Môn võ của từng người

Đúng là nếu như ta tính VCT vào thì câu nói của em hoàn toàn sai.
Còn nếu như ta chỉ tính những môn võ hiện đại và những môn võ thuật được cải tiến và chắt lọc như wushu hay vovinam thì em cho rằng câu nói của em đúng:)) .

judo: rèn luyện ý chí và tâm hồn
nam hồng sơn và nhất nam: thể hiện tính tự tôn dân tộc trong con người
thái cực quyền:tình thần và trí tuệ

ù té quyền:giữ lại cho ta tính mạng:))
 
Còn nếu như ta chỉ tính những môn võ hiện đại và những môn võ thuật được cải tiến và chắt lọc như wushu hay vovinam thì em cho rằng câu nói của em đúng
Wushu được tạo ra để giới thiệu tinh hoa võ thuật TQ cho thế giới. Nhưng mà theo tớ biết thì chương trình huấn luyện của wushu không có khí công, không có công phu ( những ông biểu diễn, chắc chắn là học môn khác rồi mới đầu quân cho wushu ). Và một điểm nữa của wushu là người diễn taolu thì không biết đánh sanshou, còn dân sanshou chả biết bài quyền nào của taolu cả. Đặc điểm này cực kỳ nổi bật, sao gọi là không phân biệt được với các môn khác ^^
Vovinam thì gần gần kiểu tổng hợp tinh hoa các phái lại, nhưng tớ thấy vẫn tạo nên những nét riêng, chưa kể môn này luyện tinh thần cho môn sinh rất ghê, sao lại gọi là na ná các môn khác ^^
judo: rèn luyện ý chí và tâm hồn
nam hồng sơn và nhất nam: thể hiện tính tự tôn dân tộc trong con người
thái cực quyền:tình thần và trí tuệ
Chắc là cậu nói đúng, tớ đầu óc ngu si, không biết gì nhiều về việc luyện môn nào thì được những gì
Có điều tớ thấy có lẽ ý kiến đó cũng hơi gượng ép. Bản thân tớ thì cho rằng luyện cái gì cũng vậy, quan trọng là mỗi người tự ngộ được ra cái gì kìa :) Tất nhiên, việc ngộ ra này cũng có phụ thuộc vào quan điểm của môn võ mà người ta tập, nhưng tớ nghĩ chủ đạo vẫn là bản thân người tập thôi.
 
Tớ phục bạn Vũ sát đất rồi đấy! Đi đến đâu cũng thấy bạn nói về võ thuật như là kể về bản thân ý, kính nể:D. Tớ mang tiếng cũng học Thiếu Lâm đến 2 năm chứ ít ỏi gì, thế mà giờ đụng đến, hỏi gì tớ tịt liền, chả mấy khi tìm hiểu về các môn khác lắm. Chỉ biết mỗi cái chạy loăng quăng tìm viejec này việc nọ để làm:(, buồn.
 
Vovinam thì gần gần kiểu tổng hợp tinh hoa các phái lại, nhưng tớ thấy vẫn tạo nên những nét riêng, chưa kể môn này luyện tinh thần cho môn sinh rất ghê, sao lại gọi là na ná các môn khác ^^

Theo em nghĩ thì cái nét riêng biệt tạo ra chúng ta sự cản trở để thể hiện mình.Như ông anh biết thì võ thuật hiện đại ko phải là sự dập khuôn theo kiểu thằng này đánh kiểu môn phái này,thằng kia đánh theo kiểu môn phái kia mà là sự thể hiện chính mình,cách đánh mang phong cách riêng của chính mình chứ ko phải là sự dập khuôn,bắt chước của ông thầy dạy mình hay bất cứ người khác.
Mỗi môn võ có 1 sự khác biệt của nhau nhưng khi lên sàn đấu thì liệu sự đặc sắc hay khác biệt của môn võ đấy liệu có được thể hiện ko?Hay sự đặc sắc,khác biệt đó lại là sự cản trở cho sự sáng tạo và thể hiện mình của võ sĩ.

Tớ phục bạn Vũ sát đất rồi đấy! Đi đến đâu cũng thấy bạn nói về võ thuật như là kể về bản thân ý, kính nể. Tớ mang tiếng cũng học Thiếu Lâm đến 2 năm chứ ít ỏi gì, thế mà giờ đụng đến, hỏi gì tớ tịt liền, chả mấy khi tìm hiểu về các môn khác lắm. Chỉ biết mỗi cái chạy loăng quăng tìm viejec này việc nọ để làm, buồn.

Nói cũng chỉ là nói xuông thôi,chứ thực sự thì trình độ thực sự của tớ có đến đâu đâu.Còn việc tìm hiểu này thực chất là sự dụng nhiều sự suy luận chứ thực chất tớ chỉ tìm hiểu kĩ nhất là Triệt Quyền Đạo (Jeet Kune Do) thôi,còn môn khác chỉ thỉnh thoảng nghe mọi người nói và đọc qua thôi.
 
Trích dẫn:
judo: rèn luyện ý chí và tâm hồn
nam hồng sơn và nhất nam: thể hiện tính tự tôn dân tộc trong con người
thái cực quyền:tình thần và trí tuệ

Chắc là cậu nói đúng, tớ đầu óc ngu si, không biết gì nhiều về việc luyện môn nào thì được những gì
Có điều tớ thấy có lẽ ý kiến đó cũng hơi gượng ép. Bản thân tớ thì cho rằng luyện cái gì cũng vậy, quan trọng là mỗi người tự ngộ được ra cái gì kìa Tất nhiên, việc ngộ ra này cũng có phụ thuộc vào quan điểm của môn võ mà người ta tập, nhưng tớ nghĩ chủ đạo vẫn là bản thân người tập thôi.
đây chỉ la chí hướng theo học từg môn của tớ thôi.cảm ơn
cái mà cậu nói tì nó con phải la cái nghiên cứu của riêng minh nữa
 
Theo em nghĩ thì cái nét riêng biệt tạo ra chúng ta sự cản trở để thể hiện mình.Như ông anh biết thì võ thuật hiện đại ko phải là sự dập khuôn theo kiểu thằng này đánh kiểu môn phái này,thằng kia đánh theo kiểu môn phái kia mà là sự thể hiện chính mình,cách đánh mang phong cách riêng của chính mình chứ ko phải là sự dập khuôn,bắt chước của ông thầy dạy mình hay bất cứ người khác.
Quan điểm của Lý Tiểu Long đúng không :p Chắc cậu là fan của Lý ? Tớ cũng vậy :D
Quan điểm này tớ hoàn toàn không phản đối. Nhưng mà cái nét riêng tớ nói ở đây là cái khác, không phải là như ý cậu nói. Nét riêng của từng môn võ, theo ý tớ, là hệ thống kỹ thuật và chương trình huấn luyện của nó. Hai thứ này chính là cái tạo nên điểm khác biệt của từng môn võ.
Nghe thì khá là mâu thuẫn với quan điểm của Lý, nhưng tớ nghĩ là không. Tại vì thực ra các kỹ thuật cũng giống như nguyên liệu nấu ăn vậy, nấu món nào là tùy sở trường của mình ( quan điểm của Diệp Vấn :p Không dám nhận là tớ nói được thế ). Không có nguyên liệu thì không thể có món ăn. Cũng như vậy, không có các kỹ thuật căn bản thì làm sao mà thể hiện bản thân mình ? Bản thân Lý, khi nói đến việc thể hiện cái tôi của cá nhân, cũng nhấn mạnh rằng để đi tới điều này thì việc tập luyện các kỹ thuật là điều cần thiết ^^
Mỗi môn võ có 1 sự khác biệt của nhau nhưng khi lên sàn đấu thì liệu sự đặc sắc hay khác biệt của môn võ đấy liệu có được thể hiện ko?Hay sự đặc sắc,khác biệt đó lại là sự cản trở cho sự sáng tạo và thể hiện mình của võ sĩ.
Quan niệm của Lý là: Chỉ cần hạ được địch thủ, không cần biết anh dùng đòn nào, và của môn phái nào ^^ Đó là tính thực dụng
Quan niệm của các cụ nhà mình: Mỗi môn có tuyệt chiêu riêng, và môn sinh khi đã được truyền các tuyệt kỹ đó thì sẽ khắc chế được đối thủ.
Thực ra có thể các cụ không sai, tại vì qua bao nhiều đời thì các kiểu đòn do các cụ tổng hợp lại đã khá nhiều rồi. Nhưng mà tớ vẫn nghĩ Lý đúng, đơn giản vì quan điểm của Lý giải phóng con người khỏi những ràng buộc tự mình đặt ra. Vả lại các cụ khi lên sàn có mấy khi đi đúng 100% tuyệt chiêu đâu, tại vì có phải địch thủ nó làm đúng theo thế để cụ đánh ? Chỉ lấy ý của chiêu thôi. Cuối cùng thì vẫn là tự người đánh cả ^^
Tớ phục bạn Vũ sát đất rồi đấy! Đi đến đâu cũng thấy bạn nói về võ thuật như là kể về bản thân ý, kính nể. Tớ mang tiếng cũng học Thiếu Lâm đến 2 năm chứ ít ỏi gì, thế mà giờ đụng đến, hỏi gì tớ tịt liền, chả mấy khi tìm hiểu về các môn khác lắm. Chỉ biết mỗi cái chạy loăng quăng tìm viejec này việc nọ để làm, buồn.
Yêu để mà tập cũng đã là quý rồi, chuyện tìm hiểu hay không là sở thích của từng người ^^ Vả lại không có người hay chạy đi tìm việc thì lấy đâu ra hoạt động :D
đây chỉ la chí hướng theo học từg môn của tớ thôi.cảm ơn
cái mà cậu nói tì nó con phải la cái nghiên cứu của riêng minh nữa
Chà, nếu vậy cậu biết ở HN có ai dạy TCQ không ? Chỉ cho tớ với :D Tìm mãi mà không ra.
 
Lần trước viết bài hơi vội,quên ko ghi đó là của LTL.
Chuyện các môn võ khác nhau thì ko thể bàn cãi.Vì nó dựa vào con người của từng nơi,từng vùng như dáng vóc,thể trạng và cả địa hình nơi đó nữa.

Quan niệm của Lý là: Chỉ cần hạ được địch thủ, không cần biết anh dùng đòn nào, và của môn phái nào ^^ Đó là tính thực dụng
Quan niệm của các cụ nhà mình: Mỗi môn có tuyệt chiêu riêng, và môn sinh khi đã được truyền các tuyệt kỹ đó thì sẽ khắc chế được đối thủ.
Thực ra có thể các cụ không sai, tại vì qua bao nhiều đời thì các kiểu đòn do các cụ tổng hợp lại đã khá nhiều rồi. Nhưng mà tớ vẫn nghĩ Lý đúng, đơn giản vì quan điểm của Lý giải phóng con người khỏi những ràng buộc tự mình đặt ra. Vả lại các cụ khi lên sàn có mấy khi đi đúng 100% tuyệt chiêu đâu, tại vì có phải địch thủ nó làm đúng theo thế để cụ đánh ? Chỉ lấy ý của chiêu thôi. Cuối cùng thì vẫn là tự người đánh cả ^^

Em ko biết ông anh học khối nào còn em thì học khối D nên văn học cũng biết tàm tạm.
Quá trình phát triển của văn học cũng có phần giống với võ học.Ngày xưa trong thơ văn điều tối kị là nói đến cái tôi của mình (vô ngã),các niêm luật của từng câu thơ rất chặt chẽ.Rồi từ từ cái tôi được đề cao,con người trở thành tâm điểm trong văn chương,các niêm luật dần dần được loại bỏ.
Em thấy võ thuật cũng như vậy,mặc dù ko biết nhiều về lịch sử các môn võ cổ nhưng theo hiểu biết sơ lược của em thì đúng là như vậy thật.Vì ngày xưa người ta hay tự đề cao môn võ của mình.Người này theo phái này thì dường như chỉ dùng chiêu của phái này ko bao giờ ngó đến cái hay của phái khác(chỉ có 1 số ít người là làm khác)=====>tự trói buộc mình.

VCT tức là môn võ cổ nên theo em thì tôn chỉ của nó ko thể như các môn võ hiện đại được.
Cái tuyệt chiêu mà ông anh nói theo em chính là cái cản trở chính mình sáng tạo như LTL nói.Tuyệt chiêu với các môn võ cổ chính là những chiêu thức được nhiều đời chắt lọc thành 1 chiêu hay.Nhưng liệu mình có phù hợp với chiêu này ko? (vì đó ko phải là của mình) =====>thể hiện cái khác biệt của võ cổ và võ hiện đại.
Với em thì bây giờ với võ hiện đại thì tuyệt chiêu chính là chiêu thức mình sử dụng thành thạo nhất,hiệu quả nhất và phải thể hiện là mình nhất.
 
Người này theo phái này thì dường như chỉ dùng chiêu của phái này ko bao giờ ngó đến cái hay của phái khác(chỉ có 1 số ít người là làm khác)=====>tự trói buộc mình.
Không hẳn. Thực ra người học võ, ai cũng mong mình học được nhiều. Biển võ mà ^^ Có điều ngày xưa quan hệ thầy trò phức tạp hơn giờ. Thường để học thành tài thì trò phải học với thầy cả chục năm. Khi ấy thì thầy vừa là thầy, vừa là cha. Quan hệ thầy trò khá là thân thiết. Vì thế nên khi chọn đệ tử, các sư phụ chọn rất kỹ, để đảm bảo không chọn phải kẻ xấu, mà quan trọng nhất là không phải thằng lừa thầy phản bạn ^^ Vậy nên có phải cứ muốn là học được đâu.
Giờ thì khác. Các võ đường nhiều, cứ đóng tiền vào là học được, cũng đơn giản hơn. Quan hệ thầy trò cũng ít còn được như trước. Tất nhiên là vẫn còn có những ông thầy như xưa, nhưng mà không nhiều nữa.
Còn vụ tự hào về môn phái của mình thì ai chả thế ^^ Nói gì thì nói, vẫn là môn mình chọn học, mà lại không thấy nó hay thì khó mà lên cao được. Chưa kể học xong, ai chả muốn áp dụng ^^ Chỉ là cách người tà thể hiện ra vừa phải hay thái quá mà thôi.
Cái tuyệt chiêu mà ông anh nói theo em chính là cái cản trở chính mình sáng tạo như LTL nói.Tuyệt chiêu với các môn võ cổ chính là những chiêu thức được nhiều đời chắt lọc thành 1 chiêu hay.Nhưng liệu mình có phù hợp với chiêu này ko? (vì đó ko phải là của mình) =====>thể hiện cái khác biệt của võ cổ và võ hiện đại.
Với em thì bây giờ với võ hiện đại thì tuyệt chiêu chính là chiêu thức mình sử dụng thành thạo nhất,hiệu quả nhất và phải thể hiện là mình nhất.
Nếu xét về tự do cá nhân thì tư tưởng của Lý đúng là nhất rồi ^^
Có điều tớ cũng nói rồi đấy. Mặc dù vẫn có tuyệt chiêu truyền lại, nhưng các cụ cũng vẫn dặn là phải linh hoạt trong giao đấu, và chủ yếu dùng ý của chiêu chứ không phải là hình. Vậy nên bản thân các cụ cũng đã có một phần tư tưởng đó rồi, có điều nó không toàn diện như Lý thôi.
Võ hiện đại chú trọng đến tính thực dụng. Vì thế, các động tác được tinh giản đến tối đa. Cái quan trọng là người luyện tập cho tốt, còn áp dụng thế nào thì tùy trường hợp. Tóm lại vẫn là linh hoạt ^^
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mọi người là 1 cá thể riêng biệt và có cách nghĩ khác nhau ko thể bắt buộc.
Em ko nói là việc học các tuyệt chiêu và các đòn thế được chắt lọc và truyền từ đời này sang đời khác là ko hay.

Về nhu thì em ko biết nhiều nên ko dám nói.Còn cương thì em theo quan điểm là lấy đòn thế cơ bản làm căn bản,rồi từ đó tập đi tập lại những đòn đó cho ngày càng nhanh hơn,mạnh hơn,chuẩn hơn rồi tập đối kháng cho tăng phản xạ và kinh nghiệm thay vì học nhiều bài quyền hay những chiêu thức khác.

Vì nhu em mới được học nên em thấy nhu cũng là 1 dạng tuyệt chiêu như trên,nó được chắt lọc qua kinh nghiệm của nhiều đời và qua đó chúng ta học và sử dụng linh hoạt nhưng thực sự chúng ta vẫn chưa thực sự thể hiện mình.Vì với 1 cách nắm tay này thì rất ít người có thể làm với sự khác biệt 1 cách rõ ràng so với chiêu cơ bản.Vì các đòn nhu là 1 hệ thống các chiêu ghép lại, chỉ có những người tập lâu năm thực sự thoát khỏi khuôn khổ vì suy cho cùng thì nhu cũng như cương,cũng có các đòn cơ bản (vặn cổ tay,xoay khớp vai,bẻ cổ tay...=đấm thẳng,đấm vòng,đá thẳng....)

Với quan điểm của em thì thực sự phải tập đối kháng thật nhiều vì nếu tập các đòn đơn giản thì khi gặp đối thủ đánh nhiều đòn thì chân tay có thể bị loạn và khua khoắng lung tung.
 
Với quan điểm của em thì thực sự phải tập đối kháng thật nhiều vì nếu tập các đòn đơn giản thì khi gặp đối thủ đánh nhiều đòn thì chân tay có thể bị loạn và khua khoắng lung tung.
Chưa chắc ^^ Nhiều khi học lắm quá chả biết xài cái nào. Vả lại võ hiện đại quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài kiểu đấm với đá. Cái quan trọng là người ta sử dụng như thế nào kìa.
VCT lắm tuyệt chiêu, nhưng một là ai cũng chỉ sở đắc được một vài tuyệt chiêu thôi, hai là mấy đòn đó cũng chỉ dựa trên căn bản thôi mà. Cái chính là nắm vững cơ bản, và biết khi bị thế này thì làm thế nào, tớ cho đó là mục đích của tuyệt chiêu vậy.
Cách của Lý là để mỗi người tự tìm ra phản ứng của mình, còn VCT thì là đi theo cái đã có sẵn. Bảo tư tưởng của Lý tự do là vậy ^^
 
Chưa chắc ^^ Nhiều khi học lắm quá chả biết xài cái nào. Vả lại võ hiện đại quanh đi quẩn lại cũng chỉ có vài kiểu đấm với đá. Cái quan trọng là người ta sử dụng như thế nào kìa.

Vì thế mới phải tập đối kháng thật nhiều,để xem đòn thế nào phù hợp với mình nhất.Tạo cho mình phản xạ trước những đòn đánh và quan trọng hơn là biết được cảm giác khi đánh đối kháng (sát khí,áp lực...)
 
Vì thế mới phải tập đối kháng thật nhiều,để xem đòn thế nào phù hợp với mình nhất.Tạo cho mình phản xạ trước những đòn đánh và quan trọng hơn là biết được cảm giác khi đánh đối kháng (sát khí,áp lực...)
Thực ra tớ cho rằng tập đối kháng nhiều để lấy kinh nghiệm và cảm giác là chính, chứ mấy cái cậu nêu thì không đồng ý lắm.
Nếu nói là để xem đòn phù hợp với mình nhất, thì có vẻ đang tự giới hạn bản thân lại trong một số đòn phù hợp, trong khi thực chiến đâu phải vậy ^^ Mỗi người có sở trường riêng nên sẽ có cách đánh riêng, nhưng đó là phong cách của từng người chứ không phải là đòn thế ^^
Còn vụ lấy cảm giác tức là cảm giác va chạm, chứ mấy cái sát khí và áp lực, e rằng hơi khó ^^
 
Nếu nói là để xem đòn phù hợp với mình nhất, thì có vẻ đang tự giới hạn bản thân lại trong một số đòn phù hợp, trong khi thực chiến đâu phải vậy ^^ Mỗi người có sở trường riêng nên sẽ có cách đánh riêng, nhưng đó là phong cách của từng người chứ không phải là đòn thế ^^
Còn vụ lấy cảm giác tức là cảm giác va chạm, chứ mấy cái sát khí và áp lực, e rằng hơi khó ^^

Đòn thế hợp với mình nhất,ý của em nghĩa là đòn nào mình dùng hiệu quả nhất ,tốc độ nhanh nhất,lực mạnh nhất.VD:em khá nhất là đòn chân,trong đó vòng cầu thuận là ổn nhất.======>để mình có thể nhận biết được đòn nào mình đã khá và những đòn nào để tập luyện thêm:)>-
Chứ ko phải ý em là thấy mình có 1 đòn chuẩn nhất rồi từ đấy cứ chỉ chăm chăm sử dụng chiêu đó.b-)

Còn việc sát khí và áp lực thì phải có trình độ cao mới có thể làm được.Vì nếu như hăng máu quá có thể sẽ làm người cùng tập bị thương nếu như ko biết kìm lực.
 
Còn việc sát khí và áp lực thì phải có trình độ cao mới có thể làm được.Vì nếu như hăng máu quá có thể sẽ làm người cùng tập bị thương nếu như ko biết kìm lực
Đấu với cao thủ thì chỉ cần nhìn vào mắt người ta là đã thấy sợ rồi, nói gì đến dám đấu ^^ Chả hiểu tại sao, chứ mắt mấy ông thầy, bình thường thì rõ hiền, khi cần thì sắc đến phát khiếp lên được ^^
 
Đấu với cao thủ thì chỉ cần nhìn vào mắt người ta là đã thấy sợ rồi, nói gì đến dám đấu ^^ Chả hiểu tại sao, chứ mắt mấy ông thầy, bình thường thì rõ hiền, khi cần thì sắc đến phát khiếp lên được ^^

Công nhận thế thật
Hình như ai tập võ 1 cách nghiêm túc thì đều có ánh mắt như thế cả
 
Tớ nghĩ cũng chưa hẳn. Tập nghiêm túc chưa đủ. Phải là lâu năm, và thật sự là cao thủ thì mới có cái thần đó được.
 
Tớ nghĩ cũng chưa hẳn. Tập nghiêm túc chưa đủ. Phải là lâu năm, và thật sự là cao thủ thì mới có cái thần đó được.

Đúng là thực sự phải là cao thủ thì mới có cái thần đó.
Còn tập lâu thì chưa chắc.VD như hồi em mới chuyển sang taek,có thằng đai trắng ti toe ra đánh 1 bác đai đen 1 đẳng,bác kia chả dám ho he gì cứ để cho nó đánh (1 vs 1 thôi).Đó là cái cách mà nhiều võ đường karate hay taek bây giờ,võ sinh cứ 3 tháng là lên 1 cấp,chả cần biết thi như thế nào nữa (cũng như đi học văn hóa bây giờ làm gì có ai đúp,phải ở lại lớp<===== bệnh thành tích mà)
Liệu tập võ mà đến tinh thần kém đến mức tự bảo về bản thân mình cũng ko dám thì liệu làm sao có thể được cái sát khí đó nữa là.Tuy học võ mình ko phải hơi tí là cậy sức nhưng mình cũng ko để thằng nào bắt nạt.
 
Còn tập lâu thì chưa chắc.VD như hồi em mới chuyển sang taek,có thằng đai trắng ti toe ra đánh 1 bác đai đen 1 đẳng,bác kia chả dám ho he gì cứ để cho nó đánh (1 vs 1 thôi).Đó là cái cách mà nhiều võ đường karate hay taek bây giờ,võ sinh cứ 3 tháng là lên 1 cấp,chả cần biết thi như thế nào nữa (cũng như đi học văn hóa bây giờ làm gì có ai đúp,phải ở lại lớp<===== bệnh thành tích mà)
Cái chuyện này thấy nó hơi quái đản nhỉ ^^
Tại vì nếu đến đai đỏ thì cũng chả lâu lắm. Tae có 12 cấp thì phải, mỗi cấp 3 tháng thi 1 lần, tức là khoảng 3 năm thì xong cái đai đỏ. Có điều muốn lên đai đen thì phải luyện liên tục trong 2 năm liền, ông thầy xét nếu đạt về kỹ thuật rồi mới cho lên. Ít ra khổ luyện cũng phải 5 năm chứ ít gì. Khoảng thời gian đó cũng đủ để tự tôi luyện thành cái gì đó rồi chứ ^^
Chuyện này tớ nghĩ may ra thì có 2 khả năng:
1/ Chú đai trắng kia có tố chất sẵn rồi ^^ Xương cứng, đòn mạnh, không sợ đau.
2/ Bác đai đen kia hoặc là nhát quá, hoặc là ngại đau :D
Nhân tiện bàn về cái đai trong võ thuật, thực ra tớ nghĩ cái đai có thể coi như một giấy chứng nhận về thời gian học võ là chính, tại vì phải sau bao lâu đó mới có thể lấy được đai. Về kỹ thuật, tất nhiên cũng phản ánh được một phần nào đó, bởi đai càng cao thì đòi hỏi kỹ thuật càng khó. Nhưng mà có lẽ vẫn chưa phản ánh được nhiều, tại vì võ đâu phải chỉ kỹ thuật là đủ ? Nếu mà chỉ kỹ thuật không thì các vị nổi danh giang hồ một thời hóa ra cũng như những người đi học võ khác ???
Liệu tập võ mà đến tinh thần kém đến mức tự bảo về bản thân mình cũng ko dám thì liệu làm sao có thể được cái sát khí đó nữa là.Tuy học võ mình ko phải hơi tí là cậy sức nhưng mình cũng ko để thằng nào bắt nạt.
Cũng khó ^^ Cái tinh thần này cho mấy con gà công nghiệp ăn thì còn xơi mới tiêu hóa xong ^^
 
1/ Chú đai trắng kia có tố chất sẵn rồi ^^ Xương cứng, đòn mạnh, không sợ đau.
2/ Bác đai đen kia hoặc là nhát quá, hoặc là ngại đau

Thằng đai trắng kia cũng khá gấu,em cũng biết nó.Còn thằng cha kia thì là siêu nhát,ko hiểu đi học võ được cái gì.

Cũng khó ^^ Cái tinh thần này cho mấy con gà công nghiệp ăn thì còn xơi mới tiêu hóa xong ^^

Bây giờ học sinh hay là nói tuổi như em,toàn được nuôi theo kiểu gà công nghiệp,đi học xong là về nhà,ko đi đâu hết (ra đường toàn chơi với bọn hư hỏng,tại nạn giao thông.... <==== lời của các phụ huynh)
=====> chán ......
 
Thằng đai trắng kia cũng khá gấu,em cũng biết nó.Còn thằng cha kia thì là siêu nhát,ko hiểu đi học võ được cái gì.
Thế thì chú đai trắng kia đi học hoặc là để vui, hoặc là vì nó thích, chứ còn chiến thì nó biết rồi còn đâu ^^
Còn ông đai đen kia thì...tớ cũng chả biết, có thể thế thật. Chắc cũng gà công nghiệp ^^
Bây giờ học sinh hay là nói tuổi như em,toàn được nuôi theo kiểu gà công nghiệp,đi học xong là về nhà,ko đi đâu hết (ra đường toàn chơi với bọn hư hỏng,tại nạn giao thông.... <==== lời của các phụ huynh)
=====> chán ......
Đám bằng tuổi của tớ cũng thế chứ nói gì. Thời nào chả có gà công nghiệp ^^ Chẳng qua là số lượng ít hay nhiều thôi.
Giờ nhiều người quản con kỹ quá, đâm ra khả năng tự lập kém, hiểu biết xã hội cũng kém nốt. Bố mẹ nào chả thương con, sợ con đi đường thì bị làm sao. Nhưng mà giữ kiểu này thì hơi cực đoan ><
 
Back
Bên trên