Làm thế nào để giỏi toán

Trần Đức Anh
(huvm)

New Member
Tôi dám chắc đấy là câu hỏi của không ít bạn. Người Việt Nam ta có rất nhiều người giỏi toán, mặc dù nền Toán học của chúng ta còn rất là trẻ.
Tôi biết là có nhiều em học sinh rất thích toán, muốn học giỏi toán, nhưng lại không biết làm thế nào để có thể trở thành người học giỏi toán, tức là không có ai hướng dẫn cho con đường học toán một cách nghiêm chỉnh.
Tôi thì rất là may mắn, vì tôi có cậu Sáng học rất giỏi toán( cậu tôi cũng là học sinh trường Ams). Vì thế con đường học toán của tôi rất rõ ràng, tôi biết có những bạn rất thông minh, nhưng thiếu người hướng dẫn thành ra cũng chỉ là những người bình thường trong toán, dẫn đến sau này đều không học toán nữa.
Chính vì ý nghĩ đó, mà tôi đã viết một topic về những băn khoăn trong học toán. Bây giờ tôi mạnh bão hơn là sẽ xây dựng một topic khác để giúp các em học sinh sẽ học giỏi toán.
Tất nhiên một mình tôi sẽ không thể làm được hết những điều đó, tôi hi vọng sẽ được mọi người đông đảo giúp đỡ. Chắc tất cả những ai học khá toán những năm qua, đều nhận thấy rằng, học sinh trường Ams học toán kém đi.
Tôi rất mong có được kinh nghiệm của các anh lớp lớn hơn.
 
Làm thế nào để giỏi Toán..
Em ko giỏi Toán.. chịu /:)
 
Có rất là nhiều kinh nghiệm để có thể học giỏi toán. Anh không thể nào kể hết ra đây được. Thiết nghĩ, nếu ai có nhu cầu muốn hỏi, thì cứ đặt câu hỏi cụ thể ra, anh nghĩ thế thì sẽ dễ trả lời hơn, đỡ lan man.
Đừng hỏi câu to đùng như trên, làm thế nào để học giỏi toán, đó là ý chung nhất thôi. Hồi phổ thông, anh thường hay hỏi những câu: tại sao người ta lại nghĩ ra điều đó, tại sao lại phải làm thề này mà không phải thế khác?
Nói chung nhiều lắm. Các em có thắc mắc gì về kiến thức đang học ở phổ thông, thì có thể gửi lên đây, hoặc là gửi cho mấy ông Dr.Math (search bằng google), mấy ông ý trả lời khá là hay, mà cũng rất ngộ nghĩnh.
 
a, anh là anh Đức Anh phải không ạ, Tiến lớp em thần tượng anh lém đó. Hắn bảo em phải vào box này, xem anh vít cái gì thì in hết ra cho hắn, anh nói nhiều nhiều vào nhé.
À anh ơi, làm sao để học được hình không gian hả anh? Em không thể nào tưởng tượng nổi hay vẽ đúng được cái hình?
Anh hiện giờ đang học đại học nào thế ạ?
Ngày xưa anh học cô Hồng Anh có bít cô hay cho bài trong tài liệu gì không? Em có mấy đứa em học 10T1 năm nay kêu quá trời, bảo bài cô khó, chúng nó bắt em tìm tài liệu cho chúng nó mà em không bít cô hay cho trong đâu. Anh học rùi có kinh nghiệm chỉ bảo cho em với ạ.
Em cảm ơn
 
Để học hình không gian giỏi à? Khó ghê nhỉ! Thật ra anh không học giỏi hình không gian, mà anh cũng chẳng muốn tưởng tượng làm gì.
Anh bảo nhé: đầu tiên em mua quyển hình học không gian của Shagirin , anh viết chắc không đúng tên đâu. Anh cũng chẳng nhớ tên đầy đủ của nó, nhưng nó không phải quyển 340 bài hình học không gian của cùng tác giả đâu. Sau đó em học làm thế nào để hiểu phép chiếu trong không gian, chỉ cần giỏi phép chiếu trong không gian thì hầu hết các bài không gian là giải được. Phép chiếu ở đâu là phép chiếu song song một hình không gian xuống một mặt phẳng, lúc đó ta chỉ giải bài toán trên mặt phẳng thôi, tức là hình học phẳng, tức là đã học rồi. Thế thôi, chỉ có điều , kiến thức hình học phẳng của em cũng phải kha khá một chút, không thì bó cả tay lẫn chân .

