Miền đất hứa - lược sử theo Cựu Ước

Ngô Tố Giao
(togiao)

Administrator
Kinh Cựu Ước gồm nhiều tập sách được ghi lại bất đầu từ thời David khoảng năm 1000 và kết thúc vào khoảng năm 200 trước CN.

Sự xuất hiện của loài người

Theo Cựu Ước, vào thửơ ban đầu không có gì cả: Không trời, không đất, không ánh sáng, không âm thanh, không có bất cứ thứ gì sống. Thần khí của Thiên Chúa đã truyền vào sự trống không đó để nó thành hình dạng và đem cho nó sự sống. Ngày đầu tiên, Ngài tạo ra ánh sáng phân chia ngày và đêm. Ngày thứ hai, Ngài tạo ra bầu trời. Ngày thứ ba, Ngài tạo ra trái đất. Ngày thứ tư, Ngài tạo ra mặt trăng, mặt trời, và các vì sao. Ngày thứ năm, Ngài tạo ra các lòai sinh vật bay trên trời và cácsinh vật sống dưới nước. Ngày thứ sáu, Ngài tạo ra các lòai sinh vật sống trên mặt đất. Sau đó Ngài tạo ra Adam, là người đầu tiên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời. Và từ xương sườn của Adam, Ngài tạo ra Eva. Ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ việc.

Vì phạm phải điều cấm, ăn trái cây của “Cây sự biết tốt , biết xấu”, Adam và Eva đã bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng vào thế giới để họ tự lập đời sống của mình. Chấm dứt sự sống hòan hảo trên thế giới vì Adam và Eva không vâng lời Thiên Chúa. Nhưng khi họ rời Eden, Thiên Chúa có hứa rằng một ngày nào đó sẽ có đấng cứu độ xuất hiện giữa con cháu họ và rửa sạch tội lỗi cho họ.

Theo thời gian, Adam và Eva có rất nhiều con cái, cháu chắt chút chit, tạo thành môt bộ tộc đông người. Nhưng càng đông người thì càng nhiều độc ác, sa đọa. Đau lòng trước những gì Ngài thấy, Thiên Chúa quyết định hủy diệt mọi sinh vật trên trái đất và xây dựng lại tất cả từ đầu. Noah là người duy nhất được sự sủng ái của Thiên Chúa, đã được báo trước về Nạn Hồng Thủy sắp xảy ra và chuẩn bị sẵn sang theo sự dặn dò của Thiên Chúa.

Sau Nạn Hồng Thủy, Noah lập tế đàn để cảm tạ Thiên Chúa vì được cứu thóat, Thiên Chúa đã hứa với Noah sẽ không bao giờ nguyền rủa đất đai và hủy diệt sự sống trên trái đất nữa. Cầu vồng hiện ra trên bầu trời như một lời giao ước giữa Thiên Chúa và lòai người.

Noah có 3 người con trai Japheth, Shem and Ham.
Từ 7 người con của Japheth sinh ra những dân tộc không phải là người Hebrew (Do Thái)
Bốn người con trai của Ham lên đừơng sang Châu Phi, và họ cũng là tổ tiên của người Canaan, Philistine.
Năm ngườicon trai của Shem là tổ tiên của những người Hebrew (Do Thái).

Vào một ngày khi Noah uống rượu nho say, Ham chợt nhìn thấy cha mình nằm trần truồng ở trong lều, liền chạy ra nói với 2 người anh. Hai người anh đã lấy tấm vải chòang trên người họ, đi giật lùi vào trong lều và đắp cho người cha, tránh không nhìn vào cha mình. Khi Noah tỉnh dậy, ông đã nói “Những người Canaan sẽ bị nguyền rủa. Họ sẽ trở thành nô lệ cho những người nô lệ cho những người anh em của họ.” Lời nguyền này của Noah được coi là 1 lời tiên tri về tương lai sau này của người Canaan. Cũng chính vì lời nguyền này mà về sau những người Israel, hậu duệ của Shem đánh nhau triền miên với những người Canaan, hậu duệ của Ham.

Miền đất hứa

Những hậu duệ của Noah rời miền núi Ararat đi vầ phía nam vao thung lũng Euphrate,tới đồng bằng Shinai, thuộc phần đất của xư xở Babylon và định cư tại đó. Trong hậu duệ của Shem có Terah sống tại thành Ur trong xứ sở của người Babylon hay còn gọi là người Chaldees. Người dân ở đây không thờ phụng Thiên Chúa mà người Do Thái thờ phụng. Khi các con khôn lớn, ông quyết định rời Ur cùng con cháu, đi dọc theo song Euphrate tới miền đất của người Canaan (ngày nay là dân tộc Palestine). Nhưng khi tới Haran thì họ lại dừng lại và lập nghiệp ở đó.

Trong số những người con của Terah có Abram. Khi Abram đã được 75 tuổi, ông nghe Thiên Chúa nói với ông hãy rời khỏi mảnh đất nới ông đang sống và đi tới miền đất mà Thiên Chúa sẽ chỉ cho ông. Đồng thời Thiên Chúa hứa từ ông sẽ làm thành 1 dân tộc lớn. Tuy không còn trẻ, lại chưa có con kế tục,nhưng Abram vẫn nghe lời Thiên Chúa, cùng vợ là Sarai và cùng gia nhân lên đường đi về Canaan.

