Kinh tế Nhật Bản vs Kinh tế Mỹ

Đoàn Trang
(Ms_Independent)

Điều hành viên
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Các bác ới ời cho em hỏi cái này với ạ. Mặc dù biết là sẽ lạc đề trầm trọng, nhưng mà câu hỏi nhỏ tí teo thôi, nên chắc không thành vấn đề vì vẫn nằm trong phạm vi chủ đề Kinh tế mà.

Chẳng là em thấy bảo trên Thế Giới hiện nay thì chỉ có duy nhất nền Kinh Tế Nhật Bản là thực lực mạnh hơn của Mỹ thôi, sở dĩ vốn là do tính tự-cung-tự-cấp của nó. Không biết có phải vậy không hở các bác?
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

nhat ban thi tu cung tu cap lam sao duoc ha chi :D, tuy co' co gang nuoi ga.o nhung nhieu thu*' no' van phai nhap khau.
chi ho.c kinh te^' co* ah ^^, ha^m mo^. qua' hiih ^^ =D>
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Nguyễn Đức Long đã viết:
nhat ban thi tu cung tu cap lam sao duoc ha chi :D, tuy co' co gang nuoi ga.o nhung nhieu thu*' no' van phai nhap khau.
chi ho.c kinh te^' co* ah ^^, ha^m mo^. qua' hiih ^^ =D>

Em yêu dấu yêu, ý của chị là chỉ xét riêng mối quan hệ song phương Nhật-Mỹ thôi em ạ. Chị đang thắc mắc là có phải nền kinh tế Nhật mạnh hơn Mỹ ở chỗ khả năng self-serving của nó cao, chính vì thế nó không nhập khẩu mà chỉ xuất khẩu vào thị trường Mỹ?
À mà với cả chị không học Kinh tế em ạ, chỉ là quan tâm, tò mò chút thôi, một phần không thể thiếu của những người có ý định làm kinh doanh mà.
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Chẳng là em thấy bảo trên Thế Giới hiện nay thì chỉ có duy nhất nền Kinh Tế Nhật Bản là thực lực mạnh hơn của Mỹ thôi, sở dĩ vốn là do tính tự-cung-tự-cấp của nó. Không biết có phải vậy không hở các bác?

Cũng có thể nói vậy (mình mới học economics, cũng có đọc qua vấn đề này, xin mạo mụi phát biểu ý kiến, nếu có sai, xin bạn bỏ qua)...tính "tự-cung-cấp" của nó xuất phát từ cái export-policy mà đa số các nước Châu Á theo đuổi.

Trên giấy tờ, Nhật Bản rất là "opened" về trade, nhưng trên thực tế, rất nhiều bureaucratic practices (dạng như giấy tờ, thủ tục, hành chánh, đù cả) làm investors của nước ngoài gặp trở ngại trong việc mở nhà máy trên đất Nhật và hàng nhập khẩu cũng bị hạn chế => bằng chứng rõ ràng nhất là giá cả ở Nhật rất cao, bởi vì foreign competition kô mạnh.

1 điểm yếu lớn nhất của nền KT nhật lả its financial institution...mình xin quote 1 đoạn trong Brink Lyndsey's speech (he's director of the center for trade studies) http://www.cato.org/testimony/ct-bl071598.html :

"The Japanese financial system systematically insulated decisions about allocating capital from market signals. With a heavy reliance on bank lending, an absence of transparency and full financial disclosure, and a suppression of equity markets through stable cross-shareholding, the Japanese system allocated funds according to established relationships and government targeting of "strategic" industries rather than in pursuit of the highest return."

và 1 bài speech khác http://www.kc.frb.org/SPCH&BIO/MidwestJapanAssn.htm cũng nhấn mạnh về những yếu kém của japanese financial institution.

"The outlook for the Japanese economy, in contrast, is clearly more pessimistic. Last year, stronger private investment spending and increased exports led some to believe that the Japanese economy might finally be on the road to recovery after a decade of sub par performance. In the first half of this year, however, investment spending has collapsed, and export growth has weakened with the slowing in the U.S. and world economies. As a consequence, most forecasters have marked down estimates for growth in Japan both this year and next year. Generally, forecasters see a decline in Japanese real GDP this year and little or no growth next year.

At the heart of the problem in Japan is a banking system that has become dysfunctional because of large amounts of nonperforming loans left over from the collapse of the asset price bubble in the late 1980s. In these circumstances and with nominal interest rates near zero, the Bank of Japan is limited in its ability to stimulate economic activity. "

Sự bất lực của japanese banking system làm khan hiếm nguồn đầu tư của các doanh nghiệp Nhật...kô phải US kô có cái này nhưng như đã nói ở trên:

1) Bureaucratic practices của Nhật discouraged foreign investment.
2) Người Nhật, cũng giống như những người Châu Á khác, saving rate tương đối cao (tuy saving rate cao, nhưng do banking system kô hiệu quả -> investment cho new business kô được dồi dào), điều đó có nghĩa là mức tiêu thụ kô cao (so với Mỹ) - trong khi đó ở Mỹ, có mức tiêu thụ rất là cao (chưa kể sự tăng dân số rất nhanh - illegal immigrants từ Mexico và bảo lãng từ các nước Châu Á), ít bureacratic intervention --> foreign investment vào US rất là nhiều hơn so với Nhật Bản --> economic growth (relatively better than Japan's)

Với lại 1 vấn đề nữa, nói về Natural và human resources, Mỹ vược trội Japan (dân số japan giảm rất nhanh và rất nhiều intellectuals và scientists tới sống và làm việc ở Mỹ) - về basic thì nền KT Japan kô thể nào vược qua Mỹ được. Và hơn nữa GDP của Trung Quốc đã vượt lên đứng thứ 2, trên Nhật Bản rồi. Nếu nói có thể so sánh với KT Mỹ...thì chỉ có TQ. (còn rất nhiều điểm yếu khác của nền KT Nhật, các bạn có thể lên google tìm...nhưng phải nói Nhât Bản đã làm 1 điều rất là amazingly well given the fact that they've extremely poor and limited natural resources)
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Em Trang nói Nhật hơn Mỹ có vẻ không được logic lắm (mặc dù Mỹ và Nhật là hai cường quốc kinh tế), nhất là khi đề cập đến khoản self-serving. Nếu em đã đọc về economic integration, thì chỉ có những nước lớn mới có khả năng self-serving cao. Những nước lớn ở đây chỉ có thể là Mỹ, Nga và Trung Quốc mà thôi. Nhưng trong xu hướng toàn cầu hóa thì không có nước nào tập trung vào self-serving.

Mạnh hơn - nhưng ở điểm nào? Về kinh tế thì có rất nhiều điểm có thể dùng để so sánh (tài chính-ngân hàng, đầu tư hải ngoại, bằng sáng chế, dự trữ ngoại tệ, độ cởi mở của nền kinh tế, sức tiêu thụ trong nước v.v. và v.v....), trong đó chỉ số cạnh tranh quốc gia do World Economic Forum đưa ra có lẽ là tổng hợp nhất (?!?) - có thể tham khảo ở đây

http://www.weforum.org/site/homepub...ness+Index+rankings+2005+and+2004+comparisons

Như ta thấy, về khả năng cạnh tranh thì Mỹ còn kém Phần Lan. Nhật chỉ đứng thứ 12 mà thôi.

----------------------------------

Đang định bàn đến vấn đề yếu kém trong quản lý kinh tế / tài chính của xã hội VN - cũng thực sự chưa biết là nên kể thế nào cho đúng. Xin được khất đến cuối tuần này :D
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Nhân tiện có Nhật & Mỹ ở đây mình cảm thấy phục kinh tế Nhật hơn . Hiện nay thì theo mình Nhật có 1 nền kinh tế bền vững hơn Mỹ rất nhiều . Điểm cốt yếu của nền kinh tế Nhật so với Mỹ là tính thích nghi cao & phát triển nhanh về kỹ thuật , giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền cung cấp bên ngoài . Mỹ thì có 1 nền kinh tế " toàn cầu " , tức là ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác & cũng phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài hơn so với Nhật Bản .
Nhật bản là 1 hình mẫu cho nền kinh tế VN nếu muốn đi lên .Sự cường thịnh của Nhật thế kỷ XX khởi nguồn từ con người là chủ yếu , còn Mỹ lại dựa vào kinh doanh đế quốc làm động lực phát triển.-> điều kiện NB giống & phù hợp với VN hiện nay hơn .
 
Re: Những điểm yếu của nền kinh tế VN

Nhân tiện có Nhật & Mỹ ở đây mình cảm thấy phục kinh tế Nhật hơn . Hiện nay thì theo mình Nhật có 1 nền kinh tế bền vững hơn Mỹ rất nhiều . Điểm cốt yếu của nền kinh tế Nhật so với Mỹ là tính thích nghi cao & phát triển nhanh về kỹ thuật , giảm bớt sự phụ thuộc vào các nền cung cấp bên ngoài . Mỹ thì có 1 nền kinh tế " toàn cầu " , tức là ảnh hưởng tới các nền kinh tế khác & cũng phụ thuộc vào các nền kinh tế bên ngoài hơn so với Nhật Bản .

Mình thì nghĩ ngược lại..tính thích nghi của Nhật rất kém, Nhật trải qua 1 cuộc recession những năm 90's...và cho đến nay vẫn chưa hồi phục hoàn toàn, mức tăng trưởng rất thấp...nguyên nhân: financial system, export-concentrated policy, political lobbying tạo ra các "monopolies" trong nhiều industries, và strong-state intervention (nhà nước can thiệp rất nhiều và KT ---> dễ bị lobbied)

Phần lớn raw materials Nhật đều nhập khẩu, kể cả lương thực -> sự phụ thuộc của Nhật rất là lớn, trong khi Mỹ tuy nhập khẩu nhiều đồ nhưng natural resources rất nhiều có thể tự cung cấp.

Còn lý do Mỹ có 1 "nền KT toàn cầu" thì kô đúng lắm, bởi vì Nhật Bản có 1 nền "KT toàn cầu hơn", vd Nhật rất là active trong các dự án KT, ở Đông Nam Á, Trung Á, Nam Á, Châu Phi, Nam Mỹ, Châu Âu và hầu như các dự án KT của UN, Nhật đều tham gia -> KT Nhật phụ thuộc nhiều hơn là Mỹ...Và mình nghĩ đó là 1 điều tốt (paradoxically), nên đáng có của các quốc gia.

Nhật thế kỷ XX khởi nguồn từ con người là chủ yếu , còn Mỹ lại dựa vào kinh doanh đế quốc làm động lực phát triển.-> điều kiện NB giống & phù hợp với VN hiện nay hơn .

Mình kô hiểu "kinh doanh đế quốc" theo ý bạn là gì?

Sự cường thịnh của Nhật thế kỷ XX khởi nguồn từ con người là chủ yếu

Mình đồng ý là Nhật rất chú trọng vào human resource và đã tận dụng rất hiệu quả, nhưng nguyên nhân chủ yếu thì mình có 1 suy nghĩ khác, mình nghĩ là bởi vì political situation - cuộc chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện cho nền KT Nhật phát rất nhanh.

điều kiện NB giống & phù hợp với VN hiện nay hơn

về vấn đề này, mình 1 phần tán thành, nhưng 1 phần kô tán thành, và mình nghĩ chúng ta kô nên lấy Nhật Bản làm model duy nhất, và trọng yếu.
 
Mình kô hiểu "kinh doanh đế quốc" theo ý bạn là gì
Kinh doanh liên quan tới chiến tranh .
Mình đồng ý là Nhật rất chú trọng vào human resource và đã tận dụng rất hiệu quả, nhưng nguyên nhân chủ yếu thì mình có 1 suy nghĩ khác, mình nghĩ là bởi vì political situation - cuộc chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện cho nền KT Nhật phát rất nhanh.
Nhật Bản tuy hưởng lợi từ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹtrong chiếntranh Triều Tiên & đầu tư kinh tế nhằm biến Nhật thành bức tường chống CNXH nhưng đó không phải là tất cả , mặc dù rất quan trọng, nhưng không đóng vau trò quyết định . Chính Nhật thừa nhận 2 nhân tố quan trọng nhất với nước này lần luợt là Giáo dục con người & khoa học kỹ thuật.
Mình đồng ý là Nhật rất chú trọng vào human resource và đã tận dụng rất hiệu quả, nhưng nguyên nhân chủ yếu thì mình có 1 suy nghĩ khác, mình nghĩ là bởi vì political situation - cuộc chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện cho nền KT Nhật phát rất nhanh.
Không phải model duy nhất nhưng phù hợp nhất phải không nào ?
Note : Bạn đừng dùng nhiều thuật ngữ tiếng Anh quá .
 
Nhật Bản tuy hưởng lợi từ những đơn đặt hàng quân sự của Mỹtrong chiếntranh Triều Tiên & đầu tư kinh tế nhằm biến Nhật thành bức tường chống CNXH nhưng đó không phải là tất cả , mặc dù rất quan trọng, nhưng không đóng vau trò quyết định

Mình đồng ý là giáo dục và KHKT của Nhật đóng góp 1 phầnr ất lớn nhưng mình có suy nghĩ của mình bởi vì:

1) phần lớn thế giới theo CS --> kô quan hệ chính trị và KT --> ít cạnh tranh hơn (các nước này đa phần là các nước nghèo, nhân công rẻ, hàng hóa rẻ) --> Nhật sẽ chiếm lãnh thị trường (nhân công của Nhật rẻ hơn rất nhiều nhưng kỹ thuật kô thua kém)

2) Nhật chỉ chi 1% cho Quốc phòng -> nhiều tiền dành cho KT, trong khi các nước khác thì chi rất nhiều cho quốc phòng, cuộc chạy đua vũ tranh --> ít tiền cho KT---> NB có lợi thế hơn trong nền KT

3) Vị trí của nhật --> 1 khu hậu thuẫn cho Nam triều tiên và cả khu Đông Nam Á, 1 cái check-point lên TQ --> tiền đầu tư vào Nhật bản rất nhiều...xấp xỉ cả Tây Âu.

Không phải model duy nhất nhưng phù hợp nhất phải không nào ?

nhất thời thì có thể, nhưng về lâu dài - chính quyền can thiệp vào KT rất nhiều, tạo nên "độc quyền" của các tập đoàn lớn trong 1 số industries do chính quyền hậu thuẫn, nền banking (ngân hành) thì bị ảnh hưởng lớn Chính quyền - cho nên....mình nghĩ kô nên.

Note : Bạn đừng dùng nhiều thuật ngữ tiếng Anh quá .

Mình xin lỗi, mình sẽ cố gắng hơn.
 
) phần lớn thế giới theo CS --> kô quan hệ chính trị và KT --> ít cạnh tranh hơn (các nước này đa phần là các nước nghèo, nhân công rẻ, hàng hóa rẻ) --> Nhật sẽ chiếm lãnh thị trường (nhân công của Nhật rẻ hơn rất nhiều nhưng kỹ thuật kô thua kém)
Mình không hiểu rõ lắm câu nói này : phần lớn thế giới theo chính sách như vậy thì tại sao lại ít cạnh tranh hơn khi có nhiều chủ thể tham gia hơn ?Nhân công của Nhật rẻ hơn so với ?? ( so với Mỹ thì đúng )
) Nhật chỉ chi 1% cho Quốc phòng -> nhiều tiền dành cho KT, trong khi các nước khác thì chi rất nhiều cho quốc phòng, cuộc chạy đua vũ tranh --> ít tiền cho KT---> NB có lợi thế hơn trong nền KT
Cái này thì mình đồng ý . Sở dĩ như vậy vì Quân đội Mỹ đóng vai trò bảo về lãnh thổ Nhật ( theo hiệp ước phòng vệ chung Mỹ - Nhật )
nhất thời thì có thể, nhưng về lâu dài - chính quyền can thiệp vào KT rất nhiều, tạo nên "độc quyền" của các tập đoàn lớn trong 1 số industries do chính quyền hậu thuẫn, nền banking (ngân hành) thì bị ảnh hưởng lớn Chính quyền - cho nên....mình nghĩ kô nên
Việc nắm độc quyền 1 số ngành chủ chốt có mặt tích cực của nó , giúp nhà nước có khả năng điều phối nền kinh tế , tránh sự chi phối từ các tập đoàn ngoài quốc doanh gâp náo loạn nền kinh tế .
 
Mình không hiểu rõ lắm câu nói này : phần lớn thế giới theo chính sách như vậy thì tại sao lại ít cạnh tranh hơn khi có nhiều chủ thể tham gia hơn ?Nhân công của Nhật rẻ hơn so với ?? ( so với Mỹ thì đúng )

phần lớn thế giới theo CS --> các nước phương Tây kô quan hệ chính trị và KT với những nước này --> ít cạnh tranh hơn cho Nhật Bản (các nước này đa phần là các nước nghèo, nhân công rẻ, hàng hóa rẻ) --> Nhật sẽ chiếm lãnh thị trường phương Tây (nhân công của Nhật rẻ hơn rất nhiều nhưng kỹ thuật kô thua kém)

Việc nắm độc quyền 1 số ngành chủ chốt có mặt tích cực của nó , giúp nhà nước có khả năng điều phối nền kinh tế , tránh sự chi phối từ các tập đoàn ngoài quốc doanh gâp náo loạn nền kinh tế .

Kô chỉ 1 số ngành chủ chốt, mà các ngành khác như telecommunication (điện thoại, truyền tin), Automobiles (xe hơi), mechanics:tủ lạnh, microwave, tivi vv...mà cho dù là các ngành chủ chốt, mình kô nghĩ nằm trong tay chính phủ là biện pháp tốt nhất cho nền KT.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Trần Thiên Phước đã viết:
phần lớn thế giới theo CS --> các nước phương Tây kô quan hệ chính trị và KT với những nước này --> ít cạnh tranh hơn cho Nhật Bản (các nước này đa phần là các nước nghèo, nhân công rẻ, hàng hóa rẻ) --> Nhật sẽ chiếm lãnh thị trường phương Tây (nhân công của Nhật rẻ hơn rất nhiều nhưng kỹ thuật kô thua kém).
-> Mình tưởng bạn bảo theo chính sách , hóa ra là theo cộng sản :D


Trần Thiên Phước đã viết:
Kô chỉ 1 số ngành chủ chốt, mà các ngành khác như telecommunication (điện thoại, truyền tin), Automobiles (xe hơi), mechanics:tủ lạnh, microwave, tivi vv...mà cho dù là các ngành chủ chốt, mình kô nghĩ nằm trong tay chính phủ là biện pháp tốt nhất cho nền KT.
Tại sao lại không phải là tốt nhất ? Bạn sợ nhà nước chi phối quá nhiều dẫn đến tính cạnh tranh kém sao ? Nhà nước chỉ nắm phần chủ yếu ko có nghĩa là tất cả -> vẫn đảm bảo cạnh tranh ( như viễn hông của VN hiẹn nay đấy )
 
Tại sao lại không phải là tốt nhất ? Bạn sợ nhà nước chi phối quá nhiều dẫn đến tính cạnh tranh kém sao ?

Đúng, mình kô chỉ lo sợ, mà còn chắc chắn, nhưng cái "kém" của mình là "kém hơn so với tiềm năng thật sự của nó". Bởi vì mọi người thường hay kô nghĩ tới 1 sự thật đó là ai cũng có "thói hư tật xấu" và "tham lam" là 1 trong những thói hư tật xấu đó, và nếu kô có gì cản trở nó thì nó sẽ bộc phát.

1) Trong Doang Nghiệp Tư Nhân (DNTN) thì công ty đó là tài sản của người chủ (hoặc nhiều người chủ) -> Không có lý do cho họ tham làm bởi vì họ có tham lam đến đâu, họ cũng sẽ kô làm hại đến tài sản của họ.

Nhưng trong Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN), thì công ty kô phải là tài sản của giám đốc (hay ai đó là người đúng đầu của công ty đó) -> Có lý do cho họ tham lam.

2) Trong DNTN, người chủ của 1 công ty là lớn nhất -> họ có quyền quyết định tốt cao nhất, và bởi vì "tham lam", họ sẽ tìm cách phát triển công ty họ thất tốt để kiếm thêm lợi nhuận.

Nhưng trong DNNN, người đứng đầu của 1 công ty kô phải là cao nhất, có thể ông ta cũng muốn phát triển cái DNNN đó, nhưng chắc chắn ông ta cũng muốn được khen thưởng (tăng lương ví dụ), mà cái "khen thưởng" này kô phụ thuộc vào sự phát triển của 1 công ty, mà phụ thuộc vào "cấp trên". Điều này dẫn đến 3 trường hợp:

a)người đứng đầu của cái DNNN đó sẽ mặc kệ "cấp trên" và sẽ phát triển công ty 1 cách lành mạnh --> chắc chắn sẽ bị đuổi việc.

b)người đứng đầu của cái DNNN đó sẽ muốn phát triển công ty, nhưng bởi vì "tham lam" cũng muốn giữ chức vị --> cắt xé công ty "1 chút" để chi cho "cất trên" --> "kém phát triển so với tiềm năng".

c)người đúng đầu của cái DNNN đó bởi vì "tham lam" sẽ muốn làm lợi cho mình --> cắt xé công ty để chi cho "cấp trên" và bản thân, bởi vì dù thua lỗ đến đâu, nhà nước cũng chi.

3) Trong 1 DNTN, mọi quyền quyết định đều nằm trong tay của người chủ của công ty đó (Kinh tế gia), mà đã là kinh tế gia thì bởi vì "tham lam" họ sẽ cải tiến, phát triển công ty để phù hợp với thị trường của họ để cạnh tranh, bởi vì không, công ty của họ sẽ bị thay thế.

Trong DNNN, quyền quyết định cải tiến và phát triển công ty kô nằm hoàn toàn trong tay của ông giám đốc mà nằm trong tay "cấp trên" (mà tầng lớp cấp trên này chưa chắc đã thật sự hiểu biết gì về kinh tế). Một điều nữa có thể sẽ cản trở DNNN cải tiến để phù hợp với thì trường là, họ sẽ không bị thay thế, dù thua lỗ đến đâu thì nhà nước sẽ bù đắp.

Giữa 1 bên là "mong muốn" và "bắt buộc" cải tiến/phát triển và 1 bên "không chắc chắn mong muốn" cải tiến/phát triển (bởi vì phải tùy thuộc vào ông giám đốc đó nữa, nếu ông ta thật sự là tốt)...bên nào sẽ phát triển nhanh hơn?


Lý thuyết kô thì có lẽ kô thuyết phục lắm, vậy hãy nhìn vào thực tế...hãy quan xác DNNN với DNTN của VN làm 1 ví dụ, bên nào phát triển hơn. Mặc dù 1 số DNNN phát triển (như Viễn Thông theo lời Phúc), nhưng con số này có thể so sánh với sự phát triển của DNTN? Nó có thể phát triển tốt hơn DNTN?

=> nền KT có thể phát triển "tốt hơn" nếu nằm trong tay tư nhân.

Nhà nước chỉ nắm phần chủ yếu ko có nghĩa là tất cả

Chủ yếu đã đủ rồi, kô cần phải tất cả, giống như độc quyền...kô nhất thiết phải khống chế 100% thị trường mới là độc quyền...chỉ cần nắm đủ số lượng hàng hóa để mà điều khiển được giá cả (cung và cầu) đã có thể gọi là độc quyền ( thường thường là hơn 60%)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lập luận của bạn là chính xác . Nó đúng với thực tế nền kinh tế . Nhưng đối với nền kinh tế VN thì độc quyền nhà nước trên 1 số lĩnh vực trọng yếu là cần thiết .
Chế độ chúng ta đang theo là XHCN , với đặc điểm là , nền kinh tế do nhà nước và nhân dân nắm & chi phối ( đúng theo bản chất).Vì vậy , việc nhà nước để tư nhân nắm quá bán trong các ngành chủ đạo sẽ dẫn đến khó khăn khi chế độ đạt đến mức chín muồi ( có nghĩa là hoàn thành quá trình quá độ ), như vậy sẽ phải quốc hữu hóa toàn bộ nền kinh tế ( nhưng hoàn thành quá độ thì còn lâu lắm ) . Đúng ko bạn Phước ?
 
Xin hỏi em Phúc mấy câu:

1. Chúng ta đang trong quá trình quá độ để tiến đến đâu?
2. Chủ nghĩa xã hội là gì?
3. Đang tư nhân hóa còn chả được lại còn quay lại quốc hữu hóa làm gì?

Và cuối cùng, em chơi điện thoại di động xịn làm cái gì, bởi nó là biểu hiện của sự sa hoa của giai cấp tư sản, phỉ báng nhân dân lao động nghèo khó và đi ngược lại với tinh thần cộng sản. Đất nước ta không thể tiến đến CNXH nếu mà có những thanh niên sống buông thả như em được :D
 
Lưu Công Thành đã viết:
Xin hỏi em Phúc mấy câu:

1. Chúng ta đang trong quá trình quá độ để tiến đến đâu?
2. Chủ nghĩa xã hội là gì?
3. Đang tư nhân hóa còn chả được lại còn quay lại quốc hữu hóa làm gì?

Và cuối cùng, em chơi điện thoại di động xịn làm cái gì, bởi nó là biểu hiện của sự sa hoa của giai cấp tư sản, phỉ báng nhân dân lao động nghèo khó và đi ngược lại với tinh thần cộng sản. Đất nước ta không thể tiến đến CNXH nếu mà có những thanh niên sống buông thả như em được :D

Nah! Anh, chủ nghĩa xã hội không phải là cào bằng - anh quên lời Bác dạy rồi sao :biggrin:
 
1. Chúng ta đang trong quá trình quá độ để tiến đến đâu?
2. Chủ nghĩa xã hội là gì?
3. Đang tư nhân hóa còn chả được lại còn quay lại quốc hữu hóa làm gì?

Câu hỏi của anh Thành rất hay...xin cho` ca^u tra? lo*`i cu?a ba.n.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Xin hỏi em Phúc mấy câu:

1. Chúng ta đang trong quá trình quá độ để tiến đến đâu?
2. Chủ nghĩa xã hội là gì?
3. Đang tư nhân hóa còn chả được lại còn quay lại quốc hữu hóa làm gì?

Và cuối cùng, em chơi điện thoại di động xịn làm cái gì, bởi nó là biểu hiện của sự sa hoa của giai cấp tư sản, phỉ báng nhân dân lao động nghèo khó và đi ngược lại với tinh thần cộng sản. Đất nước ta không thể tiến đến CNXH nếu mà có những thanh niên sống buông thả như em được
XIn trả lời anh Thành :
1. Chúng ta đang tiến đến giai đoạn cao của CNXH là CNCS , hiện tại chúng ta đang ở thời kỳ quá độ tiến lên CNXH .
2. Khái niệm chủ nghĩa xã hội em đang học ,nhưng em không học bài mở đầu ( hì hì , sorry nha , em sẽ học ngay mà )
3.Tại sao chúng ta tư nhân hóa hiện nay ? Lý do là vì chúng ta tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN nhưng theo quy luật kinh tế chúng ta khồng thể bỏ qua quan hệ sản xuất TBCN. Vì vậy chúng ta phải đi theo trình tự kinh tế , có nghĩa là tiến hành tư nhân hóa . CNXH chỉ thực sự khẳng định sức mạnh của nó khi nó có 1 nền kinh tế mạnh với 1 QHSX ưu việt hơn CNTB . & tất nhiên , muốn vậy , trước hết chúng ta phải áp dụng QHXS TBCN đã .Khi đã có 1 nền kinh tế nhà nước song song đủ mạnh thì chúng ta sẽ tiến hành quốc hữu hóa ( Mất khá nhiều thời gian , theo dự tính của TQ , họ cần thêm 50 năm nữa để làm việc này )
Hi hi . Em giờ đang dùng N3230 thôi . Yên tâm đi , tiền em tiết kiệm mà anh .:D
 
Dương Quang Phúc đã viết:
XIn trả lời anh Thành :
1. Chúng ta đang tiến đến giai đoạn cao của CNXH là CNCS , hiện tại chúng ta đang ở thời kỳ quá độ tiến lên CNXH .
2. Khái niệm chủ nghĩa xã hội em đang học ,nhưng em không học bài mở đầu ( hì hì , sorry nha , em sẽ học ngay mà )
3.Tại sao chúng ta tư nhân hóa hiện nay ? Lý do là vì chúng ta tiến lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN nhưng theo quy luật kinh tế chúng ta khồng thể bỏ qua quan hệ sản xuất TBCN. Vì vậy chúng ta phải đi theo trình tự kinh tế , có nghĩa là tiến hành tư nhân hóa . CNXH chỉ thực sự khẳng định sức mạnh của nó khi nó có 1 nền kinh tế mạnh với 1 QHSX ưu việt hơn CNTB . & tất nhiên , muốn vậy , trước hết chúng ta phải áp dụng QHXS TBCN đã .Khi đã có 1 nền kinh tế nhà nước song song đủ mạnh thì chúng ta sẽ tiến hành quốc hữu hóa ( Mất khá nhiều thời gian , theo dự tính của TQ , họ cần thêm 50 năm nữa để làm việc này )
Chúng ta đang ở giai đoạn nào của CNXH?Xin trích dẫn lời Bác Hồ: Chúng ta đang ở bước đi đầu tiên, của chặng đường đầu tiên, của giai đoạn đầu tiên....của thời kì quá độ lên CNXH[không để ngoặc kép vì không nhớ chính xác]
Nếu có một chiếc máy tính thông minh có thể dự đoán tương lai, có thể khi bạn đặt ra câu hỏi cho nó:"Bao giờ thực hiện được CNXH theo đúng nghĩa và mô hình ?" Nó sẽ trả lời bạn: "3000 năm nữa".
Mình nghĩ bây giờ chưa đến lúc để bàn về CNXH hay CNTB. Vẫn còn nhiều cây cổ thụ lắm. Có lẽ cần khoảng 10-156 năm nữa cơ.
Hãy đi hỏi mấy chục triệu lao động, nhân dân nghèo ở VN xem bây giờ họ cần cái gì? Chính sách phát triển của nước ta muốn đúng thì phải đem lại lợi ích cho họ và tạo điều kiện thuận lời cho họ phát triển.
 
Mình nghĩ bây giờ chưa đến lúc để bàn về CNXH hay CNTB. Vẫn còn nhiều cây cổ thụ lắm. Có lẽ cần khoảng 10-156 năm nữa cơ.
Vậy anh cho rằng người ta bàn đến XDCNXH từ thời kỳ sau CMT10 Nga là quá sớm ? Chúng ta có thể chưa thực hiện được ngay nhưng cũng cần nghĩ đến & tiến hành dần dần để tiếp thu những kinh nghiệm cần thiết cho mục tiêu lâu dài .
Hãy đi hỏi mấy chục triệu lao động, nhân dân nghèo ở VN xem bây giờ họ cần cái gì? Chính sách phát triển của nước ta muốn đúng thì phải đem lại lợi ích cho họ và tạo điều kiện thuận lời cho họ phát triển.
Tất nhiên là họ cần 1 cuộc sống đầy đủ cả về vật chất & tinh thần . Nhưng những gì mà chúng ta đang đi là hoàn toàn chuẩn xác , nó phục vụ cho cả lục tiêu trước mắt & nền tảng lâu dài của toàn xã hội , nói cách khác chúng ta đang đi đúng với quy luật khách quan của lịch sử .
 
Back
Bên trên