Không thi trắc nghiệm toán nữa

Anh nói về môn Hóa của anh cho em Lộc nghe nhé: Môn Hóa là cái môn mà bọn em sẽ thấy là học thì nhiều mà chả bao giờ được nhìn thấy cả. Đó là do trường không có đủ kinh phí để tiến hành cho các em xem tất cả những cái đấy, và một số cái thì không được phép tiến hành (ví dụ như hidro hóa alkene chẳng hạn).

Điều đấy đâu có nghĩa là em không ứng dụng được gì vào trong thực tế? Anh từng bảo với ông bà nội rằng: Không được lấy nước giếng khoan giặt với xà phòng. Vì sao thì bọn em biết rồi. Hoặc anh bảo với bố mẹ anh rằng: Đừng để nước Javen vào trong chai Lavie, vì chai Lavie trong suốt, sẽ làm hỏng nước Javen ... Bây giờ học Hóa sinh rồi (mà Hóa sinh cũng cần nền tảng từ Hóa em ạ), mới thấy được có rất nhiều cái cho cuộc sống. Ví dụ như giải thích vì sao khi người ta bị say rượu thì lại cho người ta uống nước đường? Anh nghĩ những cái đấy thiết thực quá còn gì?

Anh nghĩ rằng, những cái đem ra "ứng dụng" không phải là những cái to tát, kiểu như "Công thức polymer mới cho vật liệu chống nóng". Nó có thể là những cái rất đơn giản, mà khi em học rồi, em có thể đưa ra lời khuyên cho mọi người, giúp mọi người hiểu và tránh, và khi cần giải thích, thì em có cơ sở để giải thích, chứng minh rằng lời em nói là đúng. Đấy cũng là mục tiêu đầu tiên của bác sĩ, em ạ: Phục vụ cộng đồng.
 
;)) cho hỏi là làm thế nào để nó ra được ;)) phải có phương pháp chứ ;)) đạo hàm tích phân vài phát tính bước nhảy là nó nhảy ra được ngay ấy mà, nhẩy ? ;))
còn cái anh Long thì no comment ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Dạ anh nói đúng, ứng dụng thì ai cũng có thể thấy, tiếc là mấy cái đó ko phải học đc ở trg` là nhiều. Đang nói trong chương trình học mà.
 
Tốt hơn bạn Hùng nên nhìn lại những khiếm khuyết chưa đc hoàn thiện của mình, hơn là ý kiến về những " tầm " mà bạn chưa với tới :)
 
Mèn ơi có người nói môn SINH K PHẢI LÀ MÔN TỰ NHIÊN sao :)), thật là hài quá, k biết cụ Hiền bơm bít cái gì vào đầu các anh các chị mà có thể nói ra đc mấy câu như thế.
Dù sao thì....nói 1 cái bao nhiêu người làm đc, là "nhồi sọ", thì cũng là 1 cách để khẳng định cái đẳng cấp của mình thôi mà :))


Em Sơn này...Bây giờ ở trường thì em học lớp 12, nhưng vào forumn thì ko phải em là lớn nhất ở đây đâu. Em ăn nói cho tử tế 1 chút đi. Ở đâu ra cái kiểu " bơm bít" ? ở đâu ra cái kiểu lôi các thày các cô như "cụ Hiền bơm bít" ra để làm ví dụ cho cái câu văn của em ?
Còn nếu nói như em nhé, chắc tại lớp chị được cụ Hiền " bơm bít" như em nói, nên từ hồi ở trường đến giờ, cái lớp được cụ Hiền " Bơm bít" vẫn đạt được thành tích tốt hơn cái lớp ko được cụ Hiền " bơm bít"...
Tốt nhất là khi tranh luận đừng lôi các thày cô chủ nhiệm của các lớp ra để mà làm ví dụ minh họa ! Học sinh thì có nhiều kiểu, học cũng có nhiều cách. Ko phải cứ bạn này học tốt thì xông vào khen thày khen cô, bạn này học dở thì chê cô chê thày. Ý của chị 7 là những bạn học bên xã hội thì khi học toán thấy khó khăn, thế thôi.
Mỗi ng có 1 cách học, có 1 cách cảm nhận khác nhau. Vậy nên em bỏ kiểu nói đó đi
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Câu truyện này đọc được trên báo:D
Có một lần, một tờ báo nọ mở một chuyên mục mới với tựa đề "những bài học cuộc sống". Trong đó, mỗi một số người ta lại kể về một câu truyện mang ý nghĩa nhân văn, rút ra từ những trải nghiệm có thật. Số độc giả theo dõi và gửi thư về ủng hộ rất nhiều...Rồi một lần, chủ báo quyết định đăng một bức thư kô giống như những bức thư khác:
"Gửi báo...
Là một độc giả rất lâu năm của báo, tôi đã xem từ đầu đến cuối tất cả những mẩu truyện trong chuyên mục "nhân văn" mới ra của báo. Trước tiên tôi xin khẳng định rằng đó thật sự là những mẩu truyện đẹp, giàu bài học cuộc sống. Nhưng có một điều tôi kô hiểu là đã 2 năm rồi khi chuyên mục mở, giờ tôi kô có khả năng nhớ một cách chính xác một mẩu truyện nào, hay bài học cụ thể nào rút ra từ các mẩu truyện đó ? Như thế liệu chuyên mục có thật sự hữu dụng và đáng tiếp tục tồn tại hay kô ?"