Tới Shechem, ở vùng đồng bằng Moreh của người Canaan, Thiên Chúa hiện ra và nói với Abram đấy là nơi mà Ngài ban cho Abram va con cháu ông. Ông cho dựng tế đàn để cam tạ Thiên Chúa. Sau đó đòan người lại tiếp tục đi về phía nam tới Bethel. Tại đây ông cho dựng tạm lều trại, lập tế đàn thớ cúng Thiện Chúa. Vì là những người du mục, lại vào lúc thời tíêt khắc nghiệt, nên đòan người lại rời sâu về phía nam, và sau đó lại đi tới miền Ai cập tạm sống cho qua nạn đói. Khi nạn đói chấm dứt, đòan người lại quay trở lại Bethel và tạo dựng cơ nghiệpở đó.

Sự ra đời của dân tộc Israel

Abram đã cao tuổi mà vẫn chưa có con nối dõi. Vẫn biết lời Thiên Chúa đã hứa với chồng mình là sẽ cho họ người con trai, nhưng chờ mãi không thấy, Sarai đã đề nghị với Abram sinh con với một người nô lệ Ai cập tên Hagar. Sau một thời gian Hagar mang bầu và bắt đầu tỏ ra bất kính đối với Sagai làm Sagai rất đau khổ. Khi Sagai tỏ ra nghiêm khắc với Hagar, Hagar đã không chịu được và bỏ chạy vào trong sa mạc trên đường tới Shur. Khi đó Thiên Sứ đã hiện ra và nói với Hagar quay trở về nhà. Thiên Sứ nói Hagar sẽ sinh 1 người con trai và đặt tên cậu là Ishmael (Chúa nghe thấy). Ngài cũng nói “Ishmael sẽ là tổ tiên của một dân tộc hoang dã sống giữa lòai người. Họ sẽ sẽ đối kháng lại tất cả mọi người và mọi người cũng sẽ đối kháng lại với họ.Họ sẽ sống ở miền Đông giáp ranh với những người bà con của mình.”

Cuối cùng, như lời Thiên Chúa đã hứa, Sarai cũng sinh đựoc một người con trai. Theo lời Thiên Chúa, Abram đổi tên thành Abraham - người cha của hằng hà sa số, Sarai đổi tên thành Sara – hòang hậu và con trai họ được đặt tên là Isaac. Thiên Chúa hứa với Abraham rằng Ngài sẽ ban phước cho con cháu Abraham, từ con cái của ông sẽ xuất hiện những người vĩ đại, những ông vua vĩ đại và hết thảy đất Canaan sẽ là của họ. Những giao ước đó của Ngài là dành cho Isaac và con cháu của Isaac. Còn đối với Ishmael,Thiên Chúa cũng hứa sẽ làm cho con cháu của Ishmael trở thành một dân tộc vĩ đại. Nhưng đồng thời Ngài cũng nói với Abraham rằng trong tương lai người Do Thái sẽ phải chịu đựng thời kì khắc nghiệt, nhưng họ cũng sẽ vượt qua những nỗi khỗ đau đó. Tới một lúc nào đó, họ sẽ là những người xa lạ trên một vùng đất lạ, không thân thiện trong vòng bốn trăm năm.Họ sẽ làm nô lệ cho dân xứ đó và sau đó họ sẽ rời đi và trở thành một dân tộc vĩ đại với đầy đủ quyền hạn của mình, và họ cũng sẽ làm chủ đất Canaan. Điều đó về sau cũng đã xảy ra. Các hậu duệ của Abraham trở thành nô lệ tại đất Ai Cập. Sau đó họ rời xứ Ai Cập, theo Moses chầm chậm trở về miền đất hứa.

Khi Isaac lớn lên, Ishmael luôn cư xử với cậu rất tệ và luôn ganh đua với Isaac. Sara không vừa lòng vì chuyện đó và muốn Abraham đuổi Hagar và Ishmael đi. Đó là điều rất khó đối với Abraham. Nhưng Thiên Chúa nói với Abraham hãy yên tâm vì Ngài cũng sẽ làm cho Ishmael trở nên một dân tộc vĩ đại. Sau đó Hagar và Ishmael đã rời khỏi nhà Abraham hướng về Ai Cập. Vượt qua sa mạc, cuối cùng họ cũng đã tới hoang địa Paran. Ishmael lấy vợ người Ai Cập và từ Ishmael đã ra đời bộ tộc Arab.

Isaac có hai người con Esau và Jacob. Sau một thời gian phiêu bạt, lấy vợ, sinh con, Jacob quay trở lại và định cư tại Shechem và theo lời Thiên Chúa, đổi tên thành Israel - nghĩa là lính của Thiên Chúa - và là con cháu của Jacob được gọi là dân tộc Israel.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tìm về miền đất Hứa

Jacob có 12 người con trai, nhưng người mà ông yêu quí nhất là Joseph. Ghen tỵ với người em của mình, mười người anh quyết định lừa cậu, đem bán làm nô lệ cho người Ai Cập. Nhờ vào khả năng đóan biết ước mơ của mình, Joseph đã được ân sủng của Pharaoh, được cứu ra khỏi ngục và trở thành tể tướng tại Ai cập. Nhờ Joseph mà dân Ai Cập đã tích trữ được đủ lương thực để vựot qua thời kì hạn hán. Trong thời gian hạn hán đó, những người anh em của Joshep từ vùng Canaan đã tới Ai Cập để mua lương thực. Họ đã rất ân hận vì những gì họ làm đối với Joseph và Joseph cũng tha thứ cho họ, mong muốn cùng đòan tụ gia đình. Gia đình Jacob và những người anh em của Joseph đã cùng nhau rời Canaan đi sang Ai Cập. Từ đó những người con của Israel lập cư tại Goshen sống rất thịnh vượng.

