Làm thế nào để giỏi toán

Oai'...đơn giản thật...thế mà tôi cứ cố sd mấy cái định lý cauchy,lagrange...và BĐT cauchy-->cứ luẩn quẩn không ra được,Tôi viết thế để đỡ dài ấy mà,làm gì có ký hiệu tích phân đâu.

Họ cho bài này làm đề VD cho thi KSTN thôi,còn thi KSTN tôi thấy dễ hơn nhiều. Bài này còn khó hơn mấy bài thi Olympic SV ấy chứ.Nằm 2004 họ cho 1 bài,đfcm cũng kiểu này nhưng f là 1 đa thức và có đến f''.tuy nhiên lại có câu a trước đó gợi ý rồi.

----------

A`,hôm nọ tôi đọc bài thi cao học,thấy có cái không gian Metric,nhưng trong giáo trình BK hình như không có,hôm vào nhà cô HA chơi hình như có thấy Chu Minh nhắc đến cái này,no' là cái gì đấy?MÀ giải tích cơ bản và giải tích khác nhau chỗ nào,họ lại chia ra hai phần thi ? GTCB là bài tập lý thuyết a`?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
No co ngay o trong box hoc tap do Viet ah
http://www.hn-ams.org/forum/showthread.php?t=25219

Đỗ Tuấn Việt đã viết:
A`,hôm nọ tôi đọc bài thi cao học,thấy có cái không gian Metric,nhưng trong giáo trình BK hình như không có,hôm vào nhà cô HA chơi hình như có thấy Chu Minh nhắc đến cái này,no' là cái gì đấy?MÀ giải tích cơ bản và giải tích khác nhau chỗ nào,họ lại chia ra hai phần thi ? GTCB là bài tập lý thuyết a`?
 
Tuấn Việt! ông bị đao à? Sao mà copy thành 4 phần thế , làm tôi chóng cả mặt 8-} , phải đọc xem ông có viết gì khác không? À, không gian metric à?
Cái này thì học kĩ thuật không biết là phải. Ấy muốn biết có thể đọc bài giảng giải tích của thầy Nguyễn Duy Tiến.
Giải tích thì có nhiều cấp độ học, mỗi đối tượng thì học những giáo trình khác nhau: chẳng hạn :
+ học kĩ thuật như ấy thì học giáo trình có lẽ chuẩn nhất là của Jean Marie Monier.
+học dành cho kinh tế: tớ chưa biết , nhưng chắc là dễ hơn học toán kĩ thuật
+ học lý thuyết: chẳng học ở Tổng hợp, sư phạm : thì phải học những thứ trừu tượng hơn.
Chẳng hạn: định nghĩa của học toán kĩ thuật chủ yếu là trên tập R hoặc R^n
Còn học lý thuyết như trường tớ thì phải học khái quát hơn, không phải cụ thể tập R nữa, mà là những tập khác mà trên đó người ta định nghĩa một khoảng cách (mà mọi người gọi là mêtric đó).
Tớ chỉ có thể nói qua thế thôi. Vì mục đích học khác nhau, nên sẽ có giáo trình khác nhau, nên đừng bận tâm.
À,nói đến đến đề cao học , chắc ấy lại đọc mấy cái đề dành cho chuyên ngành toán chứ gì? nếu ấy học cao học thì chắc chắn có đề khác chứ? Chứ nếu đề nào cũng không gian metric như thế thì học sinh trượt hết à? :))
 
Ơ`...nhưng cứ thử học cho vui...chơi game mãi cũng chán.Cũng chẳng hiểu tại sao lại thành ra gửi 6 bài liên tiếp thế,chắc tại mạng lỗi lâu không chuyển trang nên mình nháy gửi nhiều lần

----------

NG Quang Hưng đã viết:
Híc...đang trong quán Internet Game ở BK,ồn ào....nên đọc mấy bài viết của các anh hoa cả mắt8-} ...thôi cứ để tự nhiên vậy,các cô các thày dạy gì thì mình học nấy :-s
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cho em hỏi mấy anh học bk có quen ai ở khoa toán ứng dụng bk không ạ?
+ Có ai biết gì về lý thuyết nhóm kh0 ạ?
 
