Khoảng cách giàu nghèo?

anh Khanh Ng hình như đã nổi tiếng về tư tuởng'BG' từ sau topic kia thì phải >:)
 
Đọc lại bài viết của mình cũng thấy mình nói cu Long hơi ghê quá, nhưng mình nghĩ rằng thà Long bị nói nặng như vậy, và mọi người ở đây nhắc Long nhiều hơn 1 chút về cách sử dụng ngôn từ thì công lao hơn 2700 bài viết của Long cũng không đáng bị coi thường thế.
1- ĐÚng như Sơn nói :"Việc người Việt dùng các thứ tiếng ngoại lai trong khi giao tiếp, thảo luận không hẳn là một điều hay, nhưng không thể vu vào 1 đống thành hợm hĩnh, xính ngoại được" nhưng đây không phải là văn nói, trong ngôn ngũ nói, người ta có thể bỏ quá vì lời nói quá nhanh, nhưng trong ngôn ngữ viết, chỉ nguyên việc type thôi đã đủ thời gian để chỉnh được ngôn từ cho đỡ sai rồi. Đọc 1 bài văn và nghe 1 bài nói chắc việc chú ý ngôn từ ở 2 thứ đó ko phải như nhau chứ? Mình là người rất khó chịu với những từ ngữ xấu, nếu ở đây, ai đó cũng ko cảm thấy khó chịu thì chúng ta mới hiểu tại sao một thứ nhạc lạc loài gọi là "nhạc chế" với những từ ngữ thô tục vẫn có người nghe và hát. Người không dùng những từ ngũ ấy, tự nhiên lời văn trong sáng hơn và dễ thuyết phục hơn liệu có đúng không?
2-Câu "công kích cá nhân" cũng chả sai mấy vì lúc đó mình đang quá bực. Thử hỏi một gia đình giàu lên trong xã hội VN ta thì họ là những ai:
- Làm giàu chính đáng, như vậy chắc chắn họ phải sử dụng những lợi ích mang lại của Nhà nước ta cho nhân dân để vườn lên làm giàu (có thể ở nước khác họ có nhiều lợi ích hơn, nhưng họ đã có lợi và họ cần yếu quý người mang lại cái lợi đó).
- Làm giàu không chính đáng, cài này thì khỏi phải nói rồi.
Nếu không giàu mà vẫn đi học được nước ngoài -> phải có học bổng toàn phần -> cái gì mang lại học bổng đó dù là trực tiếp hay gián tiếp.
Mình không phải là người quá sùng tín các lý thuyết của Đảng, nhưng mình nghĩ rằng một người sinh ra và lớn lên ở VN, ít nhất cũng đã học đến lớp 10 ở trường AMS ta không thể nói những lời như vậy với nhà nước ta.
Nghĩ thoáng là rất tốt, nhưng không nên để cái không hay ấy kéo dài mãi.
Bầu nhiệt huyết của Long cũng rất tốt, bài viết cũng rất hợp với box "thảo luận nghiêm túc" nhưng thái độ và cách dùng từ thì cần cố gắng hơn. Cái này đâu phải ko sửa được, phải không?
 
cứ như là mọi người đang chăm chăm soi xét người viết bài thay vì chủ đề và bài viết? thử hỏi như thế thì có công bằng không?

với một chủ để mới bắt đầu, xin đừng công kích cá nhân. người ta có viết bài và bài viết đó có mặt tích cực để nhìn vào, đó là điều đáng trân trọng. về cá nhân, sao không viết PM mà đóng góp với nhắc nhở? hay như thuyết phân tâm học, các bạn (anh/chị) đang cố gắng tỏ ra cho xã hội thấy cái "cao quý" của con người mình, nhân cách mình bằng cách phê phán, đả kích người kahsc?

phê phán đả kích ít khi làm cho con người nhận ra cái sai của mình, thường chỉ càng làm cho người ta bảo vệ cái quan điểm sẵn có. không những thế, nó còn là con dao đâm chết nhân tính và lòng nhiệt thành của một con người, nhất là khi người ta còn trẻ.

có ác quá không khi những người tự nhận mình là anh, à chị ở đây lại đối xử như thế đối với một đứa em? dù gì Long cũng học cùng trường, hơn nữa, là một người Việt Nam. có cần phải ác như vậy với đồng bào mình?

bản thân em cũng không có gì đáng tự hào hơn là những kinh nghiệm đã trải qua.; cũng như mọi người, hay chính xác hơn là những ai từng tham gia tích cực trong box TLNT, em thích nói, thích viết và thích tranh luận. đôi khi đem cái sai của người khác ra để mà nói, mà công kích. nếu ai đó theo dõi những bài viết của em từ cuối tháng 3 năm nay cho đến hết thang 4, sẽ nhận thấy những cái gọi là điểm chất lượng đầu tiên của em lại chính là những bài công kích đó! thật nghịch lý!

trong khi chúng ta đang nỗ lực tạo ra một sân chơi thân thiện, việc công kích nhau lại nên được ủng hộ hay sao?

em xin lỗi, em hơi lan man. những vấn đề có liên quan đến chủ đề này, chắc mọi người để ý bên trên phần lớn các quan điểm chủ yếu cũng đã được đề cập, vài dòng em viết thêm vào chắc chẳng có ý nghĩa gì. tms lại vẫn chỉ là câu hỏi muôn thuở: lẽ công bằng. vả chăng anh Long nên quay về TLNT tìm lại topic ấy rồi tiếp tục đàm đạo với bác Hoàng Long và em Trần Thiên Phước đi? ;) em sẽ có PM cho anh sau :) chúc anh mọi điều tốt đẹp nhất. mọi chuyện khó khăn rồi cũng sẽ qua, phải không anh?
 
Trở lại chủ đề
Em thấy việc xóa khoảng cách giàu nghèo là bắt buộc đối với tất cả mọi nước
Nhiều ng` có tài làm ra được nhiều tiền có thể suy nghĩ như anh Long nhưng vấn đề ko chỉ là việc có công bằng hay ko.Khi khoảng cách giàu nghèo quá lớn sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề khác
Anh chị có nhớ vụ gì ở Tây Nguyên(xin lỗi em ko nhớ tên hình như là k'rong thì phải :D) nhân dân nổi dậy chống chính quyền ko?Họ làm thế vì vì họ quá nghèo,khi được bọn người xấu cho tiền thì họ sẵn sàng đứng lên chống phá chính quyền.Trong khi đó ta lại ko làm gì được họ vì dù gì họ cũng là người Việt Nam, nếu ta đàn áp họ thì rất có thể đây sẽ là cớ để các nước khác nói chúng ta ko tôn trọng nhân quyền ,chống lại chúng ta.
Anh Long có nói:There is no fate. Only human make their own fate.
Nhưng anh nghĩ sao nếu ng` nghèo quyết định số phận của mình bằng cách nổi dậy đấu tranh.Thường thì người giàu chiếm số ít trong xã hội, nếu số đông người còn lại đứng lên chống lại họ thì cảnh sát hay quân đội cũng chẳng làm gì được.Trong Lịch sử cũng ko ít trường hợp người nghèo đứng lên chống lại người giàu
Còn về việc công bằng thì em thấy đúng là bất công cho người giàu thật
Nhưng thôi chúng ta cũng nên tạo điều kiện cho người nghèo thoát nghèo,tạo công ăn việc làm cho họ.Còn nếu họ ko biết nắm bắt cơ hội thì thôi cứ để họ nghèo vậy:D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em Phạm Hoàng Long: Em giải thích cho anh mấy cái:

- Vì sao việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo là điều tất cả các nước đều bắt buộc phải làm? Em làm ơn cho ví dụ một trong các nước sau có những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong nước mình như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung :)

- Em cũng cho anh biết xem đã có những cuộc khởi nghĩa nào của người nghèo mà thắng lợi chưa trong suốt lịch sử 10.000 năm cua nhân loại. :)

- Ở các nước tư bản phát triển thì khoảng cách giàu nghèo rất cao, nhưng không ai nói là người nghèo chiếm số đông trong xã hội cả. Ngay cả ở Philippines láng giềng, cái ông tổng thống được gọi là đại diện cho người nghèo ấy Joseph Ejercito Estrada đã bị nhân dân lật đổ - vậy cái đám đông người nghèo ấy sao không đứng ra bảo vệ cho ông? Đơn giản vì họ không phải số đông.
 
Lưu Công Thành đã viết:
Em Phạm Hoàng Long: Em giải thích cho anh mấy cái:

- Vì sao việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo là điều tất cả các nước đều bắt buộc phải làm? Em làm ơn cho ví dụ một trong các nước sau có những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong nước mình như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung :)

- Em cũng cho anh biết xem đã có những cuộc khởi nghĩa nào của người nghèo mà thắng lợi chưa trong suốt lịch sử 10.000 năm cua nhân loại. :)

- Ở các nước tư bản phát triển thì khoảng cách giàu nghèo rất cao, nhưng không ai nói là người nghèo chiếm số đông trong xã hội cả. Ngay cả ở Philippines láng giềng, cái ông tổng thống được gọi là đại diện cho người nghèo ấy Joseph Ejercito Estrada đã bị nhân dân lật đổ - vậy cái đám đông người nghèo ấy sao không đứng ra bảo vệ cho ông? Đơn giản vì họ không phải số đông.

Không chỉ ở những nước giàu nhất, mà ở cả những nước nghèo nhất, khoảng cách giàu nghèo đều cao. Bác Thành nếu thích đọc vì sao phải xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo, hay nói chuẩn hơn là giảm tỉ lệ đói nghèo hôm nào em cho mượn photo quyển "whither socialism?" của bác Stiglitz. Xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo không phải là mục đích từ thiện, mà là chiến lược kinh tế. Kính bác em không có thời gian ngồi dịch ra ạ.

hẹhe, nghĩ lại nếu không có khoảng cách giàu nghèo thì chính sách mị dân không biết dùng vào được mấy việc nữa.
 
Ý của bọn tư bản chắc là xây dựng tầng lớp trung lưu vững mạnh (middle class) - cái đấy đồng nghĩa với việc xóa đói giảm nghèo (poverty reduction) chứ không liên quan gì đến việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo. Đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn :)
 
ơ ko phải cứ nuớc giàu , tư bản mà chê nó bất công đâu anh ạ, hôm truớc em vừa đọc cái báo cáo trên vkthcm, Vn với TQ đứng đầu thế giới về khoảng cách giàu nghèo đấy.
xóa bỏ kc giàu nghèo suy cho cùng lợi cả người giàu, người nghèo--> lợi cho toàn xã hội---> lợi cho thế giới...cứ cãi nhau mãi >:)
 
Ý của bọn tư bản chắc là xây dựng tầng lớp trung lưu vững mạnh (middle class) - cái đấy đồng nghĩa với việc xóa đói giảm nghèo (poverty reduction) chứ không liên quan gì đến việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo (anh đã định nói tiếp về cái này khi đề cập đến việc chia xã hội ra giàu và nghèo là sai). Đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn :)
 
Không ạ, chắc em muốn nói đến equality, chứ không phải là poverty reduction ợ. Còn bác nói tư bản mới cần xây dựng middle class vững mạnh thì không phải rồi ợ. Thôi, em không dám bàn nhiều. Kính bác Thành em ngược ợ.
 
Bác có nhầm ko? Người nghèo chiếm số đông, 20% dân số thế giới nắm 80% của cải xã hội cơ mà. Tuy nhiên sức mạnh của họ thì chẳng đáng là bao. Vì thế chẳng ai nói nguời nghèo lại đi dại diện cho xã hội. Nghèo đi đôi với thiếu hiểu biết, dễ bị kích dộng và hàng loạt những yếu tố mà phải có tiền mới làm nổi. Nhưng mà diều cốt yếu là thiếu trình dộ, dễ bị dụ dỗ .

Đồng chí Estrada tuy đuợc ủng hộ thật đấy xong ko có thế. Đợt âm mưu lật đổ chính quyền năm 2003 đã bị chị Arroyo bóp vụn thành cám.Không những thế còn bị dính đến tham nhũng Chinh quyền có sự kiểm soát của quân đội, chú kia ho he ngoi lên là bị dẫm đạp liền đâu có đến luợt. Dân đen có thể làm gì khi mà cuộc sống còn chưa đủ ăn.
Bạo loạn ở Philipine diễn ra thường xuyên nếu nhìn lại vài năm gần đây xong đều nằm duói sự kiểm soát của quân đội. Quyền lực nằm trong tay kẻ có sức mạnh.

Nghèo ở các nuớc tư bản thì lại khác. Giới hạn về nghèo của họ thì duới vài trăm đô thu nhập đã là nghèo . Nhưng nghèo của họ lại có trình độ giáo dục , ít ra là cũng hiểu biết ở một mức nào đó về kinh tế chính trị, chú không mù mờ như nghèo ở các nuớc đang phat triển.

xoa bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa các nuớc là nhằm cả vào mục đích kinh tế của những nuớc giàu chú ko chỉ vì nuớc nghèo. Thị truờng nuớc nghèo là nơi tiêu thụ tiềm năng lớn của các nuớc giàu xong đều là những hàng hóa giá trị thấp ko đem lại lợi nhuận mấy. Chính vì thế mới cần đầu tư nhân lực vốn liếng vào nhằm thúc đẩy sức tiêu thụ của thị truờng. Các khoản tài trợ ko hoàn lại thì nhiều lắm xong di kèm luôn là những đòi hỏi phải thay đổi chính sách thuế má, hỗ trợ doanh nghiệp nuớc ngoài.Tự do hóa môi truờng kinh doanh . Họ đầu tư dều có mục đích cả chằng phải tự nhiên mà lại muốn đi giúp đõ các nuớc nghèo.

Tóm lại là vì nghèo là số đông nên thị truờng phải nhắm vào nghèo, mà muốn có đuợc điều đó thì phải nâng cấp nó. Chứ cứ bóc lột nghèo mãi thì đến lúc họ còn cái gì mà lột.
 
Anh đã nói là không nên chia xã hội ra làm 2 tầng lớp: giàu và nghèo là không đúng đâu, vì ở các xã hội phát triển thì tầng lớp trung lưu chiếm số đông và tầng lớp trung lưu được coi là nền tảng của nền dân chủ. :)

Một logic rất đơn giản: tại sao các đảng phái chính trị ở các nước phát triển không bao giờ dựa vào người nghèo, hay là chú ý đến chính sách cho người nghèo? Nếu người nghèo chiếm đa số thì ắt là các đảng ủng hộ người nghèo sẽ thắng cử? Mà thực tế lại là điều ngược lại. :) Ví dụ đơn giản là như vậy.

Anh không nghĩ các nước giàu lại muốn "rút ngắn khoảng cách" với các nước nghèo để kiếm thị trường tiêu thụ. Đơn giản em có thể thấy là thương mại và đầu tư giữa các nước giàu với nhau lớn hơn rất nhiều giữa các nước giàu với các nước nghèo và càng lớn hơn giữa các nước nghèo với nhau. Điều đấy cho thấy các nước nghèo cần các nước giàu (để xuất khẩu, có ngoại tệ), chứ các nước giàu không cần các nước nghèo. Em cứ xem bọn giàu nó có đầu tư vào các nước chết đói như Somali hay Tanzania không? Mà cái ODA thực tế cũng không cứu vãn được tình thế là mấy, cái chính vẫn là tự thân các nước phải cố gắng mà giàu lên thôi.

Trước đây WB có làm cái survey về thu nhập của người VN, nó cũng cho thấy là cái tầng lớp có mức thu nhập trung bình vẫn chiếm đa số trong xã hội, còn tầng lớp nghèo vẫn là thiểu số (tuy vậy, tầng lớp nghèo ở VN chiếm đến 30% - con số khá cao).
 
Lưu Công Thành đã viết:
Anh đã nói là không nên chia xã hội ra làm 2 tầng lớp: giàu và nghèo là không đúng đâu, vì ở các xã hội phát triển thì tầng lớp trung lưu chiếm số đông và tầng lớp trung lưu được coi là nền tảng của nền dân chủ. :)
Một logic rất đơn giản: tại sao các đảng phái chính trị ở các nước phát triển không bao giờ dựa vào người nghèo, hay là chú ý đến chính sách cho người nghèo? Nếu người nghèo chiếm đa số thì ắt là các đảng ủng hộ người nghèo sẽ thắng cử? Mà thực tế lại là điều ngược lại. :) Ví dụ đơn giản là như vậy.

Hehe, anh THành quên khoản lobby cho bầu cử ạ? Nếu có bác nào ủng hộ người nghèo tranh cử chắc cũng cần tiền làm campaign. Nếu những gì bác hô hào phục vụ cho lợi ích người nghèo rất nhiều khả năng đụng chạm quyền lợi của tầng lớp khác, hị hị chắc chắn là nếu bác đi xin tiền tranh cử chả thằng nhà giàu nào cho bác cả. Không phải là majority rules mà là chỉ rules khi đó là một số đông có thế lực.

Anh không nghĩ các nước giàu lại muốn "rút ngắn khoảng cách" với các nước nghèo để kiếm thị trường tiêu thụ. Đơn giản em có thể thấy là thương mại và đầu tư giữa các nước giàu với nhau lớn hơn rất nhiều giữa các nước giàu với các nước nghèo và càng lớn hơn giữa các nước nghèo với nhau. Điều đấy cho thấy các nước nghèo cần các nước giàu (để xuất khẩu, có ngoại tệ), chứ các nước giàu không cần các nước nghèo. Em cứ xem bọn giàu nó có đầu tư vào các nước chết đói như Somali hay Tanzania không? Mà cái ODA thực tế cũng không cứu vãn được tình thế là mấy, cái chính vẫn là tự thân các nước phải cố gắng mà giàu lên thôi.

Hehe, thế tại sao lại có một đống luật unfair cho các nước đang phát triển trong globalization áp đặt bởi các nước tư bản giàu hơn? Sao lại có các vụ dumping của các nước giàu lên nước nghèo? Sao lại có chính sách bảo hộ chặt của Mĩ chẳng hạn, trong khi các nước nghèo muốn gia nhập WTO phải chấp nhận mở cửa hoàn toàn thị trường trong nước cho các nước giảu? Bọn giàu không đầu tư vào các nước chết đói vì nhiều lí do, trong đó có nguyên nhân là do perceived risks còn cao, các nước này chưa có cơ sở pháp lý bảo vệ quyền lợi người đầu tư, hoặc có luật discriminate các nhà đầu tư nước ngoài. ODA có cứu vãn được hay không là do các nước đó sử dụng vốn thế nào, nếu không có ODA chắc còn nghèo hơn.

hẹ hẹ, em đang không có việc gì làm, được hôm mát giời vào đây hóng hớt tí ạ.
 
Công nhận là khoản lobby đã chưa được tính đến... Tuy vậy, vấn đề này sẽ được bàn thêm khi có thời gian.

Về phần thương mại thì cái điều mà em nói: các nước giàu đang áp đặt các luật chơi không bình đẳng đối với các nướca nghèo? Cái đấy bảo là đúng thì cũng đúng và nói là sai thì cũng sai.

Những cái mà người ta vẫn nói là unfair đối với các nước nghèo bao gồm:

1. Mở cửa thị trường cho những nước giàu? Hmmm. Nếu xem biểu thuế nhập khẩu của các nước, ta có thể thấy là thuế nhập khẩu của các nước giàu thông thường là xấp xỉ bằng 0, trong khi đó ở các nước nghèo thuế nhập khẩu đâu đấy là 20-30% và hơn thế nữa. Không những thế, các nước nghèo còn đánh cả thuế xuất khẩu. Các cam kết về giảm thuế trong GATT của các nước giàu nhiều hơn các nước nghèo rất nhiều, vì thế không thể nói là unfair được. (Cái chính là các nước nghèo không có khoản thu nào khác ngoài thuế XNK cả, trong khi đó nguồn thu ngân sách chính của các nước phát triển lại là VAT --> cái này chả phải lỗi của các nước giàu). Riêng đối với các nước nghèo, các nước giàu vẫn có khoản ưu đãi riêng về thuế nhập khẩu với cái gọi là GSP (general system of preferences) hay trong GATT nó gọi là special differential treatment (đối xử khác biệt và đặc biệt). Đối với các nước cực nghèo, các nước giàu hoàn toàn miễn thuế nhập khẩu thông qua cái gọi là Lome Convention đối với EU hay AGOA (Trade Act 2000) đối với Mỹ.

Vấn đề tồn tại là mấy cái trợ cấp nông nghiệp mà thôi! Cái này cũng đã có progresss đáng kể nên có thể hy vọng một tương lai không xa vấn đề này sẽ đựơc giải quyết.

2. Mở cửa thị trường dịch vụ

Đúng là có yêu cầu thật, nhưng mà theo GATS việc mở cửa thị trường dịch vụ đối với các nước là tự nguyện thôi, không ép buộc. Các nước giàu có lợi thế cao trong vấn đề này, nên họ thường ép các nước khác có những cam kết mạnh mẽ hơn, đặc biệt đối với các nước đang muốn gia nhập WTO.

Tuy vậy, em cũng nên đặt câu hỏi - để cho nước ngoài vào kinh doanh là có lợi hay có hại đối với các nước nghèo?

3. Mở cửa đầu tư nước ngoài

Bản thân các nước nghèo cần vốn đầu tư nước ngoài, nên việc mở cửa thị trường là quyền lợi của họ.

Cái mà các nước giàu yêu cầu là đảm bảo an toàn cho đầu tư của họ - vì thế nên kô thể nói là unfair được. Tuy vậy, vẫn tồn tại một điểm là các tập đoàn xuyên quốc gia lại không có một trách nhiệm nào hết.

4. Bị áp thuế chống bán phá giá

Em My làm ơn vào www.usitc.gov kiểm tra xem các vụ anti-dumping chủ yếu là chống ai nhỉ? Ngoài Trung Quốc ra thì toàn là EU, Nhật Bản với Canada, Australia chứ không nhằm vào các nước nghèo.

Vụ kiện tôm với cá tra, basa chỉ là một vụ trong hàng trăm vụ mà thôi. Cái chính là bên đó nó còn cân nhắc chán rồi mới áp thuế. Nếu nhìn ngược lại, VN mình bảo hộ còn khủng khiếp hơn bọn nó và có thể ra quyết định ngay tức thì, do đó cũng không nên nói là các nước giàu chơi bẩn được.




Quay sang chủ đề kinh tế: em hãy lưu ý về những khái niệm như North-South và South-South Trade - từ đó mới có thể rút ra kết luận là ai cần ai trong nền kinh tế toàn cầu. :)
 
Nói như anh Thành cũng không đúng lắm. Nước giàu vẫn phải cần tới nước nghèo:
1- Dân số của các nước giàu có tốc độ tăng rất thấp nên với tốc độ phát triển của hàng hóa thì cung>cầu, như vậy thì hàng hóa dư thừa sẽ mang đi đâu, cái chuyện hàng thừa mang đổ ra biển để chống phá giá đã cũ lắm rồi. Họ cần mở rộng thị trường, tới các nước có đông dân hơn.
2- Mức sống của các nước giàu càng ngày càng tăng -> lương lao động cũng rất cao -> họ cần tìm lực lượng lao động có giá thành nhân công thấp hơn, họ cần tới các nước nghèo.. Điều này lý giải tại sao tỷ lệ thất nghiệp ở các nước giàu hiện nay đang tăng và các vị tổng thống trúng cử nhiều lại không phải các vị hứa hẹn mang lại quyền lợi gì đó cho tầng lớp giàu mà là hứa hẹn làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, liệu đó có phải là hứa hẹn đối với tầng lớp nghèo không? Những ưu đãi của chính phủ cho tầng lớp chủ tư bản kèm theo với đòi hỏi tăng lượng nhân công, giải quyết thất nghiệp là bài toán nhiều vị tổng thống đã dùng.
3- Đầu tư vào các nước nghèo có chi phí thấp hơn nhiều so với đầu tư vào một nước giàu, mà hiệu quả thì không khác nhau quá nhiều. Các loại chi phí đều thấp hơn chính vì vậy cho dù tỷ lệ rủi ro cao hơn nhưng họ vẫn phải tìm đến các nước nghèo bởi vì lợi nhuận chính là năng lực cạnh tranh.
4- Các nước giàu cần các nước nghèo nhưng không phải họ cứ đầu tư bừa phứa mà họ cần chọn lọc chứ. Không phải họ không muốn đầu tư ở somali, nhưng liệu trình độ nhân công và khả năng tiêu thụ hàng hóa ở đó có đáp ứng được không. Chính vì vậy mà họ dùng ODA để các nước đó bớt nghèo, như vậy họ mới có cơ hội mở rộng thị trường. Như vậy liệu có phải là làm giảm bớt khoảng cách giàu nghèo không?

Thuế chống phá giá tuy áp dụng cho tất cả các nước nhưng các nước nghèo luôn gặp nhiều khó khăn hơn với nó vì: thuế chống phá giá đi kèm là các khoản chi phí đảm bảo khác, nó sẽ khiến các doanh nghiệp không có nguồn vốn lớn gần như không còn khả năng xuất khẩu. Nhưng vừa để xuất khẩu có nhiều lãi, lại phải đảm bảo không vi phạm luật chống phá giá thì các bác luật sư ở ta nên thế nào chứ không phải là suốt ngày kêu ca, phải không bác Thành?
 
Ai da tại cái câu kết của em làm bác hiểu lầm. Ý em ko phải chỉ vì thế mà nuớc giàu đi dầu tư cho các nuớc nghèo, mà đó là một trong những yếu tố quan trọng họ xem xét khi đi rót vốn.Về hiện tại thì nuớc nghèo có thể chưa là gì nhưng đầu tư thì bao giờ cũng là chiến lựoc lâu dài, Có nghĩa là khi mà thị trường này không sớm thì muộn cũng sẽ là nơi tiêu thụ mạnh mẽ, các nuớc đã tranh dành nhau đuợc khoảng sân miếng bánh béo bở rồi thì cái thu về sẽ là $_$ .Không nhanh chân thì chắc chắn sẽ bị kẻ khác chiếm trước. Việc Nhật với Mĩ cố gắng trở thành nhà đầu tư lớn nhất trên thị truờng Việt Nam đã cho thấy rõ điều này. Còn hiện tại thì mục đích chính là chi phí sản xuất rẻ mạt.

Khi hai bên hợp tác với nhau thì mục đích của cả hai đầu tiên bao giờ cũng là kinh tế.Tiền của tư bản khi thòi ra có nghĩa là phải có thu về, ko bao giờ đuợc là vô ích đúng không ạ. Những giúp đỡ ban đầu là tạo tiền đề cho việc tiến vào thị truờng. Đổi lại là những chính sách thuận lợi cho các hoạt dộng thuơng mại của nhà đầu tư nước đó. Những chuơng trình phát triển nông thôn, nuớc sạch thì có thể là nhân đạo thật nhưng nên nhớ rằng từng đấy tiền lại chẳng là gì so với hoạt động đầu tư vào thị truờng, càng chẳng thấm vào đâu so với ngân sách quốc gia hết, có thể nói là cho đi cái mẩu móng chân để đem lại cái quan hệ vô cùng thân thiện.

Không bao giờ nó lại đi rót vốn vào một nuớc nghèo rớt mồng tơi như Somali vì ở đó khó có hi vọng thu lại được cái gì hết.Vị trí, nguồn lực, văn hóa . Rồi các anh châu phi đen thui thì cũng chỉ là trò đùa, vì dân ở đó đặc biệt luời bọn họ sống chủ yếu là chờ đợi thiên nhiên ko như dân châu á có truyền thống lao động. Tại sao lại đầu tư mạnh vào Trung Quóc rồi Việt Nam cũng loi choi. Mặc dù Việt Nam cũng là một nuớc nghèo kiết xác đi chứ. Đó là vì nguồn lực rẻ như cho và rất chăm chỉ cùng hàng loạt yếu tó khác mà ko nói ai cũng biết blablabla.

Khi mà lợi ích chính của các công ty đa quốc gia bắt nguồn từ việc họ có flexibility về plant location, cost resourcing tại những nơi qua ngon như Việt Nam thì thị truờng tiêu thụ lại là ở các nuớc phát triển. Operating cost thì bằng tiền đồng, nhưng revenue lại là euro, usd .Chênh lệch giữa cost và revenue ko nói thì cũng rõ là lớn đên mức nào so với việc đi đầu tư sản xuất vào các nuớc phát triển.

Thôi em đi học nốt cái môn này hôm tới thi rồi. Cũng là một dịp ôn lại bài :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mấy bài viết của các anh chị dài quá, em chưa đọc hết nhưng cũng xin bổ sung một số ý kiến về khoảng cách giàu nghèo em được 1 thầy dạy: nước ta người giàu thì chưa giàu hẳn, người nghèo thì chưa nghèo hẳn nên khoảng cách giàu nghèo ko đáng kể => cái gì thì em ko nhớ nữa. Còn như Thái Lan thì khác hẳn, ở miền Nam Thái Lan cuộc sổng rất khổ sở, các phụ nữ phải bán thân ở các khu nghỉ mát, và đây là 1 điều cực kì sỉ nhục với người theo Đạo hồi.. Chính phủ Thái Lan thì hình như lại chưa có kế hoạch để nâng cao mức sống nên mới có chuyện gì đó em cũng ko biết. Kết quả là cảnh sát Thái Lan bắt tất cả những người tình nghi bỏ vào xe tải ( như buôn nô lệ thời xưa ấy ), ko bật điều hòa, biết họ chết nhưng vẫn làm ngơ coi như là trả thù. Cứ thế thì dẫn đến bất ổn. Còn ở Việt Nam thì em quên, ở Tây Nguyên thì hình như " bọn xấu" cho mỗi người dân 30$ để đi biểu tình, xong rồi về. Làm thế ai lại ko đi. Mấy người ở Tây Nguyên thì chưa có phương thức làm ăn có hiệu quả cao, cứ phát đất cho họ thì một thời gian sau lại bán đi, người giàu mua lại thành trang trại rộng mênh mông. Hình như sau vụ bất ổn ở Tây Nguyên nhà nước quyết
định tình thu và bỏ tù những Th bán đất trài phép, với những th hợp pháp thì lại thu đất để còn 1ha và phát lại cho người dân. Cứ thế lại tạo thành vòng luẩn quẩn, nhưng chung quy cũng tại giàu nghèo thôi.
 
- Em cũng cho anh biết xem đã có những cuộc khởi nghĩa nào của người nghèo mà thắng lợi chưa trong suốt lịch sử 10.000 năm cua nhân loại.
Tuy ko thắng lợi nhưng việc khởi nghĩa này sẽ tốn nhiều công sức và tiền của để dập tắt

Ở các nước tư bản phát triển thì khoảng cách giàu nghèo rất cao, nhưng không ai nói là người nghèo chiếm số đông trong xã hội cả. Ngay cả ở Philippines láng giềng, cái ông tổng thống được gọi là đại diện cho người nghèo ấy Joseph Ejercito Estrada đã bị nhân dân lật đổ - vậy cái đám đông người nghèo ấy sao không đứng ra bảo vệ cho ông? Đơn giản vì họ không phải số đông.
EM ko bảo người nghèo chiếm số đông mà em chỉ nói những nhà tài phiệt chiếm số ít,
nếu ng` nghèo khởi nghĩa các tầng lớp khác thấy cuộc khởi nghĩa này có thể thắng lợi đem lại lợi ích cho họ thì họ sẽ làm

Vì sao việc xóa bỏ khoảng cách giàu nghèo là điều tất cả các nước đều bắt buộc phải làm? Em làm ơn cho ví dụ một trong các nước sau có những nỗ lực thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong nước mình như Mỹ, Anh, Đức, Nhật, Trung
Đúng như bác gì đã nói đây chẳng qua là chính sách mị dân thôi
Các nước tư bản vẫn thu thuế nhân dân sau đó lại cấp phúc lợi xã hội cho những ng` nghèo đó thôi.Ng` nghèo ko bị quá túng thiếu thì họ sẽ ko đấu tranh.Thế thôi
 
Nói thu hẹp khoảng cách có vẻ ko chính xác lắm
Theo em thì đây là nâng cao múc sống cho mọi ng`
Ngừoi nghèo được giúp đỡ sẽ nghĩ rằng khoảng cách giàu nghèo bị giảm đi
Còn người giàu hay các nước giàu vẫn đang giàu lên đấy thôi

Tóm lại ai chả vì quyền lợi của mình
Hợp tác 2 bên cùng có lợi là hay nhất
 
Back
Bên trên