"Lựa Chọn Thành Công"

Thực ra hiệu quả của quá trình cổ phần hóa chỉ có thể thấy được sau một vài năm nữa. Trên thực tế thì Việt Nam chúng ta có rất nhiều người làm chính sách giỏi, chỉ mỗi cái là người phê chuẩn chính sách có phần thận trọng.
 
Trên thực tế thì Việt Nam chúng ta có rất nhiều người làm chính sách giỏi, chỉ mỗi cái là người phê chuẩn chính sách có phần thận trọng.

Mình có xem cái chương trìng Fullright ở HCM city, có rất nhiều case studies hay, và mình không có nghi ngờ là có rất nhiều nhânn tài với rất nhiều chính sách tốt cho nền kinh tế VN.

Tuy nhiên, rất nhiều kiến nghị tốt đã bị phớt lờ đi bởi những người có quyền lực. Dùng từ "thận trọng" mình thấy hơi không chính xác lắm. Mình nghĩ có đúng hơn thì là "bảo thủ" và "thiểu cận," hoặc là họ có quyền lợi trong chế độ hiện nay và không muốn thay đổi (vested interest) để phát triển cho cả xã hội và đất nước
 
Thực tế cho thấy không phải toàn bộ (không muốn nói là một số lượng không lớn) số người quyết chính sách có quyền lợi quá trực tiếp đến nỗi việc quyết hay không ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Cản trở bên ngoài, nếu có , đến quyết định của những người này có lẽ chỉ có thể là sức ép duy trì sự ổn định, kể cả sức ép chính trị (từ đảng và trung ương) về vấn đề này. Họ đưa ra những quyết định "an toàn".
 
Họ đưa ra những quyết định "an toàn".

Ai học macroeconomics cũng có thể biết đó là có những stages (giai đoạn) khác nhau của sự phát triển kinh tế.

Một nền kinh tế đổi mới (economy in transition) như VN cũng giống như những nền KT khác, có những giai đoạn cụ thể. Và theo quá trình phát triển hiện nay, VN đang vượt lên một giai đoạn khác. Đây là một điểm hết sức đáng mừng, và đáng khích lệ sau nhiều năm cố gắng và thành công.

Tuy nhiên từ trước đến nay, VN nằm trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế. Cái này thì tương đối dễ, chính phủ chỉ cần đi ra khỏi hoạc động kinh tế (de-regulate and detachment), giải phóng tiềm năng của người dân (entrepreneurs) --> kinh tế phát triển. Cái này có thể gọi là thời kinh tế mở cửa

Hiện nay, nền kinh tế VN đã và đang phát triển rất cao, nó đang trên đường chuyển đến một giai đoạn mới. Cái này có thể gọi là emerging maret (ai biết TV thì xin dịch giùm mình). Trong giai đoạn mới này, VN dần dần hình thành một hệ thống thị trường (cho nên có tên là emerging market). Để cho hệ thống thị trường này tiếp tục phát triển để mà tiến tới một giai đoạn cao hơn, thì công việc của chính phủ VN hơi khó hơn một chút, đó là cần phải hoàn thành 2 nhiệm vụ cùng một lúc:

1) Dỡ bở những tàn dư mà ngăn cản sự phát triển kinh tế như quá nhiều quy định và quản lý, các doanh nghiệp nhà nước ở những nơi không hợp lý vv

2) phải hình thành những thể chế để bảo đảm rằng thị trường sẽ hoạt động hiệu quả như: sự độc lập của hệ thống tài chính, luật lệ minh bạch, năng lượng, hệ thống giáo dục, hệ thống cơ sở hạ tầng vv.

Sự thất bại để mà thực hiện hai điều này thường được gọi là Institutional voids, một điều đã gây cản chở rất nhiều cho những nền kinh tế đang phát triển. Và khi nào chúng ta không vược qua được cửa ải này, thì chúng ta khó có thể nói là đuổi kịp ai.

Mình thấu hiểu là VN đã và đang cố gắng điều này, và sự không thi hành nhanh những chính sách này là bởi vì "thận trọng"?

Trên lý thuyết thì có một phần đúng. Quả là có một số chính sách thì ít nhất cũng cần cả thập kỉ để mà thành công thi hành nó. Tuy nhiên, có rất nhiều chích sách khác không cần nhiều thời gian như vậy, và đã có rất nhiều nghiên cứu về hậu quả của nó. Viện nghiên cứu Fullbright Institute ở HCM (http://www.fetp.edu.vn/index.cfm) có nhiều nghiên cứu trực tiếp về VN.

Một số chính sách cụ thể như: giải quyết một cách dứt khoát hơn những doanh nghiệp tư nhân, tạo minh bạch cho những chi tiêu của chính phủ, tạo sự độc lập cho hệ thống tài chính vv. Và những điểm chính phủ VN đã không thể hiện tốt lắm. Và dùng những biện bạch như "an toàn" và "thận trọng" thì mình nghĩ là đã đơn giản hóa vấn đề và không có rigorous.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Tờ the Economist vừa ra 1 special report về Việt Nam. Link đã được 1 anh post bên CLB Kinh tế nhưng ko thấy ai comment nên em post lại ở đây. Hi vọng mọi người quan tâm.
Đây là link đến bài đầu tiên trong special report:
http://www.economist.com/specialreports/displaystory.cfm?story_id=11041638
Link đến special report series của the Economist: (VN đang ở ngay top)
http://www.economist.com/specialreports/
Link đến bài báo trong printed edition của the Economist:
http://www.economist.com/opinion/displaystory.cfm?story_id=11089442

---------------------
Tuy special report này rất hay, nhưng em cảm thấy the Economist khen Việt Nam hơi nhiều, trong khi lại hạ thấp downplay các vấn đề lớn đang tồn tại. Ngoài ra special reports chủ yếu dựa vào các quan sát bằng mắt thường, và bình luận khá chung chung, hàm lượng phân tích lí thuyết/kĩ thuật chưa cao. So với các articles về nền kinh tế Mĩ hoặc châu Âu, em thấy special report này của the Economist ít tính technical analysis hơn.
 
Cám ơn Hà Minh đã post thêm link về cái báo cáo, thực sự là giờ vào HAO bàn luận Kinh tế thấy nản lắm, nên chỉ post link, để ai quan tâm thì click vào tự xem thôi, ko hy vọng gì comment cả. Trên facebook anh cũng để link như vậy khuyến khích mọi người vào trang chủ để comment, như thế thiết thực hơn. Ngày đầu post link, chưa có comment nào, hôm nay thì ngoài một vài người bạn đã có rất nhiều người khác comment trên The Economist, thấy user name phần nhiều là người Việt, anh thấy khá vui. Em cũng nên theo dõi comment trên đấy.
 
Mình thấy bài Economist đã không quá khi mà miêu tả những thành công rất nổi trội của Việt Nam trong mấy năm gần đây. Hơn nữa, nó cũng đó đã chạm đến một số vấn đế rất cần quan tâm. Về toàn diện, mình thấy những bài viết này rất tốt. Tuy nhiên, có một vài vấn đề cũng rất đáng quan tâm nhưng mình thấy tờ Economist đã không nhắc đến như: tình trạng giáo dục và hiệu lực của chính phủ.

Về giáo dục. Một người có thể biết những khuyết điểm của nó, mình chỉ xin đưa ra một ví dụ. Nếu mọi người còn nhớ Intel có đầu tư 1.5 tỉ dollars vào VN, họ xây dựng một vài nhà mấy ở VN. Họ cần khoảng 200 kỹ sư có chất lượng cao để điều hành những nhà mấy này. Thế là, họ tìm được khoảng 2000 kỹ sư vừa mới tốt nghiệp giỏi nhất do các trường đại học giới thiệu của Việt Nam. Intel đưa một cái test (một loại test chung mà Intel dùng để tuyển chọn kỹ sư ở khắp thế giới) cho 2000 kỹ sư vừa tốt nghiệp này và chỉ có 50 người pass mức tối thiểu của cái test này. Cuối cùng Intel phải chạy đi thuê 150 kỹ sư còn lại từ nhiều nước khác để điều hành những nhà máy của họ.

Đúng là năm năm trước thì không ai biết là Intel sẽ đầu tư vào VN, và sẽ có luận điểm là không thể trách nếu hệ thống giáo dục không quan tâm đến vấn đề này lắm. Tuy nhiên có hai vấn đề với lập luận này:

Thứ nhất, đã từ lâu VN nhấn mạnh là sẽ cố gắng vương lên phát triển một nền kinh tế công nghệ cao thay vì chỉ là xuất khẩu dầu thô. Đầu tiên là thu hút đầu tư của những công ty công nghệ cao rồi sau đó sẽ phát triển một nền công nghệ cao trong nước .

Ví dụ về Intel trên cho thấy sự thiếu hụt giữa lời nói và việc làm. Nếu không có một đội ngũ kỹ sư có kỹ năng cao, thì làm sao có thể thu hút được những công ty công nghệ cao? Làm sao tao ra một nền kinh tế công nghệ cao?

Thứ hai, hiện tại không có một sự minh bạch trong những chi tiêu cho nền giáo dục. Như vậy sẽ rất khó để mà kiểm tra và phát hiện những chi tiêu không có hiệu quả và chúng ta có thể đo lường những tiến bộ.

Thứ ba, mình biết là nó rất tốn kém, tuy nhiên đảm bảo một hệ thống giáo dục miễn phí, tối thiểu là cấp bật phổ thông là một điều rất cần thiết để tạo dựng một nền kinh tế phát triển lâu dài (education là một positive externality)

Thứ hai, vấn đề về hiệu lực của chính phủ. Ba điểm mình thấy chính phủ VN còn yếu kém: tính minh bạch, tính chuyên môn và sự thiếu trách nhiệm
Tính minh bạch – không có một sự minh bạch trong việc công bố những ngân khỏang chi tiêu của chính phủ như đầu tư vào đâu, bao nhiêu để mà có thể đo lường sự hiệu quả của những đầu tư này và chống tham những.
Tính chuyên môn – những người làm chính trị không có tham khảo ý kiến của chuyên môn một cách tính cực, dẫn đến những đầu tư thiếu hiệu năng kinh tế. Ví dụ: sự đầu tư vào một hệ thống tàu cao tốc giữa HN và HCM có hiệu năng rất kém hơn nhiều so với dùng số tiền đó đầu tư xây dựng một thông cảng quốc tế.
Cuối cùng, không có tính minh bạch và tính chuyên môn, dẫn tính tính thiếu trách nhiệm trong đội ngũ quản trị. Sự thiếu trách nhiệm này dẫn đến bảo vệ những viên chức yếu kém và cản trở những người có tiềm lực vào hệ thống quản trị
 
em đọc nguyên cả loạt 14 trang trên The Economists rồi.
Nhưng em thấy nó viết hơi bị biased.

Thứ nhất là bài "Two wheels good, four wheels better" có đề cập đến vấn đề VN ít người nghèo. Bài báo cho rằng, với mức sống cao của bộ phận giàu thì hẳn phải có 1 tác nhân nào đó (là bộ phận dân nghèo) kéo thấp thu nhập bình quân của VN xuống. Nhưng tác giả lại cho rằng thực tế VN ít dân nghèo, chủ yếu là do sự "che giấu tài sản" của đại bộ phận dân VN nên mới có chuyện này.
Điều này theo em là không đúng. Em không chắc là có thể nói VN thiếu người đủ nghèo...

Vấn đề thứ hai thì rõ ràng là trong việc khen ngợi VN, hình như hầu hết các tác giả đề cập đến các vấn đề tiêu cực như tham nhũng, lạm phát, quan liêu... quá light-hearted. Đúng là có đề cập, nhưng khi viết ở cuối và với khối lượng nhỏ như vậy liệu có hợp lý ko?

Em không biết cách nào để quote báo giấy lên, nhưng hình như ở trong báo giấy có nhiều thứ hơn thì phải :-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cho mình hỏi với, tờ Economist có lưu hành bảng tiếng việt ở VN kô?
 
http://www1.dantri.com.vn/kinhdoanh...i-nuoc-ngoai-khong-hieu-noi/2007/2/167834.vip
Tham nhũng ở Việt Nam: Người nước ngoài không hiểu nổi
WB cho rằng ở Việt Nam, hối lộ thường thông qua vợ hoặc con của những người có chức quyền (ảnh chỉ mang tính chất minh họa - Nguyên Vũ).

“Cách tham nhũng ở Việt Nam rất đặc biệt, khiến những người nước ngoài không thể hiểu nổi. Ví dụ như người ta đưa quà biếu, hoặc tiền cho vợ hay con của quan chức, thay vì đưa tiền trực tiếp”. Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của WB tại Việt Nam nhận xét.

Một vài tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam là quốc gia có tình trạng tham nhũng phức tạp. Tuy nhiên, không ít đối tượng của các cuộc khảo sát lại cho rằng tham nhũng không phải là rào cản chính trong kinh doanh. Vì sao vậy?

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới trong bản Chiến lược Hợp tác Quốc gia với Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2011 được công bố gần đây, có một điều đáng ngạc nhiên là những người trả lời khảo sát lại không coi tham nhũng là rào cản chính trong kinh doanh.

Trong Đánh giá Môi trường Đầu tư (ICA) 2006 của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam được xếp thứ tự ngang bằng như Malaysia, một trong những nước ít tham nhũng nhất của khu vực (xem bảng).

Ông Martin Rama, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam nhận xét với báo giới rằng, cách hối lộ ở Việt Nam rất tinh vi và biến ảo.

“Cách tham nhũng ở Việt Nam cũng rất đặc biệt, khiến những người nước ngoài không thể hiểu nổi. Ví dụ như người ta đưa quà biếu, hoặc tiền cho vợ hay con của quan chức, thay vì đưa tiền trực tiếp”.

Điều tra này phát hiện thấy quà biếu và tiền hối lộ được dùng trong quá trình làm việc với các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, báo cáo trên cũng phát hiện ra rằng hình thức thanh toán không chính thức không được sử dụng nhiều. Mức hối lộ bình quân trong tất cả các cơ quan là 1,8 triệu đồng.

Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới nhận xét, con số này phù hợp với một nghiên cứu mang tính chẩn đoán về tham nhũng mới được Ban chấp hành Trung ương Đảng thực hiện dựa vào “tam giác” đối tượng là người dân, doanh nghiệp và công chức thuộc bộ máy công quyền. (Dự án này do cơ quan SIDA của Thụy Điển tài trợ).

Nghiên cứu này ước tính rằng, phí tổn cho mỗi giao dịch tăng thêm từ 100.000 đồng đến 2,1 triệu đồng. Cả hai nghiên cứu đều phát hiện ra rằng những đối tượng như cảnh sát giao thông, cán bộ nhà đất, hải quan, thuế vụ thường yêu cầu hoặc nhận hối lộ.

Theo những đánh giá này, giá trị nói chung của các khoản hối lộ mà doanh nghiệp phải trả không lớn nếu so với các nước đang phát triển khác, và thấp hơn dự kiến, nếu như tính đến tốc độ phát triển của Việt Nam. Riêng WB nhận định rằng, với cách nhìn trên thì đây là một đất nước tham nhũng tràn lan, nhưng là các vụ tham nhũng vặt.

Tuy nhiên, khoản hối lộ bình quân 1,8 triệu đồng tuy không đáng kể đối với một doanh nghiệp, nhưng lại có giá trị tương đương một tháng lương trung bình tại Việt Nam, và tác động của tham nhũng loại này lên xã hội không hề nhỏ chút nào.

Cùng với các khoản chi trả không chính thức trong các dịch vụ xã hội, các buổi "phụ đạo" được gọi là tự nguyện trong hệ thống giáo dục, cho tới các dịch vụ y tế ngoài khả năng chi trả, tham nhũng vặt kiểu này đã làm cho nhiều người dân Việt Nam khó chịu.

Đây chính là câu giải thích cho sự khác biệt giữa mức độ quan ngại tương đối thấp của các doanh nghiệp, so với mức độ nhận biết về tham nhũng nói chung được thể hiện trong báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI).

Theo báo cáo của TI, chỉ số nhận biết tham nhũng xếp Việt Nam mức 2,6 điểm trong thang bậc 10 điểm, và điểm 10 là biểu hiện chuẩn liêm chính cao nhất. Trong bảng này, phần lớn các nước trong khu vực được xếp ở bậc cao hơn Việt Nam, ngoại trừ Philippines (2,5) và Indonesia (2,2).
Bài này có lâu rồi, giờ lấy lại. Tình trạng tham nhũng ở VN có thể nói cũng ko rõ ràng như chính cái bản chất của nó, hầu hết là đoán mò, nhưng khẳng định thì toàn như đúng rồi, mình cũng chẳng hiểu sao nhiều ng lại có thể chắc chắn đến thế.

Đang thắc mắc sao cái bài đơn giản thế này mà nhiều ng recommend thế, hóa ra có 14 bài :))
 
Sau khi đọc vài bài báo về kinh tế VN gần đây thì em vẫn chưa hiểu tại sao tình trạng current account deficit và trade deficit của VN lại đột ngột tồi tệ nhanh như vậy.
Quote bài trên FT mà anh Phước post:
The government estimates its trade gap in the January-April period ballooned to $11.1bn – four times the figure for the same period last year – as imports surged 71 per cent.

Sao mọi chuyện lại xấu đi nhanh như vậy nhỉ? Vì sao thời gian gần đây VN mình nhập lắm thế? :(
 
Nhập máy móc thì nhập sớm làm sớm, tăng sản lượng sớm, sao lại xấu đi :D Bản chất mong FDI với FII vào cũng để nhập máy móc chứ làm gì :D Nếu chỉ trông chờ vào lượng $ có được do sản xuất thì đã chả cần đến các loại vốn đầu tư hay vay dc làm gì. Miễn là trong đó tỉ trọng hàng nhập về để tiêu dùng ít. Nhập siêu tăng kỉ lục nhưng lạm phát lại tăng thì có cơ sở để hy vọng tỉ trọng máy móc là lớn. Nhập siêu mạnh cũng ko tốt nhưng hiện tại vẫn trong tầm kiểm soát vì FII với kiều hối vẫn bù đắp dc.

Có thể có một số nguyên nhân như lượng hàng nhập tăng vì các dự án đã đến lúc giải ngân, WTO, PPP, tỉ giá.....

Các dự án thì lúc nào cũng giải ngân, nhưng là những cái đã có từ trước. Ví dụ FDI đăng kí tăng rất mạnh, nhưng có độ trễ nhất định mới đưa vào hoạt động dc (báo chí có cái kiểu so sánh con số giải ngân/ lượng đăng kí trong năm rất khó hiểu, vì nó chả có ý nghĩa khỉ gì). Dựa vào lượng đăng kí thì các dự án tương lai sẽ ngày càng nhiều, lượng tiền giải ngân sẽ tăng dần theo thời gian.

Cái PPP có thể cũng là 1 cái gây ra áp lực lạm phát. PPP VN so với Mĩ khỏang 3.2, có nghĩa mình xuất 3.2 tấn gạo thì đủ tiền nhập về 1 tấn (cái này sẽ thấy tiền vẫn thế nhưng hàng thì giảm đi -> lạm phát), hoặc có thể hiểu xuất đi 1 tấn nhập về 1 tấn thì bị trade deficit 2.2 tấn tính theo tiền mình, xuất nhập 10 tấn thì deficit càng mạnh ->càng trao đổi mạnh thì deficit sẽ càng lớn (mà vừa vào WTO). Tất nhiên ko chỉ trao đổi với Mĩ nhưng PPP so với thế giới thì VN ở vùng trũng, tức là hệ số >1 với hầu hết các nước, nên cách hiểu này vẫn có giá trị. Tất nhiên chẳng ai đi xuất gạo rồi lại nhập gạo (nếu có thì cũng ko phải cái chính),cái tính tuyệt đối theo kiểu 3.2-1 cũng là để dễ hiểu thôi, chứ ko kết luận thế dc. Cái này nên hiểu là có 1 áp lực như thế, còn lúc nào nó thể hiện ra thì ko phải là ngay lập tức. Các giả thuyết của PPP như thị trường hoàn hảo, chi phí thấp.... đang ngày càng rõ nét nên các kết quả cũng sẽ ngày càng rõ nét hơn. Nếu đúng vậy thì nó là 1 cái ko thể bỏ qua khi xem xét lạm phát.

Tỉ giá thì $ mất giá vài chục % so với các đồng tiền mạnh khác, NDT cũng lên giá tầm 6% so với $, trong khi VND thì vẫn neo chặt vào $. Xuất khẩu của VN trên 90% kí hợp đồng tính theo $, nên khi $ mất giá thì xuất vẫn thế nhưng nhập tăng vài chục % (tính theo $, với giả thiết lượng hàng xuất nhập vẫn như cũ)

Cộng tất cả các nguyên nhân này cũng kha khá rồi :-?
 
Net export (xuất và nhập khẩu) là một chức năng của saving & investment. Nếu saving cao hơn investment, thì nước đó sẽ có trade surplus, ngược lại nếu nước đó có saving thấp hơn investment thì sẽ có trade deficit.

Sự tăng trade deficit ở VN có thể là một trong hai nguyên nhân: 1) investment tăng cao hơn nhiều ở VN, hoặc là 2) saving ở VN giảm đi rất nhiều.

Tại vì mình không có số liệu một cách cụ thể, tuy nhiên dựa trên một số thông tin mình quan sát thì mình nghĩ là có thể gồm cả 2 cái (nếu ai có thông tin khác và suy đoán khác thì xin sửa sai cho mình)

Mình nghĩ là trade deficit ở VN là do sự tăng cao của Investment

Thứ nhất, Foreign Direct Investment (FDI) vào VN vào năm 2006 là khoảng $12 tỉ dollars, tuy nhiên vào năm 2007 là $20.3 tỉ, tăng 70%.
Mình không có số liệu của domestic investment (investment của doanh nghiệp trong nước), tuy nhiên chúng ta có thể theoretically assume đó là doanh nghiệp trong và ngoài nước đều có access vào cũng một nguồn thông tin cho nên, nếu doanh nghiệp nước ngoài có tin là VN sẽ tăng trưởng, ví dụ 50% và invest 50% thì doanh nghiệp trong nước cũng sẽ tin là VN sẽ tăng trưởng 50% và invest 50%. Đương nhiên có thể không hoàn hảo, nhưng chứng ta có thể suy đoán là domestic investment cũng tăng khoảng 70%

==> Investment ở VN tăng 70% giải thích 71% tăng của import ở VN.


Chỉ đơn thuần trade deficit ở VN, mình nghĩ cũng không đáng lo ngại lắm bởi vì trade deficit không nhất định là xấu. Tuy nhiên, sự tăng trưởng rất nhanh của trade deficit ở VN là dấu hiệu của một vấn đề của nền kinh tế. Giống như ho không nhất thiết là có hại cho cơ thể, tuy nhiên nếu một người nào đó đột nhiên ho nhiều lên rất nhanh, vấn đề không nằm ở ho làm hại cho cơ thể, mà vấn đề nằm ở sự tăng trưởng đột ngột của ho là một dấu hiệu cho một căn bệnh gì đó tiềm ẩn như viêm phổi chẳng hạn.

Hiện nay, VN có 3 cái: lạm phát cao (high inflation), tỉ lệ nợ cao (high loan growth) và trade deficit cao. Cả bai dấu hiệu này cho thấy là nền kinh tế VN tăng trưởng quá nhanh (overheating) hay tình trạng "bong bóng" (bubble) và có thể sẽ trở thành không ổn định, có thể sẽ burst. Đó cũng là một lý do tại sao chính phủ VN đã cố gắng giảm độ tăng trưởng VN từ khoảng 8.5% xuống khoảng 7.5%. Những dấu hiệu này là những dấu hiệu mà Thailand dẫn đến Asian Financial Crisis 1997.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Số liệu FDI của Phước là số liệu đăng kí thôi, còn lượng giải ngân thì thấp hơn nhiều, vì thực ra là giải ngân của những dự án đã đăng kí từ những năm trước chứ của 2007 thì chưa triển khai ngay dc. Nó cũng mang ý nghĩa tương đối vì sai số quá lớn để tin cậy khi giải thích 70% (nếu có 1 dự án lớn đột ngột tham gia sẽ gây một sai lệch lớn, khoảng thời gian 1 năm quá ngắn để dùng logic này)
http://vneconomy.vn/?cat_name=10&home=detail&id=06f7f2d329de1d&page=category

Saving thì mình ko có số liệu, nhưng suy đoán khi VN đang vượt ngưỡng thoát đói nghèo thì có lẽ tỉ lệ saving phải cao hơn mới phải. Vì khi ng ta ko đủ dùng hàng ngày thì làm sao mà tiết kiệm dc.
 
Tỷ lệ saving là tính cả National saving, tức là gồm có private và public. Nếu chính phủ nước đó mà có budget deficit (chi nhiều hơn thu) thì sẽ giảm saving của cả nước.

Và trong mấy năm gần đây, thì chính phủ VN luôn có budget deficit - mình không có số liệu cụ thể là chính phủ chi như thế nào nên không có phán đoán gì cụ thể. Tuy nhiên, có thể là chính phủ của một nước đang phát triển sẽ chi nhiều tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng --> budget deficit --> low saving --> trade deficit.

Nếu như Quang đúng...thì mình nghĩ trade deficit ở VN là do cả tăng ở Investment và giảm ở Saving.
 
Vấn đề "overheating" (phát triển quá nhanh) của Việt Nam mình có nói sơ qua. Mình có đọc thêm một vài bài viết về tình trạng này, nên đưa ra một vài suy nghĩ của mình và biện pháp. Những suy đoán này là dựa trên những thông tin mình có, cho nên nếu có gì thiếu hay sai xót thì xin mọi người chỉ cho.

Mình xin quay lại 3 cái dấu hiệu hiện nay mà nền kinh tế VN có, lạm phát cao (high inflation), tỉ lệ nợ cao (high loan growth) và trade deficit (mình không biết từ tương xứng TV, ai có thể giúp mình?). Ba dấu hiệu này, mình nghĩ là chỉ ra một vấn đề ở nền KT VN đó là overheating (phát triển quá nhanh).

Trong kinh tế, có nhiều khi, chúng ta có tình trạng excessive optimism (quá lạc quan): mọi người đều rất là lạc quan tin tưởng rằng đó là nền kinh tế sẽ phát triển rất nhanh, cho nên kiếm lời từ đầu tư sẽ rất dễ. Cái này dẫn đến excessive investment (đầu tư quá nhiều): rất nhiều công ty đầu tư không dựa trên những tính toán vững chắc, ngân hàng thì cho vay rất dễ dàng. Vấn đề của sự đầu tư quá nhiều này là nó dựa vào một sự quá lạc quan vào khả năng lợi nhuận của họ - cái này tạo thành một nền kinh tế bong bóng (bubble).

Sự nguy hiểm ở đây là, cái bubble sẽ bể bởi vì tốt độ phát triển của một nền kinh tế là dựa vào một số nguyên lý cố định chứ không phải là cứ đầu tư càng nhiều thì phát triển sẽ càng tăng. (Cái này có thể được giải thích bằng marginal diminishing return: đại khái nghĩa là nếu mình bỏ $1 để đầu tư thì mình sẽ kiếm lãi khoảng $0.7; tuy nhiên nếu mình đầu tư $2, thì lợi nhuận sẽ chỉ khoảng $1.3 chứ không phải là $0.7 + $0.7 = $1.4). Nói tóm lại đến một lúc nào đó, mọi người sẽ nhận ra rằng tỉ lệ lợi nhuận trên thực tế sẽ thấp hơn nhiều so với tỉ lệ lợi nhuận mà họ đã dự tính mặt dù là họ bỏ rất nhiều vốn để đầu tư --> burst

Lấy một ví dụ trong thực tế: tình trạng kinh tế của Thailand trước khi dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chánh năm 1997. Rất nhiều nhà kinh tế học cho là, nền kinh tế của Thailand đã có vấn đề sẵn; giống như chuyện con lai và người chủ: ông chủ có một con la, ông ta bỏ rất nhiều đồ lên cho con la, con la mệt và kiệt sức, khi ông ta quăng cái áo lên, con la chịu không nổi nữa và ngã gục xuống. Cái cuộc khủng hoảng kinh tế này giống như là cái áo trong câu chuyện này.

Thailand cũng có 3 dấu hiệu mà VN có hiện nay: lạm phát rất cao, tỉ lệ nợ cao, và high trade deficit.

Tỉ lệ investment vào Thailand là rất cao; tuy nhiên tỉ lệ lạm phát cao chỉ ra rằng đó là trên thực tế những investment đó không chuyển thành khả năng kinh tế. Một lý do dẫn đến kết quả là rất nhiều investment được đưa vào bất động sản, một nền kinh tế rất là speculative (không vững vàng). Cái đó cho thấy rằng nền kinh tế Thailand rất là không vững vàng bởi vì investors (người đầu tư) một ngày nào đó sẽ thấy rằng khả năng lợi nhuận sẽ không như họ mong muốn và họ sẽ rút ra độc ngột. Bởi vì tỉ lệ nợ của các công ty là rất cao, cho nên khi investors rút ra thì các công ty này không thể hoạc động nữa bởi vì họ không thể tiếp tục chi trả cho số nợ của họ. High trade deficit ở Thailand có thể là do excessive investment vào kinh tế bất động sản, một nguyên tố dẫn đến sự không vững vàng của nền kinh tế.

Đương nhiên mình không có ý nói là VN sẽ giống như Thailand và gặp khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên, cả ba dấu hiệu trên ở VN lạm phát khoảng 21%, tỉ lệ nợ cao (mình không có data, ai có thì chỉ cho mình với) và high trade deficit cho thấy nền KT VN đang overheating, nếu không giải quyết một cách hiệu quả thì sẽ rất nguy hại.

Phương pháp. Mình xin nói ngắn gọn: sẽ có phương pháp trong short-run (thời gian ngắn) và long-run (thời gian dài).

Trong short-run: vấn đề là excessive aggregate demand - đầu tư quá nhiều, nó cao hơn equilibrium; để giải quyết điều này, chính quyền VN nên dùng policy để giảm aggregate demand: Tăng thuế, đặc biệt là hoạc động bất động sản; và kiềm hãm việc cho vay từ ngân hàng, phải có một cải cách trong tiêu chuẩn cho vay. Một vấn đề cụ thể ở VN là, những công ty nhà nước mượn rất nhiều tiền từ ngân hàng trung ương, nếu không kiềm hãm sự cho vay này thì sẽ khó có thể giải quyết vấn đề lạm phát cao.

Trong long-run: vấn đề nằm ở inadequate aggregate supply - khả năng sản xuất hàng hoát và dịch vụ không hiệu quả, cái này thì phức tạp hơn nhiều. Trong bài viết Lựu Chọn Thành Công, mình nhớ không nhằm thì đầu tư ở VN chỉ tạo ra khoảng 40% lợi nhuận nếu đầu tư cùng một số tiền đó ở những nước Đông Á ở thời điểm phát triển tương đương với VN (tức là mấy thập kỷ trước). Để giải quyết vấn đề này thì chúng ta phải tăng khả năng của nền kinh tế VN: cải cách hệ thống cơ sở hạ tầng và đô thị hóa, cái cách hệ thống giáo dục, và hiệu năng của các doanh nghiệp trong nước
 
Chắc mọi người cũng biết về "law of diminishing return (hay marginal diminishing return)": trong sản xuất với fixed (cố định, vd như đất) và variable (không cố định, vd như nhân công) nguyên tố, thì đến một điểm nào, càng tăng sản lượng nguyên liệu cho sản xuất thì hiệu suất lợi nhuận sẽ càng giảm dần đi.

Ví dụ: Một ông chủ có một xe tải, nếu ông ta thuê một nhân công thì lợi nhuận của ông ta sẽ tăng lên $5; ông ta thuê người thứ hai thì lợi suất tăng lên $7. Tuy nhiên nếu ông ta thuê một người thứ 3 thì lợi xuất chỉ tăng lên có $5 thôi. Nếu ông ta thuê người thứ 4 thì lợi xuất chỉ tăng lên $4. Trong trường hợp này tại vì càng nhiều nhân công thì càng làm vướng chân vướng tay lẫn nhau và không cần thiết khi chỉ có 1 chiếu xe tải. Cuối cùng, nếu ông ta mà cứ tăng nhân công mà không tăng xe tải , thì hiệu suất lợi nhuận sẽ càng giảm cho đến khi 0 và còn có thể đi xuống âm

Với cùng một logic đó, nếu một quốc gia không thay đổi một số nguyên tố chính thì cho dùng nước đó invest càng nhiều, thì hiệu suất của nước đó càng giảm. Các nhà kinh tế đã nghiên cứu nhiều và tìm ra hai nguyên nhân lớn nhất mà tạo ra marginal diminishing return là công nghệ kỹ thuật (technology) và hệ thống cơ chế (institution) của nước đó.

Việt Nam là một nước đang phát triển, cho nên công nghệ thông tin thì không phải là một vấn đề bởi vì mình chỉ cần nhập những công nghệ mới từ các nước phát triển. Tuy nhiên một điều rất quan trọng là VN phải cải cách hệ thống cơ chế để tránh tình bị lâm vào tình trạng marginal diminishing return: tốc độ tăng trưởng của VN sẽ giảm dần và giảm dần nếu không có thây đổi gì

Một ví dụ thực tế là, những nước Đông Nam Á khác như Thailand, Indonesia, Malaysia và ngay cả Japan; tốc độ tăng trưởng của họ giảm dần sau những năm phát triển vược bật. Tuy nhiên họ thất bại trong việc cải cách hệ thống cơ chế của họ cho nên họ mắc vào tình trạng marginal diminishing return --> tốc độ tăng trưởng của họ giảm đi rất nhiều cho đến khi họ cải cách.

Một ví dụ cổ điển khác của nguyên tắc này là Soviet Union. Nền kinh tế của Soviet Union sụp đổ là bị mắc vào marginal diminishing return do hai nguyên tố:sự tục hậu trong công nghiệ kỹ thuất và sự trì trệ của hệ thống cơ chế. Nền kinh tế của Soviet phát triển rất nhanh những năm 60s, và những năm đầu năm 70s. Tuy nhiên bắt đầu vào giữa những năm 70s, thì nền kinh tế Soviet bắt đầu đụng vào giới hạn: công nghệ kỹ thuật của họ giảm đi rất nhiều và hệ thống cơ chế của họ vẫn giữ nguyên nguyên như những thập niên 60s ==> mặc dù họ đầu tư rất nhiều, tuy nhiên hiệu suất của những đầu tư đó rất thấp, có khi còn âm ==> nền kinh tế của họ sụp đổ.
 
Back
Bên trên