Lê Hoàng Yến đã viết:
Cho em hỏi mấy anh học bk có quen ai ở khoa toán ứng dụng bk không ạ?
+ Có ai biết gì về lý thuyết nhóm kh0 ạ?
Anh không hiểu em muốn biết gì về toán ứng dụng?
Còn lý thuyết nhóm à? Tùy theo mức độ và mục đích em muốn tìm hiểu: em muốn biết định nghĩa hay là muốn biết chi tiết về cả lý thuyết. Nếu muốn biết chi tiết lý thuyết thì anh bó tay rồi8-} . Phải hỏi anh Dũng thôi .[-x
 
em hỏi xem anh có quen ai ở khoa toán ứng dụng, em k0 hỏi kiến thức.
Thứ 2, em muon biet chi tiết, nếu không thì k0 hiểu nổi lý thuyết nhóm của Galois.
Anh Dũng là anh nao mà siêu thế ạ?
 
Lê Hoàng Yến đã viết:
Thứ 2, em muon biet chi tiết, nếu không thì k0 hiểu nổi lý thuyết nhóm của Galois.

Em Yến muốn tìm hiểu lý thuyết nhóm à? Tốt, nhưng mảng này cũng rộng lắm nên chỉ nên đặt nhưng câu hỏi cụ thể. Ví dụ những mảng lớn: nhóm Lie, nhóm rời rạc/hữu hạn, "nhóm" lượng tử (thực ra 0 phải là nhóm), nhóm đồng điều/đồng luân, nhóm tôpô, biểu diễn nhóm, vv.

Nếu em quan tâm đến định lý Abel, qua chứng minh với ứng dụng của nhóm Galois, thi đó là phần đại số 2, mở giáo trình đại số năm 2 của sv toán ra là có. Đó là 1 mảng rất hẹp của nhóm/vành/trường. Nhưng không dễ như học tiếng Anh đâu nhé :) Nếu em quan tâm đến lý thuyết nhóm đại cương thì mở giáo trình đại số năm 1 của sv toán là có.

Ở HN thời hs ở AMS anh đọc cuốn của KUROSH (1 nhà toán học lớn của Nga gốc Do Thái??) nguyên bản tiếng Nga, nó cũng có bản dịch tiếng Anh và hồi đó các giáo trình cho SV toán ở nhà copy nhiều đoạn từ cuốn này. Nhớ là hồi bé đọc cuốn này ấn tượng lắm =; Sau lên đh thì đọc nhiều thượng vàng hạ cám đủ cả, sau nó ngấm thành của mình chẳng còn nhớ là học của ai nữa 0:) Hình như những cuốn kinh điển nhất như Burnside (bậc hữu hạn), Chavalley (Lie), Pontriagin (topo), vv đáng biết. Anh nhớ có 1 cuốn dễ đọc, viết có hệ thống của Robinson (A course in the Theory of Groups), đó là 1 trong các cuốn anh đã dùng nhiều 1-2 năm đầu.

Nói lý thuyết nhóm của Galois là sai! Cauchy nghiên cứu nhóm hoán vị (permutations) trước Galois nhiều; Ruffini khi chứng minh hụt định lý Abel cũng đã phát triển lý thuyết nhóm, trước Galois ít ra hơn 30 năm; nhóm giao hoán thi Gauss hay Euler cũng đã biết. Nhóm Galois là tên gọi của 1 loại nhóm dùng trong eg. chứng minh định lý Abel, còn "nhóm của Galois" thì không có ----> hiểu sai, dùng sai thuật ngữ!
 
Gọi là lý thuyết nhóm Galois nhưng thực tế là lý thuyết về mở rộng trường và các đồng cấu. Em muốn hiểu được thì phải học vững về đại số đại cương trước đã, ít nhất phải hiểu được cấu trúc của nhóm hữu hạn và vành. Sách thì có thể lên thư viện Viện Toán mượn.
 
trui` cac anh chi noi' ri` ghe wa. Em moi' lop' 9 vay hoc the' nao` de? thi vao` ams dey??????noi' cho e bi quyet voi' nhe'
thank cac anh cac chi nhiu`
 
nguyễn thu trang đã viết:
trui` cac anh chi noi' ri` ghe wa. Em moi' lop' 9 vay hoc the' nao` de? thi vao` ams dey??????noi' cho e bi quyet voi' nhe'
thank cac anh cac chi nhiu`
Thi vào đâu hả em, lớp Toán hay là lớp khác. Thi vào lớp Toán Ams thì không khó, có 3 bài toán chuyên là nằm trong tầm tay, kiểu gì cũng làm được. Còn thi 2 môn Toán Văn điều kiện thì cố gắng kiếm lấy 10 điểm cả 2 môn , thế là chắc là đỗ rồi. Hồi anh thi Toán vào Ams thì Toán điều kiện được 10 còn Văn được 4.25 8-} , toán chuyên được có 7,5 . Nhưng mà để đỗ thì không khó lắm, chỉ cần học tốt toán cơ bản là được.
Còn các lớp khác, bó tay :D
 
