Kinh tế Nhật Bản vs Kinh tế Mỹ

Dương Quang Phúc đã viết:
Vậy anh cho rằng người ta bàn đến XDCNXH từ thời kỳ sau CMT10 Nga là quá sớm ? Chúng ta có thể chưa thực hiện được ngay nhưng cũng cần nghĩ đến & tiến hành dần dần để tiếp thu những kinh nghiệm cần thiết cho mục tiêu lâu dài .
Thế bây giờ Nga mới là nước tư bản. Bàn về CNXH[theo đúng nghĩa của triết học Mác] vào thời điểm này chẳng khác gì:"ăn mày bàn nhau xây biệt thự"
Tất nhiên là họ cần 1 cuộc sống đầy đủ cả về vật chất & tinh thần . Nhưng những gì mà chúng ta đang đi là hoàn toàn chuẩn xác , nó phục vụ cho cả mục tiêu trước mắt & nền tảng lâu dài của toàn xã hội , nói cách khác chúng ta đang đi đúng với quy luật khách quan của lịch sử
Nghe như đang đọc diễn văn.
Em ạ. Với những người được hưởng ưu việt của CNXH thường sẽ nói tốt về nó. Em thử đi thực tế xem có bao nhiêu người thực sự được như vậy.
Em có biết tại sao ta không có một cuộc trưng cầu dân ý cả nước và dân chủ chưa?
Chúng ta nên nhìn thẳng vào sự thực, nhìn khách quan để tìm hướng khắc phục. Tránh những mô hình chung chung, cản trở sự phát triển của XH.
 
Thế bây giờ Nga mới là nước tư bản. Bàn về CNXH[theo đúng nghĩa của triết học Mác] vào thời điểm này chẳng khác gì:"ăn mày bàn nhau xây biệt thự"
Bó tay anh . Anh đang đi theo con đường tự lý luận của bản thân , anh đã từng học sử , tất nhiên , anh cũng học & biết những nhận định đánh giá của các chuyên gia 1 cách khách quan nhất về sự thất bại cửa CNXH ở LX & Đông Âu . Thực ra nước Nga hiện nay tuy là TBCN nhưng vẫn được nhận định rằng vẫn có " hơi hướng " rất lớn của CNXH .
Còn lý do bàn về CNXH thì em đã nói rồi đấy . Chúng ta nên bàn để hiểu hơn về nó , con đường mà xã hội chúng ta đã chọn .
Em có biết tại sao ta không có một cuộc trưng cầu dân ý cả nước và dân chủ chưa?
Anh bảo trưng cầu dân ý cả nước về vấn đề j ? Có đi theo CNXH hay không sao ? Đó là 1 sự dại dột nếu không muốn nó là ngu dốt của các nhà hoạt động chính trị , phạm vào 1 lỗi sơ đẳng nhất , đó là tự khơi vấn đề cho các thế lực chống đối .
Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ nên chưa thể công bằng toàn bộ được , anh biết là chúng ta đang ở trong nền kinh tế nhiều thành phần , không chỉ riêng thành phần kinh tế XNCH .
 
Thế bây giờ Nga mới là nước tư bản. Bàn về CNXH[theo đúng nghĩa của triết học Mác] vào thời điểm này chẳng khác gì:"ăn mày bàn nhau xây biệt thự"
Bó tay anh . Anh đang đi theo con đường tự lý luận của bản thân , anh đã từng học sử , tất nhiên , anh cũng học & biết những nhận định đánh giá của các chuyên gia 1 cách khách quan nhất về sự thất bại cửa CNXH ở LX & Đông Âu . Thực ra nước Nga hiện nay tuy là TBCN nhưng vẫn được nhận định rằng vẫn có " hơi hướng " rất lớn của CNXH .
Còn lý do bàn về CNXH thì em đã nói rồi đấy . Chúng ta nên bàn để hiểu hơn về nó , con đường mà xã hội chúng ta đã chọn .
Em có biết tại sao ta không có một cuộc trưng cầu dân ý cả nước và dân chủ chưa?
Anh bảo trưng cầu dân ý cả nước về vấn đề j ? Có đi theo CNXH hay không sao ? Đó là 1 sự dại dột nếu không muốn nó là ngu dốt của các nhà hoạt động chính trị , phạm vào 1 lỗi sơ đẳng nhất , đó là tự khơi vấn đề cho các thế lực chống đối .
Chúng ta đang trong thời kỳ quá độ nên chưa thể công bằng toàn bộ được , anh biết là chúng ta đang ở trong nền kinh tế nhiều thành phần , không chỉ riêng thành phần kinh tế XNCH .
 
Có lẽ hai ta quan niệm khác nhau: anh chủ trương phê phán, em chủ trương bảo vệ.Hai hướng đi này đều có ích cả. Anh chỉ khuyên nên thực tế một chút. Đừng quá lệ thuộc vào sách vở.
 
Ngày học THPT , học về sử , suốt ngày chỉ bám vào sách vở nên em thực sự không tin về tính lý luận ưu việt thực tế của CNXH . Nhưng dần dần , đặc biệt là sau khi học lên ĐH , được tiếp xúc với thực tiễn đất nước & các thông tin về quốc tế nên em mới đi theo khuynh hướng bảo vệ nhưng tất nhiên vẫn chấp nhận những thực tế tiêu cực .
 
Một số thông tin quan trọng:

Nền kinh tế Nhật Bản stagnates (trì hoãn) suốt thập niên 90s, và hơn 5 năm đầu của thế kỉ 21 tình hình kinh tế không có chuyển biến lớn, cho tới mức interest rate là 0% suốt hơn 5 năm, (interest rate 0% là để khuyến khích cho các công ty vay mượn đầu tư bởi vì không phải trả lãi). Sau những nỗ lực cải cách nền Kinh tế Nhật của thủ tướng Kozumi, như tự doa hóa nền kinh tế hơn, giảm thuế nhập quan, tư nhân hóa một số nền kinh tế, tăng cường cạnh tranh, ngừng cho vay những công ty thua lỗ, dẫn đến phá sản của rất nhiều công ty, tuy nhiên tờ economist nói đây là một dấu hiệu tốt (creative destruction) bởi vì đào thải những công ty thất bại và tránh lãng phí tiền ngân hàng quốc dân (hiện tượng tiếp tục cho vay cho dù không có lợi ích kinh tế bởi vì quan hệ chính trị) vv. Nền kinh tế Nhật co những chuyển biến vài tháng trước khi interest rate được nâng lên 0.25% (dấu hiệu các công ty bắt đầu vay mượn nhiều để đầu tư và mở rộng thị trường).

Trong khi đó Mỹ có một economic boom (kinh tế phát triển mạnh) lớn từ năm 1992-2000. Mặt dù có dotcom bust co gây ảnh hưởng đến nền kinh tế, tuy nhiên chính vì có số vốn đầu tư lớn vào công nghệ tin học, tạo ra rất nhiều áp dụng của Internet vào trong quá trình sản xuất (the diffusion of commercial application of the internet). Kết quả là Mỹ có productivity gain xấp xỉ 3.2% suốt mấy năm gần đây, tỉ lệ cao hơn so với các nền kinh tế khác (Tây Âu, Nhật, Nam Hàn vv).

Đương nhiên nền kinh tế Mỹ không phải là hoàn hảo, nhưng đối với thế kỷ 21 và toàn cầu hóa, thì nền kinh tế của Mỹ more resilient (bền vững) hơn là kinh tế cứng nhắt, bị điều khiển từ trung ương, và tập trung vào mấy tập đoàn lớn như Nhật (tình trạng của Nam Hàn cung giống như Nhật).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
nói Nhật Bản mạnh nhờ self-serving là hơi lạ chị Trang ạ? bài học cơ bản nhất của Kinh Tế chẳng phải là "trade is good" và mọi người đều benefit từ trade đó sao? nền kinh tế tự cung tự cấp thì xã hội sẽ không được hưởng lợi nhiều bằng nền kinh tế có trade.

vậy nên em nghĩ KT NB có mạnh thì là nhờ cái khác.

-------------------

ơ mà xin lỗi, em không đọc các bài ở giữa, không hiểu tại sao đang đặt câu hỏi về KT NB mà chúng ta lại đá sang cái vụ XH với TB ạ :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hiện tại bây giờ, hầu như không có nền kinh tế phát triển nào đ theo tư tưởng self-serving cả, cái đó có thể là tư tưởng kinh tế của thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhưng trong thế kỷ 21 này, nếu tư tưởng đó mà đưa vào thực tế thì nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng rất xấu.

