Mỗi ngày một chuyện.

Nguyễn Hoài Nghĩa
(HanoiYeu)

Điều hành viên
Chuyện 1:

Người dân Mỹ: Chính phủ gây ra vụ 11/9 để tạo cớ đánh Trung Đông

Kết quả thăm dò dư luận của tổ chức "Scripps Howard Foundation" và TT điều tra "Scripps" thuộc trường đại học Ohio, Mỹ vừa công bố cho biết, hơn 1/3 người dân Mỹ nghi ngờ Chính phủ Mỹ đã cố tình tạo ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001 hoặc cố tình không ngăn chặn vụ này để lấy cớ phát động chiến tranh tại Trung Đông.

Trong số 1.010 người Mỹ trên toàn quốc được phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 6-24/7 vừa qua, có tới 36% nói rằng rất có thể các quan chức liên bang đã tham gia vào các vụ khủng bố ngày 11/9 hoặc cố tình không ngăn chặn vụ này, vì "họ muốn Mỹ nhảy vào cuộc chiến tranh tại Trung Đông". 16% cho rằng các khối thuốc nổ khổng lồ đã được bí mật cài đặt, chứ không phải 2 máy bay chở khách, là nguyên nhân thực sự làm sụp đổ tòa tháp đôi của TT Thương mại TG ở thành phố New York, vì trên thế giới đã có nhiều tòa nhà cao tầng bị hỏa hoạn và tàn phá nặng nề nhưng không bị sụp đổ như kiểu tòa tháp đôi. 12% cho rằng vào ngày 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã bị một quả tên lửa hành trình của quân đội bắn trúng, chứ không phải bị đâm bởi một chiếc máy bay dân dụng bị không tặc. (TTXVN)

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Hình như tin này thấy na ná vụ Pearl Harbour,"hy sinh 2000 lính Mỹ để lấy cớ tham gia CTTG II" 8-|

Lầu Năm Góc đã bị một quả tên lửa hành trình của quân đội bắn trúng, chứ không phải bị đâm bởi một chiếc máy bay dân dụng bị không tặc.
Liệu các quan chức cấp cao Lầu Năm Góc có đc thông báo trước để nghỉ làm ngày hôm đó ko nhỉ?
Chỉ cần cho sập 1 tòa WTC là đủ,cần gì phải cho pentagon + tòa nhà Quốc hội bị tấn công theo? hơn nữa nếu Mĩ muốn tham chiến ở Trung Đông (thời điểm đó là lấy cớ dẹp Taliban) thì cũng ko cần nhất thiết phải "hy sinh" nhiều như thế.

@ anh Nghĩa: anh có thể cho link chính xác về thông tin này đc ko? :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì, xem lại cái này mới thấy giống trong "V for Vendetta" :)). Ironically alike, giống một cách kì lạ.

Em trích xin trích cái đoạn lời thoại trong đấy để những bác nào xem rồi thưởng thức lại, ai chưa xem thì có cớ để kiếm về xem (coi như phiếm chuyện)
Đây là đoạn nhân vật chính V nói về Adam Sutler, người đứng đầu chính phủ Anh trong phim.

Our story begins as these stories often do, with a young up and coming politician. He is a deeply religious man, and a member of the conservative party. He is completely single minded and he has no regard for political process. The more power he obtains, the more obvious his elegy and the more aggressive his supporters become. Eventually, his party launches a special project, in the name of national security. At first it is believed to be a search for biological weapons; and it is pursued without regards for its cost. However the true goal of this project is power. Complete and total hegemonic domination. The project however ends violently. But the efforts of those involved were not in vain. A new ability to wage war is born from the blood of the victims.
 
Câu chuyện thứ 2:

Ủy viên trung ương cũng quay cóp?

Nguồn từ BBC

Chính là ông Đào Ngọc Dung, ủy viên BCH Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn.

Ông Đào Ngọc Dung mắc lỗi dùng giấy nháp không có chữ ký giám thị
Báo chí trong nước đưa tin ông Đào Ngọc Dung, ủy viên BCH Trung ương Đảng, bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi tuyển sinh sau đại học.

Tin này đã được đăng trên các tờ An ninh Thế giới và Pháp luật TP Hồ Chí Minh.

Sau đó báo Tuổi Trẻ trích lời ông Nguyễn Ngọc Hiến, giám đốc Học viện Hành chính quốc gia, cho biết hội đồng tuyển sinh lập biên bản xử lý ông Dung vì trong khi dự thi môn hành chính công (ngày 27-5-2006) kỳ thi tuyển nghiên cứu sinh, ông này đã “sử dụng giấy nháp không có chữ ký của giám thị”.

Ông Hiến cũng cho biết ông Đào Ngọc Dung đã bị hội đồng thi xử lý bằng hình thức “cảnh cáo, trừ 50% số điểm của môn thi hành chính công”. Tuy nhiên, “thí sinh đã không ký vào biên bản này vì không đồng ý với mức xử lý cảnh cáo”.

Vụ này đã được báo cáo cho Ủy ban Kiểm tra và Ban Tổ chức Trung ương Đảng, Ban bí thư Trung ương Đoàn và bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân.

Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh thì trích lời trưởng ban coi thi xác nhận ông Đào Ngọc Dung đã có vi phạm là sử dụng giấy nháp không có chữ ký giám thị và đã bị thanh tra Bộ giáo dục đào tạo phát hiện.

Tuy nhiên, các báo nói ông Đào Ngọc Dung bào chữa rằng ông đã sơ suất dẫn đến vi phạm không cố ý . Ông cũng cho rằng mình bị xử lý quá nặng và đã gửi đơn khiếu nại.

Gian lận thi cử là vấn đề nóng ở trong nước hiện nay. Trong thi đại học vừa qua 1.200 thí sinh và hơn 30 giám thị đã bị xử lý kỷ luật vì vi phạm quy chế thi.

Báo chí Việt Nam cho hay các thủ đoạn gian lận thi năm nay được đánh giá là khá tinh vi với các phương tiện liên lạc 'công nghệ cao' được huy động vào cuộc.

Điện thoại di động, cho dù bị cấm, vẫn được nhiều thí sinh mang lén vào phòng thi để nghe lời giải từ bên ngoài. Máy bộ đàm cũng được sử dụng trong một vài trường hợp.

Có tin nói tại một học viện giám thị đã phát hiện ra thí sinh đội tóc giả để giấu tai nghe, dẫn đến việc tất cả các thí sinh sau đó phải... vén tóc để kiểm tra.

Chào Thân ái & Quyết thắng!
 
Ông này chắc dùng giấy nháp chép bài sẵn nên mới ầm ĩ thế, nói là nháp ko có chữ ký cho đỡ xấu hổ. Lúc bị bắt chắc cũng lại vỗ ngực ủy viên trung ương, bí thư đoàn v.v... ko chịu cúi đầu xin xỏ nên mới to chuyện.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đăng Trung: Ông này chắc dùng giấy nháp chép bài sẵn nên mới ầm ĩ thế, nói là nháp ko có chữ ký cho đỡ xấu hổ. Lúc bị bắt chắc cũng lại vỗ ngực ủy viên trung ương, bí thư đoàn v.v... ko chịu cúi đầu xin xỏ nên mới to chuyện.

* Em nói cũng có thể xẩy ra nhỉ! anh nghỉ nếu xin cũng hổng được đâu em ạ. Có thể đã bị lập trình rồi không thoát được đâu chứ cở như ông Dung thì không cần chép bài sẵn lúc đó mà thi xong rồi tráo bài cũng ok:D:D (đoán thôi nha:D)

Câu chuyện thứ 3:

Học sinh bị tâm thần ngày càng nhiều

Theo Công An Nhân Dân

Năm 2005, trong tổng số gần 5.000 người có biểu hiện "bất bình thường" đến khám, tư vấn ở Bệnh viện Tâm thần TW thì 30% là học sinh, sinh viên. Còn theo điều tra của Bệnh viện Nhi TW tại một số trường học thì cũng có tới 20% học sinh lo lắng, có biểu hiện của bệnh rối loạn tâm trí hay còn gọi là bệnh trầm cảm.
Đến thăm Tuấn tại làng Phùng Khoang, Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội. Vừa bước vào nhà thì Tuấn liền mang chiếc ổ khóa to tướng ra khóa lại. “Anh đến chơi chứ có làm việc gì khuất tất đâu mà em phải khóa cửa?”. “Em xin lỗi anh, nhưng em quen rồi. Cứ mỗi khi bước qua cửa là phải khóa ngay lại”, Tuấn cười hì hì.
Rồi Tuấn kể cho câu chuyện về tật đãng trí mà cậu đang mắc phải. Em vốn là sinh viên năm cuối ĐH Kiến trúc Hà Nội. Từ ngày học THPT, Tuấn đã tỏ ra có bệnh đãng trí. Ngoài chuyện học hành ra, cứ thỉnh thoảng cậu lại quên việc này, việc nọ. Nhiều lần Tuấn làm bạn bè và ngay cả cô bạn gái phát cáu vì cậu sai hẹn do “tự nhiên quên khuấy mất”.
Lên đại học, việc học hành càng vất vả hơn. Căn bệnh của Tuấn ngày một nặng thêm. Đã nhiều lần cậu để quên cuốn sách, cái cặp hay cả bộ quần áo ở những nơi mà cậu “chẳng còn nhớ nữa”. Từ nhỏ đến lớn luôn là học sinh xuất sắc. Lên đại học, Tuấn vẫn giữ vững thành tích học tập thời phổ thông. Để đạt được kết quả đó, cậu suốt ngày chỉ mải mê với sách. Cứ lúc nào rảnh là Tuấn đọc sách. Thậm chí ngay cả khi đến nhà bạn gái chơi, Tuấn cũng ôm theo cuốn sách để “tranh thủ đọc lúc đợi nàng”, theo như nguyên văn cậu nói với tôi.
Song có một chuyện khiến Tuấn phải giật mình và phải thay đổi lại cung cách sinh hoạt. Chỉ cách đây độ vài tuần thôi, vì thời gian nộp đồ án gấp, Tuấn phải ngồi bên bàn máy tính từ sáng đến chiều. Đến khi hoàn thành đồ án thì trời đã tối, người mệt rã rời, cậu chỉ muốn đi ngủ. Mọi lần, cứ khoảng 21-22h là cậu khóa cửa. Song do hôm đó làm mệt quá, Tuấn leo lên giường ngủ luôn.
Sáng ra đang mò dậy để đánh răng rửa mặt thì cậu không còn tin vào mắt mình nữa. Cửa vẫn khép, vậy mà cả dàn máy tính cùng con “cuốc Nhật” của cậu đã biến mất tăm không còn dấu vết. Tưởng mình nhìn nhầm, cậu vào nhà vệ sinh vã nước vào mặt cho tỉnh ngủ. Song dù cho cậu dụi mắt hàng chục lần, cảnh tượng vẫn như cũ. Tuấn chạy ra kiểm tra ổ khóa thì rụng rời: không hề có khóa.
Bần thần một lúc, Tuấn mới nhớ ra đêm qua mình đã không khóa cửa. Lòng đau như cắt, cậu đành ngậm ngùi chấp nhận coi đây là một “bài học xương máu”. Chính vì thế, Tuấn tự đặt ra cho mình cái thói quen là mỗi khi bước khỏi cửa là phải khóa ngay. Bạn bè kêu ca cũng mặc. Nhiều lần cậu tâm sự: “Có những khi ngay cả ngày sinh tớ cũng không nhớ nổi nữa”. Bạn bè thì đặt cho cậu biệt danh là “Thằng ba ngơ” do tật đãng trí của cậu.
Trần Minh Thanh, sinh viên khoa Văn, ĐH KHXH&NV, cũng khiến mọi người phải lắc đầu khi nghe câu chuyện của cậu. Năm học mới, nhờ đạt thành tích xuất sắc trong học tập, Thanh được bố mẹ mua cho một con xe Wave Alpha mới cóng để cậu đi lại đỡ vất vả. Vốn gia đình cậu cũng chả khá gì (quê ở mãi Nga Sơn, Thanh Hóa) nên cậu quyết tâm phải học thật tốt để trả công cha mẹ.
Thanh lao vào học như điên, lại làm thêm nghề gia sư lấy tiền đổ xăng và trang trải sinh hoạt chốn đô thành đắt đỏ. Do làm việc, học tập với cường độ cao, lại không khoa học nên cậu mắc cái tật hay quên. Muốn nhớ được cái gì, cậu thường phải ghi ra giấy rồi luôn đem bên mình để thỉnh thoảng giở ra soát lại.
Hôm ấy, sau khi trải qua bài thi căng thẳng xong, phóng xe ra quán ăn cơm. Khi ăn xong, cậu về thẳng nhà mà không nhớ đến chiếc xe. Đến chiều hôm sau, anh bạn thân cùng quê bỗng đập cửa phòng cậu rầm rầm. Ra mở cửa, cậu giật nảy mình lên vì tiếng quát: “Mày vẫn còn ở đây à? Con xe của mày sắp bị chuyển về đồn Công an kìa”.