a, thì ra em 5 điểm Văn vẫn còn cao hơn anh Đức Anh :p
Em còn thê thảm hơn, toán điều kiện chỉ có 7
Nếu tính thi vào lớp chất lượng cao CVA thì còn trượt thẳng cẳng
May quá, không có điểm toán chuyên thì chết mất :((
MÀ đội tuyển năm nay thi sớm thật
1/12 thi vòng 1 mà 8/12 đã thi vòng 2 rồi, run quá :(
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
Em còn thê thảm hơn, toán điều kiện chỉ có 7
Nếu tính thi vào lớp chất lượng cao CVA thì còn trượt thẳng cẳng
May quá, không có điểm toán chuyên thì chết mất :((

Thế có gì khác biệt giữa lớp chất lượng cao của CVA và lớp chuyên, vd. chuyên Tóan, của AMS? Theo như HA ở trên thì bây giờ thi vào lớp CLC của CVA có vẻ khó hơn thi vào chuyên toán AMS? Tại sao lại như thế?

Mà bây giờ tỉ lệ thi lấy vào chuyên toán AMS như thế nào? Bây giờ không còn lớp chuyên ở THCS thì phải chăng cơ hội vào được lớp chuyên ở THPT công bằng hơn với mọi học sinh? Hồi còn các lớp chuyên ở bậc thấp hơn (trước đây lớp chuyên có từ lớp 3/10) cơ hội để hs giỏi các lớp không chuyên thi vào được lớp chuyên là rất bé.
 
@ Huyền Anh: anh được cái thi cả 3 trường môn Toán điều kiện đều được 10, cũng nhờ học chắc toán cơ bản . Đội tuyển thi sớm thì tốt chứ sao, thi xong còn lo học những cái khác :D. Thi vào chuyên thì phải dựa điểm toán chuyên chứ, thế mới hay chứ :D
@ anh Hưng : bây giờ mọi thứ thay đổi rồi anh ạ, hồi em học có còn lớp chuyên cho cấp 2 đâu, chỉ còn lại cái tiếng chuyên thôi. Còn đề thi chất lượng cao của Chu chắc là chỉ thi toán văn điều kiện, thế thì học sinh chuyên chết chắc :D , vì nó toàn hỏi mấy con đồ thị, với giải phương trình, làm dài dòng phức tạp lắm. Mà cái này là sở trường của các trường không chuyên đó :)) . Nhưng mà kể ra , dạy chuyên từ cấp 2 chưa chắc đã tốt, nhất là với điều kiện như nước mình : toàn dạy học trò mẹo linh tinh , chẳng tốt cho tư duy toán gì cả, em chẳng ủng hộ lắm. À nhưng mà , hôm trước em vừa học nghiệp vụ sư phạm , thấy bây giờ đổi mới phương pháp sư phạm rồi : thầy giáo chỉ là người hướng dẫn học trò tiếp cận tri thức, không còn là người truyền thụ kiến thức nữa. Nếu thầy cô giáo nào cũng thế thì chuyên cấp 2 cũng được.
_________
Ô, thế ngày xưa có cả chuyên từ lớp 3 cơ ạ? Cái này thì kinh quá, nhớ lại hồi xưa, học tiểu học chỉ biết chơi đá bóng, may mà mình không sống trong thời đó :D
 
Dựa trên điểm chuẩn thi vào trường THPT Chu Văn An và Hà Nội -Amsterdam năm học 2005-2006 của SGD-ĐT công bố, chúng ta thử

So sánh đầu vào của Trường Hà Nội-Amsterdam /Trường Chu Văn An năm học 2005-2006:

Hệ chuyên:

Văn 28.75 / 27.75;
Địa 24/ không có;
Anh 31.25 / 27.5;
Pháp 25/21;
Trung 29.25 / không có;
Toán-Tin 31.5 / 25.75;
Lý 28.75 / không có;
Hóa 31.75 / không có;
Sinh 29 / không có;
Nga 14.25 / không có;
Sử không có / 22.5

Trong đó: Điểm bài thi môn chuyên đạt từ 6.0 trở lên, không có bài thi nào điểm dưới 2.0. Riêng lớp chuyên Nga học sinh đạt điểm chuẩn sẽ phải kiểm tra năng khiếu ngoại ngữ theo quy định.