Bức thư được đăng như thế để rồi 2 số sau đó, chính chủ tòa soạn báo đích thân viết thư hồi âm trên mặt báo:
"Gửi độc giả...
Nói một cách thành thật, tôi với vợ tôi sống với nhau đã được gần 30 năm, hầu như tối nào cũng ăn cơm với nhau, bữa ăn luôn do vợ tôi chuẩn bị. Tôi tự hào nói rằng đó là một đầu bếp tuyệt vời, món nào ra món đó, luôn luôn thay đổi, kô bữa nào giống bữa nào, nhưng tôi luôn luôn ăn ngon miệng. Vậy mà cho đến giờ, tôi kô thể nhớ cụ thể bất kì một bữa ăn nào vợ tôi đã từng chuẩn bị cả. Nhưng tôi tin chắc rằng nếu thiếu những bữa ăn đó, tôi sẽ chả còn ở đây để quản lí tòa báo và để trả lời thư độc giả:D

Học chuyên thì nhồi sọ môn chuyên là đúng thôi, nếu kô sẽ chả gọi là chuyên. Còn những môn khác của chương trình phổ thông, ai bảo nhiều kiến thức kô ứng dụng ,chả làm được gì thì cứ đọc mẩu truyện trên sẽ biết:D
 
Bạn Hùng đã viết:
cho hỏi là làm thế nào để nó ra được phải có phương pháp chứ đạo hàm tích phân vài phát tính bước nhảy là nó nhảy ra được ngay ấy mà, nhẩy ?
còn cái anh Long thì no comment

:)) cảm ơn bạn đã cho tớ mở rộng tầm mắt, biết thêm được 1 ứng dụng mới của đạo hàm và tích phân, điều mà 1 học sinh chuyên Toán như tớ chưa bao h nghĩ đến :)) Đó là ứng dụng vào việc cứu vớt những con ếch tội nghiệp ra được khỏi đáy giếng tăm tối, đưa chúng đến ánh sáng. :)) 1 ứng dụng tuyệt vời phải ko bạn? :)) Đạo hàm và tích phân quả là có công dụng khai sáng :))
 
;)) tính toán phương trình một lúc là nó tự bay ra được mà ;)) tớ là tớ lấy ví dụ thế thôi ;)) chỉ cần mấy phép toán là nó tự bay ra được mà :-j ;))
@ Sơn ;)) xin hỏi ông ở tầm nào mà nói tôi ;)) ?
:)) cái này tớ copy từ Dantri về :)) dạo này đọc báo lá cải hơi nhiều :-j
“Chương trình học là cho chúng em - những người trực tiếp “học” chương trình đó, sao không để cho chúng em có ý kiến mà lại là những người chỉ đứng ngoài nhìn vào quan sát rồi nhận xét, kết luận một cách phiến diện, quyết định tương lai của chính chúng em”.

Em Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (TPHCM) viết thư cho Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân về việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm đối với các môn học.

Theo Bảo Ngọc thì việc thi trắc nghiệm các môn rất hợp lý và có ích cho tương lai việc làm sau này.

