Làm thế nào để giảm thiệt hại khi nước biển dâng lên?

Nguyễn Mạnh Tùng
(Chiensiquocxa)

New Member
Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh tổn thất nghiêm trọng nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tính toán ra thì nếu nước biển dâng cao 5 m, hơn 60% diện tích đất đồng bằng sẽ thành đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của mấy chục triệu con người, ngăn trở công cuộc phát triển của ta. Và với tốc độ hiện nay, nước biển dâng tới mức đó chỉ mất chục năm nữa. Vậy có cách thức nào để giảm thiểu thiệt hại của thảm họa này?
 
em thấy sing cũg thảm hoạ như thế, mà nước chuúng nó đã bắt đầu chuẩn bị rồi, mà thýa việt nam vẫn dậm chân tại chỗ là sao nhỉ :-/
 
Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh tổn thất nghiêm trọng nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tính toán ra thì nếu nước biển dâng cao 5 m, hơn 60% diện tích đất đồng bằng sẽ thành đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của mấy chục triệu con người, ngăn trở công cuộc phát triển của ta. Và với tốc độ hiện nay, nước biển dâng tới mức đó chỉ mất chục năm nữa. Vậy có cách thức nào để giảm thiểu thiệt hại của thảm họa này?

:) Nước dâng lên thế, mọi người thành cá hết :D

trước lúc đó, có thể phát trển một số các hệ thống đê điều, phần nào hạn chế hay làm chậm được thiệt hại
ngoài ra, có thể phải phát triển các hệ thống nhà cửa, giao thông trên nước, phát triển các ngành trồng trọt, chăn nuôi trên nước ...
Còn nữa, phát triển mạnh các ngành khoa học vũ trụ, rồi bay lên sao hỏa mà sống :D (như Wall-E vậy)
 
em có câu hỏi nhỏ là anh Tùng lấy số liệu nước biển dâng lên 5m trong mấy chục năm ở đâu thế? :-/
 
vãi 5m thì hà nội thành venice :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
http://www.tin247.com/nam_dinh_ba_nam_muc_nuoc_bien_dang_20cm-12-21229177.html
Xét ra 3 năm 20 cm thì 15 năm là 1 m, 75 năm là 5 m. Tính sơ sài là như thế. Thực ra mực nước biển ko dâng đều, mà nhanh dần đúng ko?
Hậu quả của việc mực nước dâng 5m http://flood.firetree.net/?ll=16.3412,97.3388&z=12&m=7

hehe, số liệu vui, nên nói vui vậy thôi, =))

vài link cho Tùng tham khảo

http://www.tin247.com/nuoc_bien_co_the_khong_dang_cao_nhu_du_doan-12-134522.html

http://www.guardian.co.uk/science/2008/sep/01/sea.level.rise?gusrc=rss&feed=worldnews

http://en.wikipedia.org/wiki/Sea_level_rise



have fun swimming :D
 
Như vậy là sao khi mà nước ngoài dự đoán mực nước dâng vài mm 1 năm, trong khi tại Việt Nam quan sát thực tế là hàng chục mm?
 
em nghĩ là phụ thuộc vào nhiều yếu tố chứ, cứ biết nước biển dâng lên là được rồi :))
 
Việt Nam là 1 trong 5 nước chịu ảnh tổn thất nghiêm trọng nhất của hiện tượng ấm lên toàn cầu. Tính toán ra thì nếu nước biển dâng cao 5 m, hơn 60% diện tích đất đồng bằng sẽ thành đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống của mấy chục triệu con người, ngăn trở công cuộc phát triển của ta. Và với tốc độ hiện nay, nước biển dâng tới mức đó chỉ mất chục năm nữa. Vậy có cách thức nào để giảm thiểu thiệt hại của thảm họa này?
Việc trái đất nóng lên, đi tới giai đoạn cuối của kỉ gian băng và lặp lại chu kì băng hà là chuyện chắc chắn sẽ diễn ra không sớm thì muộn. Vấn đề là ở chỗ nếu như khí hậu trên trái đất được giữ ở mức ổn định thì giai đoạn gian băng có thể diễn ra rất lâu, giúp duy trì sự sống tươi đẹp. Global warming ngày nay đang đưa trái đất tiến nhanh đến giai đoạn cuối này. Không có cách nào để chống lại thiệt hại của thảm họa do nước biển dâng lên, chỉ có cách cư xử cho đúng đắn để hạn chế tốc độ của nó, duy trì sự sống lâu hơn thôi.

Từ năm 1960 đến nay, trung bình mỗi năm mực nước biển dâng thêm 1,8cm. Ở mức độ ấy, từ nay đến 2050, mực nước có thể dâng lên từ 5 tới 30cm nữa. Tất nhiên con số 30cm vẫn còn xa... 5m. Nhưng khi phải đối diện trong thực tế thì con người sẽ thấy nó khủng khiếp thế nào.
Việt Nam tiếp giáp biển Đông (thuộc Thái Bình Dương phía Tây), là một trong những nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu (cả về mực nước biển, nhiệt độ và áp thấp nhiệt đới).

Mực nước biển dâng lên không chỉ mang đến hậu quả liên quan đến chính nó (mức nước), mà còn dẫn đến sự thay đổi của nhiệt độ nước, sự biến đổi của các dòng chảy...
Nếu con người (trên thế giới) không nhanh chóng kìm hãm tốc độ nóng lên của trái đất thì việc nhiều mảnh đất bị nhấn chìm trong nước chỉ là một trong số nhiều hậu quả thảm khốc thôi.

Các số liệu sự đoán về nhiệt độ của trái đất và mực nước biển trong tương lai bây giờ không còn thật sự đáng tin nữa. Các nhà khoa học liên tục ngỡ ngàng trước những hiện tượng xảy ra đột ngột làm cho hiệu ứng nhà kính tăng vọt. Ví dụ mới đây, có hiện tượng một lượng mêtan khổng lồ được giải phóng vào khí quyển do băng ở Bắc Cực tan ra, góp phần đáng kể vào lượng khí nhà kính vốn đã quá nhiều trong khí quyển địa cầu.

Nhìn riêng ở Việt Nam, trong tháng 11/2008, đã có 2 trận lụt lớn đặc biệt ở Hà Nội và TP HCM (ngoài ra thì lụt ở miền Trung đã trở thành chuyện... bình thường - rất đáng buồn). Cả 2 trận lụt ấy đều chịu tác động mạnh từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Thế mà người VN hình như vẫn ung dung.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ơ anh ơi tại sao nước biển dâng thì về kỷ băng hà ạ?:-ss
 
Ơ anh ơi tại sao nước biển dâng thì về kỷ băng hà ạ?:-ss

theo em nhớ thì trong "an inconvenient truth" nó giải thích thế này:

khi trái đất nóng lên thì băng 2 cực bắt đầu tăng ra. đến 1 lúc nào đấy thì khối băng Greenland bắt đầu tan. Nước lạnh chảy ra hoà tan vào dòng biển nóng Bắc đại tây dương, coi như là shut down cái dòng biển này lại. Vì không còn dòng biển nóng dẫn nhiệt từ xích đạo lên phía cực nữa nên châu Âu vốn ít được chiếu sáng mặt trời hơn sẽ nguội dần >>> dần trở về kỷ băng hà.
 
Theo như những kiến thức e mới update đc nhất bên này dạy thì ng` ta đã đưa ra một lí thuyết mới chứng minh đc rằng con ng` cùng những tác động đến môi trường (nói cách khác là thải CO2 ra) ko phải là nguyên nhân chính gây là hiệu ứng nhà kính hay là sự nóng lên toàn cầu.
Còn nguyên nhân chính là cái gì thì e lại ko nhớ... đợi nghiên cứu tiếp đã :))
 
:)) Thông tin cũ rích em ạ :)) ừ, hiện thì lượng CO2 con người thải ra khí quyển hàng năm mới đóng góp khoảng 30% ( số liệu cũng cũ rồi, ai cập nhật lại hộ cái :p ) tổng cộng lượng CO2 sinh ra thôi :-j còn thì chủ yếu là từ các quá trình tự nhiên :)) còn thì mời em đọc bài anh Đỗ Việt cập nhật thêm kiến thức :))
 
Thông tin cũ rích em ạ ừ, hiện thì lượng CO2 con người thải ra khí quyển hàng năm mới đóng góp khoảng 30% ( số liệu cũng cũ rồi, ai cập nhật lại hộ cái ) tổng cộng lượng CO2 sinh ra thôi còn thì chủ yếu là từ các quá trình tự nhiên còn thì mời em đọc bài anh Đỗ Việt cập nhật thêm kiến thức
30% là ít? Nếu ko có 30% này thì hậu quả sẽ đến chậm bao nhiêu? Sẽ có thêm bao nhiêu thời gian cho chúng ta chuẩn bị? Dù con người có đóng góp chỉ 1 % thì họ vẫn phải chịu hậu quả. Biện minh cũng ko làm nước rút xuống được. Và em ko cần quan tâm lắm tới việc quy trách nhiệm cho ai. Cái em đang hỏi là phương thức nào để khắc phục thảm họa này, khi mà nước ta bị ảnh hưởng nặng nề nhất?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ a Kiên: thì có phải chuyên môn của e đâu :)) ... thấy 2pic có vẻ heo hút nên vào chém gió tý cho vui :))

Lại theo 1 cái e đọc đc ở đâu đó từ xưa xửa xưa thì hiện tượng băng tan ở 2 cực đã quá ngưỡng có thể khắc phục :-ss
Chỉ bàn đến cách khắc phục khi nước biển tăng thôi nhé chứ ko bàn đến cách làm nó chậm lại phải ko ạ?
1. Nhà nước: đắp đê, xây dựng hệ thống abc các thứ cái này vĩ mô.
2. Cá nhân - giàu thì chuyển nhà sang các nước nằm sâu trong lục địa, nghèo thì đóng thuyền, xây nhà nổi ko thì chịu khó tập bơi cho khỏe theo đúng chủ chương của sếp hà :))
 
:)) Thông tin cũ rích em ạ :)) ừ, hiện thì lượng CO2 con người thải ra khí quyển hàng năm mới đóng góp khoảng 30% ( số liệu cũng cũ rồi, ai cập nhật lại hộ cái :p ) tổng cộng lượng CO2 sinh ra thôi :-j còn thì chủ yếu là từ các quá trình tự nhiên :)) còn thì mời em đọc bài anh Đỗ Việt cập nhật thêm kiến thức :))

Theo em biết thì không phải lượng CO2 con người thải ra khoảng 30% tổng lượng CO2 đo được, mà là lượng CO2 đo được hiện nay (~380+ ppm, cao nhất từ trước đến nay) bằng khoảng một nửa lượng CO2 con người thải ra ^^ . Có nghĩa là, tình hình đáng lẽ ra còn xấu hơn bây giờ!!! Trong các khí nhà kính thì chỉ có hơi nước là con người ko tạo ra một cách ý thức. Đó là hệ quả của sự tăng các khí nhà kính khác (positive feedback).

Sở dĩ như vậy là do nhiều yếu tố, nhưng quan trọng trong số đó là do mấy con sinh vật biển gọi là phytoplankton hấp thụ một phần lượng CO2 thải ra không cho thoát ra lại vào khí quyển. Vấn đề là ở chỗ lượng CO2 thải ra ngày càng nhiều, nhiệt độ càng tăng lên, thì khả năng hấp thụ CO2 của mấy sinh vật này giảm xuống, khiến cho tổng lượng CO2 sẽ tăng lên nhanh hơn bình thường (positive feedback).

Hoạt động của con người thì không phải là nguyên nhân duy nhất, nhưng rất nhiều khả năng, hay gần như chắc chắn (kết luận gần đây của IPCC), là nguyên nhân chính gây ra cái gọi là global warming. Tác động giữa con người và thiên nhiên qua lại, nhưng giá trị thì cứ nhân lên gây ra hậu quả nghiêm trọng, được giải thích bằng Chaos theory.

:D Ấy vậy mà không phải ai cũng lo lắng đến việc "phải làm gì đấy" trước vấn đến climate change đâu ạ! Nhiều trong số họ là người có uy tín, có ảnh hưởng lớn, và không may thay là họ có những lý do em nghĩ là rất thuyết phục. Đợi em rỗi sẽ post cái link trong đó một nhà kinh tế người Thụy Sĩ thì phải có ý kiến rằng climate change là vẫn đề cuối cùng nên giải quyết!
 
Tớ cũng chả có ý định làm "một cái gì đấy" đâu. Tớ lấy ví dụ cụ thể thế này:

35 năm trước, ngày 24/6/1974
Times Magazine (liên kết với CNN) đã lôi lời của các nhà khoa học, lấy ví dụ về tình trạng môi trường thay đổi đủ kiểu để tiên đoán rằng thế giới đang tiến về thời kì ICE AGE
http://www.time.com/time/magazine/article/0,9171,944914-1,00.html
Cần nói thêm rằng Times Magazine không phải là 1 tờ báo lá cải, thế nên những thông tin được đăng lên phải qua kiểm duyệt và đánh giá độ chính xác rất cao để giữ uy tín --> Và ngay trong năm đó, người dân Mĩ tin rằng chúng ta đang đóng băng trái đất.

35 năm sau :
GLOBAL WARMING đang dẫn đến việc các bác lo VN bị nhấn chìm, rồi being green, rồi recycling, và ăn kiêng các kiểu để bảo vệ trái đất.

Tớ thì tớ nghĩ thế này: Dù trái đất có ấm lên, sôi sùng sục, nguội đi, hay là đóng băng thì các nhà khoa học vẫn tiếp tục nghiên cứu để tìm thêm hàng loạt chứng cứ,bạn lấy bất kì ví dụ từ một nhà khoa học nào tớ cũng google được 1 nhà khoa học khác với luận điểm trái ngược. Họ vẫn tranh cãi nhau ngày qua ngày và thay vì cụm từ global warming họ nói nước đôi thành climate change. Thế nên chúng mình (tớ và bạn) quan tâm đến research của mình đi đã, tự tay vào phòng thí nghiệm đo đạc đi đã, get into the field lấy mẫu đi đã, get back to our freaking homework đi đã rồi mới "làm cái gì" được, lo sớm làm gì cho đau đầu.

BTW, năm nay là năm đầu tiên trong 40 năm gần đây Canada có tuyết trên toàn bộ lãnh thổ. Năm đầu tiên trong 70 năm qua người dân Bankok phải đi mua áo lạnh. Phù... Global Warming...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Không phải "thế giới đang tiến về thời kỳ ice age", mà là trái đất vẫn đang trong ice age hàng triệu năm nay rồi :)), cụ thể hơn là trong một giai đoạn interglacial ấm hơn gọi là Holocene thì phải :p.

Tâm Phương nói nghe hơi cynical :( làm tớ có cảm tưởng là các công trình nghiên cứu như mấy tờ báo lá cải lâu lâu tung vài tin giật gân nhằm câu khách vậy :p, và độc giả thì vốn cả tin và dễ lo lắng hão huyền :(. Dù sao thì quyền tiếp nhận thông tin thế nào và hành động ra sao vẫn ở độc giả mà :-??. Trong khoa học, kết quả nghiên cứu hôm nay khác mai một tí là điều cũng hiểu được mà ^^. Hì, với cả đúng là mình thì ko làm được gì to tát, nhưng tin vào một cái gì đấy là đúng, và cố gắng theo đuổi đến cùng theo niềm tin tưởng ấy thì cũng thỏa mãn lắm rồi mà ^^. Tớ thì nghĩ vậy hay hơn dửng dưng hoặc thờ ơ chứ :D. Với cả quan tâm đến một vấn đề nhiều khi có thể là hứng thú, chứ có phải nhất định phải thay đổi thế giới trong ngày mai đâu ^^.

Cá nhân em thì mới dám cố gắng nhìn vấn đề này theo khía cạnh khoa học thôi :p, thỉnh thoảng có vài suy nghĩ ^^! Còn về mực nước biển dâng lên thì khoảng 1-2mm/năm theo US National Climate Data Center.

Nếu ai muốn tìm hiểu thêm về global warming thì có trang web này khá hay có lẽ sẽ giúp giải đáp một số câu hỏi phổ biến ạ ^^:
http://www.brighton73.freeserve.co.uk/gw/globalwarmingfaq.htm

Như đã hứa thì đây là mấy cái videos rất thú vị :D:

(ông này là Bjorn Lomborg, khá nổi tiếng trong lĩnh vực này, em cũng có đi nghe ông này này nói 1 lần. Và ông ý là người Đan Mạch chứ ko phải Thụy Sĩ :()

Còn đây là của một thầy giáo trung học, lý lẽ đơn giản nhưng khá hay:
 
Back
Bên trên