Làm thế nào để giảm thiệt hại khi nước biển dâng lên?

Năm nay là năm đầu tiên ở Hà Nội, chốn đế đô Thăng Long khô ráo nước ngập thành sông, mực triều cường ở miền Nam dâng đạt kỷ lục, còn khi em xem lại ảnh năm 2005 thôi, 26/3 rét vẫn phải mặc xù xụ, còn 26/3 năm nay mặc 1 áo vẫn hơi nóng. 1 vài nơi đang lạnh hơn là do hiện tượng La Nina, chứ ko phải chúng ta đang về kỷ Băng hà. Nhiệt độ trung bình hàng năm vẫn tăng. Mỗi năm là 1 kỷ lục mới. Đó là những điều em thấy trên báo đài, trên phim "An Inconvenient truth" của Al Gore.
 
nói chung là khí hậu đang trở nên khắc nghiệt hơn, và theo mình biết thì một phần không nhỏ do bàn tay con người :)
Rõ ràng con người phải hành động càng nhanh càng tốt để ngăn chặn global warming :)
 
Đôi khi chúng ta nghĩ Trái Đất này là một vật thể trơ vô cảm. Nhưng đôi khi chúng ta cảm thấy rằng nó có sức mạnh, có cảm xúc và có khả năng điều chỉnh. Nó chống đỡ mọi thứ và biến đổi mọi thứ dơ bẩn thành những thứ tốt đẹp. Nhưng đôi khi nó không thể chịu đựng được sự tệ hại của một số người. Nó phản kháng lại con người bằng các thảm hoạ, nhấn chìm họ, huỷ diệt họ, và tống khứ họ xuống dưới đáy dạ dày của nó và không thèm để ý đến nữa. Các bạn sẽ thấy ngay thôi. Dù chúng ta không có chiến tranh thì chúng ta lại có thảm hoạ từ thiên nhiên. Nó được xem như là tiến trình phát triển tự nhiên hay sự xếp đặt tự nhiên để điều chỉnh thế giới, nó dường như huỷ diệt một vài phần vô dụng mục nát của thế giới, hoặc có thể là vài tính xấu của một số cư dân địa cầu để kiến tạo những thứ tốt đẹp hơn và ổn định hơn.
 
"The day the earth stood still" hehe

Hôm trước xem cái link của Hải Anh, thấy đúng là con người bây gio không phải là "nên" làm gì (càng làm càng sai :)) ), mà nên nghĩ xem "không nên" làm gì :D
 
Ngồi xem mấy cái link của Hải Anh hay quá.
Cái ông political sciencetist người Đan Mạch đúng là toàn nói ra những inconvenient truth :))
Cái point mình thấy ưng nhất là chẳng qua việc giải quyết global warming là để bảo vệ cho những rich guys in rich countries mà thôi, trong khi với 100 billion dollars đó có thể cứu được ngay hàng tỷ người nghèo trên thế giới :))
Còn ông thầy giáo Oregon high school kia nói một lúc mình cũng chưa hiểu rõ lắm vì không tập trung, chỉ thấy là phương pháp giải thích vấn đề của ông này đơn giản mà thú vị vô cùng. Mình mà được ông này dạy thì hay :x
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nói thế cũng ko ổn, bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu có phải chỉ nhằm nhà mấy thằng giàu mà tác động đâu? Người nghèo mới là thiệt hại hơn cả. Chỉ có điều mình tức là trong khi người dân chịu đựng lăn lóc thì vẫn có những thằng ngu hợm của ngang nhiên tiếp tục phá, 1 ví dụ là bọn Dubai. Chúng nó định xây bãi biển ôn đới, dùng điều hòa công suất khổng lồ, phun ra ko biết bao nhiêu khí thải mà phè phỡn với nhau, mặc xác người khác, mặc xác con em. Những thằng thiển cận đó làm cho loài người đi đến chỗ diệt vong mất thôi.
 
Ấy, thế mấy đứa đang đói nhăn răng ra, nếu nó được vote thì nó sẽ vote cho việc giải quyết nạn đói hay vote cho giải quyết global warming :))
Nếu bây giờ không có gạo ăn thì chỉ vài ngày là chết còn cái global warming gì đó đến bao giờ mới làm mình chết đây, bọn nó sẽ nghĩ như thế :))
 
Đấy là vấn đề thực sự đau đầu. Dân trí thấp quá, mà con người cũng đói quá nên chỉ mong sống được tới ngày mai nên ko thấy được vấn đề nghiêm trọng. Bây giờ đã đói, sau này mất hết đất trồng càng đói hơn. Nhiệm vụ của các nhà chức trách là phải làm cho nhân dân thấy được điều đó. Nhưng tôi thấy có vẻ các chính phủ, kể cả ta, chưa có nỗ lực làm việc đó.
 