Sự suy yếu của nền kinh tế Nhật Bản suốt thập niên 90s và đầu thế kỷ 21 được một số nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân sâu xa là do văn hóa của nền kinh tế Nhật hiện tại, một nền kinh tế với tư tưởng postwar (sau đệ chiến II)

Thứ nhất, chính trị ảnh hưởng lớn đế nền kinh tế. Đảng cầm quyền Liberal Democratic Party (LDP) nắm quyền suốt thời gian từ sau đệ chiến II (chỉ bị thất thế một khoảng thời gian ngắn thập niên 60s, một nhiệm kỳ) vì muốn gìn giữ social fabric của Nhật Bản không ngừng ngăn cản các cải cách kinh tế khi mà nền kinh tế biến đổi.

Ví dụ như gây ép lực cho ngân hàng tiếp tục cho vay những tập đoàn lớn thua lỗ, tạo ra disallocation of resources (hoang phí tài nguyên và nhân lực của quốc gia). Hệ thống ngân hàng rất tập quyền và cứng nhắc, không đáp ứng đủ nhu cầu của những start-up companies (những công ty mới bắt đầu doanh nghiệp). Những start-up companies này chính là nguồn sống mới thay đổi hệ thống kinh tế của Mỹ.

Văn hóa trong làm việc của người Nhật càng cứng rắng hơn, những tập đoàn kinh tế hoặc động giống như một feudal lord (vị chúa phong kiến), đòi hỏi sự tuyệt đối trung thành và vâng lời của các nhân viên thay cho sự đảm bảo công ăn việc làm suốt đời. Phương thức này về phương diện xã hội thì rất tốt, và đảng LDP cũng khuyến khích, tuy nhiên về phương diện kinh tế, nếu quá mức (to an extreme point), nó tạo ra một economic rigiditiy (một sự cứng nhắc trong hoạt động kinh tế). Không những thế trong hệ thống kinh tế lẫn chính chính trị của Nhật rất là hierarchical, nghĩa là có thứ bậc có tôn ti, người trẻ mới với với những ý kiến mới thì không được lắng nghe, người già đã lên chức cao càng không muốn thay đổi giành gìn giữ vị trí của mình (cái này các bạn có thể tìm đọc cuốn sách Japan, nó sẽ nói rõ hơn). Nói tóm lại, nền kinh tế Nhật thiếu cơ động, không có tính thích nghi cao với hệ thống kinh tế toàn cầu hóa mới so với các nền Kinh Tế khác như Mỹ, Singapore, Hong Kong vv.

Nhật Bản có quan niệm trade is a zero-sum game, tức là lợi nhuận là xuất khẩu còn nhập khẩu là thua thiệt. Trừ những sản phẩm cần thiết, Nhật Bản hạn chế nhập khẩu hàng hóa, đóng một phần không nhỏ vào giá cả rất cao ở Nhật. Ví dụ với những sản phẩm như gạo, Nhật lấy lý do là vì để gìn giữ văn hóa nên đánh giá 493% thuế nhập khẩu lên giá gạo nhập khẩu, một số hàng nông sản khác cũng bị tình trạng tương tự. Một lý do thực tế khác là sự phân chia phiếu bầu ở Nhật thiên về khu vực, chứ không phải người dân (người dân thành thị như Tokyo đã phản đối rất nhiều, nhưng sự thay đổi không đáng kể lắm). Cho nên vùng nông thôn có sức ảnh hưởng chính trị rất lớn.

Đa phần các retail stores (siêu thị) ở Nhật đều bị ảnh hưởng lớn hay là một subsidary của một số tập đoàn lớn. Những tập đoàn này vì muốn tiếp tục nhận được những nguồn vốn từ ngân hàng Nhật, nên tiếp sức với các chính trị gia hạn chế sự phân phát của các hàng hóa ngoại nhập.

Một điều là nữa là nền kinh tế Nhật tập trung vào một số những tập đoàn lớn như Honda, Nissan, Mitsubisi, toyata, sony etc. Những tập đoàn này có sức ảnh hưởng chính trị rất lớn (mức độ đáng kể hơn rất nhiều so với Mỹ và Tây Âu). Họ đóng góp rất nhiều tiền (không có luật rõ ràng hạn chế việc này như ở Mỹ), đổi lại luật kinh tế của Nhật rất uy đãi đối với họ, gây trở ngại đối với những nhà cạnh tranh khác nước ngoài lẫn những trong nước. Không những thế ngân hàng Nhật cũng tham gia vào việc currency devaluation (hạ giá tiền tệ của mình để làm tăng sự cạnh tranh của hàng xuất khẩu). Những tập đoàn này thường được gọi là zaibatsu.

Đó chỉ là một số điểm nhỏ của văn hóa kinh tế Nhật Bản, không hiệu quả, không thích nghi với thời đại. Về phương diện học tập, mình không thiết nghĩ Nhật là một khuân mẫu tốt lắm để học tập (một số điều có thể là tốt như chú trọng vào quality). Cái này là một bằng chứng, macro reforms (reform wholesale) không sẽ không đủ mà còn phải có những micro reforms (reform retails) mới đủ để phát triển trong một nền kinh tế của thế kỷ 21.

Nhưng về phương diện một dân tộc, người Nhật rất là thích nghi, văn hóa của họ về nội vụ là conflict avoidance, và hành động là consensus-building. Thông thường những cải cách lớn ít được thi hành, nhưng nếu có một trở ngại gì đó thật lớn áp đặc từ bên ngoài, thì người Nhật sẽ thay đổi rất nhanh và rất thành công, như Meiji Restoration và sự thất bại của đệ chiến II. (nhiều kinh tế có nhận xét thế này về nền kinh tế Nhật: The Japanese economy may be more like a marathon runner, whose success is not calculated in a short distance but the whole process. Và người Nhật cũng như vậy)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em nhớ: năm rồi cả thế giới có tổng sản phẩm là 25000 bil USD. Trong đó Mỹ chiếm tới 13000, còn Nhật 6000, Đức 4000, Anh Pháp chỉ được mấy trăm. Như thế thì thằng Mỹ hơn hẳn thằng Nhật còn gì.
Chán Việt Nam quá được có 40:-s
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em nhớ: năm rồi cả thế giới có tổng sản phẩm là 25000 bil USD. Trong đó Mỹ chiếm tới 13000, còn Nhật 6000, Đức 4000, Anh Pháp chỉ được mấy trăm. Như thế thì thằng Mỹ hơn hẳn thằng Nhật còn gì.
Chán Việt Nam quá được có 40

Thông tin của em hơi lạc rồi, có thể download thông tin từ đây http://web.worldbank.org/WBSITE/EXT...133150~piPK:64133175~theSitePK:239419,00.html

Tổng thu nhập nominal của thế giới năm 2005 là 44,384,471,000,000 dollars tức là khoảng 44 ngàn tỉ dollars. GDP Mỹ là khoảng 12 ngàn 455 tỉ, Nhập 4 ngàn 505 tỉ. Đức là 2 ngàn 781 tỉ, Pháp là 2 ngàn 110 tỉ, còn VN là 52 tỉ.

Tuy nhiên dùng con số này có lẽ không chính xác lắm bởi vì:

1) Dân số. China có 1.3 tỉ người, GDP là 2 ngàn 228 tỉ cao hơn so với Anh, 2 ngàn 192 tỉ, tuy nhiên dân số Anh chỉ có 60 triệu người nếu nói China giàu hơn Anh thì có vẻ kô chính xác lắm. Có thể dùng GDP per capita thì có thể chính xác hơn.

2) Nó kô tường tận chỉ rõ cấu trúc của nền kinh tế. Vd Saudi Arabi có GDP là 304 tỉ, tuy nhiên đa phần là nhờ vào dầu hỏa, nếu đem so sánh với một nền kinh tế có cấu trúc tiến bộ và tiên tiến như Singapore 116 tỉ thì không thể bằng.

3) GDP kô tính địa lý, thời tiết khí hậu, tài nguyên, tình hình môi sinh xã hội của một đất nước. Vd South Africa có rất nhiều khoáng sản, nhưng bị tệ nạn AIDS tàn phá (một phần lớn dân bị nhiễm, trên 10%); hoặc là VN có nhiều khoáng sản, khí hậu tốt cho hàng nông sản cũng giống đất nước Mỹ rộng lớn có nhiều khoáng sản và khí hậu rất tốt cho nông sản những cái này cũng giúp một phần rất lớn cho kinh tế; hoặc là Ethiopia bởi vì landlocked (không có thông ra biển), địa thế cao khó cho giao thông vận tải, có nhiều dân tộc sống chung với số lượng tương đương nhau (khác với VN khi dân tộc Kinh chiếm hơn 90%) dẫn đến xung khắc, những đặc điểm này góp phần vào kinh tế yếu kém của đất nước này vv
 
Chỉnh sửa lần cuối:
that's about nominal GDP. how about real GDP? how has the whole world been growing in recent years?
 
that's about nominal GDP. how about real GDP? how has the whole world been growing in recent years?

U'r in 11th grade right? You'd probably learn about it when you take economics in 12th grade, or you can take a look at the book now to get the answer.

Muốn access the real growth and the potential of real growth of an economy, chỉ số % không thì không có hiệu quả lắm, còn phải theo dõi statistics về infrastructure (hệ thống cấu trúc) của nền kinh tế, luật pháp, transperancy, demographics (dân số), thay đổi về khí hậu (environmental change) etc.

Thread này nói về Nhật v. Mỹ, cho nên nói về cả thế giới thì hơi lệch. Nhưng đưa ra một thống kê đơn giản, trước năm 1945 hơn 2/3 dân số thế dới sống trong extreme poverty (nghĩa là không đủ ăn và mặt, tới mức độ chết đói luôn, chứ không phải nghèo kiểu sống thiếu thốn - dưới 1 dollars/ngày), bây giờ con sốn đó chỉ còn 1/5. Số lượng Middle-class toàn cầu tăng lên đáng kể, số lượng undergraduates (Đại học) and graduates (cao học) cũng vậy, Nga có thể lấy census bureau statistic của các nước để double check. Để dễ minh họa, chúng ta có thể lấy tình trạng phát triển KT VN làm ví dụ.

Đa số các nước trên thế giới có positive growth trừ một số nước ở Châu Phi (do rất nhiều lý do khác nhau nhu địa lý, demographic composition, thời tiết, khí hậu, chính trị vv).
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin chị cho biết những tiêu chí nào có thể chọn để so sánh giữa các nền kinh tế?
 
Xin chị cho biết những tiêu chí nào có thể chọn để so sánh giữa các nền kinh tế?

Minh nghĩ một nền kinh tế gồm những phần gì? (Mình chỉ hỏi để biết khi mà trả lời không phải lập lại)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
uh...oh... I'm doing AP Economics :p it's AP Governemnt and Politics to go next year :p

thanks. I'm the laziest in searching data ^_^
 
Theo em tiêu chí nào cũng hơi có vấn đề:
Nếu là tổng thu nhập quốc doanh thì như chị nói nó không chính xác( do dân số, cấu trúc kinh tế, địa lý...khác nhau).
Thu nhập bình quân đầu người cũng thế.
Nếu dựa vào sự phát triển của KH-KT đất nước, nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ... thì quá phiếm diện.
Cũng cần nói đến quy mô của nền kinh tế bởi tại sao Singapore không được ở trong G8?
Nếu chỉ nói đến cơ cấu kinh tế thì như vậy chưa nói đến quy mô của nó.
Chả lẽ lấy tất?
 
anh Phước ơi , theo anh đánh giá thì real GDP per capita của VN có thể khoảng bao nhiêu , vì nước ta thì các hoạt động kinh tế ngầm , ko nằm trong thống kê của nhà nước khá lớn (hồi trước đã có một bài báo nói về tình trạng này ở VN và một vài nước Mỹ Latin nhưng lâu rồi với lại em chưa hiểu rõ lắm ) ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo em tiêu chí nào cũng hơi có vấn đề:
Nếu là tổng thu nhập quốc doanh thì như chị nói nó không chính xác( do dân số, cấu trúc kinh tế, địa lý...khác nhau).
Thu nhập bình quân đầu người cũng thế.
Nếu dựa vào sự phát triển của KH-KT đất nước, nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ... thì quá phiếm diện.
Cũng cần nói đến quy mô của nền kinh tế bởi tại sao Singapore không được ở trong G8?
Nếu chỉ nói đến cơ cấu kinh tế thì như vậy chưa nói đến quy mô của nó.
Chả lẽ lấy tất?

Thứ nhất, mình là con trai, không biết có phải Minh đang nói với mình hay không...mình chỉ muốn đính chính một trước để không hiểu lầm nhau.

Thứ hai, muốn đánh giá quốc gia, có nhiều tiêu chí khác nhau, cho nên có rất nhiều nguyên tốt khác nhau. Có người dựa vào mức sống (GDP per capita thì có thể là một hình thức tốt), tuy nhiên cũng phải lấy inflation (lạm phát), những hàng hóa trong nước, rồi luật lệ của đất nước đó về những mặt như civil liberties (như tự do ngôn luận, tự do thông tin, quyền được bảo vệ trên tòa án như có luật sư biện hộ và phải được công khai vv) vv

Có người thì dùng tiêu chí cạnh tranh trên thị trường (competitiveness in business), cái này thì giống như cái bảng đánh giá của anh Lưu Công Thành, cái này thì có những tiêu chí khác nữa, như là tác dụng của luật lệ đối với kinh tế, như sự công khai của judicial system (tòa án) đối với kinh tế như sự bảo vệ intellectual property, chống độc quyền, rồi luật lệ có dễ dàng để mà doanh nhân làm việc vv

Có người thì lấy productivity để mà so sánh, cái này thì có một loạt tiêu chí khác nữa.

Cái mà mình so sánh giữa Mỹ với Nhật là hơi nghiêng về vấn đề tính cạnh tranh trên thị trường (về tác động của luật pháp, chính trị và xã hội lên nền kinh tế). Cái này một phần nhiều các nhà kinh tế thường dùng để tạo ra comparative study giữa các nước.

Còn nếu ban dùng tiêu chuẩn khác để mà so sánh giữa hai nước thì cũng không sai. Mỗi tiêu chuẩn có mỗi tác dụng của nó.

anh Phước ơi , theo anh đánh giá thì real GDP của VN có thể khoảng bao nhiêu , vì nước ta thì các hoạt động kinh tế ngầm , ko nằm trong thống kê của nhà nước khá lớn (hồi trước đã có mọt bài báo nói về tình trạng này ở VN và một vài nước Mỹ Latin nhưng lâu rồi với lại em chưa hiểu rõ lắm ) ?

Cái này nếu mình biết thì mình đã đăng ký làm PhD (tiến sĩ) luôn rồi^^. Cái này rất phức tạp và khó có thể biết được bởi vì không có record.

Nhưng Bách nói có lẽ đúng đó, có một lần mình đọc ở một thống kê nói rằng trong một năm nào đó trong thập niên 90s (mình kô nhớ rõ nữa), chỉ riêng ở US thì đã có khoảng 2 tỉ dollars gửa về Vn từ các Việt Kiều thông qua các dịch vụ chuyển tiền hợp pháp, đó là chưa kể tiền chuyển về từ người thân (nhờ người thân mang tiền về) rồi tiềng tiêu của các Việt Kiều đó ở VN, hai cái này thì không có thống kê ghi chép lại.

Ở Mỹ thì có thể ước tính được cái nền kinh tế ngầm này dựa vào sự chênh lệch giữa capital inflow (tiền vào) và outflow (tiền ra) bởi vì Mỹ có một hệ thống kiểm tra các khoảng tiền vào và ra đất nước rất nghiêm ngặc (tuy nhiên cũng chỉ là ước tính bởi vì không có hệ thống nào hoàn hảo cả). Cái này mình cũng không biết rõ lắm.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
anh Phước ơi , theo anh đánh giá thì real GDP per capita của VN có thể khoảng bao nhiêu , vì nước ta thì các hoạt động kinh tế ngầm , ko nằm trong thống kê của nhà nước khá lớn (hồi trước đã có một bài báo nói về tình trạng này ở VN và một vài nước Mỹ Latin nhưng lâu rồi với lại em chưa hiểu rõ lắm ) ?
Thuốc phiện, buôn lậu...có đc tính ko anh nhỉ?:D
 
không. GDP không bao gồm các mặt hàng được sản xuất illegal, hoặc chỉ mang tính trung gian.
 
Back
Bên trên