* HN-AMS
Hệ mở rộng :
Anh 30; Toán 29,75; Lý 26; Hóa 28,75.

* Trường Chu Văn An
Lớp chất lượng cao: Anh 15,25; Pháp 15.

Lớp mở rộng: Những thí sinh không đủ điều kiện trúng tuyển vào các lớp chuyên hoặc lớp chất lượng cao nhưng có tổng số điểm đạt từ 13,0 trở lên nếu có nguyện vọng được nộp đơn xét tuyển vào các lớp hệ mở rộng.
-------------------------

Nếu như đề thi vào các lớp chuyên là chung do Sở GD-ĐT ra, thì các lớp chuyên Toán-Tin, Anh, Pháp của AMS xem ra vẫn còn có học sinh đầu vào tốt hơn của CVA. Nhưng hiện nay gió đang đổi chiều, các trường điểm quốc gia CVA, Quốc học Huế, LHP (Saigon) sẽ được đầu tư vượt trội và sẽ có những quy chế riêng (cả về giáo viên, học sinh cũng như chế độ lương thưởng). E rằng không lâu nữa các bạn sẽ chứng kiến CVA có học sinh đầu vào tốt hơn AMS !
 
NG Quang Hưng đã viết:
E rằng không lâu nữa các bạn sẽ chứng kiến CVA có học sinh đầu vào tốt hơn AMS !
Cái này thì chưa biết được, phải xem lại xem là trường Ams đang sống bằng gì ? Cái vốn đó có bền không ? Nếu nó không bền thì có thể Ams sẽ tụt lùi, còn nếu nó bền thì chẳng việc gì phải lo ngại cả, Ams sẽ vẫn phát triển tốt :))
 
Trần Đức Anh đã viết:
Nhưng mà kể ra , dạy chuyên từ cấp 2 chưa chắc đã tốt, nhất là với điều kiện như nước mình : toàn dạy học trò mẹo linh tinh , chẳng tốt cho tư duy toán gì cả, em chẳng ủng hộ lắm. À nhưng mà , hôm trước em vừa học nghiệp vụ sư phạm , thấy bây giờ đổi mới phương pháp sư phạm rồi : thầy giáo chỉ là người hướng dẫn học trò tiếp cận tri thức, không còn là người truyền thụ kiến thức nữa. Nếu thầy cô giáo nào cũng thế thì chuyên cấp 2 cũng được.
_________
Ô, thế ngày xưa có cả chuyên từ lớp 3 cơ ạ? Cái này thì kinh quá, nhớ lại hồi xưa, học tiểu học chỉ biết chơi đá bóng, may mà mình không sống trong thời đó :D

@Đức Anh: Chuyên Toán Hà nội được thành lập từ 1969, có sau chuyên toán Tổng hợp 4 năm, đầu tiên đóng ở PTTH Xuân Đỉnh, sau đó được đặt tại PTTH Chu Văn An đến 1984, và từ 1985 chuyển về AMS.

Anh kể chuyện thời xưa cho các bạn trẻ biết thêm về lịch sử chuyên toán HN b-)

Ngày xưa, thời 8x, chuyên toán có từ lớp 3, anh cũng như nhiều anh chị khác là sản phẩm của hệ đào tạo này đấy b-) Cũng tốt và phát triển toàn diện đó chứ ;) Nói vậy, chứ học CT Trưng Vương lúc đó cũng chẳng cơ bắp gì lắm, sáng học ở trường chiều phải học thêm, học còn ít hơn các bạn học trâu, học ở lớp thường bây giờ [-x Nhiều ng chơi nhiều hơn là học những thứ được học ở lớp b-) Duy chỉ có điều là phải có stress sớm hơn là không học lớp chuyên, vì hàng năm có thi tuyển, khoảng 5-10% học sinh bị loại, rồi thi chuyển cấp từ cấp 1 sang cấp 2 loại hơn 50%, vì riêng tỉ lệ các lớp chuyên thi với nhau đã là 2:1. Lúc đó mỗi quận ở HN ở cấp 1 có thể có 2 lớp CT, và ở cấp 2 có cùng lắm 1 lớp CT; lên cấp 3 thì cả thành phố còn có 1 lớp. Sick ! Trẻ con đã phải stress trong thi cử =; Mẹo vặt linh tinh thì tùy hs, có người thích, nghĩ đấy là Toán là trí tuệ, vv, nhưng nói chung số đó không nhiều.

Thời 8x, đ/k để được dự thi vào chuyên toán Tổng hợp/Sư phạm là phải có giải Toán quốc gia ở cấp 2. Hai trường này đưa ra đòi hỏi rất cao và khá quái đản nhằm hạn chế học sinh đến từ Hà nội !!! Đ/k này đặc biệt bất lợi đối với học sinh chuyến toán HN vì như thế, chỉ có cùng lắm 12 học sinh của HN (cấp 2) được dự thi vào đó. Well, vì lúc đó đội tuyển thi toán quốc gia của mỗi tỉnh/thành là 12 người; số ng được giải của HN thì thường còn ít hơn, khoảng 10 ng. Nếu để tự do thi vào, thì chắc hs HN chiếm 80% CT TH/SP, nên ng ta nghĩ ra cách hạn chế các chú nhóc CTHN bằng cái đ/k oái oăm như trên :)>-

Lúc đó, ở cấp 3, PTTH, đề thi vào chuyên toán HN và TH/SP cơ bản là chung nhau do BGD-ĐT ra đề, chỉ có 1-2 bài riêng cho TH/SP trong tổng số 8 bài. Thi toán chuyên 2 vòng trong 2 ngày. Điểm lấy vào 3 nơi này không chênh lệch nhau bao nhiêu, đôi khi CTHN còn lấy điểm vào cao hơn TH, thường xuyên cao hơn SP. Lý giải cũng đơn giản thôi, hs HN giỏi toán chuyên cấp II hơn hs các tỉnh khác, kể cả các đ/c có giải quốc gia cấp II. Như vậy, đầu vào ở mức min thì coi như là tương đương, nhưng ở mức max thì TH/SP nhỉnh hơn vì các đ/c "giỏi nhất" (ở cấp 2) của HN đã được TH/SP thu nạp mất! Sau này chính các "ngôi sao" cấp 2 này của HN học ở TH/SP là các "ngôi sao" thi toán QT, vài ng có điểm tuyệt đối 42/42. Các bạn IMO 42/42 thì quả thực rất giỏi toán, rất thông minh, sau cũng rất thành đạt academic, nhưng không thể nói như thế tổng thể về các bạn IMO nói chung :-$ Có thời kỳ 7 trên tổng số 9 HCV IMO của VN (trước 9x) là do các đ/c chuyên toán cấp 2 của hai lớp CT trường Trưng Vương (quận HK) và Trưng Nhị (quận HBT) đem về. Các trường TH vs SP tính các bạn này vào thành tích đào tạo của họ, nhưng thực ra các bạn IMO này đã có năng khiếu toán hơn "ng thường" từ bé, và được đào tạo từ cấp 1/2 rất tốt; nếu họ học nhẹ nhàng CT HN hay CT LHP ở Saigon thì họ vẫn mang huy chương IMO về, .... có chăng chỉ là khác màu =; Sau này đầu 9x, thi vào CT TH/SP không còn khó khăn như trước nữa, ng ta đào tạo nhiều hơn trước rất nhiều, và còn nhiều các lớp chuyên khác hấp dẫn hơn như chuyên Tin, hoặc chuyên Anh cho những hs muốn du học, cũng như các lớp chuyên khác mà trước đây TH/SP không có.

Từ năm học 1985-1986, sau khi các lớp chuyên nằm rải rác ở các trường PTTH chuyển về AMS, tp. HN bắt đầu có hệ lớp chuyên mở rộng, đào tạo 2 lớp chuyên các loại.

Đến 1992, ng ta nghĩ ra chuyện bỏ lớp chuyên cấp 1 và cấp 2, phê phán bài trừ nó như dịch bệnh! Không loại trừ một lúc nào đó lớp chuyên cấp 2 lại được hình thành, cải cách kiểu VN mà =D>

Chuyện đời nay :

Chuyên Pháp của CVA sẽ vượt chuyên Pháp của AMS là điều chắc chắn, chỉ còn là vấn đề thời gian. Vì tương lai CVA sẽ được nhận rất nhiều tài trợ trực tiếp của Pháp.

Hiện nay CVA đang xây dựng hệ thống lớp chuyên Toán-Tin, chuyên Anh, mọi người phải nhìn thấy đây là một trường duy nhất trên địa bàn Hà nội có khả năng và đủ điều kiện vật chất để ganh đua với AMS về chất lượng và học sinh đầu vào. Nếu chiến lược phát triển của AMS không tốt, rất có thể chỉ sau 10 năm nữa, các bậc phụ huynh ở HN muốn cho con em mình vào học chuyên ở CVA chứ không phải AMS.
 
Cái đó có thể lắm, anh Hưng ạ. Có một cái khó hiểu là tại sao Hà Nội phải xây dựng 2 trường chuyên để làm gì nhỉ? Mà đề thi tuyển lại chung nhau, thời gian thi trùng nhau, khiến cho học sinh phải chọn lựa: nếu anh giỏi và tự tin thì thi Ams, còn cảm thấy mình chưa đủ tự tin thì thi Chu. Em nghĩ đó là nguyên nhân cơ bản để nhiều người thi Ams, vì dầu sao, cho đến nay, Ams vẫn có tiếng hơn CVA. Còn lớp chuyên Pháp của CVA được tài trợ thì em biết rồi. Chuyện CVA sau này vượt Ams tronghọc tập thì không biết được. Vì so sánh 2 trường thì phải có tiêu chí chứ: lấy chât lượng thi đại học hay là tiêu chí học sinh giỏi quốc gia...........
Nói chung : phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi . Ams không thể để cho ai trong Hà Nội này vượt qua được đâu :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Đức Anh đã viết:
Có một cái khó hiểu là tại sao Hà Nội phải xây dựng 2 trường chuyên để làm gì nhỉ? Mà đề thi tuyển lại chung nhau, thời gian thi trùng nhau, khiến cho học sinh phải chọn lựa

Đây là chủ chương mang tính chính trị Đức Anh ạ ! BGD-ĐT nghĩ ra thử nghiệm xây dựng mô hình 3 trường điểm ở 3 miền, đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, và ng ta đang biên soạn quy chế đặc biệt rất có lợi cho 3 trường này phát triển. Rõ ràng nó vượt qua đầu tp HN, SGD-ĐT HN không có chủ chương gì liên quan đến xd 2 trường chuyên, đây là chỉ thị hành chính từ cấp trên !

Khi ng ta chọn trường điểm ở HN: CVA được chọn vì lý do lịch sử 100 năm, và áp lực ngoại giao từ phía CH Pháp; còn AMS thì dù có chất lượng nhưng chỉ có chưa đến 20 năm lịch sử. Sau khi CVA đã được chọn làm trường thí điểm để được CP đầu tư cho "sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao" (như BGD đặt tên cho CT này =; ) trong những năm tới, bước tiếp theo đương nhiên CVA muốn và phải thu hút những học sinh giỏi nhất về đó để thực hiện nhiệm vụ chiến lược của mình, tận dụng sự hỗ trợ đặc biệt về tài chính và quan tâm ưu ái từ phía chính phủ VN, và các khoản viện trợ của CH Pháp. CVA cần thành tích để được hưởng các ưu ái đặc biệt cũng như để được nhận các nguồn tài trợ.

Tuy nhiên, vấn đề HN sẽ có các lớp chuyên ở cả 2 trường cũng không có gì đáng trê trách, vì nó nâng cao tính cạnh tranh và thi đua giữa 2 trường; người học cũng như phụ huynh có thêm lựa chọn.

Nói chung : phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi . Ams không thể để cho ai trong Hà Nội này vượt qua được đâu :))

Tùy theo em xét trong khoảng thời gian ntn thôi. Trong 20 năm nay AMS có ưu thế vượt trội vì được đầu tư tốt hơn theo chủ chương của SGD-ĐT HN. Nhưng nếu xét bề dày lịch sử khoảng 100 năm như của CVA thì 20 năm chẳng là gì cả, chỉ là nhất thời, (CVA chỉ thua AMS nhất thời thôi); tức là CVA cũng có thể áp dụng câu nói ở trên. Hiện nay, theo chủ chương của BGD-ĐT (và nhiều thứ ngầm dưới gầm bàn không thể biết được) CVA đang được ưu ái và có đk rất tốt để vươn lên. AMS nếu có chiến lược phát triển nhân lực tốt (giáo viên trẻ tài năng) cũng như tìm kiếm được các nhà tài trợ chiến lược, thì AMS vẫn có đủ sức để giữ vị trí trường chất lượng cao nhất ở HN.
 
Back
Bên trên