Bắt đầu với giáo dục:
Năm 2005, tỷ lệ sinh viên đỗ đại học ở Việt Nam chỉ là 16%, trong khi con số này ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia là 17%-19%, còn ở Thái-lan là 43%. Mặc dù số lượng sinh viên đại học đã tăng một cách đáng kể từ năm 1990 nhưng với hạn chế về cả số lượng và chất lượng giảng viên, hệ thống đào tạo đang ngày càng bị dồn nén. Không những thế, chất lượng đào tạo ở các trường đại học của Việt Nam chưa đạt chuẩn. Giảng viên ở các trường đại học của Việt Nam có rất ít bài đăng trên các tạp chí quốc tế. Trên thực tế, trường đại học của Việt Nam thua xa khi so với ngay cả trường của các nước Đông Nam Á - vốn chưa phải là những trường đẳng cấp quốc tế. 32 Nếu nhìn vào sản phẩm đào tạo thì khoảng phân nửa sinh viên ra trường ở Việt Nam không được làm đúng ngành đào tạo. 33
Những kết quả đáng buồn như vừa miêu tả không phải do hệ thống giáo dục hiện nay thiếu tiền. Trên thực tế, tỉ lệ ngân sách dành cho giáo dục trong GDP của Việt Nam cao hơn hầu hết các nước trong khu vực. 34 Như vậy, vấn đề thực sự nằm ở chỗ nguồn lực này được sử dụng như thế nào, và đặc biệt, nằm ở cấu trúc quản trị xơ cứng và bất cập ở mọi cấp độ của hệ thống giáo dục. Chi tiêu của hệ thống giáo dục hiện nay kém minh bạch và lãng phí. Như lời bình luận của một tác giả trên báo Tuổi Trẻ, nếu những con số chính thức về quỹ lương là đáng tin cậy thì mức lương trung bình của giáo viên phải cao gần gấp đôi mức lương thực tế họ đang được nhận. 35 Vậy thì tiền đi đâu? Không lẽ nó đã bị cơ chế hiện nay “nuốt chửng”?
- Phát triển giáo dục và kinh tế là câu chuyện con gà và quả trứng cái nào có trước. Nếu ko loại trừ yếu tố quy mô, thì đến bao giờ 1 quốc gia như VN hay Thai có thể đưa 80% học sinh học tiếp cao đẳng như Đài Loan? Nếu nói đầu tư và đầu tư hơn nữa cho giáo dục, y tế... thì ai chả nói dc. Có lẽ ngoài việc nâng cao hiệu quả thì nhóm tác giả cần tư vấn
tỉ lệ GDP cho giáo dục theo kinh nghiệm các nước mới phải. Hệ thống y tế với chi phí vừa phải thì đương nhiên là mơ ước của mọi quốc gia, nhưng làm thế nào? Các nguồn lực có hạn, phải đánh đổi cái này để đạt cái khác là bài học cơ bản của kinh tế. Khi đạt được tỉ lệ tối ưu này thì chỉ có thể cố gắng nâng cao hiệu quả chứ ko thể làm gì hơn, nhìn hàng xóm chỉ để ngồi chê nhà mình nghèo thôi. Quả thực ko thể hiểu logic liên quan giữa
tỉ lệ GDP cho GD của VN cao với việc GD VN vẫn ở sau các nước!! Nếu có sự liên quan thì đó phải là tốc độ phát triển, hay dân trí so với kinh tế chứ.
- Các nền kinh tế phát triển thường đánh giá 1 trường ĐH thông qua số bài báo đăng trên tạp chí quốc tế. Tuy nhiên, với 1 nước như VN thì cần đặt ưu tiên của ĐH ở đào tạo hay nghiên cứu là một câu hỏi ko thể trả lời theo kiểu “các nước dựa vào cái này” vì rõ ràng nền kinh tế đang ở một nấc thang khác hẳn. VN có ít bài báo trên tạp chí quốc tế thì lý do chính là ko cần thiết, chứ ko phải nằm ở vấn đề thiếu tiền hay trình độ ko thể nghiên cứu. Đấy là quá khứ, hiện tại, còn tương lai thì phải bàn thêm, nhưng chắc chắn phải cân nhắc chứ ko dễ dàng kết luận theo kiểu chỉ có lợi mà ko phải trả giá.
- So sánh tương quan nền kinh tế VN với các nước ĐNA thì thấy việc các trường đại học VN kém các nước kia là đương nhiên. Nói giáo dục VN hay bất cứ nước nào ko thiếu tiền thì thật vô duyên, VN thì đúng là nói lấy được! Cái tính toán nói với quỹ lương như vậy thì lương phải tăng gấp đôi tôi ko hiểu là có thiếu cái gì (đang tìm cái bản báo cáo tài chính, khi nào nhìn tận nơi mới có kết luận dc). Các khoản “mềm” thì có thể thiếu minh bạch, chứ lương cứng ở VN thì có lẽ minh bạch hơn bất cứ quốc gia nào vì gần như ko thể gian lận lương tối thiểu, hệ số lương, số lượng ng..... Chính vì vậy mà tôi nghi ngờ có ai dại dột lao vào gặm cái khúc xương này với một sự chênh lệch lớn đến như vậy. Các vấn đề thiếu minh bạch trong giáo dục thì ko phải báo chí VN ko đưa tin, nhưng nằm ở quỹ lương thì đây là lần đầu tiên. Một vấn đề thế này (lương là một thông tin rất rộng rãi liên quan đến tất cả mọi ng, ko chỉ bộ giáo dục mà cả bộ tài chính, lao động... có thể nói vô số ng biết, mà chênh nhiều đến thế) lại do bên ngoài nhìn ra, dựa vào 1 bài báo, thì có cơ sở để nghi ngờ. Theo bài báo này thì chênh lệch chỉ là 85% và 61%, vậy con số đáng tin cậy ở đâu?
http://vietbao.vn/Giao-duc/Hon-10.000-ty-dong-ngan-sach-cho-GD-DT-di-dau/70100961/202/
- Các trường đại học thì loay hoay với vòng luẩn quẩn: Học phí thấp-> chất lượng ko như ý-> đầu ra chất lượng thiếu, còn tăng học phí thì nhiều ng khó tiếp cận. Để giải quyết cần có rất nhiều giải pháp kết hợp như dần chấp nhận sự phân hóa trong đầu tư của các trường (mức độ học phí->mức độ cơ sở vật chất), tìm kiếm nguồn lực hỗ trợ (cho vay, học bổng...) chứ đâu dễ dàng nói phát triển đại học riêng nhiệm vụ giáo dục là xong. Với ĐH thì việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư ko quá khó, nhưng hỗ trợ sinh viên theo đc thì tôi mới chưa hình dung dc sẽ phải đi theo hướng nào. Đầu tư để xây dựng một nền giáo dục theo nghĩa phát triển về cơ sở vật chất và trình độ thì ko khó để huy động từ doanh nghiệp, cũng như sự quan tâm của các tổ chức giáo dục nước ngoài. Lý do là giáo dục ĐH ko phải quá lớn để cần một nguồn lực kinh khủng (so với nền kinh tế và các nguồn lực từ bên ngoài, chứ ko phải với ngân sách), các lợi ích gắn liền với các bên đầu tư. Nhưng khi có những cơ sở đó thì sinh viên ko thể tránh một mức học phí cao hơn. Giải quyết dc cái này thì đã phá dc cái vòng luẩn quẩn rồi.
Một lựa chọn tốt hơn là nới lỏng kiểm soát đối với các viện nghiên cứu và trường đại học, và cho phép các tổ chức này cạnh tranh với nhau để thu hút được những giảng viên và sinh viên xuất sắc nhất và những nguồn tài trợ dồi dào nhất - tất cả đều dựa trên kết quả hoạt động thực tế.
- Tốc độ mọc các trường ĐH mới hiện nay có thể ví như nấm mọc sau mưa. Đương nhiên đó ko phải là các trường quốc lập mà do dân lập hoặc nước ngoài vào. Với trách nhiệm tự làm tự chịu của khối này, và khả năng quản lý có hạn của nhà nước, thì việc phải trao quyền tự chủ là điều hiển nhiên, có lợi cho tất cả các bên. Các trường quốc lập cũng theo xu hướng đa dạng hóa ngành nghề, tạo ra môi trường ngày càng cạnh tranh. Với tất cả những bước đi đó, tôi ngạc nhiên khi nhóm tác giả bận tâm quá nhiều và cho rằng chính phủ vẫn quyết tâm đưa một cái trung tâm nào đó thành trường ĐH. Một loạt dẫn chứng đưa ra cho thấy nhóm tác giả mới nhìn thấy những trường công lập, và cũng chưa kịp nhận ra một vài biến đổi đã bắt đầu manh nha (Gần đây các trường tư mới ngày càng lộ diện nhiều hơn, do phải mất thời gian xây dựng cơ sở vật chất cũng như thu hút đội ngũ giảng viên, sinh viên. Nhưng dựa vào tiến độ thì có thể phán đoán giấy phép của nó đã có dc một vài năm rồi, và các ý tưởng cũng như chủ trương này phải có từ trước đấy một thời gian nữa). Như vậy các ý tưởng này thực chất đã dc thực hiện, bằng một phương pháp có thể coi là hiệu quả với những cái lịch sử để lại: ko phải bằng cách cố gắng thay đổi một hệ thống cũ, có thể mất nhiều thời gian và công sức, thay vào đó là tạo một hệ thống mới song song bên cạnh, rồi cạnh tranh sẽ thúc đẩy bộ phận lạc hậu phải chạy theo.
Các tác giả khuyến nghị công khai ngân sách GD, cái này thì ko sai, thực ra cũng chẳng mất gì, nhưng hy vọng báo chí và phụ huynh học sinh giám sát thì nó hơi giống cái mà họ nói là “những chính sách hoang đường”
Nếu họ biết khả năng phân tích tài chính của báo chí và ng dân VN ngay cả với thị trường chứng khoán, cái dính chặt tới túi tiền của những ng thuộc loại năng động và có khả năng trên mức trung bình, thì họ chắc sẽ ko đặt mục tiêu này
Đặt mục tiêu sự trắng trợn bớt đi và giám sát những con số ở tầm quốc gia thì hợp lý hơn.
Thiện nguyện cho GD ở VN nếu có thường dùng hiện vật chứ ko cho tiền, nên việc công khai ngân sách có lẽ ko có nhiều tác dụng trong vấn đề này như các tác giả mong đợi
Chính phủ Trung Quốc đã khuyến khích các trường đại học của mình xâm nhập
thị trường chất xám toàn cầu, và các trường này đang ngày càng thành công trong việc mời được những nhà khoa học Trung Quốc xuất sắc nhất từ Mỹ và từ các nước khác trở về với mức đãi ngộ và hỗ trợ nghiên cứu cạnh tranh. Trái lại, Việt Nam chưa sẵn sàng chấp nhận tham gia “cuộc chơi” săn lùng chất xám này.
Các tác giả có những so sánh mà tính logic... :-?? Các quốc gia có kinh tế phát triển ko phải có một điều kì diệu tạo ra của cải cho họ, mà họ có một vòng tròn luẩn quẩn ở mức độ cao hơn: lao động với năng suất cao và tiêu thụ những sản phẩm chất lượng cao (Số lượng ko thể nâng lên mãi, mà năng suất tăng theo chiều sâu bằng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao)
http://www.hn-ams.org/forum/showpost.php?p=1489002&postcount=28
Điều kiện kinh tế VN chưa thể sử dụng chất xám như các quốc gia phát triển hơn, nên việc các trường ĐH chưa có các ngành đào tạo, hay chưa thu hút chất xám... có thể nói khách quan là điều hiển nhiên hợp quy luật, ko thể làm khác. Một nền kinh tế như Mĩ có thể đầu tư đội ngũ kĩ sư để tạo ra những sản phẩm như Iphone, nhưng VN mà cũng đầu tư chất xám như vậy thì đầu ra ở đâu? Vấn đề cần giải quyết, là liệu trong tương lai nền kinh tế sẽ phát triển với tốc độ như thế nào, và như vậy giáo dục cũng như thu hút chất xám cần đón đầu một cách tương đối như thế nào (tương lai gần, ko thể đón đầu cách vài chục năm dc, mặc dù phải xây dựng chiến lược cho cả 1 khoảng thời gian dài), chứ ko phải nói chung chung là TQ hay nước nào đó làm thế thì VN cũng nên làm thế ngay. Khi kinh tế TQ chưa phát triển thì cũng rất nhiều ng ở lại Mĩ, chỉ khi nền kinh tế đủ khả năng tận dụng chất xám của họ thì họ mới quay về nhiều.
Túm lại là tôi nghi ngờ sự hiểu biết của nhóm tác giả liên quan đến các vấn đề của giáo dục VN (một phần chứ ko hẳn là tất cả). Những cái họ nói ko phải có thể dễ dàng nói là sai, nhưng những mấu chốt để khẳng định tính đúng đắn của nó thì chưa được giải quyết thuyết phục. Ít nhất phải có dấu hiệu cho thấy họ đã cân nhắc những điểm mấu chốt đó thì các kết luận mới có giá trị, nhưng có vẻ là chưa.
Viết hơi lộn xộn tí, mọi ng thông cảm.