Như sực tỉnh cơn mơ, Thanh lao vội ra quán cơm tối hôm trước thì thấy nhiều người đang đứng xúm quanh chiếc xe của mình. Rẽ đám đông cậu thấy xe của mình đang đứng giữa một đám “đầu gấu”. Rất may là cậu đến đúng lúc, đám người kia chưa kịp mang chiếc xe đi. Nhờ có anh bạn quen với mấy người trong đám kia nên Thanh chỉ phải khao họ một chầu bia túy lúy để trả công trông xe.
Tuấn, Thanh chỉ là hai trong số nhiều bạn trẻ mắc phải tật “đãng trí”. Điều đáng báo động ở đây là số bạn trẻ mắc phải tật này ngày càng tăng.
Đến Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương. Đang ngồi, bỗng giật mình bởi cú đập vai của một cậu thanh niên khá trẻ, mặt mũi trông rất khôi ngô. Cậu này hỏi: “Anh có 2.000 đồng không? Cho em xin”. Trông vẻ mặt của cậu rất đáng thương, rút ví đưa cho cậu ta. Cầm lấy tiền, cậu này chui tọt vào nhà vệ sinh. Lát sau cậu lại chạy ra, ngồi cạnh tôi: “Anh có 2.000 đồng cho em xin?”. Lần này thì bảo: “Hết rồi”. Thế là cậu lại chạy biến đi nơi khác.
Lát sau, chị Hiển, Trưởng khoa Lâm sàng của bệnh viện hỏi: “Cậu có cho em kia tiền không?”. Tôi gật đầu. Chị cười: “Em đó là một sinh viên bị rối loạn tâm thần, đang điều trị ở đây. Thỉnh thoảng bác sĩ có việc bận đi đâu là em ấy tranh thủ xin tiền của khách”. Chị cho biết thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân bị rối loạn tâm thần vào điều trị, trong đó có nhiều số phận rất đáng thương. Các bác sĩ, nhân viên ở đây hẳn chưa ai có thể quên em T., nhà ở quận Hai Bà Trưng, HN.
Bố T. là một con nghiện nặng, đã phải đi cải tạo vì tội buôn bán và sử dụng chất ma túy. Mẹ của cậu cũng từng phải vào tù ra khám vì tội tàng trữ trái phép chất gây nghiện. Người anh trai của T. cũng mắc nghiện nốt. Sống trong hoàn cảnh ấy, đầu năm 2005 T. phát bệnh và người nhà phải đưa cậu vào Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương.
Đầu cậu lúc nào cũng cảm thấy như bị trăm ngàn cái búa bổ vào. Nó khiến T. lúc nào cũng “ngứa chân, ngứa tay”, muốn đập phá, la hét. Gặp bất kỳ con vật gì T. cũng đánh, ngay cả người anh trai cậu cũng không tha. Vào bệnh viện, T. được các bác sĩ hội chẩn là bị động kinh. Sau một thời gian chữa trị, căn bệnh của T. đã thuyên giảm đáng kể. Sáu tháng sau, T. ra viện với bộ mặt khác hẳn. Theo những người hàng xóm kể lại, hàng ngày T. phụ giúp mẹ nấu cơm, đun nước, không đập phá, la hét hay đánh đấm gì nữa.
Chuyện của anh em V.S.-Q.S cũng khiến mọi người động lòng. Quê ở Gia Viễn, Ninh Bình, V.S đang là sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế Quốc dân. Mặc dù có tiền sử bị động kinh, song khi bình thường V.S. học rất thông minh. Bốn năm ĐH V.S. đều là sinh viên khá, giỏi. Cậu vừa hoàn thành kỳ thực tập cuối khóa thì nhận được tin người bạn thân mất. Quá đau buồn, bệnh cũ đã tái phát V.S. đã phải vào bệnh viện Mai Hương mấy tháng nay.
Q.S., em trai V.S. năm lớp 11 đã có biểu hiện bị rối loạn thần kinh. Năm nay Q.S. đang chuẩn bị thi đại học thì nghe tin anh trai phải nhập viện nên cũng phát bệnh trở lại. Giấc mơ đại học của cậu đành gác lại.
Cũng tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, gặp em T.H., là học sinh trường THCS Trung Hòa. H. nhập viện đã được hai tuần. Em có khuôn mặt xinh xắn, bầu bĩnh song đôi mắt trông rất ngây dại và có dáng đi lầm lũi như người mộng du. Chị Nguyễn Thị Hiển, mẹ H. cho biết cháu vốn là học sinh khá giỏi từ bé. Bình thường H. có tinh thần tự giác học rất cao, không bao giờ để bố mẹ phải nhắc nhở. Cứ đi học về là H ngồi vào bàn học tập, không thiết chơi bời, giải trí gì cả. Có lẽ do học hành với cường độ quá lớn, lại không dành thời gian vui chơi giải trí đã khiến cô bé mất đi những nét bình thường của một thiếu nữ mới lớn.
Còn tại Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai, tôi gặp H., sinh viên ĐH Giao thông Vận tải. H. vừa xin bảo lưu kết quả để về quê chữa bệnh.