@ anh Hà: Ông Lomborg đấy nói ra nhiều điều lúc đầu em thấy hơi khó nghe :| tại em ủng hộ hành động ngay. Nhưng nghe lại và nghĩ một chút thì cũng thấy nhiều điều có lý, dù hơi đau lòng. Kiểu trong một thế giới lý tưởng thì... nhưng... Thực tế quá :-<.

@Kiên: Cứ nhìn cái view của cái clip ông thầy giáo đấy í @-)! Giải thích hay nhỉ!!! Hôm tớ phải viết cái essay xem ủng hộ quan điểm nào :|. Nghe xong ko biết phải làm thế nào :-<, bị cả 2 thuyết phục cả :(. Thế là kết cục nhận cái comment: cần rõ ràng lập trường hơn; choose your side =((. Mà đúng là một người là bên science, một người social science nên cách nhìn vấn đề khác nhau :D, một lạc quan hơn! Tớ thích kiểu tìm ra vấn đề thì nhất định giải quyết được hơn :p.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hì hì cậu có thể tóm tắt quan điểm của ông í không :p
tớ hiểu những cái ông ấy viết trên bảng nhưng không hiểu ông ấy đưa ra kết luận là gì, ông ấy nghiêng về "say yes" hay "say no" đối với việc giải quyết global warming.
Hay là ông ấy chỉ đưa ra kết luận mở là "you have to make your own decision, don't listen to anyone" ???
 
Chúng ta có thể đổ lỗi cho dân trí thấp, chúng ta có thể đổ lỗi cho các nhà chức trách, chúng ta có thể đổ lỗi cho những người giàu ... Rồi thì những người này lại đổ lỗi cho những người khác. Và cứ như thế, tất cả chúng ta không trừ một ai đều có trách nhiệm về tình trạng thế giới hiện nay. Nếu chúng ta không bầu cử sẽ không có các nhà chức trách, nếu chúng ta không dùng máy tính sẽ không có Bill Gate, nếu chúng ta không học cao sẽ không có những người dân trí thấp ... Chúng ta nghĩ rằng cần phải có ai đó, hay những tổ chức nào đó có uy lực quyền thế đứng ra làm những việc to tát mới có thể giải quyết được tình trạng hiện nay. Nhưng sự thật thì không phải như vậy, sự thật thì đơn giản và hay làm mất lòng người, sự thật thì hay động chạm đến lợi ích cá nhân, sự thật thì hay đi ngược lại những điều mà từ trước đến nay chúng ta vẫn tin là đúng.
 
@Kiên: :( Tớ ngại xem lại cái video quá :p. Nhưng theo tớ nhớ nhé, thì ý của ông i' là phải hành động ngay. Lời giải thích của ông i' khá đơn giản, dùng một cái giống kiểu matrix of payoffs trong econs ấy, nhưng đây là matrix of consequences :p. Global climate change (GCC): Đang xảy ra hoặc ko đang xảy ra (1), hành động hoặc là không làm gì cả (2). Có 4 cái combinations (1)(2) là có-có, không-không, có-không và không-có.

Có-có: Tốn nhiều tiền của gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế :(
Không-không: Cả thế giới vạn vật vui vẻ :D
Không-có: Tốn tiền, nhưng ít nhất phòng bệnh hơn chữa bệnh :|
Có-không: Cái này khủng khiếp thôi rồi. Thảm họa trên mọi lĩnh vực y tế văn hóa kinh tế xã hội chính trị giáo dục blahblah.

Thế thôi, còn quyết định cuối cùng là ở người xem :)). Nhưng mà cách nói thì tớ thấy là: dù GCC có đang xảy ra hay ko, không hành động ngay thì kết cục là trận đại hồng thủy trong kinh thánh ấy :| :-s. Chọn đi, đừng nghe ai xúi giục :p.
 
ừ đấy, tớ hiểu cả 4 cái consequence đấy nhưng lại nghĩ thế thì yes hay no cũng ko khác nhiều lắm =))
 
Đợt trước anh có đọc bài của Tâm Phương nhưng đang trong thời gian thi học kì nên không trả lời, bây giờ vào đây thì topic cũng nguội rồi nên chắc thôi, không trả lời dài dòng nữa.

Anh chỉ có chút thắc mắc với Tâm Phương là: theo em thì "global warming" nghĩa là trái đất bị nóng dần lên đến mức chỗ nào cũng phừng phừng nhiệt độ cao à? :-?

Đồng ý với em là anh em mình bây giờ chỉ có ngồi nhìn các nhà khoa học trình bày kết quả nghiên cứu và quan điểm của họ thôi, chứ không tự tay đo đạc nghiên cứu về vấn đề này được. Nhưng chờ đến lúc mình có thể tự nghiên cứu thì là đến bao giờ, với cả nếu thế thì các chuyên gia sống để làm gì nhỉ?

Nếu em thật sự có cái suy nghĩ "lo sớm làm gì cho đau đầu" thì chẳng lẽ em sống vô tư, không cần lo nghĩ, dự phòng gì ý hả? Ngạc nhiên! :D
 
Hôm nay mới là 13/2, ngày này năm ngoái Hà Nội đang trong đợt rét căm căm có khi rớt tận 7 độ. Đài dự báo ngày mai thời tiết ra sao? Chắc cũng như hôm nay, 18-30. Nóng quá, nóng như tháng 4 vậy. Tình hình Trung Quốc còn đang khô hạn chưa biết lúc nào có mưa, sắp tới ko mong có không khí lạnh, coi như sang hạ rồi.
 
Sắp tới dự báo sẽ có nhiều đợt nóng cao độ hơn, thất thường hơn, nhìn chung nhiều mây nhiều mưa, và đủ các loại thiên tai như bão sóng thần không lường trước được :-s. Như ở Sing giờ này chẳng hạn nóng như tháng 4 tháng 5 năm ngoái ấy :madflame: :|, không hiểu 2 tháng tới thế nào :( =((.

Nhưng thật ra không phải cái gì cũng đổ cho climate change được :p. Thời tiết vẫn biến động, thất thường là chuyện thời tiết mà ^^. Cái người ta gọi là climate change thì cho phạm vi rộng, thống kê trong khoảng thời gian dài, không nên lạm dụng. Climate (khí hậu) khác với weather (thời tiết) mà :D.
 
Người Hùng Ăn Chay: Cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton - Nhân Vật Trong Năm 2010 của PETA

Cựu tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton được PETA (Hội Loài Người Đối Xử Nhân Đạo với Loài Vật), một tổ chức tranh đấu cho quyền của các bạn thú, vinh danh là Nhân Vật Trong Năm.

Qua hội từ thiện do ông sáng lập, cựu tổng thống Clinton tích cực tham gia vào một số nỗ lực nhân đạo toàn cầu. Ông cũng là đặc sứ Liên Hiệp Quốc tại Haiti.

Ông được vinh danh là Nhân Vật Trong Năm 2010 của Hội PETA xuyên qua việc ông dành thời gian trong lịch trình vô cùng bận rộn để phổ biến những lợi ích khi ăn thuần chay.

Cựu tổng thống Clinton có lịch sử bệnh tim, gần đây đã thuần chay vì ông nói muốn còn sống để vui với các cháu ngoại, bởi ái nữ của ông là Chelsea nay đã thành gia thất.

Ông Clinton cho biết thức ăn của ông bao gồm “đậu, rau, quả.” Theo thông tin báo chí của PETA, ông nói: “Mỗi sáng tôi uống thêm bổ sung chất đạm. Không bơ sữa động vật.”

Nỗ lực của cựu tổng thống Clinton được tán dương vì theo nguồn tin PETA, bằng cách chọn lối dinh dưỡng thực vật, hàng năm ông tha mạng cho gần 200 bạn thú, đồng thời giảm rủi ro bị ung thư, tai biến mạch máu não, và các chứng bệnh khác.

Thông tin báo chí của PETA cho biết ngoài ra còn những lý do khác để thuần chay, bao gồm việc kỹ nghệ thịt góp phần gây nạn đói trên thế giới, lạm dụng công nhân, và tàn phá môi sinh.

Cũng theo PETA, nghiên cứu cho thấy những người trường chay và thuần chay trung bình sống từ 6 đến 10 năm thọ hơn người ăn thịt.

Cựu tổng thống Clinton đã phát biểu rằng ăn thuần chay giúp cải tiến sự biến dưỡng của cơ thể ông (metabolism) và ông đã giảm cân, trọng lượng giờ đây bằng lúc ông còn trong thời trung học.

Hội thú quyền PETA kêu gọi mọi người vào trang mạng PETA và thử ăn thuần chay trong vòng 30 ngày.
 
Back
Bên trên