Mười một người con của Jacob và 2 người con của Joseph trở thành tổ tiên của mười hai chi tộc của Israel, và được đặt tên theo tên của họ. Một trong số 12 người con của Jacob là Judah, là tổ tiên của chi tộc Jew và từ chi tộc này sẽ xuất hiện Messiah – Đấng Cứu Độ.

Dân Hebrew sống tại Goshen ngày càng đông đúc và giàu có. Cho đến khi Pharaoh mới lên cai trị thì họ bắt đầu xử tệ với người Do Thái và bắt họ làm nô lệ. Cho tới khi Moses, người theo lệnh của Thiên Chúa và dưới sự che chở của Thiên Chúa đã dẫn những người dân Israel rời khỏi Ai Cập quay về miền đất Hứa nơi những người Canaan đang sinh sống. Trong suốt cuộc hành trình đó, người Israel luôn nỗi lọan, hèn nhát và nhiều khi không nghe theo lời răn dạy của Chúa. Nhiều lần Ngài đã nổi giận, thử thách họ, nhưng cuối cùng Ngài cũng thứ lỗi cho họ và luôn ở bên họ. Cuối cùng họ cũng đã tới Hoang địa Paran, rất gần biên giới của miền đất Hứa.

Theo lời Thiên Chúa, Moses chọn ra 12 người đại diện cho 12 chi tộc khác nhau đi thăm dò tình hình đất Canaan. Sau 40 ngày thăm dò tình hình, khi trở về, duy nhất chỉ có Joshue đại diện cho chi tộc Ephraim (tổ tiên của họ là Ephraim, ngừơi con út của Jacob) và Caled đại diện cho chi tộc Judah là vững long tin vào Thiên Chúa và cố gắng thuyết phục mọingười chiến đấu với người Canaan dành lại miền đất Hứa. Còn 10 người còn lại thì hèn nhát và làm cho những người đi theo họ thất vọng, sợ hãi không dám chiến đấu. và họ lại quay ra nguyền rủa Thiên Chúa và định đánh lại cả Moses. Khi đó Thiên Chúa đã hiện lên và Ngài rất giận dữ. Moses hết lời van xin Thiên Chúa tha thứ cho dân Israel vì tội lỗi của họ. Cuối cùng Ngài nói dân Israel sẽ không bị tiêu diệt và cũng sẽ không bị tước quyền thứa kế, nhưng họ sẽ bị lưu đày lang thang trong Hoang địa 40 năm trời, tượng trưng cho 40 ngày họ đã dò thám ở đất này. Sẽ không ai trên 20 tuổi trong số họ mà đã thì thầm chống lại Thiên Chúa sẽ được nhìn thấy miền đất Hứa. Chỉ có Joshue và Caled sẽ được sống ở miền đất Hứa và những đứa trẻ nhỏ sau này lớn lên sẽ được thừa kế miền đất này. Cũng bắt đầu từ đó người Israel lại quay về những tháng ngày sống lang thang. Họ luôn luôn nổi lọan, đánh nhau với các bộ tộc thù nghịch khác.

Sau 40 năm lưu lạc, họ lại tìm về miền đất Hứa và dưới sự lãnh đạo của Joshue cùng sự giúp đỡ của Thiên Chúa họ đã chiếm được thành Jericho của người Canaan.Theo thời gian Joshue chiếm lại được tòan bộ miền đất Thiên Chúa đã hứa với Moses và ông đã chia đất cho con cháu Israel theo chi tộc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thời đại những anh hùng và các vị thẩm phán của Israel

Sau khi Joshue qua đời, con cái Israel tản đi khắp nơi trong đất Canaan, sống mãn nguyện với lãnh thổ họ được chia. Nhiều người trở nên thành đạt, có con cái, và nhiều qua hôn nhân nhập vào các bộ tộc ngoại đạo sống lân cận họ. Họ không cần tới một ngôn sứ như Moses hay một chiến sĩ như Joshue để lãnh đạo họ. Trong sự thịnh vượng và mãn nguyện của mình, họ bắt đầu quên sự thiện hảo của Thiên Chúa, đấng mang họ ra khỏi Ai cập. Họ xoay lưng lại với Thiên Chúa của mình và lại phủ phục mình trước những thần của các dân tộc khác và họ làm điều ác trong mắt Thiên Chúa. Chính vì thế, Thiên Chúa bừng cơn thịnh nộ với họ, và vì các tội lỗi của họ, Ngài trừng phạt họ bằng cách để các kẻ thù của họ khinh miệt họ, sỉ nhục họ và biến họ thành nô lệ. Tuy thế, Ngài vẫn thường xuyên gửi tới cho họ những thẩm phán, những người giải phóng để cứu giúp họ lúc cần thiết. Trong những thời kì đó, họ lại ăn năn sám hối, nhưng khi những vị thẩm phán, những anh hùng qua đời thì họ lại trở về với lối sống độc dữ như cũ, rồi lại một kẻ thù mới xuất hiện và tấn công áp bức họ.

Vào thời kì đó, sống trong biên giới đất của người Israel vẫn còn nhiều người Canaan, ngoài ra còn có những người Philistine, một dân tộc từ vùng đất xa xôi, lúc này sống ở dọc theo bờ biển và họ cũng đã ra sức nhiều lần bành trướng vào trong nội địa, xâm chiếm lãnh thổ của người Israel.

