Leo Tolstoy & Anna Karenina

Hoàng Nghi Trân đã viết:
Trang với mình đứng trên hai góc độ khác nhau nhìn vào một việc nên sẽ thấy khác nhau, nhưng thực chất thì có lẽ cũng cùng quan điểm.

Ai bảo thế, Trang rõ ràng là người theo chủ nghĩa Tự Do, còn Trân theo phái Bảo Thủ rõ rành rành :p
 
Trang iu! Hôm nay Trân đang có hứng bàn luận nên vào tiếp chiêu của Trang tiếp vậy.

Mình thì không nghĩ là hay phán xét người khác lại thuộc về nhân bản của con người đâu, mà chỉ đơn thuần là có người có, có người không thôi, tuyệt đối không phải tất cả đều như vậy. Thế này, 1 lần nữa, mình cũng không phán xét việc người khác có thói quen "phán xét" thiên hạ là tốt hay xấu.

Mình thì cũng không biết là những người như thế là xấu hay tốt, nhưng mà nghĩ là chắc sẽ chẳng vui vẻ lắm khi phải ở gần những người như thế

Trang không phán xét những người có thói quen "phán xét" thiên hạ là tốt hay xấu nhưng tự bản thân Trang cũng nghĩ rằng gần những người đó là không vui vẻ gì lắm. Thế là tự trả lời vấn đề của mình rồi nhé. Và cũng suy rộng ra, thực tế chẳng có gì là hoàn toàn tốt và hoàn toàn xấu cả, mỗi người có một định nghĩa ranh giới của mình, nhưng gần một số người (với một số tính cách) thì mình cảm thấy thoải mái và tin tưởng còn những người khác (và tính cách khác) thì không thích thú. Trang chẳng cần bảo cái lý trí của mình "phán xét" ai cả, mà tự nhiên sẽ nhích sang thích gần gũi với ai mình cảm thấy hợp hơn thôi. Chuyện Anna cũng thế.

Nhưng Trân đã bao giờ tự đặt câu hỏi cho mình là tại sao bạn lại cần người khác phán xét, và cho rằng đó hoàn toàn là điều đáng nên làm chưa?

Mình có cảm giác như là Trân dường như đã quan trọng hóa cuộc sống, con người, sự việc quá tới mức độ biến chúng thành quá đỗi...giản đơn

Câu thứ hai nếu theo cách hiểu của Trân thì cũng là một cách phán xét đấy Trang iu. Hoặc cũng có thể chúng ta sẽ bắt đầu lại từ đầu bằng việc định nghĩa "phán xét" là gì.

Còn câu thứ nhất thì Trân nói không rõ nên Trang hiểu không đúng lắm. Theo Trân thì "phán xét" (hay dùng đúng từ theo ý mình hơn là "nhận xét") về người khác là điều thuộc về thuộc tính con người, kiểu như biết cái lưỡi biết được chanh thì chua và muối thì mặn, cái đầu biết được người này thì hoạt bát người kia nóng nảy. Vì nó gắn với cái mà gọi là ngưu tầm ngưu, mã tầm mã nên nó là điều đáng làm thôi. Nhưng cũng không đồng nghĩa là mình cần người khác phán xét (hay nhận xét) mình hay những gì mình làm.

Còn nói về việc người khác phán xét (nhận xét) mình là điều đáng làm (?) hay đáng quan tâm hay không, thì tùy vào từng trường hợp mà nói không hay có. Trang iu, trừ khi Trang sống một mình biệt lập tự cung tự cấp chẳng liên lạc với người nào khác giống như mấy ông đạo sĩ trên đỉnh Tuyết Sơn thì Trang mới hoàn toàn không phải suy nghĩ quan tâm đến những gì người khác nói/phán xét/nhận xét etc. Trang mà còn dính dáng tơ vương đến người nào thì những hành động Trang làm có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến tương lai sức khoẻ tình iu tình củm của người đấy, dẫu muốn hay không Trang cũng phải take người đấy into account khi đang quyết định điều gì liên quan chẳng hạn. Có những thứ Trang cứ quyết định mà làm, Trang có good intention nhưng hành động của Trang vẫn lại hurt người khác (cái này trong đời phổ biến lắm cơ, chả đếm được đâu), thế thì Trang cũng cần cái nhận xét/phán xét của người ta như là một feedback cho mình chứ. Nếu không thì làm sao mà improve được? Trang như lẫn lộn giữa khái niệm phán xét/nhận xét của người khác để làm inputs cho việc mình quyết định như thế nào với cái quyết định của mình thì phải? "Người ta nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân" Các cụ đã dạy rồi, cả Trân với Trang đều đồng ý thế. Rốt lại thì người quyết định cuộc đời mình dĩ nhiên một phần chủ yếu là mình chứ ai (không muốn dùng thể absolute vì bọn Tây hâm bây giờ cũng đâu có dám giương cao lá cờ "autonomy" với cả "individualism" nữa đâu). Đấy là cái mà Trân nghĩ là bọn mình cũng cùng quan điểm đấy. Nhưng thực ra có thật thế hay không hay có hiểu được nhau không lại là chuyện khác :D


Với lại sống ở đời, Trang lại nghĩ là con người ta tốt hơn hết hãy đừng tự đặt ra các nguyên tắc riêng về cuộc sống và cách sống, vì như thế rất dễ khiến cho họ trở nên cứng nhắc, bởi cũng như cuộc sống là vô cùng và muôn hình muôn vẻ, con người ta chính vì vậy cũng cần phải mềm dẻo, và linh hoạt để có thể thích ứng được với mỗi tình huống, hoàn cảnh sống khác nhau.

Cá nhân mình thì nghĩ rằng chẳng ai hiểu mình bằng chính mình cả, hơn thế nữa người ngoài cuộc chẳng thể tường tận, hiểu rõ được mọi chuyện như người trong cuộc, nên họ hoàn toàn chẳng có cơ sở nào để mà đánh giá và thậm chí phán xét người khác cả; và mình lại càng không muốn phải bị phụ thuộc vào ý kiến, nhận định của người khác để giúp mình có thể đi tới quyết định, lựa chọn cho mỗi hành động của bản thân. Tất cả mà 1 con người cần và phải làm chỉ đơn giản là hỏi kĩ bản thân cái intention cho mỗi hành động của mình và chịu trách nhiệm cho nó, vậy thôi.

Cái này có phải là nguyên tắc sống không hả Trang?

Mà nói về thứ này thì dài dòng lắm. Qua cơn bão cây lau biết rạp mình theo chiều gió thì sống mà cây tùng cứ ương bướng đứng thẳng thì gãy. Thế nhưng cũng chả ai thích người mà "gió thổi chiều nào theo chiều nấy" được. Nguyên tắc cứng nhắc quá không tốt, mà linh hoạt mềm dẻo quá đến trở thành không có chính kiến, không phân biệt tốt xấu cũng chẳng phải là hay. Trân cũng chẳng nghĩ Trang là người thích theo linh hoạt theo kiểu vậy, nếu không tính Trang đã không phải là người thích tranh luận. Và đã nói rồi, cái gì thái cực quá thì không tốt. Mà nói như sách thì phải biết cân bằng những mâu thuẫn đấy thế thôi.

Về vấn đề hôn nhân và gia đình thì Trân rút ra khỏi cuộc chơi vì can tội thiếu kinh nghiệm. Chỉ muốn nói nốt với Trang là Trang đọc sách nhiều là điều tốt nhưng cũng đừng nghe lời sách nói nhiều quá. Nhất là những sách nào nói dài nói dai nói lằng nhằng sẽ thành nói dại. Tin lũ viết sách đấy nửa phần thôi (nghe bọn nó nói lúc nào chả thuyết phục!), nửa còn lại đi thực nghiệm xem có đúng là mình yêu chồng mình có phải là vì mình yêu mình không và có phải mình chỉ lựa chọn cái tốt nhất cho mình không etc... Thế rồi viết lại sách chê bai hoặc khen ngợi cái quyển sách cũ đấy để người đời sau còn đọc, còn biết giá trị của quyển sách cũ, và còn có thể chê bai hay khen ngợi mình :D

Trang với mình đứng trên hai góc độ khác nhau nhìn vào một việc nên sẽ thấy khác nhau, nhưng thực chất thì có lẽ cũng cùng quan điểm.

Ai bảo thế, Trang rõ ràng là người theo chủ nghĩa Tự Do, còn Trân theo phái Bảo Thủ rõ rành rành

Đến giờ vẫn tán chuyện được với nhau thế này là có cùng cái gì đấy rồi, chả biết là quan điểm hay là chủ nghĩa gì. Chỉ thấy là những giá trị mà chúng ta tôn trọng cũng không khác nhau lắm đâu, cô nương ạ. :p
 
:x :x Lép Tônxtôi là tác giả văn học em yêu thích nhất đấy chị Trang ạ.

Các tác phẩm của Lép Tônxtôi ở hai điểm chính làm em rất ấn tượng. Thứ nhất là nội dung tác phẩm. Dường như, mỗi tác phẩm của ông là một hành trình tìm hiểu về ý nghĩa cuộc sống. Mỗi tác phẩm đều chia ra hai lớp nhân vật: một lớp băn khoăn tìm câu trả lời cho câu hỏi cuộc đời, lớp này có Nêkhliuđôp, Pie, công tước Anđrây; lớp còn lại là minh họa, là đối tượng để nghiên cứu cho việc tìm lời giải đáp đó. Trong Anna Karêrina, cuộc đời và những tư tưởng của Levin được kể song song với Anna, như để phiên dịch, giải thích.

Thứ hai, là cách xây dựng hình tượng nhân vật, miêu tả tâm lý. Ông bắt được những suy nghĩ đắt, thoáng qua trong đầu nhân vật, và thậm chí nhân vật còn không tự ý thức được mình có suy nghĩ đó (vì đó là những suy nghĩ thuộc tiềm thức). Lep tônxtôi là 1 great interpreter. Với một cử chỉ đơn giản, ông có thể dịch ra 1 câu nói lên tất cả tâm ý nhân vật.

Nhưng có lẽ, điều làm em thấy xúc động nhất khi đọc Tônxtôi là bắt gặp con người mình, những suy nghĩ của mình trong từng nhân vật, cả chính diện, cả phản diện, và trong từng lời văn. Văn của Lép Tôn x tôi phản ánh cuộc sống 1 cách rất chân thực, đạt đến độ phơi bày hết mọi thứ trong tâm can con người, vạch ra cái cốt giống nhau trong tất cả chúng ta.

Đọc truyện, em rất khát khao được gặp Tônxtôi, để hiểu được cái con người có thể nhìn xuyên thấu cuộc sống này.

Chị Trang ơi, chị đã đọc xong chưa? Chị nghĩ gì về tác phẩm này? Có điều, em vẫn thấy "Chiến tranh và hòa ình" hay hơn.
 
Trong Anna Karêrina, cảnh ấn tượng nhất là lúc Kitty sinh con và anh trai Levin qua đời.
Còn trong chiến tranh và hòa bình, đó là lúc Andray chét.
Có phải lời giải đáp nằm trong những khoảnh khắc đó, hay nó chỉ là bắt đầu 1 chuỗi những câu hỏi khác?
 
Hì, 2 em Giang, lâu lắm chị không vào HAO nên cũng không để ý là có người trả lời topic này.

Anna là tác phẩm đầu tiên mà chị đọc của Tolstoy thôi, nhưng mà rất thích. Tác phẩm dạy chị được rất nhiều điều thú vị về cuộc sống - những câu trả lời mà chị trước kia luôn tự hỏi và bế tắc thì bây giờ chính Tolstoy đã trả lời chúng hộ chị rồi! Đọc xong tác phẩm thấy lòng mình nhẹ tênh, yên ả, và mạnh mẽ hơn bao giờ hết: the truth set you free!

Nói chung các nhân vật nữ thì chị không ấn tượng với Anna, hay Kitty, chỉ rất thích Levin thôi, chị như nhìn thấy chính mình qua Levin trong cuộc vật lộn Levin đi tìm câu trả lời cho tình yêu, và gia đình, nhất là cho mục đích sống của bản thân mà 3 câu hỏi luôn dằn vặt tâm trí, và tâm hồn Levin: What am I? Where am I? Why am I here?
Cuối tác phẩm thì Levin đã đi tìm được lời giải đáp cho mình, đó là hạnh phúc đến từ chính bên trong bản thân mỗi người, và với Levin thì hạnh phúc ở đây chính là được yêu thương và chăm lo cho những người xung quanh - những người mình yêu dấu - gia đình (với chị thì những người xung quanh ở đây không nhất thiết phải là người thân, mà có thể là hoàn toàn xa lạ, người dưng nước lã, người đời thôi :) ).

Nhân vật thứ 2 chị thích nữa là Seryozha: rất thông minh, trong sáng, lại có kiểu cách hơi bossy nữa, yêu kinh khủng :X

Đưa em cái link này, tha hồ mà vào xem tác phẩm được phân tích, cùng với tiểu sử và cuộc đời của Tolstoy nữa, hay phết ;)
http://www.oprah.com/obc_classic/featbook/anna/novel/anna_novel_main.jhtml
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mà em Giang bé thế đã chịu khó đọc sách nhỉ, chẳng bù cho chị hồi trước suốt ngày đi chơi, chẳng bao giờ ngồi nhà làm con mọt sách cả. Còn bây giờ có cho tiền bảo chị thôi làm con mọt sách cũng đừng có hòng chị thèm! :p
 
Không ngờ vẫn còn có nhiều nguời yêu thích môn Văn và các tác phẩm kinh điển nhỉ,ngày xưa bọn chị học chuyên văn mà trong lớp vẫn kiêng nói chuyện triết lí sách vở với nhau, vào đây xem các em bàn luận cũng thấy an ủi phần nào :)
Nước Nga sở dĩ sinh ra được rất nhiều thiên tài lỗi lạc : Lep Tolstoi, Dostoiepski, Puskin, Macxim Gorki một phần cũng là do truyền thống lịch sử và không khí của thời đại, khác với văn học của Pháp, văn học Nga không chỉ có âm huởng bay bổng trữ tình, mang đậm nét cá tính và cái "Tôi" của tác giả, mà còn gắn liền với cái "Ta" của nhân dân và thời điểm lịch sử khi tác phẩm ra đời...
Nếu ai đã từng đọc " Thép đã tôi thế đấy" hay "Một con người chân chính" thì sẽ hiểu là những con người của thời đại trước sống nhiệt huyết và lí tưởng tới mức nào... Hơn hẳn thế hệ của bọn mình bây giờ...
 
Chị Hiền hình như bi quan á :-/ Thời chiến với thời bình nó khác mà chị, tuy vóc dáng có đổi thay, song trách nhiệm đặt trên vai những người con của Tổ quốc thì vẫn vậy, và vẫn nặng nề như nhau. Hơn thế nữa, cái ba chữ "lý tưởng sống" thì nó vô cùng...Chỉ có điều em chưa hiểu, tại sao đối với nhiều người "chết/sống cho ai đó khác" là cao cả, đẹp đẽ, đáng ngợi ca, còn "chết/sống cho bản thân mình" thì không? Những người được coi là "sống/chết vì người khác" đó thử hỏi họ có thật sự "vì người khác" theo nghĩa thuần khiết của nó hay không?

Tại sao không nghĩ đó chỉ đơn thuần là một lựa chọn / một lựa chọn khác? Bởi cả hai đều đòi hỏi ở con người ta nghị lực và sức mạnh để đi tới quyết định sau cùng, và cho dù lựa chọn ấy có là gì thì họ vẫn tuyệt nhiên phải là những con người can đảm để mới có thể dám sống/chết với niềm tin của mình - và do vậy đều là những người hùng theo đúng nghĩa của nó.
 
Tất nhiên muốn cho cộng đồng tốt thì cũng cần phải có những cá nhân xuất sắc, việc sống chết vì lí tưởng của bản thân mình là chính đáng khi nó thực sự đóng góp một cái gì đó cho lợi ích chung. Chứ ko phải chỉ phấn đấu làm giàu, kiếm cho thật nhiều tiền bất chấp tất cả.

Có lẽ hoàn cảnh đã tạo ra con người và con người phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh...Nhưng có vẻ như con người ngày nay thông minh hơn, khôn khéo hơn và đề cao lợi ích cá nhân hơn nên đã mất đi một số phẩm chất cơ bản hay còn gọi là "Bản Chất" đã từng có ở những con người của thời đại trước!
 
Nguyễn Thu Hiền đã viết:
Tất nhiên muốn cho cộng đồng tốt thì cũng cần phải có những cá nhân xuất sắc, việc sống chết vì lí tưởng của bản thân mình là chính đáng khi nó thực sự đóng góp một cái gì đó cho lợi ích chung. Chứ ko phải chỉ phấn đấu làm giàu, kiếm cho thật nhiều tiền bất chấp tất cả.

Có lẽ hoàn cảnh đã tạo ra con người và con người phải thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh...Nhưng có vẻ như con người ngày nay thông minh hơn, khôn khéo hơn và đề cao lợi ích cá nhân hơn nên đã mất đi một số phẩm chất cơ bản hay còn gọi là "Bản Chất" đã từng có ở những con người của thời đại trước!

Chỉ riêng bản thân chủ nghĩa "cá nhân" hay "dân tộc" thôi thì không thể nói lên được điều gì về phẩm chất của một con người hay của cả một thế hệ, mà điều quyết định là ở chỗ chúng xuất phát từ đâu: từ tình yêu, hay lòng tham, hay sự sợ hãi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên