"Lựa Chọn Thành Công"

Nếu bạn create Ipod ở VN thì chắc chắn bạn sẽ phá sản, vì trong demand có một đòi hỏi quan trọng là ngoài việc họ muốn mua thì họ còn phải có khả năng trả tiền, mà cái này thì supply ko thể làm dc.

Ipod là một sản phẩm được sáng chế bởi một nhóm nhân công có kiến thức cao của Mỹ nhằm vào thị trường Mỹ, chứ không phải thị trường Việt Nam. Giá tiền sản xuất của nó (input cost) là tính theo tiền Mỹ.

Nếu một nhóm nhân công có kỹ năng và kiến thức cao ở VN chế tạo được Ipod thì giá tiền của nó sẽ hoàn toàn khác liền.

Giống như một quả táo trồng ở Mỹ giá 50 cents một cái...tính ra tiền Việt thì cũng 7-8,000 đồng - chẳng lẽ vì thế mà nói là người Việt Nam không có đủ tiền để tiêu thụ táo? Cho nên ví dụ của bạn không có bác bỏ được cái "supply creates its own demand."

Cái này thì ko phải phản đối hoàn toàn, nhưng tôi cho rằng mới chỉ nói dc 1 nửa vấn đề. Nếu ko có kinh tế phát triển thì ko thể có “một đội ngũ nhân công có kiến thức và kỹ năng cao”, nó phải phát triển song hành. Để thu hút nhân lực vào một ngành nào đó ko thể ko có đầu ra cho họ. Ko có các công việc đầu ra rõ ràng thì ai sẽ chịu học? Ko có một ngành công nghiệp ở đó thì lấy đâu ra chỗ thực tập, lấy đâu đầu ra cho các nghiên cứu? Mặt khác, một đội ngũ kĩ sư như Mĩ, nếu có đến VN thì cũng phải đi thôi, lý do giải thích bên dưới.

Một ví dụ, Nandan Nilekani là một kỹ sư Ấn Độ và sáng tạo ra Infosys Technologies Ltd ở Bangalore vào năm 1981 khi mà Ấn Độ vẫn còn rất kém phát triển, và hầu như không có những công ty công nghệ cao như bây giờ. Thu nhập năm 2006-2007 của Infosys là 3.1 tỉ dollars và tổng giá thành của công ty là 30 tỉ dollars.

Nandan Nilekani giống như nhiều nhân công Ấn Độ có kỹ năng và kiến thức cao do sự đào tạo chất lượng của hệ thống đại học của họ, tận dụng sự mở cửa thị trường vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 đã đi đầu, tận dụng kiến thức, tính sáng tạo của mình tạo ra một trung tâm công nghệ kỹ thuật cao ở Bangalore có thể sánh ngang với thế giới.

Richard Florida và rất nhiều nhà kinh tế học khác đã thu thập được rất nhiều thông tin và số liệu, và họ tìm thấy một điểm chung đó là muốn tiên đoán sự phát triển kinh tế của một vùng, thì yếu tố quan trọng nhất của nó đó là khả năng có thể rèn luyện, gìn giữ một đội ngũ nhân công có kỹ năng và kiến thức cao.

Ví dụ như Silicon Valley, trước khi mà hi-tech boom thì nơi này vốn không có nhiều các công ty. Tuy nhiên với một kết hợp chặc chẽ giữa chính phủ và trường các trường đại học trong khu vực này, họ đã đào tạo ra một thế hệ các kỹ sư có trình độ rất cao trước khi hi-tech boom, đồng thời họ tạo ra một môi trường rất tự do và cởi mở, thích hợp cho entrepreneurship. Một lần nữa, supply creates demand, họ tận dụng kiến thức và tính sáng tạo của mình để tạo nên một Silicon Valley như chúng ta biết ngày hôm nay.

Boston cũng như vậy, trước thập niên 90s, Boston đa phần là các công ty tài chính. Tuy nhiên, họ bắt chước Silicon Valley, chính phủ Boston bắt tay với các trường đại học ở đó để cùng đào tạo một đội ngũ nhân công có kiến thức và kỹ năng cao, đồng thời tạo một môi trường rất cởi mở và tự do để gìn giữ nhóm nhân công này. Và kết quả là, rất nhiều sinh viên tự thành lập những công ty công nghệ kỹ thuật cao như IT và đặc biệt là biotech.

Một điều mọi người hay quên rằng đó là con người tạo ra công ty, những ngành công nghiệp mà chúng ta biết ngày hôm nay đều được tạo ra bởi những con người có kiến thức, kỹ năng và tính sáng tạo. Và với sự cách mạng trong information technology với sự toàn cầu hóa, entry cost đã giảm đi rất nhiều. Chỉ cần một môi trường tự do và cởi mở thì con người sẽ tạo ra một sự phát triển kinh tế rất lớn. Đó là một trong những điểm mấu chốt của supply creates its own demand.

Nói tóm lại, một vài điều tất yếu mà chính phủ có thể làm để phát triển kinh tế mà Florida nói trong cuốn sách "The Flight of The Creative Class" là đào tạo một đội ngũ nhân công có kiến thức và kỹ năng cao, xây dựng hệ thống tầng và tạo một môi trường cởi mở và tự do để đội ngũ nhân công này tận dụng kiến thức và tính sáng tạo của mình để tạo ra sự phát triển kinh tế. Ông ta tóm tắt bằng 3 Ts (technology, talents and tolerance).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ipod là một sản phẩm được sáng chế bởi một nhóm nhân công có kiến thức cao của Mỹ nhằm vào thị trường Mỹ, chứ không phải thị trường Việt Nam. Giá tiền sản xuất của nó (input cost) là tính theo tiền Mỹ.

Nếu một nhóm nhân công có kỹ năng và kiến thức cao ở VN chế tạo được Ipod thì giá tiền của nó sẽ hoàn toàn khác liền.

Giống như một quả táo trồng ở Mỹ giá 50 cents một cái...tính ra tiền Việt thì cũng 7-8,000 đồng - chẳng lẽ vì thế mà nói là người Việt Nam không có đủ tiền để tiêu thụ táo? Cho nên ví dụ của bạn không có bác bỏ được cái "supply creates its own demand."
Trong tất cả các tính toán của mình ở đây đều đã loại trừ PPP mà chỉ tính đến yếu tố năng suất. Ví dụ đấy ko phải nói Ipod sản xuất theo giá Mĩ thì ko bán dc ở VN, mà ở chỗ nó là sản phẩm tinh xảo, hàm lượng lao động cao, với năng suất trung bình của VN thì ko thể tiêu thụ một sản phẩm như thế (vì thế nên mới là create ở VN chứ ko phải create ở Mĩ rồi bán ở VN, chỉ giả sử VN có một đội ngũ kĩ sư chất lượng như Mĩ thôi). Xã hội nào cũng có nhiều tầng lớp giàu nghèo, và có cái trung bình. Tùy thu nhập trung bình này mà 1 sản phẩm nào đó dc coi là bình dân hay xa xỉ. Nếu đó là bình dân thì tỉ lệ lớn dân cư có thể tiêu thụ, còn nếu là xa xỉ thì chỉ một tỉ lệ nhỏ là khách hàng của nó. Bình dân hay xa xỉ chính là so sánh lượng lao động trong sản phẩm đã dc tiêu dùng với sức sản xuất trung bình. Một sản phẩm xa xỉ, nói một cách chính xác thì ko đến nỗi nó ko thể tồn tại, nhưng nó ko thể là sản phẩm chính của 1 nền kinh tế. Một sản phẩm phức tạp như Ipod trong nền kinh tế Mĩ chỉ là bình dân, nhưng so với năng suất ở VN là xa xỉ. Với 1 mức đầu tư lớn (tính theo công lao động, chứ ko phải tính theo giá trị tiền danh nghĩa), ko thể tiêu thụ với số lượng lớn (tạm thời bỏ qua yếu tố quy mô, chỉ tính theo tỉ lệ dân cư có thể tiêu thụ) sẽ đẩy giá thành lên còn cao hơn mức giá (đã loại trừ PPP) ở Mĩ. Bằng chứng cho lập luận này là các sản phẩm nghe nhạc mp3 của TQ, được sản xuất ở 1 nền kinh tế có năng suất ko quá cách xa VN, PPP xấp xỉ VN, ko phải tính theo giá nhân công của Mĩ nữa, có giá thành ở mức chấp nhận dc với ng VN, nhưng chất lượng ko thể so sánh với Ipod. Điều đó có nghĩa nếu TQ sản xuất chất lượng tương đương Ipod thì nó sẽ là 1 sp xa xỉ so với nền kinh tế. Yếu tố chất lượng này có thể nhìn thấy trong tất cả các sản phẩm của nền kinh tế. Tại sao ng VN lại chấp nhận ngồi quán vỉa hè bẩn như vậy, tại sao cái bát ai cũng biết rửa rất bẩn nhưng cũng vẫn ăn, tại sao chất lượng những cái áo ko xuất khẩu còn lại ở VN lại kém hơn những cái xuất khẩu, tại sao những ngôi nhà ở VN lại dc xây ẩu hơn nhiều so với Mĩ, tại sao 1 phần mềm đầy lỗi vẫn dc sử dụng vô tư ở VN trong khi Mĩ thì yêu cầu khắt khe hơn nhiều..... Bởi vì đầu ra của cái nọ là đầu vào của cái kia, một công nhân may ko thể trả nhiều tiền cho chủ quán ăn để rửa bát cẩn thận, ngược lại ko có ông trả tiền rửa bát cẩn thận thì chủ quán lại ko thể có tiền để mua một cái áo được may tỉ mỉ (tạm hiểu rửa cẩn thận hay may tỉ mỉ ko làm mất thêm nhiều thời gian nhưng có chất lượng tốt hơn hẳn). Cái vòng luẩn quẩn đấy là cái hạn chế khả năng có một cái đột biến, một sản phẩm chất lượng cao xuất hiện trong nền kinh tế. Ngắn gọn là so sánh chất lượng và giá Ipod với mp3 Tàu trong nền kinh tế VN và Mĩ sẽ thấy đâu là nơi sống cho mỗi cái (PPP chênh nhau khoảng 3-4 lần, chỉ việc nhân giá mp3 4 lần hoặc giảm giá Ipod 4 lần).

“supply creates demand” ko sai ở chỗ trong chừng mực nào đó thì nó có thể làm như vậy, nếu giá thành của nó ko cách quá xa khả năng chi trả (năng suất trung bình của nền kinh tế - chính xác thì phải là sản lượng bình quân, nhưng nếu coi mỗi ng đều làm 8h 1 ngày thì có thể so thẳng năng suất). Tuy nhiên phải đề phòng cái “cách quá xa” kia vì nó sẽ ko đúng trong mọi trường hợp. Bạn có thể thử với ví dụ bao giờ du lịch lên mặt trăng trở nên phổ biến ở Mĩ, ngay cả khi đồng ý với giả thiết mọi ng đều thèm lên mặt trăng.

Về ví dụ Ấn Độ, tôi chắc chắn đội ngũ kĩ sư hiện tại của họ mạnh hơn cách đây 10 năm nhiều, tương tự cho cách đây 20 năm, nếu đặt vấn đề theo cách của bạn thì tại sao họ ko phát triển đội ngũ mạnh đến mức như hiện tại từ cách đây 20 năm? Tôi ko phản đối việc phải xây dựng đội ngũ kĩ sư, ko phản đối vai trò của chính phủ trong việc này. Cái tôi muốn nói là có những rằng buộc mà họ hay bất kì ai cũng ko thể vượt qua do khách quan.

Dũng: Ko phải nói ng dân ko có đủ tiền, nhưng trong tổng thu nhập thì họ chỉ chịu chi một tỉ lệ nào đó cho 1 loại sản phẩm (ví dụ nghe nhạc như Ipod). Tạm thời bỏ qua yếu tố quy mô dân số VN bé hơn, ngay việc tỉ lệ ng trong tổng số dân có thu nhập khá đủ để mua Ipod ở VN (theo nghĩa trên) cũng nhỏ hơn Mĩ rất rất nhiều, nếu lấy chi phí nghiên cứu và các chi phí cố định nói chung chia đầu sản phẩm thì bán ở VN ko chỉ vài trăm $ đâu. Kết hợp 2 cái này thì ko dễ sống.

Ipod chỉ là 1 đại diện, mục tiêu là nói đến sức sống của sản phẩm có chất lượng cao (so với trung bình của 1 nền kinh tế nào đó)
 
Em có quen 1 tác giả trong số này, Ben Wilkinson, phó giám đốc chương trình Việt Nam , vừa phỏng vấn em :D ( alum interview cho các trường ). Ông ấy sắp ra Hà Nội :D.
Bữa trước bốc phét về tập này với ổng hay lắm :))
 
Mình nghĩ trọng tâm của bài viết này là bàn về một mô hình phát triển hợp lý cho Việt Nam. Đầu tiên ta nên thảo luận về mô hình phát triển kinh tế của các nền kinh tế mới nổi, các nước công nghiệp mới, các nước thu nhập trung bình. Từ đó phân tích ưu nhược điểm của các mô hình đó. Cuối cùng là phân tích xem Việt Nam phù hợp với mô hình nào, thuận lợi với mô hình nào hay một phần của mô hình nào? Chốt lại là mô hình phát triển của Việt Nam sẽ ra sao.
Do đợt này bận quá, mình không có thời gian để trao đổi. Để 1 -2 tuần nữa vậy. Tuy nhiên, mình khuyến nghị khi tranh luận về kinh tế nên lấy thực tế kinh tế làm cơ sở, tiền đề cho tranh luận. Tránh những phán đoán suy diễn thiếu thực tế.
 
Mình không nói quanh quẩn nữa, mình xin nhắc lại một lần nữa luận điểm của mình đó là (lý thuyết) "supply creates its own demand".

Thứ nhất, đây là một lý thuyết của classical economics. Rất nhiều nghiên cứu đã được thực thi để chứng minh cái theory này và họ đã xác nhận lý thuyết. này. Lý thuyết này đã thúc đẩy những cải cách kinh tế ở phương tây trong thập niên 70s, 80s và là lý thuyết chính thống của kinh tế học ngày nay. Nó còn được gọi là supply-side economics. Trừ khi bạn có empirical evidence để phản bác lý thuyết này, thì mình xin lắng nghe; còn suy luận kiểu armchair speculation một cách phi khoa học thì sẽ không đi tới đâu.

Áp dụng lý thuyết này vào nền giáo dục: chỉ cần chúng ta tạo ra một đội ngũ nhân công có kỹ năng cao (tạo ra một nguồn supply), thì họ sẽ tạo ra một nhu cầu cho kỹ năng của họ; và sự tạo ra một nhu cầu cho kỹ năng của họ sẽ tạo sự phát triển kinh tế. Nghe đơn giản, nhưng đằng sau nó là một trong những lý thuyết phức tạp nhất của nền kinh tế học thời hiện đại này.

Lấy một ví dụ đơn giản, mình xin lập lại về ví dụ silicon valley: tạo một nguồn nhân công kỹ năng cao (supply), họ sẽ tự tạo ra một nguồn nhu cầu (demand) cho họ như: tự tạo ra một ngành công nghiệp mới, thu hút các công ty khác tới đó.

Mọi người có thể nói đó là ở Mỹ, VN thì sẽ khác; và mình thừa nhận là nó khác ví dụ như cơ sở hạ tầng, hệ thống luật pháp chặc chẽ tốt hơn nhiều vv. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đã chứng minh là lý chỉ cần có một mực độ tối thiểu cơ sở hạ tầng và một hệ thống luật pháp, thì lý thuyết này sẽ có tác dụng. Ví dụ của India, các nước phát triển khác như Taiwan, Nam Hàn những thập niên 70s, 80s vv.

Trong bài viết, tác giả cũng đã nói đơn giản sơ qua đó là lý thuyết này đã được rất nhiều các nước đang phát triển tận dụng và thành công - It is a necessary and sufficient factor (kiểu như một nguyên tố cần thiết và đủ tính quan trọng để giải thích hiện tượng).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trong economic development, hiện tại người ta vẫn chưa có một comprehensive model (một mô hình toàn diện) để áp dụng vào một nước ở mức độ nghèo, hay trung bình, hay đã phát triển (nếu bạn nào biết thì xin sửa mình, xin cám ơn).

Cái mà các nhà kinh tế học có là những nguyên lý chung (general principles) cho tất cả các nền kinh tế. Để phát triển một đất nước nào, họ đến nước đó xem tình trạng đất nước đó, rồi họ xem nguyên lý nào thích họ và họ sẽ dùng.

Cái này giáo sư Jeffrey Sachs, một giáo sư nổi tiếng trong economic development, gọi là clinical economist (mình xin tạm dịch là bác sĩ kinh tế học, nếu ai biết dịch hay hơn, thì mình xin cảm ơn). Nó đơn giản là, kinh tế giống như y học vậy. Về căn bản, cơ thể con người cũng như các nền kinh tế có một số quy tắc chung. Tuy nhiên, mỗi người có tình trạng sức khỏe khác nhau, độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau vv. Cho nên, một nhà bác sĩ kinh tế phải học hỏi về tình trạng cụ thể của đất nước (bệnh nhân) cụ thể, rồi xem những nguyên tắc căn bản nào thích hợp để điều trị.

Và tác giả của bài viết này, theo quan điểm của mình đã làm một bản phân tích vượt trội cho tình trạng bệnh tình của nền kinh tế VN và những áp dụng cụ thể (dựa trên những nguyên tắc căn bản) để phát triển nền kinh tế VN.
 
Đúng là thực tế không thể có mô hình nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Việt Nam vẫn phải bước về phía trước. Do đó, lựa chọn một mô hình hợp lí và phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là điều cần thiết. Để làm được điều này, Việt Nam cần xem xét lại mô hình phát triển của các nước châu Á trong những thập niên trước: họ xây dựng mô hình phát triển dựa trên những yếu tố gì? tại sao họ thành công? Mình có thể học theo họ những điểm gì trong điều kiện hiện nay? Những sai lầm nhược điểm của mô hình phát triển của họ.
 
Trong economic development, hiện tại người ta vẫn chưa có một comprehensive model (một mô hình toàn diện) để áp dụng vào một nước ở mức độ nghèo, hay trung bình, hay đã phát triển (nếu bạn nào biết thì xin sửa mình, xin cám ơn).

Cái mà các nhà kinh tế học có là những nguyên lý chung (general principles) cho tất cả các nền kinh tế. Để phát triển một đất nước nào, họ đến nước đó xem tình trạng đất nước đó, rồi họ xem nguyên lý nào thích họ và họ sẽ dùng.

Cái này giáo sư Jeffrey Sachs, một giáo sư nổi tiếng trong economic development, gọi là clinical economist (mình xin tạm dịch là bác sĩ kinh tế học, nếu ai biết dịch hay hơn, thì mình xin cảm ơn). Nó đơn giản là, kinh tế giống như y học vậy. Về căn bản, cơ thể con người cũng như các nền kinh tế có một số quy tắc chung. Tuy nhiên, mỗi người có tình trạng sức khỏe khác nhau, độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau vv. Cho nên, một nhà bác sĩ kinh tế phải học hỏi về tình trạng cụ thể của đất nước (bệnh nhân) cụ thể, rồi xem những nguyên tắc căn bản nào thích hợp để điều trị.

Cái này hoàn toàn đồng ý.

Mình cũng nhắc lại luận điểm, là "supply creates its own demand" ko sai, vấn đề là nó có đúng trong mọi trường hợp hay ko, nếu ko thì giới hạn của nó là gì, tức là cần có điều kiện gì thì mới áp dụng dc. Nó sẽ hoạt động rất tốt ở những nền kinh tế phát triển, nếu nhìn các nước phát triển có nó thì sẽ ko bao giờ có thể thấy dc, nhưng ở các nơi có điều kiện khác thì sao. Đây là cái phải giải quyết nếu đã đồng ý với ý trên kia. Có một số điểm cần phân tích rõ ở cái này.

Thứ nhất, một điểm rất quan trọng khi nghiên cứu kinh tế thông qua các thống kê là các con số ko tự nó nói lên quan hệ nhân quả. Ví dụ trong sách là tỉ lệ tội phạm cao thì nhiều cảnh sát dẫn đến kết luận càng nhiều cảnh sát thì càng nhiều tội phạm, cái này thì quá nhiều ng biết. Áp dụng trong trh này là lý thuyết kia đúng là làm kinh tế phát triển đi đầu (theo logic mà mọi ng đều đồng ý), nhưng còn có phải vì kinh tế phát triển đi đầu mà nó tồn tại dc ko thì cần trả lời tiếp.

Thứ 2, các nước đi đầu, đi giữa, và đi cuối có những đặc điểm rất khác nhau, ko thể cứ nói nó thành công ở nước đi đầu, đem áp dụng vào 2 nhóm sau sẽ đẩy chúng lên đầu dc. Các nước đi đầu ko thể ko tạo ra những cái mới, vì đấy là nguồn sống, duy trì vị trí của chúng nó, nhìn thấy thành công ở đó là điều hiển nhiên. Nhưng các nước đi sau nên sử dụng những cái đã có đó, hay cố gắng tạo cái mới là câu hỏi phải cân đối để tìm cái có lợi nhất. Tất nhiên ko phải đi sau thì muôn đời đi sau, ko cố gắng vượt lên, nhưng trình tự phải qua các bước. Bài viết này mình cho là rất hợp lý:
Ngoại thương và kiểm soát lạm phát

Tăng trưởng kinh tế qua con đường xuất khẩu là sự chọn lựa chiến lược phát triển rất thành công của những nền kinh tế Đông Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.

Người ta đã nói đến một cách thán phục sự thần kỳ kinh tế của Nhật Bản trong thập niên 1960 và tán dương sự xuất hiện đầy tự hào của những con hổ châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong, Singapore trong thập niên 1990, gọi họ là những nước công nghiệp mới - NIC, những nền kinh tế đã bước vào thế giới công nghiệp phát triển bằng con đường xuất khẩu.

Họ đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng, đi từ xuất khẩu nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Sự thành công của họ dựa trên một yếu tố rất then chốt là duy trì một hệ số ICOR thấp, có nghĩa là đồng vốn đầu tư khả dụng vào nền kinh tế mang lại một hiệu quả cao đối với sự tăng trưởng của GDP.

Nhưng tăng trưởng kinh tế bằng con đường xuất khẩu không phải là một sự chọn lựa dễ dàng. Bên cạnh nhiều thách thức khác, đẩy mạnh xuất khẩu đối với những nước đang phát triển, trong đó phần xuất khẩu nguyên liệu thô, khoáng sản, nông lâm hải sản chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu, cũng đặt ra một vấn đề kinh tế vĩ mô là nguy cơ lạm phát gia tăng, đặc biệt là sự gia tăng giá cả lương thực thực phẩm vốn luôn luôn tạo áp lực nặng nề trên đời sống của người dân nghèo và trở thành một vấn đề mang tính chất xã hội và chính trị.

Khắc phục những hệ quả không mong muốn của một chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu đối với giá cả trong nước không phải là điều dễ dàng, nếu không có một chính sách tỷ giá và một sự sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia đúng đắn, phù hợp, một chiến lược công nghiệp hóa hiệu quả, một môi trường đầu tư cởi mở và trên hết là một ý chí tiết kiệm mạnh mẽ của toàn thể cộng đồng.

Kinh nghiệm của một số các nước đang phát triển ở châu Phi và các nước ở Nam Á khác mà sự chọn lựa chiến lược phát triển nửa vời, một mặt vẫn muốn tập trung đầu tư không hiệu quả cho những ngành công nghiệp nội địa nhằm thay thế nhập khẩu và bảo vệ chúng bằng các chính sách bảo hộ, mặt khác vẫn phải xuất khẩu nông sản và nguyên liệu thô vì nhu cầu ngoại tệ, nhưng vẫn không thể chuyển sang xuất khẩu sản phẩm hàm lượng công nghệ cao vì không còn vốn để đầu tư cho các ngành công nghiệp xuất khẩu, đã cho thấy một kết quả đáng buồn là tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp nội địa ngày càng kém, năng suất và thu nhập của người lao động không tăng nhiều trong khi tình hình lạm phát lại luôn luôn vượt khỏi tầm kiểm soát của Chính phủ.

Nước ta hiện nay đang thể hiện một quyết tâm chống lạm phát rất cao và Chính phủ đang vận dụng mọi biện pháp có thể để kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, hiện vẫn còn một số lúng túng trong việc áp dụng các biện pháp ngoại thương như một công cụ hỗ trợ để ổn định giá cả. Nhiều nhà phân tích cho rằng tình trạng lạm phát của nền kinh tế Việt Nam có thể có một nguyên nhân từ nhập khẩu, do tình hình giá dầu hỏa tăng mạnh, kéo theo sự tăng giá của những sản phẩm từ dầu và các sản phẩm và dịch vụ khác sử dụng nhiên liệu.
Khái niệm nhập khẩu lạm phát đang được phổ biến rộng rãi và điều này có thể khiến đưa đến một sự hiểu lầm là nếu hạn chế việc nhập khẩu hàng hóa giá cao từ nước ngoài, chúng ta có thể làm giảm bớt được tốc độ lạm phát của nền kinh tế nội địa. Nhận xét này chỉ có thể đúng với hai điều kiện sau đây: (1) Chúng ta có thể nhập khẩu được những loại hàng hóa tương tự với một giá thấp hơn và (2) Chúng ta có thể sản xuất từ trong nước những sản phẩm tương tự với một giá rẻ hơn để thay thế.

Trên thực tế, hai điều kiện này không xảy ra và việc nhập khẩu xăng dầu, phân bón với giá cao là không thể tránh được. Nếu không nhập khẩu các loại hàng thiết yếu này, chúng ta sẽ tạo nên sự khan hiếm trong nước và càng khiến cho giá cao hơn. Tuy nhiên, hạn chế nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ khác để tiết kiệm ngoại tệ, giảm nhập siêu là điều nên làm, với hệ quả phải chấp nhận là sự tăng giá của các mặt hàng đó trên thị trường trong nước.
Điều hiển nhiên là trong khi xuất khẩu là một yếu tố góp phần gây ra lạm phát (nền kinh tế mất đi một lượng hàng hóa và được thêm một lượng tiền) thì nhập khẩu là một công cụ hữu hiệu làm giảm bớt lạm phát (nền kinh tế có thêm một lượng hàng hóa và giảm đi một lượng tiền). Như vậy, một chiến lược ngoại thương nhất định vào một thời điểm nhất định sẽ tạo ra tác động quan trọng đối với mục tiêu ổn định giá cả trong nước (kiểm soát lạm phát) và mục tiêu tăng trưởng kinh tế (phát triển sản xuất).

Thật ra, khó có thể thực hiện một sự đánh đổi giữa hai mục tiêu này vì mục tiêu nào cũng đều quan trọng và có những giá trị ưu tiên như nhau. Nếu chỉ đơn thuần sử dụng đồng ngoại tệ kiếm được qua việc xuất khẩu hàng hóa rồi nhập khẩu một số hàng hóa thay thế khác để thực hiện sự cân đối cung cầu trên thị trường, nhằm ổn định giá cả trước mắt, thì thật là vô nghĩa.

Kinh nghiệm thành công của các nền kinh tế Đông Á chỉ ra rằng đồng ngoại tệ kiếm được từ xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô, nông hải sản phải được dùng để mua máy móc thiết bị cho các ngành công nghiệp thâm dụng lao động (labour intensive) để có thể xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng lao động lớn. Những đồng ngoại tệ kiếm được từ việc xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng lao động lớn lại phải được tiếp tục sử dụng cho việc nhập khẩu máy móc thiết bị, quy trình công nghệ cao cho những ngành công nghiệp thâm dụng công nghệ hay thâm dụng vốn (technology intensive hay capital intensive) để những ngành này, trong một tương lai không xa có thể xuất khẩu những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao.

Khoảng cách thời gian của những nỗ lực đầu tư nói trên thông thường đều gây ra một chu kỳ lạm phát. Những chu kỳ này được khắc phục bằng nỗ lực tiết kiệm của toàn thể cộng đồng dân tộc (cả nhà nước lẫn nhân dân), một sự cải cách thủ tục hành chính, một quyết tâm xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất tốt (đường sá, điện nước, trường học, bệnh viện, hệ thống an sinh xã hội). Thời gian đầu tư sẽ được rút ngắn, hệ số ICOR sẽ giảm, hiệu quả của đầu tư sẽ tăng cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ tiến rất nhanh và lạm phát sẽ được kiểm soát.

Bằng những nỗ lực vì lợi ích lâu dài của nền kinh tế đất nước, những biện pháp điều chỉnh ngắn hạn và chiến lược phát triển dài hạn mới có thể được kết hợp một cách đồng bộ và hài hòa để đạt được cả hai mục tiêu mà tất cả chúng ta đều mong muốn, đó là tăng trưởng và ổn định.
http://www.vietstock.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=68156&ChannelID=37

Nếu bạn định mở 1 cty ở VN, 99% đó ko phải 1 cty nghiên cứu công nghệ mới. Vấn đề ko chỉ là bạn ko có đủ nhân lực, mà ở chỗ đầu ra, và hiệu quả của nó so với các hướng đi khác..... Khoảng cách công nghệ quá lớn với các nước đi trước làm cho rất khó đưa ra dc 1 cái mới đủ sức cạnh tranh, cùng lắm là cải tiến mấy cái để có giá thành giảm đi. Ko có một thị trường lớn thì cái gì để bù chi phí (ngược lại ko có một sản phẩm nổi trội thì lấy đâu ra thị trường lớn)....... Cái này là thực trạng, chứ ko phải đoán mò, ko biết bạn đã thử nghĩ chưa, nhưng đặt vào vị trí phải lựa chọn cái đó ở VN thì sẽ thấy dễ hiểu thôi. Theo bài viết trên thì các nước Đông Á cũng phải trải qua giai đoạn tương tự trước khi đến giai đoạn mà bạn đang tính. Khi vấn đề nằm ở nền kinh tế (khách quan) thì có muốn thế nào cũng chịu. (nếu có cách nào chứng minh 1 cái ko thể xảy ra ngoài suy luận từ những cái trong thực tiễn thì mình cũng muốn biết chứ ko phải ko muốn dùng)

Về bài viết cụ thể đưa ra ban đầu thì tôi ko nghĩ họ dốt, có ko ít cái có ích trong đó, nhưng vượt trội theo nghĩa nên theo ngay thì cũng ko. Ví dụ thêm 1 cái là khi họ gọi dự án “đánh bắt xa bờ” là dự án hoang đường. Các nước trên thế giới đánh bắt xa bờ từ lâu rồi, VN cũng có nhưng chỉ ít thôi, thế nên về mặt hiệu quả kinh tế đây ko đáng gọi là hoang đường. Về mặt xã hội thì nó giải quyết việc làm cho một lượng lao động mà nếu ko làm nghề đi biển sẽ khó làm cái gì có hiệu quả, đồng thời giải quyết tình trạng cạn kiệt tài nguyên hải sản gần bờ. Thực tế thì dự án thất bại, tôi cũng ko rõ nguyên nhân nằm ở đâu, nhưng các cơ sở của nó mà gọi là hoang đường thì tôi ko hiểu luận điểm của các tác giả là cái gì (dự án “1 triệu tấn đường” thì đồng ý, ngay cái tên của nó đã thấy ko phải 1 dự án kinh tế rồi). Nếu nghĩ VN ko có những nhà kinh tế ở tầm này và thiếu thực tế thì sai lầm, và tất cả họ nếu ko trong chính phủ thì cũng đang góp ý cả.

Cách đặt vấn đề theo khung đưa ra thì họ làm như rút bài học từ các nước kia ra cho VN (nếu làm thế này thì phải rất nhiều dẫn chứng thực tế, và các kết luận để mở), còn cách viết của họ thì cho thấy họ cố rút dẫn chứng cho những cái họ nghĩ để thuyết phục VN (thực tế là họ đưa dẫn chứng vừa đủ để thuyết phục cái họ nghĩ, cách diễn giải dẫn chứng cũng ko thoải mái, có chỗ có thể nói là thô). Với khoa học thì cách đặt vấn đề ko phải cái cốt lõi để đánh giá, nhưng thái độ xử lý với các dữ kiện (trong thí nghiệm vật lý bọn tôi gọi là “gò” số liệu cho khớp với lý thuyết, “thực tế” mang quá nhiều suy nghĩ chủ quan thì còn ý nghĩa gì nữa) phản ánh đáng kể mức độ tin cậy của kết luận. Khá nhiều kết luận mình cũng đồng ý, nhưng ko phải tất cả vì họ thuyết phục hay chỉ ra. Cũng có thể đôi chỗ họ viết quá lên để gây chú ý, nhưng nó tạo một cảm giác ko an toàn để tin tưởng dc. Cái này chỉ là cảm giác, ai thích thì tham khảo.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thứ nhất, một điểm rất quan trọng khi nghiên cứu kinh tế thông qua các thống kê là các con số ko tự nó nói lên quan hệ nhân quả. Ví dụ trong sách là tỉ lệ tội phạm cao thì nhiều cảnh sát dẫn đến kết luận càng nhiều cảnh sát thì càng nhiều tội phạm, cái này thì quá nhiều ng biết.

Các nghiên cứu thứ nhất phải xác định xem independent variable (x) và dependent variable (y) có correlation (sự tương quan) và casuation (tính hệ quả) không. Nếu không xác định được điều đó thì vốn không phải là một nghiên cứu đáng tin cạnh. Và cái supply-side theory, Richard Florida và nhiều nhà kinh tế học khác xác định là supply của một đội ngũ nhân công cao (independent variable - x) có sự tương quan và tính hệ quả đối với sự phát triển kinh tế (dependent variable - y) (The factor was necessary and sufficient).

Thứ 2, các nước đi đầu, đi giữa, và đi cuối có những đặc điểm rất khác nhau, ko thể cứ nói nó thành công ở nước đi đầu, đem áp dụng vào 2 nhóm sau sẽ đẩy chúng lên đầu dc

Mình đồng ý đó dùng chính sách ở một nước giàu áp dụng vào một nước nghèo là rất nguy hiểm. Tuy nhiên ý của mình là, trong kinh tế học, có một số nguyên lý chung về mối quan hệ giữa các nhân tố, và từ nguyên lý đó chúng ta có thể tìm ra một chính sách cụ thể cho từng hoàn cảnh khác nhau.

Ví dụ, một số nguyên lý căn bản về supply và demand thì ở thị trường nào cũng gần giống nhau. Khi giá tăng thì tiêu thụ sẽ giảm. Hay nguyên lý về interest rate vv. Tuy nhiêu dùng những nguyên lý này để tạo ra một chính sách thì phải phù hợp với từng hoàn cảnh.


Tình trạng lạm phát (inflation) là một vấn đề rất thú vị. Có một số nguyên lý căn bản và một số nghiên cứu về mô hình trông lịch sử. Nguyên tố căn bản nhất của lạm phát đó là: " too much money chasing too few goods" (trong thị trường: ngoại tệ nhiều, hàng hóa ít). Về nguyên nhân thì có rất nhiều. Nhưng một nguyên nhân rất thường gặp (hơn 90%) ở các nước đang phát triển là chính phủ chi nhiều tiền hơn là thu ngân khoảng.

Tình trạng này có thể có nhiều tình huống khác nhau:
1) Chính phủ không có tiền để chi trả cho các hoạc động --> in tiền ra để chi trả. Nếu họ in ra nhiều tiền hơn là họ thu thuế từ nhân dân --> lạm phát. Hai ví dụ cực đoan nhất mà các nhà kinh tế học yêu thích nhất đó là hyperinflation ở Germany 1920s và Bolivia 1980s.

2) Một tình huống ít cực đoan hơn và thường gặp hơn (mình nghĩ VN nằm trong khoảng này luôn) đất nước đó không có một hệ thống ngân hàng độc lập. Vì thế hệ thống ngân hàng thường bị những thế lực chính trị không thể thực hiện vai trò của mình để kiểm soát lạm phát. Ví dụ, nếu inflation cao, thì thường hệ thống ngân hàng sẽ tăng interest rate để giảm tiền tệ trong thị trường. Tuy nhiên nếu tăng interest rate thì vay mượn sẽ cao hơn và công ty sẽ phải trả lại cao hơn, cho nên họ thường dùng thể lực chính trị để ngăn cản điều này, làm cho hệ thống ngân hàng không thể làm tròn bổn phận của mình.

Cái này nghiêm trọng khi đất nước có nhiều công ty nhà nước bởi vì, những công ty này thường vay mượn tiền từ chính phủ một cách dễ dàng hơn và với lãi xuất rất thấp, nói một cách khác, chính phủ luôn đưa tiền tệ vào thị trường thông qua các công ty khác. Nếu lạm phát thấp thì không sao, nhưng nếu lạm phát cao thì càng làm tình trạng tồi tệ. Và thường khi lạm phát cao, các công ty này lại càng mượn nhiều tiền hơn.

3) Một tình huống khác, mình nghĩ VN cũng nằm trong tình trạng này: nguồn thu nhập chủ yếu của chính phủ là nằm trong những công ty nhà nước (đặc biệt là những công ty chiếm đóng những hàng hóa thô như tài nguyên tự nhiên: dầu hỏa, sắt, đồng vv). Vấn đề là giá thành của nguyên liệu này rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế và trong nước, cho nên nguồn thu nhập của chính quyền nhiều thay đổi đột ngột trong khi những chính sách chính trị thì tồn tại lâu hơn (do thế lực chính trị) --> thiếu tiền, và chính phủ sẽ vay mượn tiền hay in thêm tiền để tiếp tục chi tiêu --> lạm phát.


Phương pháp: nguyên lý đó là kiểm soát số lượng tiền tệ cho phù hợp với số lượng hàng hóa. Chính sách thì có: fiscal responsibility, monetary policies. Trong hai cái chính sách này thì có hàng chục technical policies (phương án) khác nhau.

Đúng là thực tế không thể có mô hình nào hoàn hảo cả. Tuy nhiên, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Việt Nam vẫn phải bước về phía trước. Do đó, lựa chọn một mô hình hợp lí và phù hợp với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là điều cần thiết. Để làm được điều này, Việt Nam cần xem xét lại mô hình phát triển của các nước châu Á trong những thập niên trước: họ xây dựng mô hình phát triển dựa trên những yếu tố gì? tại sao họ thành công? Mình có thể học theo họ những điểm gì trong điều kiện hiện nay? Những sai lầm nhược điểm của mô hình phát triển của họ.

Mình không hề có ý bất đồng với bạn. Ý mình chỉ là, tác giả của bài viết, đã đặt những câu hỏi giống như bạn: xem xét những mô hình các nước khác, phân tích điểm mạnh và yếu, sai lầm, nghiên cứu kỹ tình trạnh kinh tế của VN rồi đi tìm những nguyên lý thích hợp để đưa ra những chính sách dành riêng cho VN. Và mình nghĩ tác giả đã tạo ra một bản phân tích rất là rigorous và vược trội.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
2) Một tình huống ít cực đoan hơn và thường gặp hơn (mình nghĩ VN nằm trong khoảng này luôn) đất nước đó không có một hệ thống ngân hàng độc lập. Vì thế hệ thống ngân hàng thường bị những thế lực chính trị không thể thực hiện vai trò của mình để kiểm soát lạm phát. Ví dụ, nếu inflation cao, thì thường hệ thống ngân hàng sẽ tăng interest rate để giảm tiền tệ trong thị trường. Tuy nhiên nếu tăng interest rate thì vay mượn sẽ cao hơn và công ty sẽ phải trả lại cao hơn, cho nên họ thường dùng thể lực chính trị để ngăn cản điều này, làm cho hệ thống ngân hàng không thể làm tròn bổn phận của mình.

Cái này nghiêm trọng khi đất nước có nhiều công ty nhà nước bởi vì, những công ty này thường vay mượn tiền từ chính phủ một cách dễ dàng hơn và với lãi xuất rất thấp, nói một cách khác, chính phủ luôn đưa tiền tệ vào thị trường thông qua các công ty khác. Nếu lạm phát thấp thì không sao, nhưng nếu lạm phát cao thì càng làm tình trạng tồi tệ. Và thường khi lạm phát cao, các công ty này lại càng mượn nhiều tiền hơn.

3) Một tình huống khác, mình nghĩ VN cũng nằm trong tình trạng này: nguồn thu nhập chủ yếu của chính phủ là nằm trong những công ty nhà nước (đặc biệt là những công ty chiếm đóng những hàng hóa thô như tài nguyên tự nhiên: dầu hỏa, sắt, đồng vv). Vấn đề là giá thành của nguyên liệu này rất phụ thuộc vào thị trường quốc tế và trong nước, cho nên nguồn thu nhập của chính quyền nhiều thay đổi đột ngột trong khi những chính sách chính trị thì tồn tại lâu hơn (do thế lực chính trị) --> thiếu tiền, và chính phủ sẽ vay mượn tiền hay in thêm tiền để tiếp tục chi tiêu --> lạm phát.
Với VN thì hiện giờ nó đã xảy ra, thế nên có lẽ ko cần phán đoán và lý thuyết, mà có thể áp dụng trực tiếp các dữ kiện. Bạn nói rõ hơn vì sao lại có các kết luận trên dc ko. Các cái trên nữa để mấy hôm nữa trả lời một thể.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Với VN thì hiện giờ nó đã xảy ra, thế nên có lẽ ko cần phán đoán và lý thuyết, mà có thể áp dụng trực tiếp các dữ kiện. Bạn nói rõ hơn vì sao lại có các kết luận trên dc ko. Các cái trên nữa để mấy hôm nữa trả lời một thể.

Cái này như mình đã nói ở trên. Vấn đề vừa rất đơn giản nhưng vừa rất phức tạp. Nguyên tố căn bản nhất của lạm phát đó là: " too much money chasing too few goods," nghĩa là trong thị trường có quá nhiều tiền tệ (quantity of money). Về nguyên nhân thì có rất nhiều. Nhưng một nguyên nhân rất thường gặp (hơn 90%) ở các nước đang phát triển là chính phủ chi nhiều tiền hơn là thu ngân khoảng.

Mình làm một deduction analysis (tiếng việt là gì thì mình không biết...?), xem những triệu trứng chung, rồi mình nhìn vào cấu trúc và tình trạng kinh tế của Việt Nam, rồi xem cái nào phù hợp. Cái này hoàn toàn chỉ là suy đoán của mình.

Từ một nguyên nhân là: "chính phủ chi nhiều tiền hơn là thu ngân khoảng." Có mấy cách để chi nhiều tiền?
Mình nghĩ là có nhiều cách: trợ cấp cho cách công ty, đầu tư quá nhiều vào những công trình hoang phí, ngân hàng trung ương cho vây mượn vô tội vạ, chính phủ xài tiền không có kiềm chế vv

Sau đó, mình nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế VN.

Thứ nhất, ngân hàng trung ương Việt Nam khống có tính độc lập (sự thật), nghĩa là việc đặc lợi tức và cho vây mượn bị phụ thuộc rất nhiều vào thế lực chính trị (suy đoán).
Rất nhiều tổng công ty nhà nước Việt Nam không có tính cạnh tranh, tuy nhiên họ vẫn có sách dồi dào để mà không những tiếp tục hoạch động mà còn đầu tư rất nhiều vào bất động sản (sư thập), cho nên mình suy đoán là họ phải vây mượn rất nhiều từ ngân hàng trung ương với lợi tức rất thấp.

Trong tình huống này, có một nguồn tiền tệ (quantity of money) được đưa vào trong thị trường, thông qua các tổng công ty này --> lạm phát rất lớn.

Một hậu quả khác của sự không độc lập của ngân hàng trung ương đó là sự cho vay không có tính hiệu quả cao. Trong bản báo cáo, hơn 80% của sự tăng trưởng kinh tế ở VN là bắt nguồn từ doanh nghiệp tư nhân và FDI (foreign direct investment - đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), trong khi gần 80% ngân vốn trong ngân hàng trung ương lại được xếp đặt cho các tổng công ty quốc doanh Việt Nam.
Quay trợ lại nguyên nhân của lạm phát: "too much money chasing too few goods" - câu này có hai phần: một là quá nhiều tiền, hai là quá ít hàng hóa và dịch vụ.
Cho nên sự không độc lập của ngân hàng trung ương không đầu tư vào những khu vực có tính tăng trưởng cao, nghĩa là sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ bù đấp lại cho số lượng tiền tệ cao mà thay vào đó lại đầu tư vào những khu vực không có tính cạnh tranh; nhiều khi những tổng công ty nhà nước này dùng số tiền vây mượn không đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng năng suất của họ mà lại đầu tư vào bất động sản, làm tồi tệ hơn vấn đề làm phát. Một ví dụ nổi trội nhất là EVN (Electricity of Vietnam, công ty điện lực VN); trong khi năng lực cung cấp điện của VN thì đang thiếu hụt, EVN lại dùng một số tiền rất lớn (vay mượn từ ngân hàng trung ương) đi đầu tư vào bất động sản. Giải quyết được vấn đề này là nguyên do chính mà nhiều nước phát triển ở Đông Á có thể khác phụ tình trạng lạm phát cao của họ.

Một nguyên nhân chính nữa là sự đầu tư không có tính cơ sở khoa học của nhà nước. Bởi vì VN đã đạt được một sự thành công vược bật so với nhiều nước trong quá trình phát triển kinh tế, cho nên chính phủ VN không gặp khó khăn gì nhiều vay mượn tiền từ quốc tế (World Bank, national donors vv). Cái này là rất tốt. Tuy nhiên cái sai là việc chi tiêu những khoảng tiền này. Vấn đề chính mình thấy ở chính phủ VN là không có tính minh bạc trong việc chi tiêu những số tiền này dẫn đến đầu tư một cách không có cơ sở khoa học, dẫn đến hiệu suất kinh tế cao. Quay lại nguyên nhân của lạm quá: quá nhiều tiền tệ và quá ít hàng hóa, thì đây là một tình trạng đáng lo ngại ở VN

Có rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng mình xin chỉ nêu một vài điểm chính.
Đó là phần chi tiêu nhiều của chính phủ; tuy nhiên lạm phát ở các nước đang phát triển thường là "chính phủ chi nhiều tiền(1) hơn là thu ngân khoảng (2)." Bây giờ mình chuyển sang phần thu ngân khoảng. Phần này do mình có ít kiến thức, nên chỉ suy đoán. Nếu có phần nào sai thì nói mình.

Nếu chính phủ chi nhiều tiền, nhưng thu ngân khoảng với cùng một mức độ thì lạm phát sẽ không là một vấn đề (về tính hiệu quả kinh tế thì là một chuyện khác, mình xin chỉ nhấn mạnh vào lạm phát trong bài này).

Theo một chúc kiến thức của mình rất là yếu kém, thì nguồn thu nhập chính của chính phụ VN là gồm hai phần: bán nguyên liệu và thuế (trên lý thuyết thì chính quyền có thể kiếm thêm thu nhập từ những công ty nhà nước, tuy nhiên hơn 80% các công ty này là làm ăn thua lỗ và vay mượn tiền từ ngân hàng trung ương để tiếp tục hoạch đông, cho nên mình không tính).

Bán nguyên liệu: vấn đề của bán nguyên liệu là giá cả rất phụ thuộc vào thi trường quốc tế. Việt rất thường xảy ra là nguồn thu nhập của chính quyền nhiều thay đổi đột ngột trong khi những chính sách chính trị thì tồn tại lâu hơn (do thế lực chính trị) --> chính phủ luôn chi nhiều hơn là thu về.

Hệ thống thuế: hệ thống thuế VN yếu kém ở chỗ là nó không đánh vào khu vực mà sự tăng trưởng tiền tệ nhiều nhất để. Cái này rất là technical và mình cũng không biết nhiều về thuế. Tuy nhiên trong bài viết của tác giả, một khu vực cần được đánh thuế nhiều nhất là kinh doanh bất động sản. Như mình nói ở trên, vấn đều ở khu vực này là nó rất là có rất nhiều tính chất suy đoán (over-speculation - bong bóng) cho nên nhiều công ty dùng quan hệ chính trị, đặc biệt là nhà nước, vay mượn lãi suất thấp ở ngân hàng trung ương rồi đầu tư vào khu vực này (như EVN) --> overspeculation (bong bóng). Mà mọi người biết,bong bóng này thế nào cũng vỡ.

Để khác phụ tình trạng này: kiềm chế lạm phát và tiếp tục sự phát triển kinh tế, tác giả của bài viết có đưa ra nhiều phương án rất là có tính khoa học và xuất tích.
 
Với VN thì hiện giờ nó đã xảy ra, thế nên có lẽ ko cần phán đoán và lý thuyết, mà có thể áp dụng trực tiếp các dữ kiện. Bạn nói rõ hơn vì sao lại có các kết luận trên dc ko. Các cái trên nữa để mấy hôm nữa trả lời một thể.

Cái này như mình đã nói ở trên. Vấn đề vừa rất đơn giản nhưng vừa rất phức tạp. Nguyên tố căn bản nhất của lạm phát đó là: " too much money chasing too few goods," nghĩa là trong thị trường có quá nhiều tiền tệ (quantity of money). Về nguyên nhân thì có rất nhiều. Nhưng một nguyên nhân rất thường gặp (hơn 90%) ở các nước đang phát triển là chính phủ chi nhiều tiền hơn là thu ngân khoảng.

Mình làm một deduction analysis (tiếng việt là gì thì mình không biết...?), xem những triệu trứng chung, rồi mình nhìn vào cấu trúc và tình trạng kinh tế của Việt Nam, rồi xem cái nào phù hợp. Cái này hoàn toàn chỉ là suy đoán của mình.

Từ một nguyên nhân là: "chính phủ chi nhiều tiền hơn là thu ngân khoảng." Có mấy cách để chi nhiều tiền?
Mình nghĩ là có nhiều cách: trợ cấp cho cách công ty, đầu tư quá nhiều vào những công trình hoang phí, ngân hàng trung ương cho vây mượn vô tội vạ, chính phủ xài tiền không có kiềm chế vv

Sau đó, mình nhìn vào cấu trúc của nền kinh tế VN.

Thứ nhất, ngân hàng trung ương Việt Nam khống có tính độc lập (sự thật), nghĩa là việc đặc lợi tức và cho vây mượn bị phụ thuộc rất nhiều vào thế lực chính trị (suy đoán).
Rất nhiều tổng công ty nhà nước Việt Nam không có tính cạnh tranh, tuy nhiên họ vẫn có sách dồi dào để mà không những tiếp tục hoạch động mà còn đầu tư rất nhiều vào bất động sản (sư thập), cho nên mình suy đoán là họ phải vây mượn rất nhiều từ ngân hàng trung ương với lợi tức rất thấp. Cấu trúc kinh tế của VN là, những công ty quốc doanh chiếm khoảng 40% của GDP của VN (ai kiểm tra dùng con số này), cái này mình suy đoán là một số tiền rất lớn sẽ được cho vay dưới lãi suất thấp tới các công ty này.

Trong tình huống này, có một nguồn tiền tệ (quantity of money) được đưa vào trong thị trường, thông qua các tổng công ty này --> lạm phát rất lớn.

Một hậu quả khác của sự không độc lập của ngân hàng trung ương đó là sự cho vay không có tính hiệu quả cao. Trong bản báo cáo, hơn 80% của sự tăng trưởng kinh tế ở VN là bắt nguồn từ doanh nghiệp tư nhân và FDI (foreign direct investment - đầu tư trực tiếp từ nước ngoài), trong khi gần 80% ngân vốn trong ngân hàng trung ương lại được xếp đặt cho các tổng công ty quốc doanh Việt Nam.
Quay trợ lại nguyên nhân của lạm phát: "too much money chasing too few goods" - câu này có hai phần: một là quá nhiều tiền, hai là quá ít hàng hóa và dịch vụ.

Cho nên sự không độc lập của ngân hàng trung ương không đầu tư vào những khu vực có tính tăng trưởng cao, nghĩa là sẽ sản xuất ra nhiều hàng hóa và dịch vụ bù đấp lại cho số lượng tiền tệ cao mà thay vào đó lại đầu tư vào những khu vực không có tính cạnh tranh; nhiều khi những tổng công ty nhà nước này dùng số tiền vây mượn không đầu tư vào cơ sở hạ tầng và tăng năng suất của họ mà lại đầu tư vào bất động sản, làm tồi tệ hơn vấn đề làm phát. Một ví dụ nổi trội nhất là EVN (Electricity of Vietnam, công ty điện lực VN); trong khi năng lực cung cấp điện của VN thì đang thiếu hụt, EVN lại dùng một số tiền rất lớn (vay mượn từ ngân hàng trung ương) đi đầu tư vào bất động sản. Giải quyết được vấn đề này là nguyên do chính mà nhiều nước phát triển ở Đông Á có thể khác phụ tình trạng lạm phát cao của họ.

Một nguyên nhân chính nữa là sự đầu tư không có tính cơ sở khoa học của nhà nước. Bởi vì VN đã đạt được một sự thành công vược bật so với nhiều nước trong quá trình phát triển kinh tế, cho nên chính phủ VN không gặp khó khăn gì nhiều vay mượn tiền từ quốc tế (World Bank, national donors vv). Cái này là rất tốt. Tuy nhiên cái sai là việc chi tiêu những khoảng tiền này. Vấn đề chính mình thấy ở chính phủ VN là không có tính minh bạc trong việc chi tiêu những số tiền này dẫn đến đầu tư một cách không có cơ sở khoa học, dẫn đến hiệu suất kinh tế cao. Quay lại nguyên nhân của lạm quá: quá nhiều tiền tệ và quá ít hàng hóa, thì đây là một tình trạng đáng lo ngại ở VN

Có rất nhiều nguyên nhân khác, nhưng mình xin chỉ nêu một vài điểm chính.
Đó là phần chi tiêu nhiều của chính phủ; tuy nhiên lạm phát ở các nước đang phát triển thường là "chính phủ chi nhiều tiền(1) hơn là thu ngân khoảng (2)." Bây giờ mình chuyển sang phần thu ngân khoảng. Phần này do mình có ít kiến thức, nên chỉ suy đoán. Nếu có phần nào sai thì nói mình.

Nếu chính phủ chi nhiều tiền, nhưng thu ngân khoảng với cùng một mức độ thì lạm phát sẽ không là một vấn đề (về tính hiệu quả kinh tế thì là một chuyện khác, mình xin chỉ nhấn mạnh vào lạm phát trong bài này).

Theo một chúc kiến thức của mình rất là yếu kém, thì nguồn thu nhập chính của chính phụ VN là gồm hai phần: bán nguyên liệu và thuế (trên lý thuyết thì chính quyền có thể kiếm thêm thu nhập từ những công ty nhà nước, tuy nhiên hơn 80% các công ty này là làm ăn thua lỗ và vay mượn tiền từ ngân hàng trung ương để tiếp tục hoạch đông, cho nên mình không tính).

Bán nguyên liệu: vấn đề của bán nguyên liệu là giá cả rất phụ thuộc vào thi trường quốc tế. Việt rất thường xảy ra là nguồn thu nhập của chính quyền nhiều thay đổi đột ngột trong khi những chính sách chính trị thì tồn tại lâu hơn (do thế lực chính trị) --> chính phủ luôn chi nhiều hơn là thu về.

Hệ thống thuế: hệ thống thuế VN yếu kém ở chỗ là nó không đánh vào khu vực mà sự tăng trưởng tiền tệ nhiều nhất để. Cái này rất là technical và mình cũng không biết nhiều về thuế. Tuy nhiên trong bài viết của tác giả, một khu vực cần được đánh thuế nhiều nhất là kinh doanh bất động sản. Như mình nói ở trên, vấn đều ở khu vực này là nó rất là có rất nhiều tính chất suy đoán (over-speculation - bong bóng) cho nên nhiều công ty dùng quan hệ chính trị, đặc biệt là nhà nước, vay mượn lãi suất thấp ở ngân hàng trung ương rồi đầu tư vào khu vực này (như EVN) --> overspeculation (bong bóng). Mà mọi người biết,bong bóng này thế nào cũng vỡ.

Để khác phụ tình trạng này: kiềm chế lạm phát và tiếp tục sự phát triển kinh tế, tác giả của bài viết có đưa ra nhiều phương án rất là có tính khoa học và xuất tích.
 
http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=10&id=27431577a49b00
Theo con số ở đây thì mỗi năm chỉ tăng 5% lượng tiền thôi, so với tốc độ tăng GDP danh nghĩa cỡ 16%. Trong bài viết thì có ng cho là nhiều, tôi cũng ko chắc, nhưng nếu nhiều chắc cũng ko đến nỗi quá lắm. Lượng tiền đó là tăng M1, tuy nhiên cái thường nói đến lạm phát là M2 (đã nhân tiền qua ngân hàng), cái này mình có nhận xét ở bài này
http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=2077144&postcount=3
http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=2092405&postcount=21


Thứ nữa là khi nói đến “cảm giác có nhiều tiền” thì còn thị trường chứng khoán (thường chỉ hiểu là cổ phiếu ). Tốc độ tăng của cái này năm vừa rồi đột biến nên có thể là một nguyên nhân ngắn hạn.

Chắc chắn với bạn bây giờ ko nước nào muốn phát triển lại đi in tiền để tiêu nữa.

Về cấu trúc thì VN có ngân hàng trung ương đóng vai trò điều hành chính sách và điều phối chính sách tiền tệ nói chung, ví dụ như việc quyết định mấy loại lãi suất hay in thêm tiền. Còn nhiệm vụ cho vay hay tiết kiệm nói chung thuộc các ngân hàng thương mại. Có 4 ngân hàng thương mại nhà nước(NHTMNN) lớn, các NH nông thôn, và các quỹ tiết kiệm (tầm 1000 thì phải). Ngoài ra là khối các NHTM cổ phần, hoàn toàn của tư nhân, và gần đây có thêm một số NH nước ngoài (mới và bị hạn chế rất chặt). Có lẽ bạn cho rằng các NHTMNN này cho vay lãi suất thấp.

Điểm mà tác giả nói 80% thu nhập từ dân doanh trong khi vốn lại cho các cty nhà nước vay, nhưng đến khuyến nghị thì ko thấy nói làm gì. Đơn giản vì ko thể làm gì và ko nên làm gì (theo nghĩa hẹp thôi). NH hoạt động phải trên cơ sở an toàn của nó, chứ ko phải trên cơ sở doanh nghiệp đó hiệu quả hay ko (mặc dù hiệu quả sẽ đem đến an toàn). Tiềm lực của các cty nhà nước rất lớn, bao gồm cả đất đai và máy móc. Khi ko có những tài sản đảm bảo này thì làm sao khối tư nhân có thể vay nhiều như những cty đó? Nếu nói định hướng cho vay ra dân doanh thì chính là can thiệp ko mang tính thị trường, có thể ảnh hưởng đến an toàn của NH, một điều ko dc phép làm. Nói ko nên làm gì theo nghĩa hẹp tức là vẫn phải tìm cách, nhưng ko phải là một giải pháp đơn giản như ra lệnh là dc đâu.

Các cty nhà nước thì có cái làm ăn dc, có cái kém, và có cái rất kém. Bạn cho rằng 80% thua lỗ nhưng có lẽ ko đến mức đó đâu, nó chỉ ko có lãi thôi. Về mặt hiệu quả đầu tư, những dự án đáng đầu tư là ít nhất có mức lợi nhuận cao hơn lãi suất vay (NH). Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các cty có vốn, hoạt động vẫn đủ chi phí, chỉ ko có lãi? Nó là những cái rất ko hiệu quả, nhưng nó ko chết, dù có môi trường cạnh tranh, nếu ko phải vì một lệnh hành chính. Nếu nó là một cty cổ phần, những cổ đông của nó sẽ yêu cầu giải tán, thu tiền về để ít nhất gửi NH còn có lãi, còn nhưng cty nhà nước thì ko ai yêu cầu cả. Tức là nó vẫn cứ tồn tại mà chả cần ai che chở, ngay cả khi là một cái ko hiệu quả. Còn nếu nó thua lỗ thì lại dễ, lại có cớ mà cho nó biến mất luôn. Nếu bạn từng đọc báo cáo tài chính của các cty đem cố phần hóa ở VN, bạn sẽ thấy cơ cấu nợ của nó rất thấp. Nhiều cty có ROE (return on equity) thấp hơn cả lãi suất gửi NH, chưa nói đến vay, thì làm tài chính kiểu gì, dại gì nó đi vay NH. Nếu một cty hoạt động hiệu quả thì vay ngân hàng sẽ có lợi vì dc hưởng lá chắn thuế (tax shield), còn các cty VN (NN) thì rất sợ vay NH, chỉ làm ăn trên vốn vì nếu thất bại cũng ko phá sản ngay..... Vay NH chỉ dc đặt ra ở các doanh nghiệp làm ăn dc hoặc buộc phải vay do thiếu hụt tạm thời (thiếu thanh khoản-liquidity) hoặc thiếu vốn do đơn hàng lớn hơn khả năng vốn tự có (trường hợp này cũng chỉ xảy ra khi đơn hàng lớn hơn ko nhiều).

Một mặt khác nữa là hệ thống NH ở VN kém phát triển, còn khá sơ khai. Vì thế mới có tốc độ tăng trưởng của NH đều trên 30% /năm trong hơn chục năm qua. Khối cổ phần (tư nhân) thì con số trung bình là 50%. Một phần vốn rất lớn đã nằm trong các doanh nghiệp NN chứ ko phải NH, vì thế lãi suất có thế nào cũng ko thể điều khiển dc bọn đấy. Vì vậy nhận định vấn đề lớn nằm ở các NHTMNN thì tôi ko tin lắm. Nếu bạn biết các cuộc đua lãi suất gần đây để thu hút tiền gửi thì sẽ thấy nếu lãi suất thấp thì tiền gửi sẽ chạy sang NH khác ngay, bất kể NN hay tư nhân, mà ko ai gửi thì cũng khỏi cho vay. Nói là vì chính trị thì có thể ở đâu cũng có dính dáng ít nhiều đến các quan hệ cá nhân, nhưng là mạch chính thì NH ko sống dc.

Chuyện EVN đầu tư sang bất động sản thì tôi đồng ý là ko nên cho phép, nhưng ko phải vì lý do như bạn nêu. Với 1 doanh nghiệp bất kì, dù là nhà nước hay tư nhân thì hiệu quả kinh tế vẫn là số 1. Nếu đầu tư sang BĐS mà có lợi nhuận khổng lồ, thì lợi nhuận đó đã làm đồng vốn sinh sôi hiệu quả (tạm thời chưa nói đến bong bóng vì dưới góc độ 1 doanh nghiệp thì khó nhận ra, và sẽ phải có ng ăn đòn bong bóng). Bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể vay NH đầu tư vào BĐS nếu nó hiệu quả (chắc chắn ở nước nào cũng thế) thì tại sao EVN lại ko thể? Điểm mấu chốt phản đối là EVN là một doanh nghiệp độc quyền, nên nếu nó lơ là phát triển điện thì ko có một thị trường đằng sau để thay thế, và vì vậy phải có một cơ chế riêng để kiểm soát. Nếu nói là vì có vốn với lãi suất thấp mà đầu tư BĐS thì chắc chắn là sai. Lợi nhuận đầu tư BĐS năm vừa rồi rất cao, lãi suất NH ko thể so sánh dc, có cao thì nó vẫn đầu tư thôi. Mở ngoặc thêm một chút về chuyện thiếu điện, có ý kiến của bác Lê Đăng Doanh mình cho là hợp lý, là tăng giá điện (giá điện hiện bị khống chế do độc quyền). Khi tăng giá tự khắc sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào, kể cả EVN, và cũng tránh các doanh nghiệp nước ngoài dc hưởng lợi vì nhà nước trợ giá. Đầu tư vào điện chỉ là nhiệm vụ quốc gia, trong khi doanh nghiệp ko có lợi bằng đầu tư vào chỗ khác thì ko phải một biện pháp dài hạn cho một nền kinh tế thị trường.

Liên quan đến chi tiêu của chính phủ thì cần nhận xét về mục tiêu. Nếu VN thiếu tiền thì đó là thiếu để đầu tư chứ ko phải thiếu tiền để duy trì hoạt động, nên có quyền lựa chọn cái có lợi nhất chứ ko phải bị thúc ép. Nếu vấn đề là thiếu tiền đầu tư thì hoàn toàn có thể dừng (mà thực tế là dừng rất nhiều, và nó cũng là 1 nguyên nhân lạm phát vì đầu tư vật chất mà ko thu lại hàng hóa ngay để bù lại). Còn nếu thấy hiệu quả đem lại do đầu tư lớn hơn chi phí do lạm phát thì cũng vẫn nên làm.

Xuất khẩu khoáng sản thô là đem hàng hóa đi và lấy tiền về. Nếu cũng vẫn bán chừng đó hàng hóa với giá thấp hơn và vay thêm một khoản (của nước ngoài, chứ trong nước thì lại còn ít ảnh hưởng hơn) thì hàng vẫn mất chừng đó và tiền vẫn có thêm chừng đó, vậy tại sao lại tác động đến lạm phát :-?? Chú ý là các lý thuyết cổ điển thường áp dụng cho các nền kinh tế đóng, còn hiện tại giá trị xuất nhập khẩu của VN tương đương 90% GDP rồi. Nếu ko xét cái này thì ko thể nhìn thấy hết nguyên nhân lạm phát. (ko phải những nguyên nhân ngắn hạn như cái bài ban đầu phản bác, mà là những cái sâu hơn về vĩ mô mà tôi trích dẫn phía trên)

Muốn vay tiền từ bất cứ NH nào thì cũng phải có dự án tốt, ko thì World Bank hay ADB cũng chẳng cho vay đâu. ODA thì đã chính thức tuyên bố ko chấp nhận làm với cty nhà nước. Tất nhiên còn nhiều cái phải giải quyết, nhưng tôi nghĩ kết luận “đầu tư một cách không có cơ sở khoa học, dẫn đến hiệu suất kinh tế cao” thì hơi quá.
 
Mình đang ở trong lớp, nên chỉ có một vài điểm

Điểm mà tác giả nói 80% thu nhập từ dân doanh trong khi vốn lại cho các cty nhà nước vay, nhưng đến khuyến nghị thì ko thấy nói làm gì. Đơn giản vì ko thể làm gì và ko nên làm gì (theo nghĩa hẹp thôi). NH hoạt động phải trên cơ sở an toàn của nó, chứ ko phải trên cơ sở doanh nghiệp đó hiệu quả hay ko (mặc dù hiệu quả sẽ đem đến an toàn). Tiềm lực của các cty nhà nước rất lớn, bao gồm cả đất đai và máy móc. Khi ko có những tài sản đảm bảo này thì làm sao khối tư nhân có thể vay nhiều như những cty đó? Nếu nói định hướng cho vay ra dân doanh thì chính là can thiệp ko mang tính thị trường, có thể ảnh hưởng đến an toàn của NH, một điều ko dc phép làm. Nói ko nên làm gì theo nghĩa hẹp tức là vẫn phải tìm cách, nhưng ko phải là một giải pháp đơn giản như ra lệnh là dc đâu.

Mình không biết tiềm lực họ cao thế nào, tuy nhiên 80% sức tăng trưởng của VN là nằm trong doanh nghiệp tư nhân và FDI, tuy nhiên doanh nghiệp nhà nước lại chiếm 80% tiền vốn từ ngân hàng (bài viết tác giả đã có nói về vấn đề này). Những con số chỉ thấy một sự phân bố tư bản bất hợp lý, và là một sự ngăn trở lớn cho sự tiếp tục phát triển KT của VN.

Điểm mà tác giả nói 80% thu nhập từ dân doanh trong khi vốn lại cho các cty nhà nước vay, nhưng đến khuyến nghị thì ko thấy nói làm gì. Đơn giản vì ko thể làm gì và ko nên làm gì (theo nghĩa hẹp thôi). NH hoạt động phải trên cơ sở an toàn của nó, chứ ko phải trên cơ sở doanh nghiệp đó hiệu quả hay ko (mặc dù hiệu quả sẽ đem đến an toàn). Tiềm lực của các cty nhà nước rất lớn, bao gồm cả đất đai và máy móc. Khi ko có những tài sản đảm bảo này thì làm sao khối tư nhân có thể vay nhiều như những cty đó? Nếu nói định hướng cho vay ra dân doanh thì chính là can thiệp ko mang tính thị trường, có thể ảnh hưởng đến an toàn của NH, một điều ko dc phép làm. Nói ko nên làm gì theo nghĩa hẹp tức là vẫn phải tìm cách, nhưng ko phải là một giải pháp đơn giản như ra lệnh là dc đâu.

Cái này thì bạn lại chạy sang một điểm hoàn toàn khác.Nếu bạn dựa vào lý thuyết đó là công ty nhà nước có những mục đích khác ngoài thu lợi nhuận, thì một câu hỏi đặc ra là những công ty nhà nước nào nên tồn tại, những công ty nhà nước nào nên bị xóa bỏ để có thể tạo ra một sự cân đối giữa phục vụ xã hội trong short-run (tầm gần) và không cản trợ sự phát triển của xã hội trong long-run (tầm xa)

Còn thi hành dự án có khó hay không, thì mình nghĩ tác giả của bài viết này, một kinh tế gia đã làm việc với VN từ năm 1989 đến này có một vài điều để nói trong bài viết của ông ta.


Chuyện EVN đầu tư sang bất động sản thì tôi đồng ý là ko nên cho phép, nhưng ko phải vì lý do như bạn nêu. Với 1 doanh nghiệp bất kì, dù là nhà nước hay tư nhân thì hiệu quả kinh tế vẫn là số 1. Nếu đầu tư sang BĐS mà có lợi nhuận khổng lồ, thì lợi nhuận đó đã làm đồng vốn sinh sôi hiệu quả (tạm thời chưa nói đến bong bóng vì dưới góc độ 1 doanh nghiệp thì khó nhận ra, và sẽ phải có ng ăn đòn bong bóng). Bất kì doanh nghiệp nào cũng có thể vay NH đầu tư vào BĐS nếu nó hiệu quả (chắc chắn ở nước nào cũng thế) thì tại sao EVN lại ko thể?

Cái này thì bạn đã trả lời cho mình: "Điểm mấu chốt phản đối là EVN là một doanh nghiệp độc quyền, nên nếu nó lơ là phát triển điện thì ko có một thị trường đằng sau để thay thế, và vì vậy phải có một cơ chế riêng để kiểm soát. Nếu nói là vì có vốn với lãi suất thấp mà đầu tư BĐS thì chắc chắn là sai"

Xuất khẩu khoáng sản thô là đem hàng hóa đi và lấy tiền về. Nếu cũng vẫn bán chừng đó hàng hóa với giá thấp hơn và vay thêm một khoản (của nước ngoài, chứ trong nước thì lại còn ít ảnh hưởng hơn) thì hàng vẫn mất chừng đó và tiền vẫn có thêm chừng đó, vậy tại sao lại tác động đến lạm phát

Mình nói là:
"Bán nguyên liệu: vấn đề của bán nguyên liệu là giá cả rất phụ thuộc vào thi trường quốc tế. Việt rất thường xảy ra là nguồn thu nhập của chính quyền nhiều thay đổi đột ngột trong khi những chính sách chính trị thì tồn tại lâu hơn (do thế lực chính trị) --> chính phủ luôn chi nhiều hơn là thu về."

Chú ý là các lý thuyết cổ điển thường áp dụng cho các nền kinh tế đóng, còn hiện tại giá trị xuất nhập khẩu của VN tương đương 90% GDP rồi. Nếu ko xét cái này thì ko thể nhìn thấy hết nguyên nhân lạm phát.

Lý thuyết cổ điển bạn nói mình dùng là lý thuyết gì, xin bạn có thể nói rõ hơn không?

Và mình luôn luôn cố gắng dùng những lý thuyết mà được những nghiên cứu gần đây chứng minh là valid (có giá trị).

Nếu bạn có không đồng tình, thì dùng bằng chứng và lý lẽ để chứng minh. Xin đừng nói chung chung như vậy.
 
Cái này thì bạn lại chạy sang một điểm hoàn toàn khác.Nếu bạn dựa vào lý thuyết đó là công ty nhà nước có những mục đích khác ngoài thu lợi nhuận, thì một câu hỏi đặc ra là những công ty nhà nước nào nên tồn tại, những công ty nhà nước nào nên bị xóa bỏ để có thể tạo ra một sự cân đối giữa phục vụ xã hội trong short-run (tầm gần) và không cản trợ sự phát triển của xã hội trong long-run (tầm xa)
Cái mất cân đối phân phối capital thì tác giả chỉ ra là đúng, mình ko phản bác cái đó. Nhưng còn giải pháp thì có thấy tác giả đề cập đâu nhỉ :-? Xóa bỏ thì đúng, nhưng nếu bạn nghĩ chính phủ trợ cấp để những cái kém hiệu quả tồn tại thì đó là câu trả lời. Ko phải là mục đích ngoài lợi nhuận, mà là muốn lợi nhuận nhưng nó đem lại hiệu quả thấp thì làm thế nào. Nói là vốn nhà nước, nhưng nhà nước là 1 cái tập thể nhiều tầng nhiều lớp quản lý, đâu phải bảo cty này lãi ít mà giải tán nó dc. Nếu có thông tin kiểu doanh nghiệp nào lãi ít sẽ bị giải thể có thể làm các chỉ số kinh tế VN rối tinh lên với các kiểu làm giả thành tích. Dùng cách hành chính theo chủ quan như vậy sẽ gây ra các rối loạn ko thể lường hết mà VN có quá nhiều kinh nghiệm, chỉ có thể dùng biện pháp thị trường để điều tiết (nhưng là một cái gì đó khác nữa vì đợi nó bị phá sản thì thất bại với phân tích trên). Còn một lý do để nó tồn tại là công ăn việc làm và dẹp nó xong thì phải dựng dc cái khác hiệu quả hơn. Nếu ko làm dc cái tốt hơn ngay thì chưa đến lúc làm việc đó. Để dẹp nó thì trong bài viết của mình có một giải pháp, nó đang dc làm, nhưng còn cần thời gian:
Nếu nó là một cty cổ phần, những cổ đông của nó sẽ yêu cầu giải tán, thu tiền về để ít nhất gửi NH còn có lãi, còn nhưng cty nhà nước thì ko ai yêu cầu cả
Vụ EVN thì chỉ là giải thích lại cái luận điểm vay lãi suất thấp thôi.
Xuất khẩu khoáng sản thô là đem hàng hóa đi và lấy tiền về. Nếu cũng vẫn bán chừng đó hàng hóa với giá thấp hơn và vay thêm một khoản (của nước ngoài, chứ trong nước thì lại còn ít ảnh hưởng hơn) thì hàng vẫn mất chừng đó và tiền vẫn có thêm chừng đó, vậy tại sao lại tác động đến lạm phát
Cái này là đang nói chung tác động đến lạm phát, còn mình có nói gì đến chi tiêu của chính phủ đâu. Chi tiêu của CP là một tham số trung gian, có liên quan đến mối quan hệ tiền – hàng của lạm phát, tuy nhiên nó ko hoàn toàn độc lập với các biến số khác nên trong ví dụ này có thể thấy tuy thu chi của CP có thay đổi nhưng tác động đến lạm phát lại như nhau.

Trong toàn bộ những tham số liên quan đến lạm phát mà bạn đề cập ko có xuất nhập khẩu (chỉ có 1 phần nguyên liệu thô liên quan đến thu của CP), trong khi nó đã tương đương 90% GDP, thì cái này nghiêm trọng. Lý thuyết cổ điển là cách gọi tên, là những kết quả khi thương mại giữa các nước chưa phát triển như hiện nay, chứ ko phải bảo nó vứt đi, nhưng hiện tại thì nó đã dc nâng cấp bổ sung nhiều rồi.
 
Mình hiểu lý luận của bạn, tuy nhiên chúng ta nên nhớ đó là sự tồn tại của các công ty nhà nước không hiệu quả là một nguyên nhân dẫn đến lạm phát lớn và sự phân bố tư bản bất hợp lý. Hai cái này rất nguy hiểm đến sự phát triển kinh tế về mặt lâu dài. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 một phần chính cũng là do nguyên nhân này; những đất nước bị ảnh hưởng đã bị yếu sẵn do gánh nặng của những công ty này.

Một điều chúng ta đều đồng ý là chúng ta phải giải quyết gánh nặng này; vấn đề là bằng cách nào.

Mình có đọc một case study được thi hành ở các nước Đông Âu những năm bắt đầu cải cách: họ vừa giải quyết gánh nặng kinh tế của những công ty nhà nước này, vừa đảm bảo tác động của nó lên xã hội là ít, và vừa tạo cho những công ty này một cơ hội để cạnh tranh trên thị trường.

Họ chuyển giao quyền sở hữu của những công ty nhà nước này tới tay nhân công của công ty đó. Cái họ làm là, họ ước tính giá trị của những công ty này, lập ra cổ phiếu cho công ty đó, và phân phối cổ phiếu này cho nhân công. Quyền quản lý, hoặc động đều được giao vào tay nhân công; nhân công tự tụ họp, bàn quyết nên bào chọn ai làm lãnh đạo, nên quyết định làm gì như một công ty tư nhân.

Đồng thời, nhà nước sẽ cung cấp một số vốn cố định (nghĩa là chỉ một lần thôi, chứ không có hàng năm) có giá trị trong vòng 5 năm. Nếu họ thành công cải tổ cả công ty và trở thành một công ty có tính cạnh trạnh thì sẽ rất tốt, còn không thì họ sẽ được thu mua bởi những công ty khác.

Cái này vừa giải quyết gánh nặng kinh tế (dỡ bỏ khỏi ngân sách nhà nước), vừa có tính công bằng và tốt cho xã hội (nhân công không những bị sa thải mà còn được giao tư bản để quản lý), vừa tạo một cơ hội cho các công ty này để mà thật sự cạnh tranh.

Không những thế phương pháp này vừa thỏa mãn giá trị xã hội, vừa thỏa mãn giá trị kinh tế đó là nói tạo ra incentive (động cơ?) để mà nhân công thật sự cố gắng để phát triển công ty

Cũng có nhiều các công ty như thế này đã vực dậy và trở thành những công ty có tính cạnh tranh cao.

Mọi người nghĩ thế nào về phương pháp này?
 
ình có đọc một case study được thi hành ở các nước Đông Âu những năm bắt đầu cải cách: họ vừa giải quyết gánh nặng kinh tế của những công ty nhà nước này, vừa đảm bảo tác động của nó lên xã hội là ít, và vừa tạo cho những công ty này một cơ hội để cạnh tranh trên thị trường.

Họ chuyển giao quyền sở hữu của những công ty nhà nước này tới tay nhân công của công ty đó. Cái họ làm là, họ ước tính giá trị của những công ty này, lập ra cổ phiếu cho công ty đó, và phân phối cổ phiếu này cho nhân công. Quyền quản lý, hoặc động đều được giao vào tay nhân công; nhân công tự tụ họp, bàn quyết nên bào chọn ai làm lãnh đạo, nên quyết định làm gì như một công ty tư nhân.

Đồng thời, nhà nước sẽ cung cấp một số vốn cố định (nghĩa là chỉ một lần thôi, chứ không có hàng năm) có giá trị trong vòng 5 năm. Nếu họ thành công cải tổ cả công ty và trở thành một công ty có tính cạnh trạnh thì sẽ rất tốt, còn không thì họ sẽ được thu mua bởi những công ty khác.

Cái này vừa giải quyết gánh nặng kinh tế (dỡ bỏ khỏi ngân sách nhà nước), vừa có tính công bằng và tốt cho xã hội (nhân công không những bị sa thải mà còn được giao tư bản để quản lý), vừa tạo một cơ hội cho các công ty này để mà thật sự cạnh tranh.

Không những thế phương pháp này vừa thỏa mãn giá trị xã hội, vừa thỏa mãn giá trị kinh tế đó là nói tạo ra incentive (động cơ?) để mà nhân công thật sự cố gắng để phát triển công ty

Cũng có nhiều các công ty như thế này đã vực dậy và trở thành những công ty có tính cạnh tranh cao.

Mọi người nghĩ thế nào về phương pháp này?

Đây chính xác là quá trình cổ phần hóa công ty nhà nước mà Việt Nam đang làm.
 
Đây chính xác là quá trình cổ phần hóa công ty nhà nước mà Việt Nam đang làm.

Mình không biết rõ về vấn đề này lắm, cho nên xin mọi người nói rõ thêm về nó. Mình thì có một vài câu hỏi:

1) Cổ phiếu được phân bố cho công nhân miễn phí, hay là bán cho nhân công với một giá thành củ thể?

2) Những ai sẽ là chủ sở hữu của những cổ phần phát ra?

3) Nếu nhân công trong công ty là người duy nhất được nhận cổ phiếu, họ có quyền sở hữu và quyết định 100% của công ty. Vd như họ được phép bình luận và lực chọn lãnh đạo, quyết định nhữnh chính sách chính của công ty?

4) Các công ty này bị tách biệt hoàn toàn ra khỏi nhà nước để giảm gánh nặng cho hệ thống tài chính quốc gia? Nghĩa là nó là một doanh nghiệp tư nhân 100%?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1) Thường là giá thấp hơn mệnh giá (60-80%)
2) SCIC, người thắng thầu IPO, công nhân viên
3) Nói chung là không, người công nhân thường bán cổ phiếu đi trước khi họ hiểu là họ có quyền lợi và trách nhiệm gì. Người mua lại cổ phiếu này không phải là nhà nước, thường là tư nhân (có thể là pháp nhân).
4) Không, phần lớn các công ty nhà nước đều cổ phần hóa (tư nhân hóa) theo lộ trình. Không phải hôm nay 100% vốn nhà nước, mai 100% vốn tư nhân.
 
Nghe Tâm nó như vậy mình thấy chính phủ VN cũng đã có một chính sách tốt để mà giải quyết gánh nặng của những công ty nhà nước này.

Hy vọng là họ có thể thi hành chính sách này một cách hiệu quả và nhanh chóng. Bởi vì, theo mình nghĩ, phát triển kinh tế cũng như lái xe với manual gear vậy. Khi tốc độ tăng đến một mức nào đó, thì mình phải đổi gear để chạy nhanh hơn, phải có cơ sở hạ tầng hợp lý, cấu trúc nền kinh tế phải đạt yêu cầu như sự tự do của các ngân hàng nhà nước, đầu tư đúng chỗ, giải quyết các doanh nghiệp nhà nước vv. Nếu chúng ta không đổi gear kịp mà vẫn tiếp tục chạy thì có thể làm hư xe, như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997
 
Back
Bên trên