Môn võ của từng người

Karatedo ! nung nấu sức mạnh , ý chí và nghị lực .Và rèn luyện thể hình , tăng cường sức khỏe .
 
lâu lâu mới vào box

Karatedo ! nung nấu sức mạnh , ý chí và nghị lực .Và rèn luyện thể hình , tăng cường sức khỏe .

đúng đấy ông bạn à
5 năm trước lúc tôi mới học Karate cũng hừng hực khí thế như ông thôi
nhưng nói thật ông đừng thất vọng:
Ko biết chỗ ông tập thế nào chứ những chỗ tôi đến xem thì hiện nay các võ đường chỉ huấn luyện cho võ sinh đi thi đấu thôi,chả dạy cách tự vệ hay thực chiến đâu.Nếu mà ông thầy ông cho tập toàn nhảy cóc,tập chạy,thi đấu thể thao thì ông học đến 3 năm như tôi thì ra đường cũng chả đánh được ai đâu.
 
Đúng đấy ! Nhưng tôt theo học từ bé đến giờ nên đành gắn bó với nó luôn Và ở đây ko có môn võ nào nữa nên học vậy thôi .
 
He he thật là khổ ha! Mình giờ ngồi chơi Võ Lâm đồ sát cho đỡ buồn vì học xong ra ngoài dám đánh ai đâu, mạnh thì sợ thua, yếu thì ngại nó có .... đại ca ở nhà.
Mình không thích nữa thì tập môn khác thui! Nhà mình có ông anh tập võ cũng lâu lắm (gọi là lẩu võ thì đúng hơn), khi mình tập VX phản đối hết mình.
Nhưng mình thấy thích đeo theo, bỏ tương đối nhiều thứ để theo nổi đến bi giờ
 
làm gì có ai giỏi mà chỉ học 1 môn võ đâu
khái niệm từng môn võ chỉ là tương đối thôi
giống như học văn hóa thì ko ai chỉ học 1 môn cả
 
Nói thì thấy ai nói cũng hay lắm:(. Thôi, nhờ cả nhà một chút, nếu có thời gian và thực sự quan tâm tới võ thuật, có ai có thể tham gia giúp đỡ bọn này dc ko? :(.
Đang làm giải Karate đây mà ko có ng giúp đỡ.
Vũ ơi, có ở trên Y!M ko? Cho tớ nick nhé!
 
Các môn võ cũng chỉ gần gần nhau thôi, cái này bắt nguồn từ cái kia. Mấy đòn thế căn bản thì chả khác mấy.
 
Cái đó thì rõ ràng ^^ Tại vì căn bản thì cũng chỉ có nhiêu đó thôi, bảo làm sao không giống nhau :D
Có điều cái phân biệt môn này với môn khác là ở quan niệm của môn võ đó về nguyên lý vận động, cách sử dụng đòn thế, hoàn cảnh sử dụng...
Bản thân tôi thì cho rằng đó chỗ khác biệt đó mới là quan trọng. Đơn giản vì những điều này thể hiện quan điểm của con người: Của người sáng lập ra môn võ, và của những người yêu thích và ủng hộ nó :)
 
Võ thuật giống nhau cũng là điều tương tự
Vì chúng ta đâu có 3 chân 4 tay mà có thể chiến đấu một cách khác biệt được.
Võ thuật cũng như bao môn khác,cũng có sự tiến bộ và thay đổi.Ngày xưa thì con người ta quan sát thú vật và cho ra các thể loại như:hổ quyền,long quyền,xà quyền,hầu quyền.....Còn bây giờ thì võ thuật tiến bộ các chiêu thức trở nên thực dụng hơn,hiệu quả hơn
 
Không nghĩ thế :p
Chuyện võ thuật tiến bộ hơn, cái đó thì đúng. Cái gì mà chả phải đi lên. Không đi lên thì có mà tàn hết :D
Võ thuật thực dụng hơn, cái này không chắc lắm nên không nói nhiều :D Có điều cũng phải công nhận là bây giờ các đòn thế được đơn giản hóa đi nhiều, mục đích cuối cùng là để hạ gục đối phương nhanh chóng. Chứ các đòn thế trong võ cổ truyền, thấy vẫn còn hoa mỹ quá. Trong khi thực ra mà nói, kể cả các cụ võ sư, cũng có bao giờ sử dụng đúng đòn kiểu đó đâu ? Chỉ lấy ý là chính, hình ít khi đúng hoàn toàn :D
Nhưng mà thi đấu võ bây giờ thì hòa bình hơn xưa. Ngày xưa thì dùng chỏ, gối thoải mái. Giờ thì cấm rồi. Thực ra muốn phổ biến võ cổ truyền thì phải làm cho nó gần gũi với mọi người hơn. Phải làm sao cho người ta thấy võ cổ truyền ít tính nguy hiểm, mà lại giống thể thao ^^ Khổ nỗi làm thế thì nhiều người lại cho rằng mất đi tính dữ dội của đấu võ. Cũng khó thật...
 
Mà công nhận là nếu như chuyển các môn võ trở thành môn thể thao thì nó có vẻ là được đón nhận rộng rãi hơn nhưng thế thì sẽ mất đi cái hay của võ thuật,các đòn thế thì bị giới hạn.
Đơn giản như vụ võ cổ truyền thôi,đi xem võ cổ truyền mà thấy võ sĩ đấu như đánh quyền anh vậy.
Nhưng kể ra cũng khó thật,vì mấy đòn trỏ với gối nguy hiểm quá,ăn 1 đòn trỏ cũng có thể mất máu ko cầm được mà thua.
 
Cái vụ cầm máu không được là còn nhẹ nhàng đấy. Chỉ sợ bị dính dị tật suốt đời thì toi.
Thực ra nói cấm chỏ gối làm mất đi tính dữ dội. Cái này tớ không biết nên nghĩ thế nào. Ngẫm thấy nó cũng đúng, vì các cụ mình hồi xưa thượng đài cũng dùng các đòn ấy. Vậy nên ai cũng phải nỗ lực hết mình, và người dám lên đài thì một là phải giỏi, hai là phải có bản lĩnh.
Nhưng mà bây giờ võ thuật đem ra dạy đại trà. Ít ai chịu bỏ ra cả chục năm trời nỗ lực rồi mới lên đài lắm. Giờ chỉ cần tập 1,2 năm, có khả năng một chút là đấu ngay. Thế mà vẫn cho dùng những đòn kia thì lại lắm vấn đề. Vả lại như Tán Thủ, cũng có thể coi là kiểu đấu võ đài hiện đại của võ cổ truyền TQ, cũng cấm dùng chỏ, gối mà có ai dám bảo là không hay, không dữ dội đâu ?
 
khổ!
Đấy là Wushu đã được nghiên cứu,chắt lọc tinh hoa từ tất cả các môn võ cổ truyền của TQ.Còn võ cổ truyền của ta thì làm gì đã có một sự nghiên cứu nào đâu.
Mà ông anh nói cũng rất đúng,lẽ ra những người được thượng đài phải thực sự giỏi và bản lĩnh.Tại bây giờ chủ nghĩa thành tích,ai cũng muốn đẩy gà của mình đi thi đấu lấy thành tích.
 
Nếu nói VCT nhà mình chưa được nghiên cứu thì không đúng. Nhiều là khác ấy chứ. Thậm chí đã đề ra được mấy bài thống nhất chung cho các lò VCT đấy thôi. Có chăng là các cụ mới thống nhất về phần quyền pháp, còn đối kháng thì chưa thấy có gì cải tiến được.
Nói đi cũng phải nói lại. Cải tiến kiểu gì thì cải tiến, không thể để nó trở nên dễ nhầm lẫn với Tán Thủ được. Xét một cách tổng quát thì VCT VN và TQ có nhiều điểm tương đồng nhau, vì thế, nếu không cẩn thận thì không khéo phần đối kháng VCT sẽ trở thành Tán Thủ của Việt Nam mất. Nhất là đặc điểm của đấu đối kháng, các đòn thế cần đơn giản, hữu hiệu, dễ sử dụng và phù hợp với đại đa số thể trạng của võ sĩ.
Ở trên có nói rằng đòn thế cơ bản của các môn võ cũng tương tự nhau. Cuối cùng, khi quy đối kháng về các đòn đơn giản thì làm sao mà tránh khỏi bị người ta coi là mình tự sáng tạo lại Tán Thủ ?
 
Nói nghiên cứu thì chưa đáng chút nào cả.Vì thống nhất các bài quyền chỉ là chuyện tập họp mọi người lại và bàn bạc.Còn chuyện nghiên cứu thì phải là xem đòn đánh nào hiệu quả hợp với người Việt,chắt lọc tinh hoa của VCT.
Còn chuyện cải tiến thế nào để khỏi nhầm với tán thủ thì khó thật,tại VCT của VN cũng na ná với Kungfu của TQ.
 
Ấy, chuyện tập hợp mọi người, rồi thì bàn bạc mà thống nhất, nói nghe đơn giản, chứ nhiêu khê ra phết đấy. Tại vì mỗi môn một kiểu lý luận, một kiểu quan niệm. Cùng một bài quyền, bao giờ môn này môn kia chả có dị biệt. Để làm ra một bài chuẩn được số đông công nhận không phải dễ. Bao nhiêu nghiên cứu về mức độ hợp lý của đòn thế, của cách phát lực, của lý luận thì mới thuyết phục được mọi người chứ.
Chuyện nghiên cứu đòn thế cho thích hợp với người Việt, tớ lại thấy không cần lắm, tại vì khi một môn võ đã được người Việt bảo tồn và phát triển cho đến giờ thì đương nhiên nó đã được chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất với người Việt rồi, còn đâu các động tác không phù hợp nữa ^^
Còn chuyện cải tiến thế nào để khỏi nhầm với tán thủ thì khó thật,tại VCT của VN cũng na ná với Kungfu của TQ.
Riêng câu này mà vác ra mấy võ đường cổ truyền thì cậu bị ăn chưởng là cái chắc. Nói "na ná" chả khác quái gì bảo VCT VN học là 1 dạng cải tiến từ VCT TQ ra, chứ không phải là công sức các cụ nhà mình sáng tạo. Chỉ có thể nói là có nhiều điểm tương đồng thôi ^^
Mà thực ra thì nói là có nhiều điểm tương đồng, nhưng trong những cái gọi là tương đồng ấy, có nhiều cái sai khác lớn ra trò. Có điều không phải dân nhà nghề, cũng không nghiên cứu sâu nên không phân biệt được thôi.
 
em có thể nói thẳng là môn võ nào chả giống nhau,trừ khi là con người có thêm chân hoặc tay hay hóa thành hổ hay sư tử.
tất cả cũng chỉ quanh ra 2 hướng thẳng và vòng,đòn thế thì chỉ có đấm đá cùng lắm là dùng ngón tay như long quyền hoặc hổ quyền ngày xưa.
bây giờ xu thế hội nhập,thông tin các môn võ có thể dễ dàng biết được=====>mọi người học tập cái hay của nhau=====>giống nhau là chuyện bình thường.
 
Vậy tớ cũng nói thẳng là tớ không nghĩ cậu đúng :p j/k
Thực ra như tớ nói rồi, chuyện khác biệt nhau, không phải dân luyện các môn đó thì khó mà biết được. Tất nhiên xét về kỹ thuật đánh mà nói, thì cũng gần gần như nhau, và nếu mà nghiên cứu một cách khoa học để đưa ra các đòn thế hợp lý nhất cũng không phải quá khó. Việc làm này người thành công nhất có lẽ là Lý Tiểu Long ^^
Nhưng vấn đề là ở chỗ VCT nó không như võ hiện đại. VCT còn có các công phu của mình, mà theo tớ thâm sâu nhất là khí công. Tất nhiên, cũng chả cần luyện đến mức đấm vỡ gạch đá, hay chém vỡ chai làm gì, nhưng mà không thể phủ nhận vai trò của khí công trong việc duy trì sức khỏe. Tác dụng của khí công đã được chứng minh rõ ràng, đâu thể bỏ đi.
Nói về khí công, mỗi môn một quan niệm, mỗi môn một kiểu luyện, thống nhất kiểu gì đây ???
 
judo: rèn luyện ý chí và tâm hồn
nam hồng sơn và nhất nam: thể hiện tính tự tôn dân tộc trong con người
thái cực quyền:tình thần và trí tuệ
 
Back
Bên trên