Hmm, đã viết xong thì lại bị xóa hết, đành viết lại vậy
Đối với vấn đề mà Dũng nêu về đầu tư ấy, thì yếu tố giá nhân công rẻ không phải là yếu tố lớn khi người ta chọn địa điểm đầu tư. Bên cạnh các yếu tố như chính trị ổn định, hạ tầng cơ sở tốt, chính sách mở cửa thì có thể phân loại xu thế đầu tư có thể chia ra làm các nhóm sau:
1. Efficiency-Seeking FDI: Đó là các khoản FDI tìm kiếm đầu tư đem lại hiệu quả về sản xuất: đây có thể là giá nhân công rẻ hoặc có thể là quy mô sản xuất lớn... Phần lớn các FDI vào VN thuộc loại này.
2. Resource-Seeking FDI: Để đảm bảo nguyên nhiên liệu cho sản xuất, các tập đoàn xuyên quốc gia thường đầu tư vào các nước giàu tài nguyên để đảm bảo nguồn cung. Như mọi người đều biết thì không một chính phủ nào trên thế giới khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu hay sản phẩm thô cả, chính vì vậy để tránh hiện tượng này và tránh các cty đối thủ kiểm soát nguồn nguyên liệu, cập tập đoàn xuyên quốc gia luôn chú trọng khoản đầu tư này. Một phần không nhỏ đầu tư vào VN thuộc thể loại này. Đối với các nước tư bản phát triển, khi họ đầu tư vào một nước phát triển khác thì lại đi tìm kiếm khả năng về công nghệ, chất xám
3. Market-Seeking FDI: Đây là những FDI đầu tư tìm kiếm thị trường tiêu thụ. CÁc doanh nghiệp VN bây giờ cũng đã nhận ra rằng là để xuất khẩu được thì cần đầu tư ra nước ngoài. Loại đầu tư này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư toàn cầu. Chính vì thế nên FDI phần lớn lại tập trung vào các nước phát triển.
4. Barrier-Jumping FDI: Hầu hết các chính phủ trên thế giới đều ít nhiều có chính sách bảo hộ hàng trong nước, vì thế nên các cty để xuất khẩu được vào một thị trường nào đó đều cố gắng đầu tư sản xuất tại thị trường đó. Vì là không ai có thể đảm bảo là chính sách của một nước là không thay đổi nên kể cả không có một vướng mắt nào trước mắt các cty phòng xa vẫn cứ đầu tư để đảm bảo việc xuất khẩu được suôn sẻ. Đầu tư vào lĩnh vực ô-tô ở VN thuộc diện này. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Mexico lại thu hút được một lượng FDI khổng lồ mỗi năm (khoảng 30 tỷ USD / năm - trong khi đó TQ với hơn 1 tỷ dân thu hút được khoảng 50 tỷ USD / năm) - đó là nhờ có NAFTA - các nước đầu tư vào Mexico để tìm cách xuất khẩu vào Mỹ.
5. Global M&A: Việc sát nhập và thôn tính của các tập đoàn xuyên quốc gia đang trở thành một xu thế chính trong nền kinh tế thế giới hiện nay. M&A giúp các tập đoàn mở rộng thị trường, tăng hiệu quả sản xuất, tăng năng lực v.v... và các M&A đều kèm theo một khoản đầu tư rất lớn. M&A trước mắt diễn ra giữa các nước phát triển với nhau là chính và khối lượng của nó lớn hơn bất kể một khoản FDI nào đầu tư vào các nước đang phát triển, kể cả TQ.
Nếu nhìn nhận là FDI có những thể loại trên, thì dễ dàng đi đến kết luận là các nguồn đầu tư chủ yếu tập trung vào các nước phát triển. Các nước càng phát triển thu hút được đầu tư càng lớn hơn. Càng nứơc phát triển thu hút được nhiều FDI hơn các nước phát triển. Ngay cả trong số các nước đang phát triển thì nước nào giàu có hơn, tức tập trung vào các nền công nghiệp mới. (Tất nhiên cũng phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước, như Hàn Quốc chẳng hạn, họ không welcome FDI lắm, nên FDI vào Hàn Quốc cũng không đáng kể - mấy năm trở lại đây thì không rõ, nhưng trước đây là vậy).
Cái này đã được UNCTAD nghiên cứu khá kỹ và công bố trong các World Investment Report và Transnational Corporations. (www.unctad.org)
Khi nào có thời gian sẽ quay lại với nội dung chính về khoảng cách giàu nghèo - nhưgn qua những thảo luận trên ta có thể thấy là vấn đề giàu nghèo thực sự không hề đơn giản và những chính sách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo phần lớn mang tính chất mị dân và nỗ lực chính vẫn là chính bản thân những nứơc nghèo mà thôi.
Đối với vấn đề mà Dũng nêu về đầu tư ấy, thì yếu tố giá nhân công rẻ không phải là yếu tố lớn khi người ta chọn địa điểm đầu tư. Bên cạnh các yếu tố như chính trị ổn định, hạ tầng cơ sở tốt, chính sách mở cửa thì có thể phân loại xu thế đầu tư có thể chia ra làm các nhóm sau:
1. Efficiency-Seeking FDI: Đó là các khoản FDI tìm kiếm đầu tư đem lại hiệu quả về sản xuất: đây có thể là giá nhân công rẻ hoặc có thể là quy mô sản xuất lớn... Phần lớn các FDI vào VN thuộc loại này.
2. Resource-Seeking FDI: Để đảm bảo nguyên nhiên liệu cho sản xuất, các tập đoàn xuyên quốc gia thường đầu tư vào các nước giàu tài nguyên để đảm bảo nguồn cung. Như mọi người đều biết thì không một chính phủ nào trên thế giới khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu hay sản phẩm thô cả, chính vì vậy để tránh hiện tượng này và tránh các cty đối thủ kiểm soát nguồn nguyên liệu, cập tập đoàn xuyên quốc gia luôn chú trọng khoản đầu tư này. Một phần không nhỏ đầu tư vào VN thuộc thể loại này. Đối với các nước tư bản phát triển, khi họ đầu tư vào một nước phát triển khác thì lại đi tìm kiếm khả năng về công nghệ, chất xám
3. Market-Seeking FDI: Đây là những FDI đầu tư tìm kiếm thị trường tiêu thụ. CÁc doanh nghiệp VN bây giờ cũng đã nhận ra rằng là để xuất khẩu được thì cần đầu tư ra nước ngoài. Loại đầu tư này chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư toàn cầu. Chính vì thế nên FDI phần lớn lại tập trung vào các nước phát triển.
4. Barrier-Jumping FDI: Hầu hết các chính phủ trên thế giới đều ít nhiều có chính sách bảo hộ hàng trong nước, vì thế nên các cty để xuất khẩu được vào một thị trường nào đó đều cố gắng đầu tư sản xuất tại thị trường đó. Vì là không ai có thể đảm bảo là chính sách của một nước là không thay đổi nên kể cả không có một vướng mắt nào trước mắt các cty phòng xa vẫn cứ đầu tư để đảm bảo việc xuất khẩu được suôn sẻ. Đầu tư vào lĩnh vực ô-tô ở VN thuộc diện này. Đây cũng là nguyên nhân vì sao Mexico lại thu hút được một lượng FDI khổng lồ mỗi năm (khoảng 30 tỷ USD / năm - trong khi đó TQ với hơn 1 tỷ dân thu hút được khoảng 50 tỷ USD / năm) - đó là nhờ có NAFTA - các nước đầu tư vào Mexico để tìm cách xuất khẩu vào Mỹ.
5. Global M&A: Việc sát nhập và thôn tính của các tập đoàn xuyên quốc gia đang trở thành một xu thế chính trong nền kinh tế thế giới hiện nay. M&A giúp các tập đoàn mở rộng thị trường, tăng hiệu quả sản xuất, tăng năng lực v.v... và các M&A đều kèm theo một khoản đầu tư rất lớn. M&A trước mắt diễn ra giữa các nước phát triển với nhau là chính và khối lượng của nó lớn hơn bất kể một khoản FDI nào đầu tư vào các nước đang phát triển, kể cả TQ.
Nếu nhìn nhận là FDI có những thể loại trên, thì dễ dàng đi đến kết luận là các nguồn đầu tư chủ yếu tập trung vào các nước phát triển. Các nước càng phát triển thu hút được đầu tư càng lớn hơn. Càng nứơc phát triển thu hút được nhiều FDI hơn các nước phát triển. Ngay cả trong số các nước đang phát triển thì nước nào giàu có hơn, tức tập trung vào các nền công nghiệp mới. (Tất nhiên cũng phụ thuộc vào chính sách của mỗi nước, như Hàn Quốc chẳng hạn, họ không welcome FDI lắm, nên FDI vào Hàn Quốc cũng không đáng kể - mấy năm trở lại đây thì không rõ, nhưng trước đây là vậy).
Cái này đã được UNCTAD nghiên cứu khá kỹ và công bố trong các World Investment Report và Transnational Corporations. (www.unctad.org)
Khi nào có thời gian sẽ quay lại với nội dung chính về khoảng cách giàu nghèo - nhưgn qua những thảo luận trên ta có thể thấy là vấn đề giàu nghèo thực sự không hề đơn giản và những chính sách thu hẹp khoảng cách giàu nghèo phần lớn mang tính chất mị dân và nỗ lực chính vẫn là chính bản thân những nứơc nghèo mà thôi.