Để minh chứng cho điều này Bảo Ngọc đã đưa ra 5 điểm quan trọng với hy vọng Bộ trưởng sẽ lắng nghe và có quyết định đúng đắn.

Thứ nhất, vì thi trắc nghiệm chỉ có đúng hoặc sai, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thật kĩ càng và có trách nhiệm trước quyết định của mình. Không thể có chuyện kết quả sai nhưng lại vẫn được điểm nhờ một vài câu trong bài giải chính xác.

Theo suy nghĩ của em, trắc nghiệm vừa luyện cho học sinh tính quyết đoán, cẩn thận và tinh trần trách nhiệm. Để trả lời chính xác một câu hỏi, học sinh cần phải nắm thật rõ bài mới trả lời đúng được, không thể làm bậy làm bạ rồi vẫn được 0,25-0,5 điểm cho vài phần đúng được.

Đối với học sinh, 0,25 và 0,5 rất quý giá, như vậy, nếu cho 0,25-0,5 điểm cho những bạn không học bài mà ăn may đúng được một phần thì sẽ rất bất công với những bạn khác.

Thứ hai, sắp tới, thi Tú tài sẽ là 100% trắc nghiệm, nếu bây giờ không luyện tập thì chắc chắn sẽ xảy ra những sai sót đáng tiếc do không được huấn luyện kĩ càng. Chúng em đã quen với cách thi trắc nghiệm, bây giờ quay lại tự luận, chắc chắn sẽ bị hẫng và làm bài không đúng với thực lực của bản thân.

Thứ ba, tương lai khi đi làm, người ta sẽ đòi hỏi nhiều ở kết quả chứ không nhìn vào cách làm. Ví dụ, một người A được giao cho một dự án B nhưng lại không hoàn thành tốt đúng thời hạn như yêu cầu, người A biện hộ cho mình rằng: “Tôi đã làm thế này, tôi đã làm thế kia... nhưng vẫn không được”. Kết quả vẫn là không hoàn thành, vẫn làm tổn hại cho công ty, cơ quan, tập thể... cho dù có quá trình bản thân có cực khổ đến thế nào đi chăng nữa!

Khi mà Việt Nam gia nhập WTO, các công ty làm việc theo kiểu nước ngoài này sẽ càng ngày càng nhiều, liệu con người ta sẽ thành công nếu cứ làm việc theo kiểu quá trình rất cực khổ nhưng kết quả lại bằng 0?

Thứ 4, nội dung câu nói: “Bởi vì những môn này khi giải bài đòi học sinh cần có đầy đủ kiến thức mà còn đòi hỏi sự tư duy mới giải bài hay được” là sai đối với mặt bằng chung của nhiều học sinh hiện nay, điển hình là trường em.

Thực trạng là chỉ cần học thuộc cách làm bài đã được giáo viên cho sẵn, áp dụng vào để làm bài thi, biến đổi một chút là có được một bài làm hoàn chỉnh mà chẳng cần vận dụng một chút thông minh hay tư duy nào. Có chăng chỉ là tư duy khi biến đổi dàn bài cho sẵn thành một bài mới gần giống mà thôi. Hay đó sẽ được gọi là “sự linh động” trong học đường ?

Thứ 5, một số giáo viên THPT rất đặt nặng vấn đề về trình bày, nếu trình bày sai, khó hiểu thì sẽ bị trừ điểm ngay mặc dù kết quả chính xác. Đặt trường hợp em biết làm bài đó nhưng thực sự hoang mang vì không biết cách trình bày thì chẳng lẽ cho em 0 điểm bài đó?

Với những môn Tự nhiên, chúng em học cách giải bài chứ không phải học làm văn hay viết chính tả, vậy mà vẫn phải giải bài với những phương pháp rất dài dòng, dài đến cả 2 trang giấy mà lẽ ra chỉ cần 4 dòng là xong (?!). Thời gian để làm bài sẽ kéo dài ra thêm, vừa mệt học sinh, vừa mệt thầy cô giám thị coi thi. Trong khi đó, với trắc nghiệm, chỉ cần khoảng 1 nửa thời gian (50' thay vì 90') để làm 40 câu trắc nghiệm là đủ. Thời gian sau đó, học sinh sẽ được nghỉ ngơi, dưỡng sức, và có thể thi 2-3 môn trong cùng 1 ngày, như thế là tiết kiệm tiền bạc và nhân lực hơn rất nhiều.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
@ Hùng : tôi ở cái tầm chẳng trên nhiều người nhưng cũng chẳng dưới mấy ai, nhưng vấn đề ở đây là tôi như 1 con ếch bên bờ ao và tự hỏi ngoài biển kia nó như thế nào, chứ k ngồi ở đáy giếng và kêu lên những tiếng đáng thương hại :)
@ Trang : ok em biết rồi :)
 
Thứ 5, một số giáo viên THPT rất đặt nặng vấn đề về trình bày, nếu trình bày sai, khó hiểu thì sẽ bị trừ điểm ngay mặc dù kết quả chính xác. Đặt trường hợp em biết làm bài đó nhưng thực sự hoang mang vì không biết cách trình bày thì chẳng lẽ cho em 0 điểm bài đó?
Em biết làm nhưng em không biết trình bày, thế cuối cùng em này biết cái gì ?
Lại nhớ đến vài bác luyên thuyên về Toán : người thì tuyên bố chứng minh được định lý Fermat rồi bảo là không tiện trình bày, người thì hùng hồn tuyên bố lật đổ Einstein ... ^:)^

Theo suy nghĩ của em, trắc nghiệm vừa luyện cho học sinh tính quyết đoán, cẩn thận và tinh trần trách nhiệm. Để trả lời chính xác một câu hỏi, học sinh cần phải nắm thật rõ bài mới trả lời đúng được, không thể làm bậy làm bạ rồi vẫn được 0,25-0,5 điểm cho vài phần đúng được.

Đối với học sinh, 0,25 và 0,5 rất quý giá, như vậy, nếu cho 0,25-0,5 điểm cho những bạn không học bài mà ăn may đúng được một phần thì sẽ rất bất công với những bạn khác.
Có nơi nào trên thế giới này là công bằng tuyệt đối không? Ngay như trong một lớp học, có người học bài , khi làm bài kiểm tra thì vẫn thấp hơn người chẳng học gì . Lập luận kiểu này thì đúng pó chiếu . Chưa kể cũng khối người ăn may vì tích bừa .
 
@ Sơn ;)) ếch thì dù nhìn ở góc độ nào cũng chỉ là ếch mà thôi :)) ;)
@ anh Đức Anh : Ví dụ em đã nêu ở trên, từng ăn 1 con 6 kiểm tra Hình dù kết quả đúng hết, biến đổi không rõ ràng, trình bày bẩn thỉu :))
Còn tự luận hay trắc nghiệm thì cũng đều có cách để chống việc ăn may ( trừ điểm trả lời sai cũng là một cách hay ).
 
@Hùng: Thế này nhé . Bạn viết ra kết quả đúng, nhưng bạn phải chứng tỏ là bạn không đoán mò chứ ;) . Trình bày bẩn thì bị trừ điểm là phải . Chữ có thể xấu, nhưng viết thì phải sạch và rõ ý .
 
Chịp, mọi người reply nhanh quá!

Dạ anh nói đúng, ứng dụng thì ai cũng có thể thấy, tiếc là mấy cái đó ko phải học đc ở trg` là nhiều. Đang nói trong chương trình học mà.
Anh thừa nhận với em một điều là nhờ đi học ở trường mà anh biết, em ạ.

Thứ nhất, vì thi trắc nghiệm chỉ có đúng hoặc sai, đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ thật kĩ càng và có trách nhiệm trước quyết định của mình. Không thể có chuyện kết quả sai nhưng lại vẫn được điểm nhờ một vài câu trong bài giải chính xác.

Theo suy nghĩ của em, trắc nghiệm vừa luyện cho học sinh tính quyết đoán, cẩn thận và tinh trần trách nhiệm. Để trả lời chính xác một câu hỏi, học sinh cần phải nắm thật rõ bài mới trả lời đúng được, không thể làm bậy làm bạ rồi vẫn được 0,25-0,5 điểm cho vài phần đúng được.

Đối với học sinh, 0,25 và 0,5 rất quý giá, như vậy, nếu cho 0,25-0,5 điểm cho những bạn không học bài mà ăn may đúng được một phần thì sẽ rất bất công với những bạn khác.
Một trong những nhược điểm của thi trắc nghiệm khách quan nhiều phương án chính là sự cố định của các phương án, có nghĩa là thay vì việc bơi trong một bể phương án (vô hạn cái, không biết cái nào là đúng) thì thí sinh đã có sẵn một số lượng hữu hạn phương án, và chắc chắn sẽ có phương án đúng. Xảy ra 3 tình huống ở đây:
- Tình huống 1: Em đó có thực lực, và làm đúng, chọn đúng. Ok!
- Tình huống 2: Em đó không có thực lực, và đoán bừa, chọn đúng. Rõ ràng là không thể chấp nhận được, và điều này không phải không có.
- Tình huống 3: Em đó không giải ra được hết, nhưng nhờ khu trú được phương án, nên chọn được phương án đúng. Điều này cũng không thể chấp nhận được vì rõ ràng trong thực tế, chẳng ai cho chúng ta phương án trước để chọn cả. Đặc biệt là tình huống này, sẽ là một phản chứng cho biện minh của em Bảo Ngọc trên đây, cho rằng: thi trắc nghiệm đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ được kĩ càng và không có chuyện làm bậy làm bạ mà vẫn được điểm.

Thứ hai, sắp tới, thi Tú tài sẽ là 100% trắc nghiệm, nếu bây giờ không luyện tập thì chắc chắn sẽ xảy ra những sai sót đáng tiếc do không được huấn luyện kĩ càng. Chúng em đã quen với cách thi trắc nghiệm, bây giờ quay lại tự luận, chắc chắn sẽ bị hẫng và làm bài không đúng với thực lực của bản thân.
Đây có thể coi là lý do chính đáng. Quay ngoắt một cái là không thể cho phép, không ai theo kịp. Nhưng suy cho cùng:
- 12 năm các em ở trường phổ thông, các em làm tự luận cơ mà?
- Cái này cũng là tình hình chung, đâu phải một mình em mắc phải.
Nhưng dù sao, cũng nên xem xét ở khía cạnh là thay đổi bất ngờ gây cho học sinh hoang mang và tâm lý lo lắng ;)

Thứ ba, tương lai khi đi làm, người ta sẽ đòi hỏi nhiều ở kết quả chứ không nhìn vào cách làm. Ví dụ, một người A được giao cho một dự án B nhưng lại không hoàn thành tốt đúng thời hạn như yêu cầu, người A biện hộ cho mình rằng: “Tôi đã làm thế này, tôi đã làm thế kia... nhưng vẫn không được”. Kết quả vẫn là không hoàn thành, vẫn làm tổn hại cho công ty, cơ quan, tập thể... cho dù có quá trình bản thân có cực khổ đến thế nào đi chăng nữa!

Khi mà Việt Nam gia nhập WTO, các công ty làm việc theo kiểu nước ngoài này sẽ càng ngày càng nhiều, liệu con người ta sẽ thành công nếu cứ làm việc theo kiểu quá trình rất cực khổ nhưng kết quả lại bằng 0?
Em sai ở điểm này rồi em ạ. Nước ngoài chú ý đến quá trình nhiều hơn là kết quả. Vì sao ư? Bởi vì kết quả là phiến diện, còn quá trình mới là toàn diện. Dù người ta có thống kê bao nhiêu mặt của kết quả đi chăng nữa, chẳng ai dự liệu trước được hậu quả mà kết quả đó gây ra trong tương lai là gì. Nhưng khi xem xét quá trình tiến hành công việc, người ta sẽ phát hiện ngay ra những nhược điểm và tìm cách khắc phục. Đó là lý do vì sao, người ta còn bọn em trình bày cẩn thận. Em có thể làm đúng một bài trong một triệu bài, nhưng liệu, em có chắc chắn rằng, không có quá trình, mà em sẽ làm đúng chín trăm chín mươi chín nghìn chín trăm chín mươi chín bài còn lại không?

Cái này nó rất đúng với ngành Y, vì nhiều người thường chỉ chú ý đến kết quả, tức là chú ý đến mục đích đạt được. Ví dụ như thấy sốt, cứ cho uống thuốc hạ sốt. Ừ thì hạ sốt, nhưng vài ngày sau nó còn sốt cao hơn lần đầu. Đấy là hậu quả của việc không cân nhắc quá trình đấy.

Thứ 4, nội dung câu nói: “Bởi vì những môn này khi giải bài đòi học sinh cần có đầy đủ kiến thức mà còn đòi hỏi sự tư duy mới giải bài hay được” là sai đối với mặt bằng chung của nhiều học sinh hiện nay, điển hình là trường em.

Thực trạng là chỉ cần học thuộc cách làm bài đã được giáo viên cho sẵn, áp dụng vào để làm bài thi, biến đổi một chút là có được một bài làm hoàn chỉnh mà chẳng cần vận dụng một chút thông minh hay tư duy nào. Có chăng chỉ là tư duy khi biến đổi dàn bài cho sẵn thành một bài mới gần giống mà thôi. Hay đó sẽ được gọi là “sự linh động” trong học đường ?
Nhược điểm này phải chăng được xóa bỏ ở thi trắc nghiệm?

Thứ 5, một số giáo viên THPT rất đặt nặng vấn đề về trình bày, nếu trình bày sai, khó hiểu thì sẽ bị trừ điểm ngay mặc dù kết quả chính xác. Đặt trường hợp em biết làm bài đó nhưng thực sự hoang mang vì không biết cách trình bày thì chẳng lẽ cho em 0 điểm bài đó?

Với những môn Tự nhiên, chúng em học cách giải bài chứ không phải học làm văn hay viết chính tả, vậy mà vẫn phải giải bài với những phương pháp rất dài dòng, dài đến cả 2 trang giấy mà lẽ ra chỉ cần 4 dòng là xong (?!). Thời gian để làm bài sẽ kéo dài ra thêm, vừa mệt học sinh, vừa mệt thầy cô giám thị coi thi. Trong khi đó, với trắc nghiệm, chỉ cần khoảng 1 nửa thời gian (50' thay vì 90') để làm 40 câu trắc nghiệm là đủ. Thời gian sau đó, học sinh sẽ được nghỉ ngơi, dưỡng sức, và có thể thi 2-3 môn trong cùng 1 ngày, như thế là tiết kiệm tiền bạc và nhân lực hơn rất nhiều.
Việc trừ điểm trình bày là đúng, vì những lỗi đó đáng bị trừ. Nó cho thấy con người ta thiếu cẩn trọng trong làm việc. Chẳng hạn, việc em không tìm miền xác định, không khu trú nghiệm ngoại lai mà cuối cùng vẫn cho nghiệm đúng là điều vô lý. Sau này, làm sao em có thể chắc chắn được em không để lại nguy cơ trong công vịêc, nếu em không khu trú được hết các yếu tố tiềm năng của nó?

Lúc nào học sinh cũng lôi lý do các môn Tự nhiên ra để nói rằng: Tôi không làm đâu, nó là các môn tự nhiên cơ mà? Có phải văn đâu mà viết dài.

Xin thưa rằng, càng những môn Tự nhiên, người ta càng cần sự cẩn trọng. Tại sao, khi lập trình, người ta lại mất công thêm các dòng lý giải mà có khi tổng số các dòng đó lại còn dài hơn cả đoạn mã lệnh thực? Để mà người ta hiểu được là người ta đang làm gì, người ta sẽ làm gì, và khi cần gỡ rối người ta phải tìm nó ở đâu. Càng tỉ mỉ càng tốt, không thừa!

Nói đi nói lại, mình lấy nhiều ví dụ vì Y và Tin. Chợt nhớ ra, hình như đây không phải là môn Tự nhiên trong mắt một số người?

@ Sơn ếch thì dù nhìn ở góc độ nào cũng chỉ là ếch mà thôi
Người thì dù nhìn ở góc độ nào cũng chỉ là người mà thôi, đúng không em Hùng? Thế thì chắc em là Bill Clinton! Đừng vơ đũa cả nắm thế chứ?
 
@ Hùng: :-j đấy chỉ là suy nghĩ của " những con ếch thik ngồi kêu" thôi. Thay vì kêu hãy học đi rồi thì thi kiểu j mà chẳng được.
 
Lâu không thấy có bài mới :D . Có bài viết này của GS Nguyễn Hữu Việt Hưng ,ĐH KHTN HN, Khoa Toán , dành cho những ai quan tâm.


Theo quan điểm của tôi, việc tổ chức thi trắc nghiệm chắc chắn sẽ dẫn đến thất bại. Tôi có hỏi một số đồng nghiệp Mỹ về chuyện thi trắc nghiệm và được họ cho biết: từ bé họ chưa bao giờ gặp một kỳ thi trắc nghiệm ở bất kỳ cấp học nào. Tôi hỏi: vậy thi trắc nghiệm được sử dụng ở đâu và trong những trường hợp nào ở nước Mỹ? Họ đáp: thi trắc nghiệm chỉ được sử dụng ở những trình độ và đẳng cấp rất thấp. Tôi kinh hoàng nghĩ về tình trạng thi trắc nghiệm đang được áp dụng tràn lan ở nước ta, với lập luận rằng ở Mỹ họ làm như thế. Có lẽ chỉ vài năm nữa thôi, do cách học để thi trắc nghiệm, chúng ta sẽ đào tạo ra hàng loạt những cử nhân, có khi cả tiến sĩ nữa, không thể tự viết bất kỳ một câu văn hoặc một lời giải đơn giản nào. Khi mà thi trắc nghiệm đã thất bại thì (cũng như việc cải cách chữ viết trước đây) sẽ không một ai chịu đứng ra nhận trách nhiệm. Vì thế, tôi khuyên các nhà chép sử, hãy ghi chép kỹ ngay từ bây giờ những ai tự xưng là cha đẻ của thi trắc nghiệm ở Việt Nam, hoặc hết lòng cổ súy cho nó. Những ghi chép như vậy hẳn là sẽ bổ ích nay mai. Dù sao, tôi hy vọng rằng đào tạo theo tín chỉ sẽ không bị gắn với thi trắc nghiệm.

...Giáo dục theo kiểu gì thì cũng cần đội ngũ giáo sư giỏi. Đó là yếu tố mấu chốt quyết định thành bại của nền giáo dục. Các đại học Mỹ đòi hỏi sinh viên đầu vào không cao. Kỳ thi SAT thật ra rất dễ, chỉ nhằm xếp sinh viên vào đúng đại học có trình độ phù hợp, chứ không phải một cuộc thải loại.

Trên thực tế, mọi người Mỹ đã học xong bậc phổ thông, có nhu cầu học đại học, và có khả năng đóng học phí, đều được nhận vào học ở một đại học phù hợp với mình. Sinh viên Mỹ những năm đầu hầu hết còn bỡ ngỡ chẳng hạn với việc khảo sát và vẽ đồ thị hàm số. Nhưng chỉ sau 4 năm học, họ đã trở thành những chuyên gia vững vàng. Điều này có được chủ yếu là nhờ nước Mỹ có một đội ngũ giáo sư rất giỏi, rất chuyên nghiệp. Các giáo sư Mỹ được trả lương cao, tương xứng với lao động của họ. Chúng ta có trả được lương đủ sống cho các giáo sư hay không?
Ở trên đã nói tới “thời gian văn phòng”, là lúc giáo sư có nghĩa vụ phải ở phòng làm việc của mình, để sinh viên có thể tới hỏi bài. Mỗi giáo sư ở Mỹ đều có phòng làm việc riêng. Ở nước ta không giáo sư nào có phòng làm việc riêng, trừ các giáo sư làm quan. Để chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, ta có đủ sức cấp cho mỗi giáo sư một phòng làm việc không? Nếu ta chỉ học những cái có thể học được, và bỏ qua những cái ta không muốn học, thì trên thực tế ta không học gì cả. Người Nhật học cái gì cũng bắt đầu bằng việc sao chép y nguyên, khi nào thực sự làm chủ được đối tượng đó thì họ mới bàn tới chuyện cải biến. Người Việt chúng ta thường làm hỏng việc vì học cái gì cũng không đến nơi đến chốn, “chưa học làm thầy đã đòi ăn bớt”, và ngộ nhận cái sự láu cá ấy của mình là trí thông minh.
 
E k hoàn toàn đồng ý với một số luận điểm của GS Hưng, từ việc cơ bản cứ lấy GD Mỹ làm khuôn thước. Nhg có một điểm làm em thấy bài này chả có giá trị mấy là giải pháp. GS nêu ra những điểm mà theo GS sẽ là vấn đề nếu áp dụng đào tạo theo tín chỉ trong tương lai, nhg tuyệt nhiên k thấy đề xuất bất cứ giải pháp nào. Vì thế e k hiểu lắm kết luận của GS trong cái bài này ( thực ra chả có kết luận, nó rất là cụt ngủn ngang xương :) ) rốt cuộc GS Hưng muốn nêu ra những vấn đề sẽ phải đối mặt để ta chuẩn bị đối phó, hay là đề xuất thôi k áp dụng tín chỉ nữa vì chưa có đủ điều kiện ???
 
Đơn giản là vì chả có giải pháp nào thỏa đáng cả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Rất nhiều kì thi nổi tiếng trên thế giới sử dụng thi trắc nghiệm. Vì vậy, nếu nói rằng thi trắc nghiệm chỉ để dành cho cấp thấp thì có lẽ không đúng (cho dù đó là do một giáo sư nói ra đi chăng nữa, giáo sư thì cũng chả một nhận định cá nhân).

Có thể điểm qua đủ thấy:
- Kì thi TOEFL, IELTS và SAT ... những kì thi tiếng Anh hàng đầu của các nước phương Tây. Bao nhiêu người trên thế giới thi các kì thi này. Để làm gì nếu nó không đủ khả năng đánh giá trình độ người học?
- Kì thi USMLE là kì thi tuyển chọn đầu vào Y khoa nổi tiếng nhất tại Mỹ. Nếu nó là kém, làm sao nó có thể được coi là một trong các tiêu chuẩn hàng đầu cho việc tuyển chọn bác sĩ vào học Nội trú ở các trường Đại học tại Mỹ?
....

Cho nên không nên đánh giá thi trắc nghiệm là thế này thế kia. Chỉ nên đánh giá rằng nó có những ưu điểm này và những nhược điểm kia. Và do đó, nên phát huy nó ở những lĩnh vực nào, hạn chế nó ở những lĩnh vực nào mà thôi. Như giáo sư Hưng, có lẽ là hơi đi về cực hữu, trong khi thời đại hiện nay, người ta ưa tìm những cái trung tả hoặc trung hữu hơn.

Ở trên đã nói tới “thời gian văn phòng”, là lúc giáo sư có nghĩa vụ phải ở phòng làm việc của mình, để sinh viên có thể tới hỏi bài. Mỗi giáo sư ở Mỹ đều có phòng làm việc riêng. Ở nước ta không giáo sư nào có phòng làm việc riêng, trừ các giáo sư làm quan. Để chuyển sang đào tạo theo tín chỉ, ta có đủ sức cấp cho mỗi giáo sư một phòng làm việc không?
Câu hỏi là: Có bao nhiêu giáo sư sẵn sàng dành thời gian của mình để tiếp sinh viên? Không biết các trường khác thế nào, chứ ở trường Y này, một số Giáo sư để gặp được là hơi bị khó, vì các thày bận rất nhiều công việc, lấy đâu ra thời gian mà tiếp sinh viên?

Người Việt chúng ta thường làm hỏng việc vì học cái gì cũng không đến nơi đến chốn
Do ai?

Nói chung, nhìn qua nhìn lại, thì mỗi ý kiến cũng chỉ là một ý kiến. Cần nhiều ý kiến hơn để có thể đánh giá đúng vấn đề. Chúng ta (giả sử) thử làm một survey cho tất cả các giáo sư đầu ngành ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, và sẽ biết ngay bao nhiêu phần trăm họ ủng hộ trắc nghiệm, bao nhiêu phần trăm không. Tất cả mọi thứ như thế này đều mang tính thống kê, không phải case-study mà có thể đưa ra 1 trường hợp rồi gán cho tất cả được.
 
Chúng ta (giả sử) thử làm một survey cho tất cả các giáo sư đầu ngành ở Việt Nam cũng như ở Mỹ, và sẽ biết ngay bao nhiêu phần trăm họ ủng hộ trắc nghiệm, bao nhiêu phần trăm không.

Giáo sư các ngành khác có ủng hộ hay ko thì em ko biết nhưng em đảm bảo 100% là GS Toán hầu như ko ai ủng hộ cả.
 
Back
Bên trên