Những ngày học THPT, H. đã lầm lì, ít nói. Nhưng không ai nghĩ đó là bệnh cả. Sinh ra ở một vùng nông thôn nghèo, H. rất cố gắng học tập. Người anh trai của cậu đã phải bỏ học vào TP HCM làm việc kiếm tiền nuôi em. Vừa nhập học được 2 tháng, bệnh của cậu đã tái phát. Mỗi lần cầm cuốn sách lên, H. thấy đau đầu, chóng mặt ghê gớm. Bệnh của cậu được xác định là trầm cảm (một dạng của rối loạn tâm căn). Chữa trị ở nhiều nơi, bác sĩ khuyên nên rời xa sách vở một thời gian.
Có thể nói, những biểu hiện bệnh lý của những học sinh, sinh viên trên thực chất là rối loạn tâm căn (các rối loạn do stress hoặc có liên quan tới stress) chứ không phải là bệnh tâm thần bẩm sinh. Nguyên nhân là do các em thiếu một phương pháp học hành khoa học, bị tổn thương về tinh thần do yếu tố gia đình hoặc tình cảm...
Theo Tiến sĩ Đỗ Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương, thì stress, căng thẳng là một tất yếu khách quan, là vấn đề lớn của thời đại. Công nghiệp hóa, sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ,... nhịp sống ngày càng khẩn trương, căng thẳng đã tạo nên ngày càng nhiều thử thách có khi là những sức ép rất mạnh. Rồi đến những thay đổi về mặt xã hội: sự phân hóa xã hội, nạn thất nghiệp, các tệ nạn xã hội, các bất cập của nền giáo dục, của nền y tế, sự thay đổi cơ cấu gia đình, mất đi các giá trị của gia đình truyền thống... cũng góp phần làm cho bệnh tâm căn ngày càng phổ biến.
Thực tế, trước và sau các mùa thi đại học, cao đẳng, đã có nhiều học sinh, sinh viên vì không chịu nổi những sức ép tâm lý đã dẫn đến những hành vi bất thường: nhẹ thì bị tổn thương thần kinh, phải nghỉ học, nghỉ thi. Nặng thì có những hành động tự sát.
Ngày 23/6, một nữ sinh 19 tuổi sắp tham dự kỳ thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng đã dại dột gieo mình từ cầu Bến Thủy xuống dòng sông Lam. Nguyên nhân vì em không chịu nổi sức ép trước mùa thi, từ gia đình, bè bạn. Năm 2005 cũng tại dòng sông này, nữ sinh Lê Thu Thủy (22 tuổi, Hà Tĩnh) nhảy xuống tự tử. Thủy thi rớt đại học 2 năm liền. Cũng trong năm 2005, khi biết tin đạt 20 điểm, chưa đủ để vào trường đại học mình mong muốn, em H. (19 tuổi, lớp Toán 2, THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định) đã thắt cổ tự vẫn. Cùng thời gian này, Hồ Văn Thương ở Phù Cát (Bình Định), từ chỗ thi rớt đại học, do suy nghĩ nông nổi, đã tự vẫn tại nhà của ông nội. Chuyện rối loạn về tâm thần bởi sức ép về học hành, thi cử và chuyện tình cảm là khá phổ biến.
Vẫn theo Tiến sĩ Hồi, thanh niên, học sinh, sinh viên cần được giáo dục và rèn luyện tốt hơn, chuẩn bị tốt hơn về mặt tâm lý khi đứng trước các khó khăn của cuộc sống như: thất bại trong học tập, thi cử, không xin được việc làm, thất bại trong tình yêu, thua lỗ trong sản xuất kinh doanh, thất bại trong thi đấu thể thao. Chẳng có cách nào khác là đứng dậy mà đi, không gục ngã về tinh thần. Ngược lại, cũng cần đề phòng mắc phải bệnh “ngôi sao”, không chủ quan buông thả khi dễ dàng có những thành công liên tiếp.
Bên cạnh đó cũng phải thay đổi về cơ chế giáo dục đến tận gốc; phải làm cho việc học hành nhẹ đi, làm một cuộc cách mạng về giáo đức, phải tạo nhiều cơ hội làm việc cho thanh niên khi ra đời và khả năng học tiếp lên cao. Gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các em giải tỏa căng thẳng. Bố mẹ hãy thấu hiểu và chia sẻ với con cái để giảm bớt gánh nặng tâm lý thi cử. Không nên ép con học quá tải hay đề ra những tiêu chuẩn nhất định phải đạt đến.
Thực ra, những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần nếu được đưa vào bệnh viện kịp thời và có những liệu pháp tâm lý phù hợp thì sẽ chẳng bao giờ có những bi kịch xảy ra. Theo bác sĩ Hiển, tháng 6, Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương nhận hai sinh viên ĐH Bách Khoa vào chữa trị trong tình trạng tâm thần bấn loạn. Chỉ trong chưa đầy một tháng, với những biện pháp chữa trị thích hợp, hai sinh viên này đã được xuất viện và đi học lại bình thường

Chào Thân ái!
 
Chuyện thứ 4: Thầy giáo gạ học sinh đổi tình lấy điểm trong topic của Nguyễn Thế Hùng:

http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=33269

Lâu quá anh Vinh không ghé HAO! chúc anh sức khỏe!

COLOR="Red"]Chuyện thứ năm: [/COLOR]

Buôn Ma Thuột: Cô giáo đánh, tát thầy hiệu trưởng ngay trong trường
Nguồn Báo Lao Động

Vì không vừa lòng với thầy hiệu trưởng, cô giáo Phạm Thị Thảo đã cùng chồng chửi mắng, đánh đập thầy hiệu trưởng trước sự chứng kiến của nhiều người, gây náo loạn cả trường học.

Chuyện xảy ra vào lúc 14h30 phút ngày 30/9/2005, tại Trường Tiểu học Phan Chu Trinh, thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo lời các nhân chứng là những thầy, cô giáo có mặt tại nơi xảy ra vụ việc, trong lúc thầy hiệu trưởng Hoàng Thiện đang làm việc với thầy hiệu phó Mai Đức Long và hai cán bộ khác của nhà trường tại văn phòng nhà trường thì cô giáo Phạm Thị Thảo, giáo viên dự phòng của trường, bước vào. Thầy hiệu trưởng hỏi: "Sao giờ này cô mới tới? Vì sao từ ngày 1/9 đến 18/9/2005, cô không đến trường? Cô tự ý bỏ việc, nhà trường sẽ không chấm công. Cô sẽ không được hưởng lương trong những ngày nghỉ"... Ngay sau đó, cô Phạm Thị Thảo đã chửi thầy hiệu trưởng bằng những lời lẽ tục tằn và xông tới tát vào mặt thầy hiệu trưởng.

Sự việc xảy ra quá bất ngờ, khiến các thầy, cô giáo có mặt lúc đó đều sững sờ. Tuy vậy, sau đó mọi người đã kịp thời can thiệp và cô Phạm Thị Thảo đã đi sang phòng khác. Thầy hiệu trưởng tiếp tục công việc.

Đến 16h50 phút chiều cùng ngày, Phùng Văn Hà - chồng cô Phạm Thị Thảo (hành nghề xe ôm) - bỗng xuất hiện trước sân trường và đi thẳng vào phòng hiệu trưởng. Trong lúc thầy hiệu trưởng đang trao đổi công việc với một số phụ huynh và một số thầy cô giáo, Phùng Văn Hà đã xông tới bưng chậu nước rửa tay trong phòng hất vào người thầy hiệu trưởng, khiến cả 5 người đang ngồi làm việc với thầy hiệu trưởng bị ướt. Còn cô Phạm Thị Thảo thì lấy cái giá (bằng kim loại) phang tới tấp vào đầu thầy hiệu trưởng, sau đó áp sát thầy hiệu trưởng dùng tay bóp vào hạ bộ. Sự việc gây náo loạn cả nhà trường. Sau đó, cảnh sát 113 đến can thiệp, hành vi đánh người của vợ chồng cô Phạm Thị Thảo mới chấm dứt.

Được biết, cô Phạm Thị Thảo có năng lực chuyên môn yếu, nhiều lần vi phạm kỷ luật nên luôn bị thầy hiệu trưởng nhắc nhở, nhưng không sửa chữa, đang bị Ban giám hiệu nhà trường đề nghị Phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố xử lý kỷ luật.

Việc cô Phạm Thị Thảo và chồng là Phùng Văn Hà đánh thầy hiệu trưởng, tuy thương tích gây ra chưa đến nỗi nghiêm trọng (chỉ bị sưng cằm, sưng mắt trái và gãy, vỡ kính đeo mắt), nhưng hành vi ấy đã gây tổn thương lớn về danh dự nhân cách người giáo viên, gây bất bình lớn đối với cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh của nhà trường. Dư luận đang chờ đợi sự xử lý nghiêm minh của pháp luật và ngành giáo dục - đào tạo thành phố Buôn Ma Thuột.


Nghĩa rùa!
 
Câu chuyện thứ sáu:

Tổng thống Mỹ ca ngợi thành tích học tập của học sinh gốc Việt
Nguồn TTXVN

Nhân buổi lễ tuyên dương các học sinh Việt Nam tốt nghiệp loại thủ khoa và á khoa tại các trường trung học ở thành phố Houston (bang Texas, Mỹ), vừa được Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam tại đây tổ chức hôm 6/8, Tổng thống G.Bush đã gửi thư ca ngợi thành tích học tập xuất sắc của học sinh gốc Việt, đồng thời chúc mừng những em được vinh danh.

Đài truyền hình KHOU, thuộc hệ thống CBS của Mỹ, đã đưa tin về buổi lễ này, trong đó có phỏng vấn đại diện ban tổ chức cũng như hai em học sinh được tuyên dương.

Đây là hoạt động thường niên do Hội Văn hóa Khoa học Việt Nam ở Houston tổ chức từ 10 năm nay, nhằm tuyên dương và phát thưởng cho các học sinh Việt Nam thi tốt nghiệp trung học tại Houston và vùng phụ cận đạt thành tích cao.

Năm nay, có 31 học sinh Việt Nam đã tốt nghiệp hoặc thủ khoa hoặc á khoa tại tổng số gần 60 trường trung học ở Houston và vùng phụ cận. Đây là con số kỷ lục trong suốt 10 năm qua, và đã gây sự ngạc nhiên cho người bản xứ vì cộng đồng người Việt Nam chỉ chiếm 2% dân số Houston và vùng phụ cận. Năm 2006 cũng là năm “kỷ lục” với bảy giải thưởng được trao trong buổi lễ. Diễn giả danh dự của buổi lễ năm nay là bà Nguyễn Trần Hương, Tiến sĩ khoa học, người đã được công ty Walt Disney trao giải thưởng “Nhà giáo xuất sắc nhất nước Mỹ năm 1994”, hiện giảng dạy tại khoa Sư phạm, Đại học California.

Chào Thân ái!
 
Ko biết những hs gốc Việt giỏi giang này là hs VN đi du học hay con cháu của boat people đây?
 
Anh nghĩ học sinh chắc đa số là con em Thuyền nhân! anh sẽ tìm hiểu vấn đề này nhé.
 
Ko biết những hs gốc Việt giỏi giang này là hs VN đi du học hay con cháu của boat people đây?

Anh nghĩ học sinh chắc đa số là con em Thuyền nhân! anh sẽ tìm hiểu vấn đề này nhé.

"boat people"? "Con em thuyền nhân"? Mọi người không thấy xúc phạm khi dùng những cụm từ này một cách vơ đũa cả nắm?


Mà cái này cũng chỉ là một PR move thôi, không nhất thiết là đáng phải khen ngợi lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Thiên Phước đã viết:
"boat people"? "Con em thuyền nhân"? Mọi người không thấy xúc phạm khi dùng những cụm từ này một cách vơ đũa cả nắm?

Có thể anh cũng hơi hiểu ý của Phước trong chuyện này. Tuy nhiên em có thể nói rõ hơn một chút không. Ví dụ như tại sao như vậy lại là vơ đũa cả nắm (cái này chắc dễ vì có nhiều người đi theo diện "trật tự" (HO) hoặc là đi vào năm 75 - không phải thuyền nhân) - nếu có thể thì nhờ Phước thử liệt kê những nhóm khác nhau thì tốt. Tại sao lại là xúc phạm với một số người? Và quan trọng nhất là nên dùng (những) cụm từ như thế nào để không xúc phạm đến ai.

Cám ơn Phước trước.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
"Mà cái này cũng chỉ là một PR move thôi, không nhất thiết là đáng phải khen ngợi lắm."

Tại sao lại không đáng ngợi khen ạ ?ý anh là gì thế ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi ng chắc chỉ nói để phân biệt thôi, chứ chắc chả ai có ý xúc phạm gì đâu Phước :D.
 
Mọi người không thấy xúc phạm khi dùng những cụm từ này một cách vơ đũa cả nắm?
Sao anh lại nghĩ đó là xúc phạm nhỉ :( tại em thấy tất cả mọi người,kể cả ngươì Mỹ đều gọi là boat people đấy thôi.Nói như anh có lẽ nên gọi là Vnese exiles thì mới ko xúc phạm.
 