Quên mất không trả lời nốt câu kia. Học cô Hồng Anh ban đầu thì khó lắm, cô hay cho nhiều bài trông rất lạ lùng . Anh đoán chắc là học sinh lớp 10T1 kêu ca về tập hợp đúng không? Cả về tâm tỉ cự nữa.
Cô Hồng Anh lấy bài trong tài liệu nào à? Cái này thì anh chịu. Nhưng học toán là học điều mới , chứ làm lại bài làm rồi là anh cực kì ghét, vì mất thời gian.
Anh nói câu này để các "em" của em yên tâm: cô Hồng Anh chỉ dạy khó thời gian đầu thôi, về sau dễ lắm. Ngoài ra, phải nâng cao tự học, vì cô Hồng Anh yếu lắm, không dạy được cho các em nhiều đâu.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Có cách này hơi mất thời gian. 1 bài toán không thể tự nhiên mà có đúng không. Thay vì giải 1 bài toán thì thử nghĩ xem nó được sinh ra như thế nào.
 
...nhất tâm...hí hí...:)) :)) :))

.....oh!!!...petite marie.....

:) :) :)ttl2t:) :) :)
 
Nguyễn Chí Trung đã viết:
Có cách này hơi mất thời gian. 1 bài toán không thể tự nhiên mà có đúng không. Thay vì giải 1 bài toán thì thử nghĩ xem nó được sinh ra như thế nào.
Đúng là một bài toán không tự nhiên mà có, và tất cả mọi thứ trên đời này cũng thế thôi. Đây chỉ là một điều rất bình thường.
Các bài toán mà chúng ta phải làm , phải học ở phổ thông là những bài được sinh ra khi các nhà toán học giải quyết các vấn đề. Nói chung ta rất khó có thể biết được là bài toán đó sinh ra thế nào. TRỪ PHI là bài toán đó dựa trên bài toán gốc nào đó rồi bịa ra các bài khác , thế thì chẳng còn gì để nói, biết bài gốc coi như ta đã nắm được hết ý đồ của bài toán.
Dù sao, đi tìm hiểu nguồn gốc của bài toán , kể ra cũng thôi thúc tính tò mò của mỗi người. Điều này là không thể thiếu đối với một học sinh giỏi nói chung.
 
em hỏi mấy đứa giỏi toán lớp e ........ bon nó bảo ....... chịu ko hiểu sao lại giỏi ^ ^ ......... em cũng thấy thế ......... nh` lúc làm đc bài khó nhg ko biết sao lại làm đc .......
 
anh Đức Anh ơi
học cô Hồng Anh thì cần chú ý điều gì thì sẽ học giỏi
anh là người có kinh nghiệm nhất em cũng chỉ bít hỏi anh thui
 
Em mới học lớp 10... phần khó nhất mà em học chắc là về lượng giác
Nói thêm cho em được ko?
Toán học ứng dụng của nó?
Cách làm bài?
Và cả cách học nữa? Bọn em học sách giáo khoa lớp 11 phát hoảng luôn :((
 
