Lời khẩn cầu đặc biệt tới tất cả các bạn học sinh cấp 3.....

Ngô Xuân Bách
(ngô xuân bách)

New Member
Chào tất cả các bạn!!!
Thưa các bạn học sinh đang học cấp 3 và sẽ học cấp 3!!!
Chúng ta đã được biết rằng Bộ Giáo Dục Đào Tạo vừa rồi có quyết định sẽ bỏ cuộc thi đại học,và những học sinh học xong lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp,bộ Giáo Dục sẽ lấy điểm tốt nghiệp đó của chúng ta tuyển chúng ta vào đại học.Như vậy chúng ta sẽ phải thi 6 môn,và phần lớn trong số chúng ta đã và đang học lệch,vì vậy những người học lệch sẽ có rất ít cơ hội vào được đại học.Tôi lấy ví dụ,như bạn X đang theo đuổi khối A:Toán,lí,hóa;bạn đó muốn vào được đại học thì phải làm bài tốt 3 môn toán,lí,hóa và còn phải làm bài tốt những môn khác mà bộ Giáo Dục đã cho để thi tốt nghiệp như:Văn,Sinh,Anh,sử,địa,.....Như vậy bạn X thật khó khăn phải không ạ?Học theo khối A rồi,vất vả vì khối A rồi,nay lại phải cật lực để học những môn thuộc khối B,C,D nữa,để mà có thể tốt nghiệp tốt,để mà có thể vào được đại học.
Và thi tốt nghiệp để tuyển vào đại học như vậy,giám thị sẽ coi chặt hơn,nghiêm túc hơn so với thi tốt nghiệp hiện nay.Và như vậy cơ hội vào đại học của chúng ta đã còn 1 nửa nay lại bớt đi chút nữa,có phải rằng chuyện vào đại học của chúng ta sẽ không còn nữa không??????
Chúng ta,nhất là những bạn phải thi tốt nghiệp vào những năm đầu xét tuyển,phải học lại từ văn,toán,cho tới những môn "chuối"như sử,địa,...thật là khó khăn cho chúng ta...!!!


Thưa các bạn phải chăng chúng ta sẽ không vào được đại học???
Nếu thi đại học như những năm vừa rồi,chúng ta sẽ chỉ phải học theo khối A,B,C hay D,để mà sẽ thi theo khối mà mình chọn.Như vậy cơ hội vào đại học của chúng ta sẽ cao hơn nhiều,vì chúng ta sẽ chỉ để tâm đến các môn thuộc khối thi của mình,và như vậy sức ép sẽ giảm đi,dù giám thị coi thi có coi chặt đến mức nào.........Phải không ạ???



Thưa các bạn,chúng ta sẽ phải làm gì?Làm gì đây,khi mà tương lai của chúng ta đang trên thế "ngàn cân treo sợi tóc" ?????.......?????
Các bạn có biết rằng ở những nước tiên tiến như Mỹ,Nhật,Hàn Quốc,....ngành giáo dục của họ nếu có những sửa đổi không phù hợp với tầng lớp học sinh,sinh viên,.....Dân chúng của học sẽ tổ chức những cuộc mitting,biểu tình để đòi lại quyền lợi cho con em họ.Nhất là giới học sinh,sinh viên họ sẽ cùng tham gia với cha mẹ,anh chị em họ trong các cuộc mitting,biểu tình,mà họ còn thành lập các diễn đàn,tổ chức các cuộc hội nghị học sinh,sinh viên để bàn luận về khó khăn của họ,và đoàn kết lại cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.............

Giới học sinh Việt Nam chúng ta phải làm gì,phải hành động thế nào để có lợi cho chúng ta???Xin được hỏi các bạn???

Chúng ta có nên hành động như giới học sinh,sinh viên các nước tiên tiến kia không?Sẽ có người dân nào đồng tình với chúng ta không?khi mà đất nước chúng ta đang nặng lễ giáo phong kiến,làm như học sinh,sinh viên các nước kia,chúng ta sẽ bị quy là phản động,sẽ bị coi là những người không tôn trọng nền Giáo Dục-tức là không tôn trọng những người thầy cô-những người mà đã đem lại tri thức đến cho chúng ta,khó khăn quá phải không?Buồn quá phải không?Nền dân chủ của đất nước ta chưa phải đã tốt bằng các nước tiên tiến kia,vì đất nước ta còn nghèo,còn nhiều những hủ tục,những cách nhìn lạc hậu tới việc làm,hành động giữa con người với con người...............

Chúng ta hãy làm gì,làm gì đi chứ,khi mà tương lai của chúng ta đang không biết đi đâu về đâu??Vì chỉ có 1 và chỉ 1 con đường vào đại học,sẽ mang lại tương lai tốt đẹp cho chúng ta,khi mà ở 1 đất nước còn nghèo,còn những nhận thức:có bằng cấp mới có việc làm
như ở đất nước ta.....Người đi thuê chỉ thuê những người có bằng cấp làm cho họ,dù tay nghề của anh có giỏi đến mức nào,nhưng anh không có bằng cấp,việc làm của anh sẽ không đảm bảo,những người cần anh làm cho họ,họ sẽ không tin tưởng ở anh,và dần dần họ sẽ tách anh ra khỏi công việc của họ...Vì chưa chắc anh sẽ đảm bảo cho công việc của anh làm sẽ diễn ra suôn sẻ,........vì anh không có bằng cấp.
Hi vọng các bạn sẽ lấy diễn đàn HHT, để thảo luận vấn đề này!!!Có nên chăng khi chúng ta tổ chức những cuộc mitting,biểu tình ở cả nước để đòi lại quyền lợi cho chúng ta???
Mong nhận được những lời góp ý của các bạn!!!
HÃY HÀNH ĐỘNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA CHÚNG TA!!!
HÃY LÀM TẤT CẢ NHỮNG GÌ CẦN THIẾT CHO TƯƠNG LAI CỦA CHÚNGTA!!!

--------------------------------------------------------------------------------
 
:))

thứ nhất là chuyên gia ăn trộm bài viết --> tiếng nói chả có tí trọng lượng gì đâu! :))

thứ hai là ngớ ngẩn! :)) vẫn từng ấy thằng nộp đơn vào đại học, từng ấy chỗ --> chả có cái cơ hội quái nào bị giảm đi cả! :)) mà "chúng ta" cũng làm ơn đừng có mà: 1. vơ đũa cả nắm - 2. đổ tại chuyện trượt đại học cho việc phải lấy kết quả tốt nghiệp.

ờ, mà không khéo cơ hội vào đại học còn tăng lên ấy chứ. cứ cái đà này kiểu gì chả có mấy thằng ngu sợ khiếp vía rồi không nộp đơn xin vào đại học nữa :))
 
Thưa bạn Ngô Xuân Bách ,thứ nhất ,ngay trong những lập luận đầu tiên của mình ,bạn đã bộc lộ rõ sự thiếu hiểu biết,nông cạn,và cực kỳ phiến diện của mình về nền giáo dục Việt Nam .Bạn đã phải thú nhận rằng phần lớn chúng ta đang học lệch .Vâng ,tôi tán thành cả 2 tay.Và chắc bạn đã biết ngày nay chất lượng của các học sinh sinh viên nước nhà ra sao rồi chứ .Khi tốt nghiệp đại học ,phần lớn chúng ta ra làm việc thì đều rơi vào cảnh thiếu năng lực,không đáp ứng được nhu cầu công việc trong một xã hội ngày càng yêu cầu một trình độ tri thức bao quát rộng ,không được phép bó hẹp trong phạm vi chuyên môn của mình .Tôi lấy ngay ví dụ, một nhà kinh tế giỏi đâu chỉ cần có kiến thức về chuyên môn kinh tế học (những công thức toán kinh tế ...) mà phải có sự am hiểu sâu sắc về các yếu tố xã hội ,văn hóa lịch sử chi phối đến cách nghĩ ,cách làm ăn,các thế mạnh vốn có của người dân trong một nên kinh tế hiện đại ảnh hưởng nặng nề của truyền thống .Nhà kinh tế đó còn phải am hiểu về triết học nhân loại ,chính trị ,các mô hình phát triển kinh tế xã hội từ xa xưa đến kỷ nguyên công nghệ thông tin ngày nay,từ thuyết kinh tế tư bản của Adam Smiths cho đến mô hình chủ nghĩa cộng sản được sáng kiến ra bởi 2 nhà tư tưởng lỗi lạc Karl Marx _Engel,được xác lập bởi Lenin và thực hành bởi Joseph Stalin ).Chưa hết ,người đó còn phải thông thạo tiếng Anh để tiếp cận với các tài liệu nghiên cứu kinh tế của các học giả khác trên thế giới ...Và còn rất nhiều yêu cầu khác nữa mà nếu ngay từ trường phổ thông người đó không chịu học đều các môn học thì sẽ vô cùng vất vả và thậm chí thua thiệt sau này.

Nói vậy để bạn thấy được tầm quan trọng của việc học đều là to lớn thế nào đối với học sinh chúng ta .Vậy mà bạn cho rằng các môn sử, địa là "chuối" (?) .Vâng rất tiếc, tôi không có đủ thời gian để phân tích cặn kẽ cho bạn hiểu ý nghĩa thực tiễn quá lớn của 2 môn học này ,chính vì vậy ngoài thời gian học các môn khối A và D để thi đại học năm sau ,tôi vẫn cực kỳ lưu tâm đến việc trau dồi kiến thức môn sử ,địa .Vì có hiểu lịch sử nước mình không (lịch sử cận và hiện đại trung thực ,khách quan ,không bị ảnh hưởng bởi các nhận xét ,diễn giải một chiều ,mang tính tuyên truyền ) ,có hiểu truyền thống văn hóa nước mình không ,có hiểu thực tế kinh tế nươc mình không (những giai đoạn thăng trầm của nó ),chính là yếu tố số 1 để đánh giá lòng yêu nước của bạn ,đánh giá xem bạn có thể có ích cho việc kiến thiết nước nhà không ,xóa bỏ nỗi nhục của lạc hậu ,kém phát triển cho Tổ quốc Việt Nam không (đây là điều mà đại tướng Võ nguyên Giáp và thủ tướng Phan văn Khải luôn luôn nêu ra trong các cuộc họp gần đây ).

Bạn biết trường Cambridge đánh giá thế nào về chất lượng tiếng Anh của học sinh sinh viên ta không .Chúng ta gần như là đội sổ ,thua kém cả Mã lai .Vậy đó ,đau xót thế đó ,đấy là nỗi nhục cho học sinh ta rồi còn gì ?Vậy mà bạn còn định học lệch ,bênh vực cho những người bảo thủ ,chỉ lo học môn khối A như bạn học sinh X kia chăng ?Nếu vậy thì chính bạn là một thành tố quan trọng kéo tụt sự đi lên của học sinh Việt nam còn gì (thế mà chúng ta lại có truyền thống hiếu học cơ đấy !) .Và đúng là chúng ta đang ở trong thế "Ngàn cân treo sợi tóc" rồi còn gì ?Mà không chỉ treo có hôm nay đâu ,nó còn treo luôn cả tương lai tươi sáng của thế hệ trẻ nước Việt nữa cơ.

Bạn có đề cập đến vấn đề dân chủ ,theo tôi ,bạn chẳng có tí ý niệm nào về phẩm chất ,tư duy của một con người dân chủ trong một xã hội dân sự cả(bạn nên xem lại vốn kiến thức của mình trong lĩnh vực này trên trang danchu.net) . Đúng ,biểu tình của học sinh ở các nước để bảo vệ quyền lợi cho mình là chính đáng cho mình .Tôi không phản đối .Nhưng nó phải dựa trên nền tảng là sự hiểu biết sâu sắc về các điểm mạnh ,yếu của 1 cơ chế giáo dục đào tạo .Học sinh cần phải hiểu đâu là cái sai của ngành giáo dục ,đâu là cái thiếu chín chắn của mình .Ở ta ,cái sai là ở chõ chương trình còn khá nặng về mặt giảng dạy ,và chưa có biện pháp hay để lôi kéo học sinh vào cong việc nghiên cứu ,tìm tòi về bài giảng ,rồi tự lên thuyết trình trước lớp .như học sinh các nước. Còn chủ trương học đều là hoàn toàn đúng đắn ,không thể bàn cãi được .

Thưa bạn ,nghe bạn nói thì bạn có vẻ khá lo lắng về tương lai giáo dục nước nhà "sẽ đi về đâu?". Đúng là có nạn bằng cấp ở nước ta ,nhưng không thể vì thế mà ta chỉ biết ngồi than thân trách phận cả ,làm như vậy sẽ là một sự lãng phí thời gian một cách ngu xuẩn nhất .Việc của chúng ta là nâng cao kiến thức thật sự trên mọi lĩnh vực cuộc sống ,nhằm xây dựng một thế hệ trẻ (8X) có trình độ năng lực cao ,đáp ứng được nhu cầu của quá trình hiện đại hóa,trí tuệ hóa một xứ sở còn lạc hậu và phân hóa như Việt nam .tôi luôn tin đó là bổn phận ,trách nhiệm ,quyền lợi của người trí thức mới Việt Nam .

Bạn hãy thử đưa ý kiến của bạn đi tham khảo tại các diễn đàn học sinh sinh viên khác xem có ai đồng tình không ,tôi tin là chẳng có ai thừa hơi sức đi làm cái việc Meeting ,biểu tình như bạn đề xuất cả . Cuối cùng tôi xin được có 2 lời nhắn nhủ đến bạn :đó là 2 quy tắc vàng trong cuộc sống hiện nay,đó là

+ Thứ nhất, là người trí thức dân chủ,"Tri" luôn phải đi đôi với "hành" ,tức là có tri thức thì phải có hành động ,ngược lại , hành động phải dựa trên cơ sở vững chắc của tri thức ,của sự nhận biết sâu xa ý nghĩa của các sự việc. Bạn đòi chống lại một cái trong khi chưa có lập luận đầy đủ về nó ,chưa hiểu nó đúng sai ra sao thì thật vô cùng tai hại .Chính điều đó đã và sẽ cản đường đi lên 1 nền dân chủ pháp trị ở nước ta .
Chúng tôi ,học sinh Hà nội -Ams luôn ý thức điều đó và chúng tôi phấn đấu học tốt các môn ,để sau này có một học bạ ,lý lịch tốt thực sự ,có khả năng biện chứng(dialectics) ,óc phân tích độc lập (critical thinking) ,.Đó là những yếu tố sống còn khi bạn nộp đơn vào 1 trường college nào đó tại Mỹ hay Úc ...chứ chẳng ai quan tâm đến việc biểu tình gì đâu !

+Thứ 2 , đó là "Khó người, khó ta" ,người khác học được ,chấp nhận được ,phụ huynh thầy cô chấp nhận được thì không có lý gì mà bạn lại lo vớ lo vẩn là sẽ không có ai vào được đại học .Như thế thì các trường đại học đóng cửa hết à ?Không ,ý của bộ giáo dục là tuyển chọn ra được những học sinh học đều thực sự (tất nhiên là vẫn có môn chuyên của mình ) ,để những ai chỉ cắm đầu vào học như vẹt có 3 môn thôi ,trong khi các môn còn lại không thèm sờ đến sẽ chết hết .Những người đó tốt nhất là đừng nghĩ đến đại học nữa ,mà ra làm việc khác đi ,nước ta đang trong cảnh "thừa thầy, thiếu thợ " đó !

Và mong bạn hãy bỏ ngay cái ý nghĩ điên rồ "biểu tình" đó đi , nếu không ,coi chừng đấy !!!!!!!
 
Thưa các bạn học sinh đang học cấp 3 và sẽ học cấp 3!!!
Chúng ta đã được biết rằng Bộ Giáo Dục Đào Tạo vừa rồi có quyết định sẽ bỏ cuộc thi đại học,và những học sinh học xong lớp 12 sẽ thi tốt nghiệp,bộ Giáo Dục sẽ lấy điểm tốt nghiệp đó của chúng ta tuyển chúng ta vào đại học.Như vậy chúng ta sẽ phải thi 6 môn,và phần lớn trong số chúng ta đã và đang học lệch,vì vậy những người học lệch sẽ có rất ít cơ hội vào được đại học.

Rất đúng. Vì vậy những người đã và đang học lệch nên xem lại mình, nhất là nếu họ còn những 3 năm học cấp 3.

Và thi tốt nghiệp để tuyển vào đại học như vậy,giám thị sẽ coi chặt hơn,nghiêm túc hơn so với thi tốt nghiệp hiện nay.Và như vậy cơ hội vào đại học của chúng ta đã còn 1 nửa nay lại bớt đi chút nữa,có phải rằng chuyện vào đại học của chúng ta sẽ không còn nữa không??????

Không. Chỉ không còn với những thằng không lo học hành tử tế mà suốt ngày trông vào quay cóp. Rất hy vọng sẽ làm được như vậy.

Chúng ta,nhất là những bạn phải thi tốt nghiệp vào những năm đầu xét tuyển,phải học lại từ văn,toán,cho tới những môn "chuối"như sử,địa,...thật là khó khăn cho chúng ta...!!!

Chỉ có thế mà đã kêu thì không thi ĐH nữa cũng là 1 cách để đỡ mệt, vì để học tốt ở ĐH bằng chính sức mình còn mệt hơn nhiều (ở đây không tính chuyện chạy chọt nhé).

Thưa các bạn,chúng ta sẽ phải làm gì?Làm gì đây,khi mà tương lai của chúng ta đang trên thế "ngàn cân treo sợi tóc" ?????.......?????

Ngừng kêu ca và học tử tế.

Các bạn có biết rằng ở những nước tiên tiến như Mỹ,Nhật,Hàn Quốc,....ngành giáo dục của họ nếu có những sửa đổi không phù hợp với tầng lớp học sinh,sinh viên,.....Dân chúng của học sẽ tổ chức những cuộc mitting,biểu tình để đòi lại quyền lợi cho con em họ.Nhất là giới học sinh,sinh viên họ sẽ cùng tham gia với cha mẹ,anh chị em họ trong các cuộc mitting,biểu tình,mà họ còn thành lập các diễn đàn,tổ chức các cuộc hội nghị học sinh,sinh viên để bàn luận về khó khăn của họ,và đoàn kết lại cùng nhau tìm ra hướng giải quyết.............

Giới học sinh Việt Nam chúng ta phải làm gì,phải hành động thế nào để có lợi cho chúng ta???Xin được hỏi các bạn???

Thế HS ở các nước đó có hay dùng phao như ở VN không ?

Chúng ta có nên hành động như giới học sinh,sinh viên các nước tiên tiến kia không?

Có đấy. Hãy học cách làm việc nghiêm túc của họ.

Sẽ có người dân nào đồng tình với chúng ta không?khi mà đất nước chúng ta đang nặng lễ giáo phong kiến,làm như học sinh,sinh viên các nước kia,chúng ta sẽ bị quy là phản động,

Trước khi bị coi là phản động thì có khi còn bị coi là thần kinh đấy.

Chúng ta hãy làm gì,làm gì đi chứ,khi mà tương lai của chúng ta đang không biết đi đâu về đâu??Vì chỉ có 1 và chỉ 1 con đường vào đại học,sẽ mang lại tương lai tốt đẹp cho chúng ta,khi mà ở 1 đất nước còn nghèo,còn những nhận thức:có bằng cấp mới có việc làm
như ở đất nước ta.....Người đi thuê chỉ thuê những người có bằng cấp làm cho họ,dù tay nghề của anh có giỏi đến mức nào,nhưng anh không có bằng cấp,việc làm của anh sẽ không đảm bảo,những người cần anh làm cho họ,họ sẽ không tin tưởng ở anh,và dần dần họ sẽ tách anh ra khỏi công việc của họ...Vì chưa chắc anh sẽ đảm bảo cho công việc của anh làm sẽ diễn ra suôn sẻ,........vì anh không có bằng cấp.

Đúng vậy. Hãy hành động từ ngay bây giờ. Học một cách nghiêm túc và quên chuyện dùng phao hay chạy chọt đi. Nếu anh học tốt thì anh sẽ có 1 bằng cấp bằng chính sức mình, còn nếu anh học dốt thì tự xem lại mình đi đã.

Có nên chăng khi chúng ta tổ chức những cuộc mitting,biểu tình ở cả nước để đòi lại quyền lợi cho chúng ta???

Quyền lợi của tất cả HS hay chỉ của những thằng không lo học nhưng lại suốt ngày đổ lỗi cho những cái này cái kia.


Lời bàn : Mặc dù áp dụng ngay lập tức cách tuyển sinh mới trong 1 thời gian ngắn có vẻ chưa hợp lý, nhưng cái lợi của nó là sẽ buộc HS phải học đều tất cả các môn. Tuy nhiên liệu trông thi TN có nghiêm túc được không, hay lại như mọi năm. Đây là vấn đề chính.
 
thôi, các anh phí lời làm gì? nói thì chắc gì đã thủng ra được đâu?

còn với owner của topic này, nói thật, bạn làm xấu đi hình ảnh của mọi học sinh trường bạn nói riêng và trường ngoài nói chung đấy. hãy cư xử cẩn thận khi người ta chỉ nhìn vào bạn để đánh giá nhiều người khác. nói cho có trách nhiệm đi.

---
quên, anh Sơn có câu này hay thế ;;) :
"Trước khi bị coi là phản động thì có khi còn bị coi là thần kinh đấy."
 
Em Ngô Xuân Bách mến, đọc btopic của e xong, a thông cảm với những trăn trở của e, nhưng a ko đồng tình với e 1 chút nào hết bởi vì những suy nghĩ và lập luận của e chỉ là (cho a xin lỗi nhé) 1 đống chữ nghĩa vớ vẫn, chẳng có 1 tí logic nào cả. Có lẽ e quá lo lắng về sự thay đổi quy chế tuyển sinh đại học rồi đâm ra có những suy nghĩ như trên, nhưng e có biết là khi e nói lên những lời này, mọi người sẽ dễ dàng nhận thấy e thiếu tự tin và bãn lĩnh vô cùng. E luôn miệng đòi quyền lợi nhưng e đã thực hiện được nghĩa vụ j? E so sanh nền giáo dục nước nhà với nước ngoài nhưng đó là 1 sự so sánh khập khiễng vì e đã quên xét tới yếu tố khác biệt văn hóa, tư tưởng...
Chỉ nói vài dòng đơn sơ, mong e tự ngẫm ra và bắt đầu bắt tay làm những việc có ích hơn như cố mà học, ăn chơi đúng mức, đem niềm vui cho mọi người quanh mình...còn hơn là cứ ngồi đó mà than vãn rồi kêu gọi, hô hào mọi người ủng hộ những việc làm chẳng giống ai của mình.
Thế nhé, chúc e thi đậu đại học!!!!
 
vâng ạ!Em xin lỗi tất cả mọi người,em lo quá hóa điên mất rồi các anh các chị ạ!Tha thứ cho em nghe!Rất cám ơn các anh các chị đã cho em những lời khuyên bổ ích
Thật sự xin lỗi tất cả!!
 
thực ra thì ở diễn đàn "hoahoctro.com" mọi người ở đó ủng hộ em rất nhiều,em thử post sang đây,để chúng ta cùng bàn luận,không ngờ em đã không được mọi người ủng hộ,thật sự xin lỗi mọi người!
 
các anh thi đại học xong rồi mới nói thế được chứ giờ các anh thử thi 6 môn đi ,học thế nào để thi tốt được cả 6
Bộ nói giảm tải thật ra thế này còn giết học sinh hơn
Em biết nếu học hành nghiêm chỉnh sẽ ko phải lo nhưng các anh có dám chắc đến sát kì thi mình sẽ ko lao vào học thêm.Nếu các anh ko thì sẽ có bao nhiêu thí sinh khác lao vào các lò luyện thi-->tốn kém nhất là với các hs ở nông thôn miền núi.
Cái chính là thi 6 môn sẽ tạo ra áp lực lớn cho thí sinh.Hơn nữa có nhiều môn sẽ ko cần thiết cho một số ngành học sau này(VD:SV sư phạm văn cần gì biết nhiều về lí hay hóa,nếu thi kiểu này sẽ ko ít nhà văn tương lai về quê cày ruộng)
Vấn đề ko phải học đều hay học lệch mà là khi áp dụng vào thực tế công việc hiệu quả các kiến thức đã học mang lại thế nào.Thằng học đều mà chả giỏi cái gì thực sự thì cũng ko bằng thằng học lệch.Em thấy nên thi toán văn ngoại ngữ cộng thêm một môn nào đó tùy trường chọn sao cho phù hợp với nghề sau này.
Mít tinh biểu tình thì hơi qua nhưng cũng nên cho các vị quan chức biết được ý kiến của chúng ta để họ có giải pháp hợp lí.Còn nếu vẫn giwux nguyên ý định thi 6 môn thì phải chấp nhận thôi, biết làm gì được
 
hehe có thế mà cũng cãi nhau, các chú phải hiểu là chúng ta đang trong thời kỳ quá độ, bất cứ chuyện gì cũng có thể xẩy ra được.

Theo mình thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp không nên vượt quá 60%. Vì sự thực cái bằng tốt nghiệp ko phải là ai cũng có đủ trình độ để đạt được cả. Trong khi đó chủ trương của BGD là đang cố đẩy cái tỷ lệ này lên càng cao càng tốt, gây nên 1 sự bất hợp lý cho xã hội. Thằng em anh năm nay học lớp 9, cả lớp đến 3/4 lớp là giỏi :eek: Thử hỏi mọi người là trong 1 xã hội bình thường thì ở đâu ra lắm giỏi thế thế? Thiết nghĩ cái con số 3/4 này phải là học sinh trung bình thì mới hợp lý!

Chính vì sự tâng bốc, ép chỉ tiêu 1 cách quá đáng không đúng thực chất (có thể điểm thi thì đạt yêu cầu nhưng "cái đầu" thì ko đạt) nên lên khi học xong ĐH (ĐH thực ra là cấp 4 thôi), sv ra trường năng lực rất kém, chả làm được cái gì cả, mặc dù ở trường đã được học 1 lượng kiến thực ko phải là nhỏ.

Nói chung là mình ủng hộ việc rút lại chỉ có 1 kỳ thi, 6 môn ko phải là quá nhiều đâu. Nhưng việc thi cử nên làm 1 cách thực chất và nghiêm khắc. Ví dụ như có hiện tượng hỏi bài quay bài thì hủy luôn kết quả, vĩnh viễn ko cho thi nữa. Còn việc xét tuyển vào ĐH thì nên để cho các trường tự xét hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Vì nhiều khi điểm số của 1 kỳ thi không thể đánh giá đúng con người và khả năng 100% được.
 
Ah quên còn trong quá trình học ĐH, cũng nên phân hóa ra thành nhiều dạng như bọn Tây, ai giỏi thì học ĐH bt, ai kém hơn thì học Cao Đẳng, etc... Tỷ lệ đầu vào là 100 sv thì đầu ra nằm trong khoảng 20 đến 30 là hợp lý. Nói chung xã hội muốn phát triển thì cần phải có sự cạnh trang, mà cạnh tranh thì phải lành mạnh :D Còn ko có cạnh tranh thì :

4000 năm ta lại là ta
Từ trong hang đá chui ra
Hú lên 1 tiếng rồi ta chui vào.
 
không nói gì đến chuyện quá độ bác Hoàng nhé :p ai lại lôi chuyện đấy ra nói ở đây :p

thế này, cái gì cũng có 2 mặt của nó. ăn cắp bài rồi đi spam khắp nơi cũng có thể được nhìn nhận là "phổ biến thông tin" :D rồi thì chúng ta phải thấy cái dở của thiên hạ để rút kinh nghiệm :)) các bác nhờ...

bọn hoahoctro.com nó ủng hộ chuyện ăn cắp bài viết à /:)

ờ, mà công nhận chú này cũng bản lĩnh ghê cơ! các anh đừng bảo bạn ý là kém bản lĩnh, hèn nhát gì gì đấy nhé, có phải đâu. vào đây bị dội bom như thế rồi mà bạn ý không nản chí, vẫn kiên quyết đấu tranh post một đống bên ngoài kia kìa.

đến phải xóa /:)
 
Nhất trí với anh Hoàng, đây chính là quan điểm xuyên suốt của giáo dục Pháp (không biết còn có nước nào nữa có thêm quan điểm và chính sách này không, nhưng em chỉ được biết đến của Pháp thôi :) )
Phải để cho kỳ thi tốt nghiệp là kỳ thi chính, còn bỏ thi ĐH đi, bù vào đó thì kỳ thi tốt nghiệp sẽ rất khó, đủ khả năng phân loại được HS cho vào ĐH!
Rất nhiều GV Pháp dạy em đã bất ngờ khi biết rằng kỳ thi tốt nghiệp cấp 3 của VN lại dễ, xong lại còn thêm kỳ thi ĐH. Họ thiết nghĩ, không hiểu cái ông Nhà nước cho thêm cái kỳ thi cấp 3 làm gì, trong khi (theo em biết) thì gần như 100% là đỗ tốt nghiệp => tốn thời gian, tiền của, và nhất là tinh thần của học sinh!
Rút lại còn có mỗi thi tốt nghiệp là tốt rồi còn gì, còn hơn là phải vừa lo nghĩ thi ĐH và TN!
Không học tất cả các môn đi, học lệch thì làm sao mà phát triển được???
Tất nhiên là có môn mình thích, mình có khiếu, có môn không, nhưng mà vẫn phải học đủ chứ? Nếu không thì lo bài vở trên lớp ra sao? Ít ra là cũng phải có học!
 
Chả riêng gì Pháp, theo anh biết thì còn có Đức, có phân hóa học sinh từ hồi còn lớp 5 lớp 6 gì đó cơ. Ngoài ra theo anh nghĩ thì đa số các nước châu Âu đều như vậy. Ở châu Âu hình như (chí dám hình như thôi nhá) là nó phân hóa học sinh theo cấp học. Tức là 1 sv đang học cấp nào thì có thể biết cái đầu của sv đấy thế nào. Còn ở Mỹ với 1 số nước nói tiếng Anh như UK, AUS(vẫn hình như thôi nhá) thì lại phân cấp bằng trường học. Tức là nhìn vào trường sẽ biết trình độ sv đấy thế nào. Ở Pháp, 1 thằng có trình độ Master thì điều đó có nghĩa là nền GD Pháp (tiến tới là nền giáo dục chung của châu âu) công nhận thằng đấy có trình độ master thật. Còn ở Mỹ thì Master theo anh biết có rất nhiều dạng phân cấp theo trình độ, từ siêu cao thủ trên tài mấy nước châu âu nhiều lần cho đến mấy cái master mà có khi còn ko bằng học cao đẳng ở VN.

Còn tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở VN bây giờ theo anh được biết là trên dưới 90% gì đấy chứ ko phải 100% như chú Huy nói đâu. Chú đừng quên là nước ta có gồm 54 tỉnh thành (ngày xưa là 54 bây giờ ko biết có tách tách nhập nhập gì thêm ko nhỉ???) và vô số dân tộc anh em khác nhau cho nên tỷ lệ này thế là nhiều lắm rồi đấy! Nhưng mà ở thành phố thì có khi tỷ lệ này phải lên đến 97 98% chứ chả ít thật mà đã lên đến tỷ lệ này thì cái kỳ thi chỉ hoàn toàn mang tính chất phù phiếm ko cần thiết chưa kể gây phát sinh bao nhiêu tiêu cực :p
 
Nói chung là mình ủng hộ việc rút lại chỉ có 1 kỳ thi, 6 môn ko phải là quá nhiều đâu. Nhưng việc thi cử nên làm 1 cách thực chất và nghiêm khắc. Ví dụ như có hiện tượng hỏi bài quay bài thì hủy luôn kết quả, vĩnh viễn ko cho thi nữa. Còn việc xét tuyển vào ĐH thì nên để cho các trường tự xét hồ sơ và phỏng vấn trực tiếp thí sinh. Vì nhiều khi điểm số của 1 kỳ thi không thể đánh giá đúng con người và khả năng 100% được.

Rút lại 1 kỳ thi như vậy thì nên xét điểm ĐH như thế nào nhỉ. Những trường như BK hay KTQD, mỗi năm có mười mấy nghìn đứa đăng ký, làm theo cách của bác Hoàng sợ là khó. Chưa kể tiêu cực cũng dễ phát sinh.
 
Phan Trường Sơn đã viết:
Rút lại 1 kỳ thi như vậy thì nên xét điểm ĐH như thế nào nhỉ. Những trường như BK hay KTQD, mỗi năm có mười mấy nghìn đứa đăng ký, làm theo cách của bác Hoàng sợ là khó. Chưa kể tiêu cực cũng dễ phát sinh.

Ko phải khó mà là quá khó :D Nhưng mà bọn tư bản nó cũng làm như vậy đấy, chỉ khác là số lượng của nó ko vãi đến số mấy chục nghìn như mình :D Nước mình có hơn 80 triệu dân, số lượng trường thì lại quá ít đã thế trường lại còn bé, hơn nữa tập trung vào các thành phố lớn như HN, tp HCM. Đâm ra sự mất cân bằng lại càng lớn :((

Tiêu cực thì đâu chả có tiêu cực, làm gì có cách nào loại trừ được tiêu cực 100% đâu. Nhưng dần dần thì chúng ta cũng phải hòa đồng dần vào với thế giới, xu hướng này là 1 trong những điều tất yếu thôi
 
@A.Hoàng: 54 dân tộc anh ạ, còn hình như bây giờ là 65 tỉnh hay sao ý.
Em chỉ bảo là gần 100% chứ có bảo là 100% đâu! :D

@A.Sơn: Để em sẽ hỏi bà giáo người Pháp của em xem ở Pháp họ giải quyết vấn đề này ntn.
Nhưng theo em biết, ở Pháp, ngoài hệ thống các cấp học phổ thông ra thì còn có hệ thống cấp học nghề (đừng nghĩ là hèn kém nhá, hơi bị hay đấy).
Học sinh ở Pháp, sau khi hết cấp 2 sẽ được chọn theo tiếp chương trình phổ thông hay chuyển sang chương trình học nghề.
Ở giai đoạn này, HS được tự do chọn lựa, và theo em biết thì số lượng HS "không thích học chương trình phổ thông nữa" hoặc "không thể học chương trình phổ thông nữa" sẽ quyết định đi học nghề! Và số lượng này thì không phải nhỏ!
Đây chính là giai đoạn lọc HS của Pháp, để đảm bảo số lượng HS dự thi tốt nghiệp cấp 3 là vừa phải.
Hơn nữa, đề thi tốt nghiệp ở Pháp thuộc dạng rất khó, thế cho nên số lượng HS đạt tiêu chuẩn tốt nghiệp cấp 3 để có thể vào ĐH Pháp là rất ít!
Chỉ đơn cử, thi tốt nghiệp của họ có môn Triết là đã thấy quái thai thế nào rồi! :D:D
 
54 dân tộc à :D sorry nhầm nhọt tí :p

Nó phân hóa còn từ trước đấy nữa cơ Huy ạ. Cái BAC của nó thì không khó, nhưng nó thực chất và cũng ko có những lò luyện như mình. Ah anh nhớ có 1 lần hồi năm 2, đi mua được 1 tập đề bài các năm về trước, nhìn qua thì tưởng là đề của 2 ngành khác nhau cơ :D Ấy nhưng mà chỉ có đề bài thôi, chứ ko có lời giải, hỏi ra mới biết là giáo dục Pháp cấm mọi chuyện liên quan đến đáp án lời giải. Giả sử nếu thấy giáo có chữa bài đấy trên lớp thì cũng may ra là đúng về đường hướng thôi, chứ đem ra ốp vào barem thì chỉ được 15/20 là cùng. Nói cách khác là không ai biết được phải làm như thế nào mới được điểm tối đa ==> kích thích tính sáng tạo của thí sinh từ cách làm bài cho đến cách trình bày. Barem cũng ko bao giờ được cố định trước, mà sẽ được làm trong quá trình các thầy chấm bài. Thông thường các thầy làm barem (như hồi anh học 2 năm đầu tiên) làm sao để điểm trung bình vào khoảng 7/20, écart type vào khoảng 3,5 (ai học statistic thì sẽ biết nó là sigma^ ý)

Cái hay của cái barem mở như thế này là có thể cứu những sv mà thấy giáo cảm thấy có năng lực thực sự và nếu cần có thể hạ điểm những thí sinh chỉ biết học vẹt không có tính sáng tạo
 
Em cũng ủng hộ việc chỉ có 1 kì thi thôi nhưng thi đến 6 môn thì :(
Mọi người cứ thử xem chương trình học của nước ta thế nào so với các nước khác đã
thi là kiểm tra những gì đã học nên phải cải cách chương trình trước khi cải cách thi cử.Chương trình học nước ta nặng thế mà thi thì biết ôn thế nào
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Back
Bên trên