Vào thời đầu, Thiên Chúa đã gửi tới những anh hùng như Gideon, Samson, những vị thẩm phán như Samuel. Khi Samuel cùng sự chỉ dẫn của Thiên Chúa, một lần nữa cứu được dân Israel ra khỏi sự chiếm đóng của dân Philistine. Khi Samuel đã già, dân chúng Isreal bắt đầu lo lắng và họ tập hợp lại, xin Samuel dựng lên cho họ một đức vua như các dân tộc khác. Khi đó Thiên Chúa đã bảo với ông "Hãy cho dân chúng cái chúng muốn. Không phải họ đang khước từ ngươi mà họ đang khước từ chính ta, để ta không ngự trị trên chúng. Từ ngày ta mang chúng ra khỏi Ai cập, chúng đã rơi ta vì các thần giả tạo. Vì thế, ngươi cứ nghe theo chúng và làm theo lời chúng, Nhưng ngươi hãy cho chúng biết một ông vua trị vì chúng sẽ đối xử chúng ra sao".

Thời đại những vị vua của Israel


Bắt đầu từ đó Saul lên làm vua của Israel. Saul khi đầu tỏ ra là một ông vua rất can trường dũng mãnh, ông làm cho dân chúng Israel mãn nguyện, nhưng ông lại không làm cho Thiên Chúa hài lòng vì ông thường xuyên vi phạm các lời răn của Thiên Chúa. Khi ăn năn với điều mình đã làm, ông ngày càng trở nên tuyệt vọng, u ám. Samuel đã theo lời Thiên Chúa, đi tìm David và ban phép thánh cho David. Nhờ vào tài gảy đàn hạc tuyệt diệu của mình, David được mời tới để giải sầu cho Saul. từ đó David được sự sủng ân của Saul và được giữ lại trong triều. Thay mặt Saul, David dũng cảm lãnh đạo Israel, chiến đấu với người Philistine. Dần dần, khi David chiếm được sự ngưỡng mộ của dân chúng thì Saul bắt đầu hỏang sợ và luôn tìm cách giết hại David. Khi David bỏ đi, dân Philistine lại bắt đầu xua quân vào đánh chiếm đất của Israel. Trong một trận chiến, vua Saul đã bị người Philistine giết chết và người Philistine bắt đầu thống trị đất Israel.

Theo lời Thiên Chúa, David quay trở lại Judah, tới Hepron và làm vua xứ Judah. Làm vua của Judah không phải là làm vua của Israel. Những người thân quyến của Saul vẫn tiếp tục kế nghiệp của Saul và cai trị 11 chi tộc còn lại của Israel. Bắt đầu từ đó xảy ra chiến tranh giữa nhà Saul và David. Khi nhà Saul trở nên suy yếu, các chi tộc của Israel đã tới và xin David lên làm vua của mình. Israel một lần nữa trở thành 1 quốc gia thống nhất dưới sự cai trị của David.

Khi lên làm vua, David cần có 1 thành phố lớn làm thành lũy. Đối với ông, dường như thị trấn vững chắc trên đồi Jerusalem là một nơi lí tưởng. Nhưng vào thời đó, Jerusalem đang bị chiếm cứ bởi người Jebusites, một dân tộc thuộc vùng đất từng có thời được biết đến là Canaan. Sau khi chiếm được thành Jerusalem trở thành kinh thành của David. Thành Jerusalem càng ngày càng phát triển mạnh và thịnh vượng. Từ các bộ tộc sống rải rác, lúc này họ đã kết lại thành một dân tộc duy nhất. Israel trở nên cường thịnh dứơi thời vua David và Jerusalem được coi là nhà của Thiên Chúa, nơi David đặt Khám Giao ước của Chúa trời.

Tuy nhiên, David không khôn ngoan trong các hành động của mình. Vì muốn chiếm đoạt Bathsheba vợ của một Uriah, David đã biệt phái Uriah ra nơi nguy hiểm nhất của trận tuyến. Khi Uriah chết thì David đã cưới Bathsheba làm vợ. Vì tội lỗi đó, Thiên Chúa đã trừng phạt David, làm cho đứa con đầu của David với Bathsheba nhuốm bệnh chết. Khi ông tỏ ra rất ăn năn hối lỗi, Chúa đã ban cho ông đứa con thứ 2 với Bathsheba là Solomon.

Một trong những người con của David với những người vợ khác là Absalom. Absalom mộng chiếm đoạt ngôi của cha mình, bằng cách xin cha cho đi Hebron để thực hiện lời hứa với Chúa. Nhưng khi tới Hebron, Absalom đã tụ tập những bạn bè của mình, dụ dỗ lòng dân và chẳng bao lâu họ đã sẵn sàng tấn công thành Jerusalem. Để cứu thành Jerusalem không bị tàn phá, David cùng mọi người đã rời thành, băng qua suối Kidron và tập trung tại sa mạc. Sau đó David đã xây dựng lại lực lượng của mình và cho quân đi đánh lại Absalom. Trong trận chiến, Absalom đã bị giết chết. Cuộc nổi lọan bị đập tan, David cùng mọi người quay trở về Jerusalem. Dưới thời của mình, David đã thành công trong việc hành gắn vương quốc và làm cho Israel hùnh mạnh và được nể trọng. Chỉ một đìều duy nhất mà ông ân hận là chưa xây được đần thờ cho Khám Giao Ước, nhưng Chúa đã bảo bàn tay David quá đẫm máu chiến tranh nên thay vào đó, con trai ông sẽ xây dựng đền thờ cho Chúa. Khi David qua đời, ông đã truyền ngôi lại cho Solomon. David đã trị vì Israel 7 năm tại Hebron và 33 năm tại Jerusalem.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vương quốc bị xé đôi

Khi Solomon lên làm vua, để đề phòng chiến tranh với các dân tộc khác, ông đã lập liên minh với các vua nước ngòai, trong đó có vua Pharaoh bằng cách cưới con gái của Pharaoh làm vợ. Bà là người vợ đầu tiên trong số những người vợ nước ngoài của Solomon. Solomon tận tâm tận lực giữ an lành kinh thành và vương quốc của mình. Đồng thời ông bắt đầu củng cố những bức từơng thành vĩ đại bao quanh Jerusalem, cho xây cất các nhà kho dự trữ lúc đề phòng khi mất mùa, xây một cung điện mĩ lệ cho mình và một điện thờ cho Chúa. Ông nổi tiếng khắp nơi bởi sự anh minh và giàu có của mình. Nhưng việc ông cưới những phụ nữ ngoại đạo là 1 điều cấm kị. Không những thế, để làm vừa lòng những người vợ ngoại đạo của mình, ông còn cho xây dựng những đền thờ các thần của họ. Vẫn dâng tiến lễ vật cúng Thiên Chúa, nhưng ông lại cũng cúng tế các vị thần của các bà vợ mình. Điều đó đã khiến Chúa nỗi giận vì lòng ông lầm đường lạc lối với Thiên Chúa của Israel. Ngài nói với Solomon rằng Ngài sẽ lấy lại vương quốc của Solomon, trao nó vào tay bầy tôi của ông. Vì David, Ngài trao cho con trai Solomon một phần vương quốc và thành đô Jerusalem, còn lại sẽ bị tách ra khỏi nhà của Solomon, nhà của David.

Sau thời vua Solomon, đất Israel bị xé ra chỉ còn chi tộc Judah và Benjamin là ở lại phía nam dưới quyền cai trị của Rehoboam, là những người thừa kế của nhà David. Còn 10 bộ tộc khác dưới quyền cai quản của Joreboham. Lúc này có 2 nước Hebrew. Jerusalem vẫn là thành đô và là nơi những người trong vùng phương nam còn yêu Thiên Chúa tới để bái lạy nơi thiêng liêng này. Rồi đến thời kì vua Ai Cập tấn công Jerusalem và họ đã tước đoạt hết đồ đạc trong hòang cung cũng như trong điện thờ của Chúa.

Vương quốc Israel lập kinh đô tại Shechem dưới quyền cai trị của Joreboham. Ông lãnh đạo dân chúng rất tốt, nhưng ông sợ dân mình sẽ đi lên để hiến lễ tại thành Jerusalem, rồi họ sẽ bị thuyết phục và nổi loạn chống lại thủ lãnh phương Bắc của mình, nên ông đã dựng lên cho họ, tại Bethel và Dan 2 con bê vàng để cho dân chúng tới bái lại và hiến tế. Từ đó cả Joreboham và dân Israel phương bắc bắt đầu bái lậy các thần đó.

Cuộc nội chiến giữa Judah và Israel diễn ra rất ác liệt trong nhiều năm. hai vị vua cũ qua đời. Nhiều vị vua trị vì cả 2 nước Hebrew đó. Trong đó cũng có những vua minh quân, những người thờ phụng Thiên Chúa một cách chân chính, những người bái lạy các ngẫu tượng xa lạ. Các giai đoạn hòa bình ngắn ngủi bị tan tác bởi những tiếng gầm của chiến tranh. chiến tranh, nối tiếp chiến tranh. Mặc dù có thời yên tĩnh hiếm hoi trong máu đổ nhưng cả phương bắc lẫn phương nam đều chìm đắm trong tội lỗi, bội bạc và thoái hóa.

Một trong 2 nước đó thì Israel phương bắc là nước bị bất lợi nhiều nhất. Dù diện tích lớn gấp đôi và dân số đông gấp 3 lần nước Judah phương nam, nhưng Isreael lại nằm giũa các kẻ thù và phơi mình ra cho những cuộc đột phá của họ. Còn Judah là một vùng gọn lỏn, được che chắn bởi Israel, Biển muối và sa mạc Arab. Thêm nữa, vì của cải của đền thờ đã từng bị tước đoạt nên nó không còn hấp dẫn với kẻ xâm lăng như các kho tàng và những đồng cỏ phì nhiêu của Israel. Dầu dân chúng Judah có lúc họ quay ra bái lạy các ngẫu tượng, nhưng dù sao họ vẫn có 1 kinh đô chính thống và một trung tâm tôn giáo tại Jerusalem. Còn Israel thì không có 1 kinh đô thường trực cả về chính trị lẫn tôn giáo để găn bó dân chúng. Vị vua nào lên cũng chọn 1 thành phố ưu ái làm kinh đô cho mình.

Syria từ phương bắc, đánh chiếm Israel, và khi họ bắt đầu suy yếu thì hành động binh đao cuối cùng của họ là cướp phá Jerusalem, giáng cho xứ Judah một cú bại trận tối tăm mặt mũi. Nhân thời cơ đó Israel đã cho quân xuống xâm lăng Judah tước đoạt các bảo vật của đền thờ và bắt các đồng bào Hebrew đồng hương phương nam của mình về làm con tin.

Sự thất lạc của 10 chi tộc Israel

Vào thời đó Assyria là một quốc gia có thời chỉ là một phần đất nhỏ của Babylon, bắt đầu chuyển mình thành một quốc gia mạnh mẽ và bắt đầu đi xâm lược các nước khác. Việc đầu tiên là họ xâm chiếm Israel. Để đảm bảo cho dân tộc này không bao giờ ngóc đầu lên được nữa, vua Assyria đã lưu đày họ ở Assyria và lại đưa những người dân từ Babylon và các dân tộc ngoại đạo khác ở phương đông tới Israel. Theo thời gian số người Hebrew ít ỏi còn ở lại đây đã kết hôn với những với người ngọi đạo và đã ra đời dân tộc Samaria. Còn những người Hebrew bị lưu đày ở Assyria, thay vì đoàn kết lại, họ lại tách rời nhau ra, phân tán vào những dải đất xa xôi của Assyria . Chẳng bao giờ họ tìm về nhau như một dân tộc, chẳng bao giờ họ quay lại quê cha đất tổ. Từ thuở bị lưu đày đó cho tới nay, họ chỉ còn được nhắc tới như 10 chi tộc bị thất lạc của Israel. Chỉ còn một số ít sống chung quanh Samaria, và chỉ còn dân chúng ở nước Judah là những gì còn lại của 12 chi tộc từng có thời hiệp nhất lại thành một quốc gia hùng mạnh Israel.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Sau khi nước Israel phương bắc sụp đổ, mảnh đất nhỏ nhoi và co cụm Judah phía nam tiếp tục chiến đấu như một quốc gia trong hơn một thế kỉ. bị vậy quanh bởi các kẻ thù, nó đôi khi đẻ mất một khỏang đất lớn vào tay quân đội nước ngoài và đôi khi cũng thu hồi được phần nào đất đai bị mất. Có một,, hai người trị vì chính trực, những kẻ chính sợ Thiên Chúa, ra sức lãnh đạo dân chúng đi theo đường công chính. Vào những thời kì đó thì đất Judah lại được hưởng vinh quang và thịnh vượng. Nhưng Judah không có được nhiều các vua như vậy.

Tới khi vua Hezekiah trị vì đất Juhda, còn vua Sargon của Assyria qua đời, vị vua mới của Assyria là Sennacherib tung một cuộc tấn công vào Jerusalem. Nhờ tiên tri Isaiah báo trước và dưới sự che chở của Chúa, Hezekiah giữ được thành, Sennacherib bị thất bại lui quân sau một trận bệnh kì dị. Liên miên nhiều năm như vậy, vận mệnh của đất Judah khi tròn khi khuyết.

Lại nói tới xứ sở ban đầu là Medopotamia (theo tiếng Hy lạp là "nằm giữa hai sông" - Lưỡng Hà), nằm giữa hai sông Tigris va Eupharates, qua nhiều năm, với biến đổi. Bên trong xứ này có 2 thế lực lớn mạnh luôn tranh giành quyền lực tối thượng với nhau - phía nam là người Babylonia (hay còn gọi là người Chalde) và phía bắc là Assyria. Dưới thời vua Sargon và nhiều vị vua kế vị ông, Assyria đạt tới tột đỉnh sức mạnh và vinh quang, nhưng cuối cùng người Babylon lại giành lại được quyền tối thượng của mình mà họ đã từng nắm trong nhiều năm trước kia. Họ tàn phá thủ đổ Nineveh, chống lại dân Assyria và lập vương quốc mới của người Babylon lớn mạnh hơn bao gìờ hết. Nebuchadnezza trở thành vua Babylon , đạt quyền tối thượng trên cả người Assyria và bắt đầu dòm ngó các nước xung quanh.

Vua Nebuchadnezza mang đại quân người Chalde tấn công thủ đô Jerusalem. Họ cướp phá và đốt trụi kinh thành, mang đi những bảo vật của đền thờ, chỉ để lại một đền thờ điêu tàn, đổ nát. Họ gồng vua Judah giải về Babylon, lùa dân chúng đi theo ông vào cảnh lưu đày, chỉ còn 1 số rất ít còn ở lại Jerusalem. Người Calde gọi những người Judah bị lưu đày ở đây là Jew (dân Do Thái) vì họ bị giải về tứ xứ Judah. Kể từ ngày đó, những ai thuộc chủng tộc Hebrew, tất cả hậu duệ của Abraham, Isaac và Jacob, những người là Israel đều được gọi là Jew (Do Thái).
 
Có thuyết nói rằng người Chaldea là tổ tiên người Kurd hiện nay. Từ Chaldea biến dần thành Chaudu, Kaudu rồi Kurdu qua cách gọi của nhiều dân tộc khác nhau.
 
Giả thuyết ai là tổ tiên của ai ngày này thì bữa tới chị sẽ post tiếp lên nhé. Hiện nay người ta đang đưa ra rất nhiều giả thuyết về 10 chi tộc bị thất lạc của Israel ngày xưa. Có giả thuyết nói rằng một trong những chi tộc đó qua lưu lạc tới Ireland, chi tộc khác sang tới cả Châu Á. Không hiểu VN mình có dây mơ rễ má gì với cái ông Israel không nữa? :D

Còn người Hebrew - tiếng Việt mình dịch là Do Thái, nhưng thực ra đó là tên gọi chung cho cả 1 hội con cháu chắt chút chít, chụt chịt của Shem (người con út của Noah). Sau đó Abram là người được lựa chọn để từ Abram sinh ra thế hệ Israel và họ vẫn gọi chung toàn bộ dân Israel là Hebrew gồm 12 chi tộc với những tên gọi khác nhau. Sau khi Israel bị tách làm 2 - thành Israel và Judah, 10 chi tộc ở miền bắc (Israel) bị lưu đày và thất lạc. Tới thời vua Nebuchadnezza dân tộc Hebrew hay Israel chỉ còn có 2 chi tộc ở miền nam Judah thì được gọi là Jew (Do Thái). Từ đó thì họ gọi tất cả dân Israel là Jew hết.
 
Toàn chuyện bố láo(ý kiến rất cá nhân-miễn bình luận). Tôn giáo là một thứ vô cùng nguy hiểm khi ứng dụng lên bàn chính trị. Muốn giàu có thì khó lòng sử dụng tôn giáo vào đời sống được.
Đả đảo tôn giáo dưới mọi hình thức.
 
"Xin mọi người hãy tránh xa và phản đối tôn giáo"- Lời kêu gọi của một nạn nhân của tôn giáo, đang bị nhồi sọ những kiến thức tôn giáo dở hơi, chẳng dùng tới bao giờ của bọn Mormon dở người. Cũng chỉ vì tôn giáo mà người mình thích, mình yêu không thể trở thành người yêu mình được(rào cản tôn giáo).
Vì tôn giáo mà thế giới xảy ra bao cuộc đổ máu, xung đột, chiến tranh, diệt chủng; thương thay, trên thế giới này chỉ có 700 triệu người là không mắc vào bẫy của tôn giáo. Hi vọng không Amser nào sẽ đi vào con đường tôn giáo.
 
Ở đây chị không có ý định bàn đến vấn đề về tôn giáo. Không ít những người thắc mắc và không hiểu sao lại có những cuộc chiến tranh xảy ra liên miên ở vùng Trung Đông, cũng không ít người thắc mắc tại sao lại gọi là miền đất hứa, tại sao họ lại tranh dành nhau như vậy, cho nên chị viết ở đây hoàn toàn là để tóm tắt những dữ kiện lịch sử đã xảy ra, nguồn gốc, nguyên nhân của nó mà trong đó Kinh Thánh lại là cuốn ghi lại khá chi tiết và đầy đủ nhất. Những ý kiến nhận xét của em ở trên là hoàn toàn quá khích. Việc theo tôn giáo nào, tin hay không tin, đó là chuyện của mỗi người. Còn việc tìm hiểu lại là chuyện khác. Không biết bên này HS có phải học môn "Tôn Giáo" hay không, nhưng ở bên Nga thì SV phải học ít nhất là 1 học kì đó em ạ.

Không biết việc muốn giàu có như em nói, liệu có thể sử dụng tôn giáo vào mục đích đó được không, nhưng ít người nào làm chính trị, muốn được lòng dân mà lại bổ báng tôn giáo của dân đâu. Ngay như VN thời xưa "bài trừ tôn giáo, mê tín dị đoan"... cuối cùng cũng phải sửa lại thành "tự do tôn giáo nhưng cấm mê tín dị đoan". Mà việc tín ngưỡng và việc mê tín dị đoan là 2 thái cực khác nhau của tôn giáo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Học 1 kì như chị đã sướng nhưng học 8 kì(mỗi năm hai kì) như em(lại còn phải ngồi nghe lải nhải suốt ngày) như em mới khổ.
 
Mà trên đời này tôn giáo nào hay người nào chả báng bổ nhau. Trong tôn giáo luôn có một khái niệm là mình luôn đúng, sách kinh của mình là đúng 100% bọn khác là bố láo. Những người có 100% sự thât thì thật không thể nói được nữa rồi. Đó là những người không open minded một tí nào.
 
suy nghĩ của mình

đúng là ben US người dân sùng đạo nhiều và đôi khi quá khích hơn hẳn châu ÂU hay các nước khác.
Nhưng cũng nghĩ là nếu có cơ hội tìm hiểu thì nên lắng nghe, và phân tích cho kỹ.
Tôn giáo, tuy nhìn từ con mắt "khoa học luận" thì có vể vô lý, nhưng nó lại là một phần không thể thiếu của loài người này.
Mình sợ nhất là một lúc nào đó lọài người không còn một "đức tin" nào nữa, đó mới là cái ngày tận thế của loài người.
Tất cả các trào lưu tôn giáo quá khích đều do người xấu gây ra mà thôi. Còn nhìn chung người theo đạo rất tốt bụng va chân thành. Sự phản ứng quá khích của họ xuất phát từ những mặc cảm quá khứ. Ngay cả cái nhìn phê phán hồi giáo luôn là kẻ quá khích mà chúng ta nghe ra rả bây giờ cũng không đúng đắn lắm mà chỉ là bề nổi mà thôi.
Xuân Sơn
 
Con người không thể mất đi đức tin được, chỉ có các đức tin của mỗi người có nhiều điều hơi khác nhau. Như em thì đức tin có hơi nghiêng về phía duy vật một tí.
 
Hưng nên học tập cách lập luận có thesis, antithesis và synthesis như của anh Xuân Sơn. Phương pháp suy nghĩ và trình bày của Mỹ và cựu lục địa có những điểm khác nhau đáng để chú ý.

Dám hỏi chị Giao có chạy sang bên forum Tổng hợp phải không ạ :)?
 
Hê hê, anh QA nói đúng lắm. Em phải học tập anh XS trong cách nói năng, diễn đạt mới được. Em mà nói được khéo như anh XS thì hay biết mấy. Chắc là em không có (cái tôn giáo gọi là) "gift of tongue". Nhưng mà em chỉ muốn thể hiện suy nghĩ của mình ra đây thôi. Có ai đồng quan điểm với em thì giúp hộ em mấy lời. Còn nếu mọi người ủng hộ tôn giáo thì em xin hỏi một câu theo luật nhân quả: tại sao mọi người không theo đạo hết đi (đạo la đúng mà, phải đi con đường đúng đắn chứ)?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
...bởi vì theo đạo không có nghĩa là luôn đi đúng đạo, không theo đạo không có nghĩa là đi sai đạo :).

Chị Giao có bài này hay quá, chị dịch từ nguồn nào vậy?
 
Hoàng Lê Vĩnh Hưng đã viết:
Nhưng mà em chỉ muốn thể hiện suy nghĩ của mình ra đây thôi. Có ai đồng quan điểm với em thì giúp hộ em mấy lời. Còn nếu mọi người ủng hộ tôn giáo thì em xin hỏi một câu theo luật nhân quả: tại sao mọi người không theo đạo hết đi (đạo la đúng mà, phải đi con đường đúng đắn chứ)?

Em không theo đạo, mà theo "chủ nghĩa duy vật", là em đúng theo cái lý, và đúng theo suy nghĩ của em.

Em phỉ báng tôn giáo, mở miệng kêu gọi một cách thiếu ý thức, thiếu cân nhắc, là cái sai của em.

Anh không theo đạo, nhưng anh không thể đồng tình với cách ăn nói của em, nên không thể giúp. Mỗi người có một quan điểm, một cách nghĩ, và một chủ nghĩa riêng (duy vật hay duy tâm). Dù theo chủ nghĩa nào, cũng cần tôn trọng những suy nghĩ, chủ nghĩa của người khác, chứ không phải để đem ra chửi bới.

Nói như em: "Xin mọi người hãy tránh xa và phản đối tôn giáo"
nghĩa là đạo là sai, tôn giáo là sai, và chủ nghĩa duy vật đúng, mọi người có thể sử dụng chính câu hỏi của em để hỏi lại:
Tại sao mọi người không bỏ đạo hết đi? đạo là sai mà, phải đi con đường đúng đắn chứ?
hoặc là:
Tai sao mọi người không theo chủ nghĩa duy vật hết đi? chủ nghĩa duy vật đúng mà, phải đi con đường đúng đắn chứ?

Thật là vô nghĩa khi mà đặt ra những câu hỏi như vậy.

Tất cả chỉ là tương đối (Anhxtanh). kể cả sự đúng và sai. Chủ nghĩa duy vật hay duy tâm cũng đều có những cái đúng, và có những cái sai, hay nói khác đi, những người theo chủ nghĩa duy vật, hay theo chủ nghĩa duy tâm cũng có những người làm việc đúng, và có những người làm việc sai. Vì vậy, cũng không nên quá khích làm gì.

Chắc là em không có (cái tôn giáo gọi là) "gift of tongue".
Cái này, thực ra nếu không có "gift of tongue", thì vẫn có thể học hỏi cách ăn nói, cách suy nghĩ chín chắn, có lập luận trước khi nói mà. Em theo chủ nghĩa duy vật cơ mà? nếu nói không có lập luận, thì chẳng hóa chủ nghĩa duy vật là thiếu lập luận à?

Chú ý khi dùng lời nói 1 chút nhé. Good luck
 
Mai Thanh Hà đã viết:
Em phỉ báng tôn giáo, mở miệng kêu gọi một cách thiếu ý thức, thiếu cân nhắc, là cái sai của em.
Đúng sai chỉ là tương đối mà, anh câu nệ làm gì. Em có suy nghĩ của riêng em mà.
Mai Thanh Hà đã viết:
Dù theo chủ nghĩa nào, cũng cần tôn trọng những suy nghĩ, chủ nghĩa của người khác, chứ không phải để đem ra chửi bới.
Em có chửi bới lắm đâu, với người có đạo em vẫn không bao giờ khinh thường hay chửi bới gì cả, chi bày tỏ quan điểm của em là "đạo là vớ vẩn"(theo suy nghĩ cua rieng em-miễn bình luận) nên nhớ cả họ ngọai của em theo Catholic, bạn bè của em ở Mi chủ yêu là Catholic, Protestant và Episcopal, host family của em hồi trước là Episcopal, em giờ lại học trường của Mormon, tất cả bạn bè thầy cô giáo đều là Mormon hết lũ. ngoai ra em cho rang (y kiến rieng)hình tượng CNXH cũng như một thứ tôn giáo(miễn bàn luận về vấn đề này- please) nên bạn bè bố mẹ người đồng hương vơi em, em đều cho là đang chạy theo một thứ tôn giáo, nhưng em vẫn quí mến họ và không chửi họ bao giờ, nhưng nếu mà phải nói thât thì em vẫn luôn nói:"Tôn giáo là một thứ nguy hiểm, trên đời này nên không có nó thì hơn".
 
Nhìn chung tôn giáo đôi khi gây ra xung đột, nhưng đấy là ở một số phần tử cực đoan thôi chứ theo em, khi đi theo một tôn giáo nào đó thì con người sẽ sống hướng thiện hơn.
 
Back
Bên trên