-Hỏi bạn em : bảo là không biết tại sao giỏi à? Ừ , kể ra cũng khó thật, vì bản thân mỗi người có ai dám bảo mình giỏi đâu, vì có quá nhiều thứ cần học. Lúc chưa làm được bài thì bảo là khó , còn lúc làm được bài rồi thì lại bảo là dễ. Thành ra không biết lúc nào gọi là lúc mình "giỏi " đúng không?
Thế này nhé, một bài toán gọi là khó nếu nó có nhiều nút, còn nếu chỉ có một nút thì chỉ là bài dễ thôi. Tuy nhiên có những bài toán dễ , mình vẫn không giải được, thế mình có dốt không? Cái này tùy thôi, vì lỡ cái vùng kiến thức để giải bài toán đó nó lại "đen" ở trong đầu mình thì mình chịu chết.
Nói chung, để học giỏi ở phổ thông thì chỉ cần chăm học là được, không có điểu này thì chắc chẳng có ai giỏi cả.
-Học toán cần thông minh. Anh nghĩ : hãy học hết khả năng của mình. Học môn nào cũng vậy: muốn giỏi thì phải thích và chăm.
-Học cô HA muốn giỏi thì phải học tốt cơ bản: ở đây cơ bản là kĩ thuật giải phương trình, kĩ thuật tính toán(chẳng hạn trong tích vô hướng....). Nói chung phải có một cánh tay thật là "đô" để không ngại làm các bài chỉ mang tính tính toán(mà mọi người hay nói là : trâu là ra )
Có mấy quyển các em nên biết:
+ Phương pháp giải pt và bpt của Nguyễn Văn Mậu, hoặc là của thầy Đặng Hùng Thắng. Mấy quyển này mỏng mà rất hay, có đủ kĩ năng tính toán và giải phương trình.
+ Toán bồi dưỡng: làm hết , dễ nhưng mà cơ bản.
Hồi lớp 10 anh cũng chỉ học có thế thôi.
Anh có một chút "thuận lợi " là hồi cấp 2 anh học trường THCS Thăng Long. Đây là một trường bình thường nên khi học đội tuyển , cô giáo anh cho cực kì nhiều loại toán "trâu". Làm nhiều thành quen.
Thật thà mà nói: chẳng có ai học toán giỏi mà tính toán lại kém cả.
-Các em học chương trình cải cách rồi, anh cũng không rõ.
Học lượng giác khó thật, anh công nhận. Nói chung các em nên học thuộc lòng một số đẳng thức và bất đẳng thức cơ bản. Rồi cứ học thôi, học càng lâu thì càng tốt lên thôi. Không thể đòi hỏi học lượng giác giỏi ngay được, vì lượng giác mới được học , mới làm quen, không thể nào mà mau chóng thuần thục các dạng toán được.
Các em có thể làm phần lượng giác trong toán bồi dưỡng: anh nghĩ thế là đủ
à, có 2 công thức sau nên biết:
sinx +siny +sinz= sin(x+y+z)+ 4sin[(y+z)/2] sin [(z+x)/2]sin[(x+y)/2]
cosx+cosy+cosz=-cos(x+y+z)+4cos[(y+z)/2] cos [(z+x)/2]cos[(x+y)/2]
anh thấy các sách đều dùng 2 hằng đẳng thức này rồi bịa ra hàng chục bài toán, làm cho học sinh sợ hú vía, thực ra thì có gì đâu. Anh cũng nhận thấy, để thi đại học cũng dựa trên 2 đẳng thức này.
Nói chung ban đầu cũng nên hoảng một chút, sau hết ngay thôi . ha ha
 
Híc....công thức này lần đầu tiên nhìn thấy...nhưng chắc có nhiều ứng dụng lắm !
Ai vào BK thì nhớ mà học hình không gian giỏi vào...mà mấy em này toàn hỏi khó thế
 
Đỗ Tuấn Việt đã viết:
Híc....công thức này lần đầu tiên nhìn thấy...nhưng chắc có nhiều ứng dụng lắm !
Ai vào BK thì nhớ mà học hình không gian giỏi vào...mà mấy em này toàn hỏi khó thế
Lâu lâu mới thấy Tuấn Việt, ông nhớ rủ mấy thằng lớp mình lên mạng tí, để còn lập một cái topic cho lớp mình chứ. Nhất là dân Bách khoa, chẳng nhẽ lại không lên mạng bao giờ.
 
anh ơi, bọn em đang học phương trình loga, bài nhiều kinh khủng. Anh có cách nào học loga hay chỉ cho em với, hoặc là có tài liệu nào có nhiều bài tập cũng được (nếu có dạy cả phương pháp là tốt nhất). Cảm ơn anh nhiều.
 
Trần Đức Anh đã viết:
Lâu lâu mới thấy Tuấn Việt, ông nhớ rủ mấy thằng lớp mình lên mạng tí, để còn lập một cái topic cho lớp mình chứ. Nhất là dân Bách khoa, chẳng nhẽ lại không lên mạng bao giờ.
lập trong HAO này chứ gì?Tôi thì ok...nhưng bọn kia chăm học lắm...toàn lớp trưởng với bí thư cả.Mà sao hôm qua không đi chơi cô HA?Vui cực kỳ:)

...uhm:-s ,học loga thì cần nhớ công thức + 1 chút linh hoạt + làm nhiều bài (đề phòng trường hợp cần...'trâu':) )...chứ còn nếu muốn chỉ hướng dẫn cách học cụ thể thì khó lắm,hầu như sách nào cũng có nói cái gì đó về cách làm tổng quát cho 1 số dạng...nhưng vẫn vu vơ lắm

----------

a` ĐA này...ông giải hộ tôi bài này cái:

Cho f: [a,b]-> R có đạo hàm cấp 2 liên tục t/m f(a)=f(b)=0
CMR: [F(b)-F(a)] <= [(b-a)^2].M/4

F là nguyên hàm của f trên [a,b]
M=Max{f'(x) / [a,b]}
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ông này, viết cho nó đúng đề. Cái về trái của bài này là tích phân chứ. Bài này Hồng Việt hỏi tôi rồi. Đơn giản lắm.
[f(x)-f(a)]<=(x-a)M tương đương [f(x)]<=(x-a)M
Lấy tích phân từ a đến (a+b)/2
Tương tự [f(x)-f(b)]<=(b-x)M
Lấy tích phân từ (a+b)/2 đến b
Suy ra là tích phân của [f(x)] từ a đến b nhỏ hơn hoặc bằng [(b-a)^2].M/4
Mà tích phân của trị tuyệt đối thì phải lớn hơn trị tuyệt đối tích phân , đúng không? Xong rồi đấy.
Đây là bài trong quyển bài giảng giải tích của thầy Nguyễn Duy Tiến, không hiểu sao lại đem ra làm đề thi vào lớp Kĩ sư tài năng. Các ông ra đề lười thế.
Ông thì okie trong việc lập topic rồi chứ gì, bảo cả chúng nó nữa, hai thằng thì làm mặt mo à?
 
Dạo này học đội tuyển cô Hồng Anh lúc nào cũng cho bài khó ạ
MÀ không có những người đấu nhau quyết liệt như anh Lê,, anh Đức Anh đâu nên không khí cũng xuống lắm...
CHo em hỏi là phần giới hạn và đạo hàm nếu muốn tốt thì nên học ntn ạ. Hay cứ làm nhiều bài tập rồi quen ạ :-?
 
Nguyễn Huyền Anh đã viết:
Dạo này học đội tuyển cô Hồng Anh lúc nào cũng cho bài khó ạ
MÀ không có những người đấu nhau quyết liệt như anh Lê,, anh Đức Anh đâu nên không khí cũng xuống lắm...
CHo em hỏi là phần giới hạn và đạo hàm nếu muốn tốt thì nên học ntn ạ. Hay cứ làm nhiều bài tập rồi quen ạ :-?
Muốn học giới hạn giỏi thì đầu tiên phải nắm thật là chắc ngôn ngữ epsilon trong định nghĩa giới hạn dãy , cả giới hạn hàm.
Anh thấy học sinh phổ thông hay coi trọng công thức cộng lim,nhân lim vì nó hay được ứng dụng trong lúc tính lim. Nhưng thật ra, nó lại chỉ là một hệ quả quá là nhỏ so với cái định nghĩa lim.
Nếu muốn học giỏi giới hạn : có 3 cách
+ Làm bài trong vở các anh chị học thầy Đức, nhớ là làm cho hiểu, xem giải nói chung là không nên.
+ Làm bài giải tích trong quyển 603 bài tập giải tích của 2 ông người Nga thì phải, chỉ làm phần dãy số thôi.
+ Làm bài tập trong quyển giải tích 1 của Jean Marie Monier. Đây là quyển dành cho kĩ sư chất lượng cao, nhưng được trình bày bằng một ngôn ngữ toán rất khoa học, và phù hợp với học sinh phổ thông.
Hồi anh học phổ thông, anh luôn được cô Hồng Anh bảo là trình bày bài tốt , thực ra là vì đọc quyển giải tích 1 của ông người Pháp trên.

Bài của cô Hồng Anh lúc khó lúc dễ. Mà nếu có bài toán mình không giải được thì đã có sao đâu.
Hồi anh học phổ thông, báo toán là anh chịu, hiếm khi anh giải được lắm, thế mà anh có kém đâu.:D
Các em muốn giỏi toán thì cố gắng học và hiểu cho bằng được những cái lý thuyết toán mà các em đang học. Bài tập chỉ là để hiểu lý thuyết hơn thôi.Đó là những điều anh học được ở thầy Khôi khi anh học thêm ở nhà thầy năm lớp 9.
 
Back
Bên trên