn đang còn bị đô hộ bởi vua nước ngòai, song họ vẫn có lý do để hạnh phúc. Các chi tộc Bejnamin va Judah đã trở về thành thánh Jerusalem, họ đã xây dựng lại nhiều tòa nhà bị hủy họai, trùng tu lại tường thành và họ đã xây dựng lại được đền thờ mới cho Thiên Chúa của mình. Điều đó xảy ra cũng đúng như lời tiên tri của Jeremia trước đây.

Như vậy lời hứa của Thiên Chúa đã thành hiện thực cho dân chúng Judah bị lưu đày. Và họ vẫn còn một lời hứa khác để nhớ mãi - rằng tới một ngày nào đó, từ dòng dõi của David, con trai của Jeshe thuộc chi tộc Judah sẽ xuất hiện một Đấng cứu độ.


Hết phần 1 - lược sử theo kinh Cựu Ước. Mời các bạn đón đọc phần 2- ...(Chưa nghĩ ra tên :D)
 
Đỗ Quốc Anh đã viết:
Dám hỏi chị Giao có chạy sang bên forum Tổng hợp phải không ạ ?

Lại có chiến tranh bên đó nữa à? Chị tưởng bữa trước đạo quân do em Linh dẫn đầu đã chiếm đóng và phá hủy mất cái forum bên đó rồi chứ! :D Mấy lần cứ định ngấp nghé sang tìm người quen mà chẳng vào được. Đau khổ vì chẳng tìm được người xưa thì chớ, đã thế lại có người cứ suốt ngày khoe ảnh mấy em gái TH xinh đẹp nữa chứ! :mrgreen:

Nghe em hỏi vậy, hôm nay chị lại chống gậy lò dò sang đó, thấy mấy bài hay phết. Biết trước vậy, đỡ tốn công ngồi gõ, sang đó copy paste về có phải khoẻ hơn bao nhiêu không. :D Nhờ em Quốc Anh bữa nào sang copy về lại giúp chị vậy. ;)


Hoàng Nhật Minh đã viết:
Chị Giao có bài này hay quá, chị dịch từ nguồn nào vậy?

Dịch từ nguồn "Bible", ghi rõ trên tựa đề thế rồi mà còn thắc mắc nữa :D Đùa vậy chứ chị chỉ nhớ mang máng hồi xưa xin điểm automat cái môn "Tôn giáo" này, bị giáo bắt viết seminar lược sử lại. Còn bây giờ thì ngồi lọc ra từ Bible theo ý chính thôi. Có mấy cuốn như "Old Testament History" và "The Story Bible" đọc cũng dễ hiểu chứ không đến nỗi lùng bùng như đọc Bible.
 
Thế chị Giao đọc "Koran" hay "Book of Mormon" chưa- đây là hai cuốn sách mà được mọi người(trong giáo phái) cho rằng là lời nói trực tiếp của Chúa cho nhà tiên tri viêt lại. Hai cuốn này xem ra có tính logíc khá cao(tuy vẫn có chuyện thần tiên xảy ra).
 
Chị cũng chỉ đọc sơ qua cho biết thôi.


Koran là sách kinh của người Muslim và được coi là cuốn sách khải huyền hoàn hảo nhất của Thánh Alla, phản ánh lại một cách trung thực nhất những gì ghi khắc trên thiên đàng và hiện hữu vĩnh cửu. Cuốn Kinh Koran được tôn sùng như một vật thiêng liêng và những người Muslim chỉ được chạm tới sau khi đã làm lễ rửa tội.

Qur'an theo tiếng Arab là "gara'a" - "to recite" - tường thuật lại. Nó mang ý nghĩa là cuốn kinh Koran là những lời do Thánh Alla truyền cho Muhammad ghi chép lại. Cuốn Koran sau chương 1 thì gồm 114 chương sắp xếp theo độ dài của từng chương (chương đầu dài nhất, chương cuối ngắn nhất) chứ không được sắp xếp theo thứ tự thời gian, hay dữ kiện lịch sử.

Khi mọi người yêu cầu Muhammad chứng tỏ rằng ông là nhà tiên tri do Thánh Alla cử tới, ông chỉ nói 1 điều " Đó là điều kì diệu của ta".

Tuy kinh Koran không sắp xếp theo dữ kiện lịch sử hay thời gian, nhưng có thể thấy rõ sự khác biệt giũa 2 giai đoạn khi Muhhamad còn ở Mecca trước khi đi di cư (năm 622 sau CN) và giai đoạn khi ông tới Medina, khi ông chuyển từ nhà tiên tri, truyền giáo thành một nhà lãnh đạo.

Koran bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau. Muhhamad ghi lại những điều tiên tri của ông vào thời gian ban đầu hầu hết dựa theo Kinh Cựu Ước. Trong những ghi chép của ông, thường xuyên có những tuyên cáo về ngày phán xét sắp sảy ra, mô tả chung chung sự cám dỗ khoái cảm của cuộc sống trên thiên đàng và mô tả một cách rõ nét về những nhục hình phải chịu dưới địa ngục.

Trong những phần ghi chép ban đầu của Koran, Muhhamad thể hiện mối quan hệ thân thiện đối với người Do Thái và những người theo đạo Thiên Chúa giáo. Thậm chí trong kinh Koran có những ghi chép của người Do Thái và Thiên Chúa Giáo như Psalms của David và những lời truyền giao của Jesus như những lời Chúa nói. Nhưng sau đó khi những người Do Thái, và người Thiên Chúa Giáo không chấp nhận những lời truyền giáo của Muhhamad thì thái độ trong kinh Koran đối với họ cũng thay đổi hoàn toàn. Để tạo ra sự khác nhau về đức tin giữa người Do Thái và Đạo Hồi, ông đã sửa đổi lại những ghi chép của người Do Thái. Tương tự dối với người Thiên Chúa Giáo.

Trong Koran có thể thấy rõ sự khác nhau như: ban đầu Muhammad viết rằng khi bái lạy, người Muslim pha3i cúi đầu bái lạy về phía thành Jerusalem, nhưng sau khi người Do Thái từ chối không theo đạo Hồi, Muhammad đổi lại là khi bái lạy, người đạo Hồi phải cúi lạy theo hướng Mecca. Để giải thích điều này, ông viết "ta từ bỏ điều gì là để đạt 1 điều có giá trị hơn hay ít nhất là bằng". Vào thời đó, Kinh Cựu Ước và những lời truyền giảng của Jesus chưa được dịch sang tiếng Arab, nên có nhiều chỗ Muhammad hiểu sai ý. Ví dụ như "Chúa ba ngôi - Chúa cha, Chúa con và Thánh thần" thì Muhammad lại ghi lại là "Chúa cha, Jesus và Đức mẹ Mary". Tuy nhiên trong kinh Koran, Jesus vẫn được coi là Đấng Cứu độ, do Đức mẹ đồng trinh sinh ra.

Một điều khác biệt nữa là theo Koran, Muhammad có ghi nhận lại là Ishmael là con của Abraham và Hagar. Ishmael và Hagar bị đuổi đi và trên đường tới Shur, nhờ có sự cứu dộ của Chúa mà họ có nước để uống và thoát khỏi chết khát. Nhưng sau đó Muhammad lại sửa lại rằng Ishmael là người con mà Chúa yêu cầu Abraham đem chuẩn bị để làm lễ tế để thử lòng của Abraham chứ không phải là Isaac như theo kinh Cựu Ước của người Do Thái và Thiên Chúa giáo. Chính từ đó là có tên Islam - sự phục tùng.


Híc, mải viết, giờ mới phát hiện ra là muộn quá rồi. Lúc khác viết tiếp vậy.
 
Chị Giao biết nhiều về mấy tôn giáo này nhỉ :). Em hỏi cái này cái: chị nói là Đạo Hồi cũng công nhận Jesus là Đấng cứu hộ, tức là Nhà tiên tri thôi phải ko ạ? Em có mấy thằng bạn Hồi Giáo, hồi trước có đi dự mấy cái Islamic presentation thấy bọn nó nói rằng Đạo Hồi coi Jesus cũng như Mohamed thôi. Theo như người Hồi giải thích với em thì:

- Ban đầu Chúa cử nhà tiên tri Misus (ko biết viết đúng tên ko) xuống hạn giới, mang theo những điều răn của mình. Những người theo ông là những người Do Thái ngày nay.

- Sau một thời gian Chúa lại cử Jesus xuống hạ giới mang theo những điều răn mới, và thế là Thiên CHúa GIáo ra đời. Theo người Hồi thì Jesus ko phải là CHúa, chỉ là nhà tiên tri.

- Cuối cùng Chúa sửa lại các điều răn một lần nữa và củ Mohamed xuống truyền đạo. Chúa cũng hứa với Mohamed rằng đây là lần sửa đổi cuối cùng, từ nay sẽ ko sửa lại nữa :).

Tóm lại em thấy ba giáo phái này có cùng gốc, giáo phái sinh sau thì công nhận giáo phái sinh trước, nhưng coi những kẻ ko cải đạo là cổ hủ, ko chịu theo lời dạy mới của Chúa :). Ngược lại bọn theo giáo phải trước thì ko tin bọn sinh sau. THế là đánh nhau kịch liêt.