Nguyen Hoai Nghia đã viết:
Chuyện 1:

Người dân Mỹ: Chính phủ gây ra vụ 11/9 để tạo cớ đánh Trung Đông

Kết quả thăm dò dư luận của tổ chức "Scripps Howard Foundation" và TT điều tra "Scripps" thuộc trường đại học Ohio, Mỹ vừa công bố cho biết, hơn 1/3 người dân Mỹ nghi ngờ Chính phủ Mỹ đã cố tình tạo ra vụ khủng bố ngày 11/9/2001 hoặc cố tình không ngăn chặn vụ này để lấy cớ phát động chiến tranh tại Trung Đông.

Trong số 1.010 người Mỹ trên toàn quốc được phỏng vấn qua điện thoại từ ngày 6-24/7 vừa qua, có tới

36% nói rằng rất có thể các quan chức liên bang đã tham gia vào các vụ khủng bố ngày 11/9 hoặc cố tình không ngăn chặn vụ này, vì "họ muốn Mỹ nhảy vào cuộc chiến tranh tại Trung Đông". 16% cho rằng các khối thuốc nổ khổng lồ đã được bí mật cài đặt, chứ không phải 2 máy bay chở khách, là nguyên nhân thực sự làm sụp đổ tòa tháp đôi của TT Thương mại TG ở thành phố New York, vì trên thế giới đã có nhiều tòa nhà cao tầng bị hỏa hoạn và tàn phá nặng nề nhưng không bị sụp đổ như kiểu tòa tháp đôi. 12% cho rằng vào ngày 11/9/2001, Lầu Năm Góc đã bị một quả tên lửa hành trình của quân đội bắn trúng, chứ không phải bị đâm bởi một chiếc máy bay dân dụng bị không tặc. (TTXVN)

Chào Thân ái & Quyết thắng!

H mấy thấy cái này,nhắc lại 1 số sự kiện

Thế kỷ 19,15-2 -1898, tuần dương hạm Mianmi của Mỹ tự dưng bị nổ tại cảng Havana,Mỹ có cớ đánh Tây Ban Nha ,kết thúc cuộc chiến là 1 loạt thuộc địa của Tây Ban Nha bị rơi vào tay Mỹ,Cuba chịu ả hưởng của Mỹ, TBN cắt nộp Mỹ Puerto Rico, đảo Guam và Phillipin

Thế kỷ 20,Có ai quên đc Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ,tàu tuần dương Mỹ tự dưng bị Bắc Việt tấn công,Mỹ tạo cớ nhảy vào Việt Nam ,hậu quả thế nào thì...

Thế kỷ 21,11/9/2001 ,Mỹ tự dưng bị khủng bố , Mỹ đánh Ap rồi Irắc và h thế giới trở thành như thế này.

Nhiều sự kiện về hình thức ko giống nhau,thời gian cách xa nhau nhưng đều dẫn đến 1 mục đích chung,.tạo cảm giác như 1 hệ thống các sự kiện tự dưng xảy ra đúng vào lúc nước Mỹ cần 1 cái cớ để thực hiện mục đích của mình.Liệu có phải chỉ là sự trùng hợp tình cờ của lịch sử hay là tính cách Mỹ đã dẫn đến những sự đau khổ tự dưng xuất hiện với những người Mỹ yêu tự do và dân chủ .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có thể anh cũng hơi hiểu ý của Phước trong chuyện này. Tuy nhiên em có thể nói rõ hơn một chút không. Ví dụ như tại sao như vậy lại là vơ đũa cả nắm (cái này chắc dễ vì có nhiều người đi theo diện "trật tự" (HO) hoặc là đi vào năm 75 - không phải thuyền nhân) - nếu có thể thì nhờ Phước thử liệt kê những nhóm khác nhau thì tốt. Tại sao lại là xúc phạm với một số người? Và quan trọng nhất là nên dùng (những) cụm từ như thế nào để không xúc phạm đến ai.

Sao anh lại nghĩ đó là xúc phạm nhỉ tại em thấy tất cả mọi người,kể cả ngươì Mỹ đều gọi là boat people đấy thôi.Nói như anh có lẽ nên gọi là Vnese exiles thì mới ko xúc phạm.

Có thể mình hơn nhạy cảm, mình xin lỗi, có thể phân biệt người Việt Nam sống ở Mỹ vs. du học sinh Mỹ, hoặc là người VN định cư vv.


Tại sao lại không đáng ngợi khen ạ ?ý anh là gì thế ?

Ý mình không phải là không đáng khen ngợi mà là "không đáng khen ngợi lắm" bởi vì nó là một Public relation move của tổng thống Bush trong kỳ tuyển cử tháng 11, 2006 cho đảng Cộng Hòa này, cho nên sẽ thường phóng đại sự việc lên một chúc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên