Đoàn Trang
(Ms_Independent)
Điều hành viên
Viễn ảnh về một giải Nobel cho giới văn bút Việt Nam
Trần Kiêm Đoàn
Theo nhận định chung của cộng đồng quốc tế thì Thụy Điển là một vương quốc trung lập, tiên tiến với nền văn hiến lâu đời. Họ xem giải thưởng Nobel là một biểu tượng cho danh dự và niềm tự hào quốc gia nên ảnh hưởng chính trị và tính chất thời sự nhất thời không có tác động trực tiếp trên sự lựa chọn người đoạt giải thưởng.
Để có một nhận định chính xác hơn về sự khách quan và nguyên tắc tuyển lựa chặt chẽ của Hàn lâm viện Thụy Điển và Hội đồng chấm giải Nobel, tôi xin trình bày sơ lược phương thức làm việc của họ như sau:
Trên danh nghĩa, Hàn lâm viện Thụy Điển là cơ quan tuyển chọn giải thưởng Nobel, nhưng trên thực tế, quá trình chọn lựa này là một công trình đóng góp tập thể của các học giả, chuyên gia, tác giả, thi văn nghệ sĩ... có uy thế và uy tín từ nhiều nơi trên thế giới. Trình tự về thời gian tuyển lựa giải Nobel Văn chương được quy định theo một nguyên tắc không thay đổi như sau:
Thời gian bắt đầu từ đầu mùa thu năm trước, khi Hàn lâm viện Thụy Điển mời tất cả các nhân vật được biết đến trên toàn thế giới nộp danh sách các ứng viên được đề cử. Mỗi nhân vật đề cử đều phải viết “đề nghị thư” để trình bày và bảo vệ cho lý do chọn lựa của mình. Tự đề cử mình làm ứng viên hoàn toàn không được chấp nhận. Tất cả danh sách các ứng viên được đề nghị đều phải nộp cho Hội đồng Hàn lâm viện trước ngày mồng 1 tháng 2 hàng năm. Mỗi năm, có khoảng chừng 100 đến 250 nhà văn được đề cử cho giải Nobel Văn chương. Số ứng viên đề nghị này được cộng chung với các ứng viên do chính các thành viên trong Hội đồng và Hàn lâm viện tuyển lựa. Giai đoạn kế tiếp, Hội đồng tuyển chọn lọc lại còn 15 ứng viên và danh sách này phải hoàn thành trong tháng 4. Cuối tháng 5, số ứng viên được tuyển chọn vào vòng chung kết còn lại là 5 người. Có hàng trăm nhân vật tên tuổi trong lãnh vực văn chương khắp thế giới phụ tá cung cấp tất cả các nguồn tư liệu về tác phẩm và các công trình biên khảo liên quan đến 5 ứng viên này.
Sau khi dành suốt mùa hè để đọc, nghiên cứu và phân tích giá trị văn chương của tất cả tác phẩm của 5 ứng viên vào chung kết, Hội đồng giải Nobel đệ trình đề nghị của họ lên Hàn lâm viện Thụy Điển. Tháng 10, Hàn lâm viện tiến hành một cuộc bỏ phiếu kín để chọn người trúng giải.
Trong lịch sử giải Nobel văn chương, có rất ít các ứng viên lần đầu tiên được đề cử đoạt giải thưởng liền trong năm đó. Thường các ứng viên không được tuyển chọn sẽ được Hội đồng đưa ra thẩm định, xét đi, xét lại trong những năm tiếp theo bởi Hàn lâm viện Thụy Điển căn cứ trên toàn bộ sự nghiệp văn chương của một nhà văn, nhà thơ... để đánh giá chứ không chỉ căn cứ trên một tác phẩm hay một công trình đơn lẻ nào đó. Bởi vậy, giải Nobel Văn chương là giải thưởng cho một sự nghiệp văn chương chứ không phải là giải thưởng dành cho một tác phẩm xuất sắc.
Giải Nobel Văn chương không hẳn là thước đo chuẩn xác tuyệt đối để thẩm định giá trị văn chương và tài năng đích thực của một tác giả. Tuy nhiên, đối với văn giới toàn cầu thì giải thưởng này vẫn là một giải thưởng văn chương sáng giá và được kính trọng nhất trong lịch sử văn học quốc tế suốt 100 năm qua. Chính tên tuổi lẫy lừng của những người trúng giải đã mang lại vinh quang cho giải thưởng, hơn là chính giải thưởng Nobel tự nó mang hào quang đến cho người nhận giải.
Trần Kiêm Đoàn
Theo nhận định chung của cộng đồng quốc tế thì Thụy Điển là một vương quốc trung lập, tiên tiến với nền văn hiến lâu đời. Họ xem giải thưởng Nobel là một biểu tượng cho danh dự và niềm tự hào quốc gia nên ảnh hưởng chính trị và tính chất thời sự nhất thời không có tác động trực tiếp trên sự lựa chọn người đoạt giải thưởng.
Để có một nhận định chính xác hơn về sự khách quan và nguyên tắc tuyển lựa chặt chẽ của Hàn lâm viện Thụy Điển và Hội đồng chấm giải Nobel, tôi xin trình bày sơ lược phương thức làm việc của họ như sau:
Trên danh nghĩa, Hàn lâm viện Thụy Điển là cơ quan tuyển chọn giải thưởng Nobel, nhưng trên thực tế, quá trình chọn lựa này là một công trình đóng góp tập thể của các học giả, chuyên gia, tác giả, thi văn nghệ sĩ... có uy thế và uy tín từ nhiều nơi trên thế giới. Trình tự về thời gian tuyển lựa giải Nobel Văn chương được quy định theo một nguyên tắc không thay đổi như sau:
Thời gian bắt đầu từ đầu mùa thu năm trước, khi Hàn lâm viện Thụy Điển mời tất cả các nhân vật được biết đến trên toàn thế giới nộp danh sách các ứng viên được đề cử. Mỗi nhân vật đề cử đều phải viết “đề nghị thư” để trình bày và bảo vệ cho lý do chọn lựa của mình. Tự đề cử mình làm ứng viên hoàn toàn không được chấp nhận. Tất cả danh sách các ứng viên được đề nghị đều phải nộp cho Hội đồng Hàn lâm viện trước ngày mồng 1 tháng 2 hàng năm. Mỗi năm, có khoảng chừng 100 đến 250 nhà văn được đề cử cho giải Nobel Văn chương. Số ứng viên đề nghị này được cộng chung với các ứng viên do chính các thành viên trong Hội đồng và Hàn lâm viện tuyển lựa. Giai đoạn kế tiếp, Hội đồng tuyển chọn lọc lại còn 15 ứng viên và danh sách này phải hoàn thành trong tháng 4. Cuối tháng 5, số ứng viên được tuyển chọn vào vòng chung kết còn lại là 5 người. Có hàng trăm nhân vật tên tuổi trong lãnh vực văn chương khắp thế giới phụ tá cung cấp tất cả các nguồn tư liệu về tác phẩm và các công trình biên khảo liên quan đến 5 ứng viên này.
Sau khi dành suốt mùa hè để đọc, nghiên cứu và phân tích giá trị văn chương của tất cả tác phẩm của 5 ứng viên vào chung kết, Hội đồng giải Nobel đệ trình đề nghị của họ lên Hàn lâm viện Thụy Điển. Tháng 10, Hàn lâm viện tiến hành một cuộc bỏ phiếu kín để chọn người trúng giải.
Trong lịch sử giải Nobel văn chương, có rất ít các ứng viên lần đầu tiên được đề cử đoạt giải thưởng liền trong năm đó. Thường các ứng viên không được tuyển chọn sẽ được Hội đồng đưa ra thẩm định, xét đi, xét lại trong những năm tiếp theo bởi Hàn lâm viện Thụy Điển căn cứ trên toàn bộ sự nghiệp văn chương của một nhà văn, nhà thơ... để đánh giá chứ không chỉ căn cứ trên một tác phẩm hay một công trình đơn lẻ nào đó. Bởi vậy, giải Nobel Văn chương là giải thưởng cho một sự nghiệp văn chương chứ không phải là giải thưởng dành cho một tác phẩm xuất sắc.
Giải Nobel Văn chương không hẳn là thước đo chuẩn xác tuyệt đối để thẩm định giá trị văn chương và tài năng đích thực của một tác giả. Tuy nhiên, đối với văn giới toàn cầu thì giải thưởng này vẫn là một giải thưởng văn chương sáng giá và được kính trọng nhất trong lịch sử văn học quốc tế suốt 100 năm qua. Chính tên tuổi lẫy lừng của những người trúng giải đã mang lại vinh quang cho giải thưởng, hơn là chính giải thưởng Nobel tự nó mang hào quang đến cho người nhận giải.