Hơi lạc đề nhưng mà em thấy Đạo Phật ko kêu gọi Thánh Chiến bao giờ, có vẻ nhân ái hơn nhiều. Chứ như người THiên CHúa ý, nếu tát má phải của họ thì họ đánh cho mình ko cựa cuội được nữa, làm mình đành phải giơ má trái ra cho họ tát, hì hì hì (xin lỗi các bạn theo Đạo nhé).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có chứ Đạo Hindu đánh nhau suốt ngày đấy thôi. Thiên tử (TQ) được các nhà chùa ban cho sức mạnh để khởi đao chinh phục các nước khác.
Em thử viết ra câu này để mọi người cùng suy ngẫm xem:
"...reduce to perpetual slavery the Saracens, Pagans and other enemies of Christ..." Leviticus 25:44-46
 
Đinh Trọng Thành Trung đã viết:
Em hỏi cái này cái: chị nói là Đạo Hồi cũng công nhận Jesus là Đấng cứu hộ, tức là Nhà tiên tri thôi phải ko ạ? Em có mấy thằng bạn Hồi Giáo, hồi trước có đi dự mấy cái Islamic presentation thấy bọn nó nói rằng Đạo Hồi coi Jesus cũng như Mohamed thôi. Theo như người Hồi giải thích với em thì:

- Ban đầu Chúa cử nhà tiên tri Misus (ko biết viết đúng tên ko) xuống hạn giới, mang theo những điều răn của mình. Những người theo ông là những người Do Thái ngày nay.

- Sau một thời gian Chúa lại cử Jesus xuống hạ giới mang theo những điều răn mới, và thế là Thiên CHúa GIáo ra đời. Theo người Hồi thì Jesus ko phải là CHúa, chỉ là nhà tiên tri.

- Cuối cùng Chúa sửa lại các điều răn một lần nữa và củ Mohamed xuống truyền đạo. Chúa cũng hứa với Mohamed rằng đây là lần sửa đổi cuối cùng, từ nay sẽ ko sửa lại nữa :).


Mấy điều em nói trên là đúng theo tư tưởng của Hồi Giáo. Nhưng cái chị nói trên là theo ý khác.

Ý của chị là theo Tân Ước của người Thiên Chúa giáo, Muhammad không thay đổi việc Jesus là Đấng Cứu Độ, là người có khả năng chữa bệnh, do Đức mẹ đồng trinh sinh ra, sau khi chết thì được lên Thiên Đàng với Chúa cùng Đức mẹ Mari. Nhưng Muhhamad không cho rằng Jesus cũng chính là Chúa, không cho rằng Jesus bị đóng đinh, sau đó thì sống lại và không cho rằng Jesus chịu tội thay mọi người để mọi người được lên Thiên Đàng.

Trong khi đó Muhammad lại sửa lại Cựu Ước của người Do Thái, cho rằng người con mà Abraham chuẩn bị để đem lên cúng tế cho Chúa là Ishmael chứ không phải là Isaac, con cái của Ishmael mới là người mà Chúa ban phước lành cho họ, nên người đạo Hồi họ không chấp nhận người Do Thái là "người được ưu ái, lựa chọn trong mắt Chúa" mà họ lại cho rằng chính họ mới là "những người được lựa chọn". Trong khi đó Thiên Chúa Giáo vẫn chấp nhận việc người Do Thái là "dân tộc được Chúa lựa chọn" theo Cựu Ước.

Theo đức tin khác nhau thì người Do Thái vẫn chờ đợi vào Đấng cứu độ sẽ tới trong tương lai và không chấp nhận Jesus là Đấng Cứu độ mà Thiên Chúa đã gửi tới. Người Hồi Giáo thì cho rằng họ là những được Thiên Chúa giao nhiệm vụ tiêu diệt hết những ai không tôn vinh Thiên Chúa (tức là Thánh Ala), càng tiêu diệt được càng nhiều thì coi như họ càng làm được nhiều điều tốt trong mắt Thiên Chúa và sau khi chết thì họ sẽ không phải xuống địa ngục, chịu những hình phạt khủng khiếp. Còn Thiên Chúa Giáo thì cho rằng Jesus là con Chúa và cũng chính là Chúa, là cầu nối giúp họ đến được với Chúa qua hình ảnh Jesus bị đóng đinh trên thánh giá - thanh dọc có ý nghĩa là những người con của Chúa (những người Do Thái, Thiên Chúa Giáo) đi đến với Chúa, thanh ngang có ý nghĩa là cả những người không phải con của Chúa, nhưng chấp nhận Jesus là Đấng Cứu độ rửa sạch mọi tội lỗi cho họ đều được lên Thiên Đàng, đến với Thiên Chúa.

Nói chung là đi sâu vào mấy vấn đề tín ngưỡng, triết lí của các đạo thì phức tạp lắm. Nghe mọi người bàn luận mấy cái đó thì chị cũng chỉ biết mắt tròn mắt dẹt mà nghe thôi, chẳng dám ho he. Đọc mấy cái này cho biết, cho vui thôi. :D
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Có chứ Đạo Hindu đánh nhau suốt ngày đấy thôi. Thiên tử (TQ) được các nhà chùa ban cho sức mạnh để khởi đao chinh phục các nước khác.
Em thử viết ra câu này để mọi người cùng suy ngẫm xem:
"...reduce to perpetual slavery the Saracens, Pagans and other enemies of Christ..." Leviticus 25:44-46

Ý chú là nói Đạo Phật có phải là ko đánh nhau đâu ý hả. Nhưng mà Hindu là Hindu mà Đạo Phật là Đạo PHật, đừng có lẫn như thế chứ :). CHỗ chú học chắc ko có chú Ấn Độ nào hả? Lạ nhỉ. Sau này lên WA thì tha hồ gặp Indian nhé, sẽ thấy rõ là Hindu ko phải Đạo Phật đâu.

Còn việc Vua TQ được nhà chùa ban sức mạnh để chinh phục nước khác là từ đâu ra thế?
 
Thôi nhận lỗi vậy: Được rồi hồi trước có hơi lỗi một là mình nhầm Phật với Hindu. Sau nay đọc lại mới thấy mình nhầm thật.
Đáp lỗi với mọi người một tí:

Hindu là tôn giáo lâu đời nhất thế giới-phật giáo là một biến thể trực tiếp của nó, trong Phật giáo lại cũng có vài cái biến thể nữa (VD phật giáo TQ(ngay cả trong nó cũng biến thành nhiều dòng khác nhau, hai dòng lớn là tiểu thừa và đai thừa-VN thì chủ yếu là dòng tiểu thừa-miền bắc và đại thưa miền nam) và phật giáo Ấn Độ-ngay nay hầu như không tồn tại, chủ yêu còn một phần ở Nepal). Siddhartha Guatama(Bồ đề phật tổ- phật tổ ngồi dưới cây bồ đề) phát triển phật giáo từ Ấn Độ nhưng sau đó phật giáo gần bị tuyệt diệt ở Ấn Độ, những người sang phía TQ phát triển phật giáo theo dấu chân xâm lược của họ. Phật giáo Việt Nam bị ảnh hưởng của nhiều dòng khác nhau,(hai dòng chính là dòng tiểu thừa và đại thừa từ TQ sang) và dòng từ Thái Lan lên(thể hiện rất rõ ở đạo phật tại miền nam).
Người ta dụng đạo phật như môt công cụ đồng hóa rất hữu hiệu trong lịch sử, chính vì vậy có thể nói nó có ý nghĩa lớn trong chiến tranh.

Còn chú HMH cũng đùng vơ đũa cả nắm thế, cứ phải ai sai một lời thì là kiến thức nông choẹt đâu (cái giọng chú cữ về nhà nói với bố mẹ thì các cụ tát cho vỡ mặt, không cần biết chú có giỏi hơn các cụ cái gì không), trên đời tránh thế nào khỏi cái sai lầm được. Còn anh đây cũng chẳng chuyên gì về tôn giáo, sai lầm là lẽ thường, chẳng qua bị bắt buộc mà phải học thôi, ai khoái gì cái thể lọai này, nói tới lại nhức đầu.
"Người quá chú ý tới chi tiết thì khó lòng có thể biết được trọn vẹn cái tổng thể"-Thầy Analu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin bàn một chút về Kinh Cựu Ước, tuy chưa đọc hết bài viết của chị Giao nhưng chắc chắn đây là 1 bài viết hay, có ý nghĩa.
Còn chuyện miền Đất Hứa có đúng, có sai, có thực hay chỉ là hư, thì nó vẫn thể hiện ước mơ từ xưa của nhân loại là luôn hướng tới một thế giới, một miền đất hoà bình, nhân ái và tràn đầy sự bao dung. Một mảnh đất như lời hứa của Thiên chúa, lời hứa của thế hệ đi trước rằng sẽ có một ngày con người sẽ đặt được chân lên miền đất mơ ước đó.
 
Hay quá đọc được topic của chị Giao từ 5 năm trước ^_^ Chị Giao dịch kinh cựu ước rất hay. Nhưng rõ ràng hình như cựu ước này (bản thân em đến hơn chục năm rồi không có động vào quyền kinh thánh) thiên về Thiên Chúa, so với Cựu Ước của dân Do Thái khá là khác biệt về thiên hướng. :)

Em chỉ xin thắc mắc vớ vẩn là :-? anh Hoàng Lê Vĩnh Hưng tuy ko biết sự khác biệt giữa Hindu và đạo Phật, nhưng bài viết dưới lại viết về Phật Giáo như chuyên gia :-?? phải chăng là wikipedia?
 
Back
Bên trên