Làm thế nào để giỏi toán

thế ạ!!!!!!!!Vâng em cảm ơn anh.......hix nhưng mà...anh học giỏi tất nhiên thấy đề thi không khó rồi
 
Anh không nói dễ theo quan điểm của anh , mà theo quan điểm của một bạn học sinh bình thường thôi :D .Thế này vậy: anh nói thật nhé : năm lớp 10 thì cô HA có thể cho đề khó đó, còn lớp 11 ,12 thì bận hơn nên cô cho đề dễ thôi. Bạn bè lớp anh điểm cao lắm, yên tâm đi :D .
Nhưng nói chung: cô HA cho đề theo kiểu dễ dần : nghĩa là ban đầu đề khó thì cứ dễ dần thôi, cốt là để học sinh có cơ hội gỡ điểm. Nhưng anh nói trước là đề kiểm tra là khó đấy. Nhưng mà nếu chăm chỉ làm bài của cô HA giao thì yên tâm đi, 10 điểm là chuyện nằm trong tầm tay :D
Thế cô HA đã dạy đội tuyển chưa ??? Mà năm nay lớp Toán còn thích học đội tuyển không??
Theo như anh biết thì trong hai lớp Toán 1 , 11 và 12, thì chỉ có 11 là thích học toán thôi :D , còn lớp 12 có vẻ hơi nản , căn bản là lớp 12 rồi, thi thố cũng là điều mạo hiểm :D
 
năm nay cô chưa dạy đội tuyển anh ạ!!!!!Hình như thi hk xong là học hay sao ấy!!!!!!!!!
EM hỏi.....anh đã từng học thầy Thái chưa ạ????em thấy thầy bảo thầy dạy dễ hiểu nhưng rất khó có thể làm theo thầy....em thấy vì thầy chẳng bao h hướng dẫn cách suy nghĩ cả,nhiều bài tập em thấy khó ơi là khó nhưng độp 1 cái thầy chữa luôn,đưa ra kết quả bài toán rồi đi theo đấy mà chứng minh, nhiều lúc thấy rất khó hiểu....làm thế nào bây h anh????Thầy dạy bọn em về phương trình hàm với cả dãy số....nên thấy kết quả rất bất ngờ...8-}
 
Tất nhiên là anh học thầy Thái rồi. Thầy dạy dễ hiểu lắm em ạ. Học đại học , thầy giảng bài rất dễ hiểu :D . Các em học bây giờ cảm thấy khó theo cũng đúng thôi, vì thầy Thái dạy những cái mới thì các em sẽ khó tiếp thu, dù sao , tuổi các em còn nhỏ nên chưa quen với việc lúc nào cũng phải sẵn sàng học cái mới.
Mà sao thầy dạy sớm thế ??? Hồi lớp anh học thì thầy dạy vào hè lớp 10, thầy dạy về giải tích :D . Còn bây giờ , anh không hiểu thầy dạy gì . Em bảo là thầy dạy dãy số à... Ừm, cái này thì khó hiểu là phải. Hồi anh mới đọc về dãy số và phương trình hàm, cũng ngơ ngẩn thôi :D .
Để học phương trình hàm thì các em xem quyển Phương trình hàm của thầy Mậu là ngon nhất, nhưng mà bây giờ các em chưa đọc được đâu, vì nó có nhiều kiến thức về hàm liên tục.
Chắc là thầy Thái dạy các em về phương trình hàm trên tập số nguyên hả. Nếu thế thì em nên biết khái niệm đơn ánh, toàn ánh trước đã. Có thể đọc quyển , anh không nhớ rõ tên , học phương trình hàm qua các bài toán thi olympic của thầy Nguyễn Trọng Tuấn, quyển đó có phần đơn giản.
Cách hiệu quả nhất : mượn tài liệu về đọc trước :D ,các anh chị 11, 12 của em có nhiều lắm, em hỏi xem có anh chị nào có thì đưa cho các em một vài quyển về cái phương trình hàm trên N .
À, nếu các em muốn học tốt dãy số thì trước hết phải biết phương trình sai phân :D ...
Nếu em có thắc mắc gì thì viết cụ thể lên, anh sẽ tìm cách giải đáp :D
 
Trần Đức Anh đã viết:
Tất nhiên là anh học thầy Thái rồi. Thầy dạy dễ hiểu lắm em ạ. Học đại học , thầy giảng bài rất dễ hiểu :D . Các em học bây giờ cảm thấy khó theo cũng đúng thôi, vì thầy Thái dạy những cái mới thì các em sẽ khó tiếp thu, dù sao , tuổi các em còn nhỏ nên chưa quen với việc lúc nào cũng phải sẵn sàng học cái mới.
Mà sao thầy dạy sớm thế ??? Hồi lớp anh học thì thầy dạy vào hè lớp 10, thầy dạy về giải tích :D . Còn bây giờ , anh không hiểu thầy dạy gì . Em bảo là thầy dạy dãy số à... Ừm, cái này thì khó hiểu là phải. Hồi anh mới đọc về dãy số và phương trình hàm, cũng ngơ ngẩn thôi :D .
Chào Đức Anh và các bạn!
Nói chuyện cổ tích với các bạn 1 tý. Ngày xưa anh cũng học thêm anh Thái gần 2 năm, lớp 6 và lớp 7, tức là 2 lớp cuối của cấp 2 cũ. Anh Thái vốn là học sinh cũ của thầy Bình nên được mời bồi dưỡng học sinh lớp chuyên thầy Bình (Trưng Vương). Lúc đó anh Thái còn là sinh viên năm cuối hay mới tốt nghiệp ĐH được giữ lại giảng dạy ở trường thì phải, chưa dạy nhiều ồ ạt như sau này. Cảm tưởng ghi nhận lúc đó: anh Thái là một người rất thông minh. Sau này biết thêm là nếu không vì những chuyện liên quan đến chính sách phân biệt đối xử dựa trên lý lịch thời trước 1980, thì những người như anh Thái còn có đ/k tốt hơn để làm chuyên môn.

Anh Thái hồi đó dạy giải tích và lý thuyết số (sơ câp). Đối với học sinh 11-12 tuối như anh hồi đó thì quả thực các giờ giảng của anh Thái là những gáo nước lạnh. Do không theo học từ đầu và những thứ anh Thái dạy chẳng liên quan gì đến chương trình toán chuyên cấp 2 học ở trường, nên nhiều lúc ngồi trong lớp mặt cứ ngẩn tò te không hiểu thầy giáo trẻ nói gì. Đã thế hồi đó anh Thái lại rất hay dọa trẻ con, nhiều từ mới, tên Tây (Pháp), nên ngồi học càng hãi và như thế thì tiếp thu càng khó vào. Về sau anh Thái già hơn, chững chạc nhiều kinh nghiệm lên, chắc đã thay đổi tâm lý dạy trẻ con, anh đoán vậy:-/ Cũng có thể anh Thái chẳng có lỗi gì lớn về phương pháp, nhưng p/p anh hướng dẫn học sinh nhỏ tuổi quá khác biệt so với p/p của các thầy giáo lớp chuyên (thế hệ cũ), nhẹ nhàng ân cần ví dụ như thầy Bình, Thân ở Trưng Vương, nên nhiều bạn nhỏ tuổi bị sốc.

Về sau nhìn lại thấy những bạn nào trung thành theo học anh Thái, được anh bồi dưỡng riêng tại gia vài năm làm hạt giống, đều được đi thi IMO. Nói vậy để thấy là anh Thái (từ lâu lắm rồi) đã có nhiều thành tích trong việc chuẩn bị những cá nhân muốn tham gia đội tuyển. Chắc chắn TSKH ĐĐT bây giờ đã khác xa sinh viên ĐĐT hơn 20 năm trước, cũng như chuyện bồi dưỡng IMO cũng đã đổi khác rất nhiều. Chuyện về anh Thái thời sinh viên hẳn phải là chuyện cổ tích :):)>-
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em chỉ được học thầy Thái một tí hồi học đội tuyển cộng với hồi đi thi ở Malaysia thôi, nhưng mà phải nói là học thầy Thái khoái hơn học các thầy khác nhiều, tại vì thầy toàn giới thiệu mấy thứ em nghe chả hiểu gì cả. Có lần thầy dạy phương pháp gói gì đấy (em không nhớ, mà tại vì vốn đã không hiểu), rồi lại có lần thầy cho một bài giải tích, chỉ toàn nói về đạo hàm bậc nọ bậc kia âm hay dương, tự nhiên cuối cùng lại ra một cái bất đẳng thức có căn 2 trong đấy. Nhưng mà nói chung bài thầy Thái cho bao giờ cũng phải có một cái gì đây đẹp đẹp, tại vì thầy rất ghét máy tính hay sao ấy. Học xong thì em nhớ nhất là đủ thứ chuyện trên trời dưới đất thầy kể. Thầy Thái đi nhiều nên biết nhiều lắm, nghe sướng ơi là sướng.
 
Anh Hưng ạ. Câu chuyện của anh nghe rất lạ, phải nói là em chưa biết gì đâu :D .
Em chỉ biết rằng : thầy Thái là người rất giỏi chuyên môn. Và ngoài chuyện đó ra, thầy Thái rất gần gũi học sinh . Theo em được biết thầy Thái hoạt động đoàn cũng hăng lắm :D .
 
Trần Đức Anh đã viết:
Tôi biết là có nhiều em học sinh rất thích toán, muốn học giỏi toán, nhưng lại không biết làm thế nào để có thể trở thành người học giỏi toán, tức là không có ai hướng dẫn cho con đường học toán một cách nghiêm chỉnh.
Cái hay ở chỗ mấy nhà Toán học vĩ đại nhất toàn đi lên từ con đường "thiếu nghiêm chỉnh", tức là tự học rất nhiều. Một điều tra lớn nữa là các thiên tài thường bị bệnh tự kỉ, nghĩa là họ nhìn thế giới rất khác người, và điều đó ảnh hưởng rất lớn đến phát minh của họ. Tớ không có ý vơ đũa cả nắm, nhưng rất nhiều trường hợp như vậy :)
 
Cái điều tra mà ấy nói nó ở đâu thế, cho tớ ngó qua được không :D
Mà ấy nói ai là thiên tài thế :-/ . Thiên tài mà lại mắc tự kỉ ám thị thì cũng chẳng có gì đáng nói, vì đã là thiên tài, thì một thế hệ có được mấy người, những người này cũng không làm tăng quân số số người bị tự kỉ ám thị :))
Toàn nói là những người học toán giỏi đều đi từ con đường thiếu nghiêm chỉnh á??? Có phải là tự mình đi mà không cần có ai hướng dẫn á ???
Cái này thì chắc chỉ có ở thời xưa thôi . Vì bây giờ toán học có quá nhiều ngành , tổng lượng kiến thức để có thể bước chân vào giới khoa học càng ngày càng nhiều. Muốn làm được khoa học một cách hiệu quả, tốt nhất là nên có định hướng tốt, vì tuổi tác rất ảnh hưởng đến việc làm toán.
Theo như những gì tớ được biết, thì người làm toán chỉ có thể làm việc trên 100% sức lực khi còn ở độ tuổi dưới 40 thôi . Nếu học toán mà lung tung, mất thì giờ thì sẽ tự ảnh hưởng đến tương lai khoa học thôi.
Còn cái topic này lập ra : là để giúp bạn học sinh từ lớp 6 đến 12 thôi. Tớ không có ý định vươn lên tầm nhà toán học đâu :D
 
Anh Toàn nói nghe hay quá, thế thì em có tương lai làm nhà toán học rồi!
Cái này nói chung chỉ đúng với ngày xưa thôi, như anh Đức Anh nói ấy, hoặc là nhà toán học đấy phải nghĩ ra cái gì kinh thiên động địa lắm cơ. Còn như bây giờ, theo như giáo sư Hoàng Chúng nói, trung bình các nhà toán học trên thế giới cứ mỗi năm 3, 4 công trình thì không định hướng từ đầu làm sao mà làm được. Tất nhiên có thể đánh liều canh bạc cả đời nghiên cứu một thứ gì đấy chả ai quan tâm rồi cuối cùng nảy ra cái gì như thuyết tương đối chẳng hạn, nhưng mà lỡ không nghĩ ra thì phí cả đời.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hê hê, em Trung Anh nói anh thấy còn hay hơn đó chứ :)) . Em chưa lên đại học nên mới nói thế thôi . Làm gì có chuyện nghiên cứu một đằng thì ra kết quả ra một nẻo. Bất cứ kết quả nào cũng là suy từ những cái đã có, làm gì có chuyện đánh đùng một phát ra :D .
Nếu đã học toán thì kiểu gì chả có vài cái phát minh , chỉ có điều to hay nhỏ thôi. Vấn đề mở thì nhiều vô hạn, chẳng thiếu để làm đâu, nên yên tâm là cuộc đời này không bao giờ phí cả.
 
Có đấy anh Đức Anh ạ, như chuyện anh xây dựng một hệ tiên đề mới chẳng hạn, chả liên quan gì đến những cái mọi người đang nghiên cứu, rồi tự nhiên anh tìm ra là nó chứng minh rằng mặt trời thực ra là mặt trăng, xong rồi người ta kiểm tra thấy đúng, thế là anh tự nhiên nghĩ ra một cái gì đấy chứ có dựa vào cái gì khác đâu. Trên lý thuyết thì nói chung cái đấy có thể xảy ra, nhưng mà trên thực tế thì...
 
hơ hơ, em nói cái gì anh chẳng hiểu gì cả. Nếu em nghĩ ra cái gì đó mà độc lập với những gì đã có , thì bản thân cái em nghĩ là không tồn tại. Vì ý thức đâu thể tự dưng sinh ra được :)) . Thôi, cái này anh nói theo kiểu học toán, còn em nghĩ theo kiểu khác thì khó nói lắm, dễ cãi nhau bỏ xừ :)) .
 
Thật, với lại đằng nào thì cũng em cũng có định làm như thế đâu. Lo làm gì cho mệt.
Mà anh Đức Anh chưa thèm đi ngủ à? Hư thế?
 
Ừ, thế mà em cứ định đôi co chuyện không đâu, thật là :)) . Thế em đã kiếm được sách toán để học chưa. Lần trước em nói là học toán bên đó không có tài liệu anh hơi ngạc nhiên .
 
Anh Đức Anh ơi, cho em hỏi.Anh bảo nếu muốn có tìa liệu Toán bằng Tiếng Anh thì lên viện Toán hỏi nhưng em chẳng bit nóa ở đâu cả.Em chỉ biết mỗi cái thư viện của trường Quốc Tế thoai.Nhưng mờ em không biết nếu như mình không phải là học sinh của trường thì có được vào và mượn sách về không.Anh chỉ giùm em với nhá.Mà nếu có thì làm thế nào để được vào đóa!Thank :xsbeforehand!
 
Viện Toán ở đường Hoàng Quốc Việt, anh không nhớ số đâu. Em tự tìm nhé, đường Hoàng Quốc Việt cũng ngắn thôi :D
À, anh nói thật nhé : ở Việt Nam mình không có mấy cái sách giáo khoa của nước ngoài đâu. Em có lên Viện Toán thì cũng chẳng tìm được mấy đâu, vì đa phần , sách toán ở Viện là toán cao cấp, ít có loại khác lắm :D .
Nếu em muốn đọc sách toán bằng tiếng Anh thì quả thực, anh không nghĩ ở đâu bán đâu, chỉ có ở mấy thư viện sách của trường Quốc tế thôi, nếu em có thể thì cố gắng vào đó mà mượn.
Hoặc là em đọc sách dùng để thi toán bằng tiếng Anh thôi. Thì cái đó lại không thiếu :D
Anh thấy em hỏi mông lung quá, thành ra thật khó trả lời :D
 
Úi trời, mãi không lên được mạng, thành ra anh Đức Anh hỏi từ bao giờ mà vẫn chưa trả lời được. Thư viện trường em chả có sách toán gì đâu, nhưng vừa rồi trước khi đi nghỉ em được bà advisor cho mượn cuốn Problem-solving strategies, đọc hay phết. Em cũng đang đọc trước Đại số tuyến tính, để học kì sau học cho nhanh. Mỗi tội em ở cái nhà này người ta lôi cổ em đi khắp Washington D.C. nên chả có thời gian đọc mấy. Em mới làm phần đầu về Invariance thôi, nhưng mà khó nhăn răng ra.
À, sách ở nhà bà Advisor của em thì nhiều lắm, nhưng mà toàn là về tổ hợp thôi, cho nên không giúp được gì nhiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ừ, anh cũng trả lời em nốt phát này rồi đi ở ẩn đây :D .Anh nói thật nhé: nếu em thích học toán lý thuyết thì nên kiếm mấy cuốn Calculus về mà học, giáo trình đại học cũng được, để còn rèn luyện tư duy giải tích, không học nhiều tổ hợp quá thì nó quên mất giải tích :D . Tức là nên đọc song song thêm cả giải tích nữa . Hồi học phổ thông anh cũng chỉ đọc mấy cuốn giải tích dành cho các trường kĩ thuật thôi , vì nó còn có thể tiếp thu được và có giá trị khi học phổ thông. Chứ mà gặm mấy cuốn giải tích ở các trường dạy toán lý thuyết thì khó lắm, mà hơi phi thực tế khi mà mình đang học phổ thông .
Chào em nhé.
 
anh ơi quyển Hình bồi dưỡng của thầy Hà là quyển màu ghi á,quyển 1 mình thày viết hay viết chung.
còn Toán bồi dưỡng thì em thấy có nhìu sách gọi là Toán bồi dưỡng lắm chẳng bít đường nào mà lần cả,em thấy sách Toán bồi dưỡng thày Khải viết cũng hay.Anh nói quyển này hay quyển nào thế ,miêu tả kĩ hơn được không anh
Ah mà hội trường anh có điều kiện về không
 
Back
Bên trên