Không-thời gian và độ cong của nó ???

Trần Xuân Bách
(KGB Agent)

New Member
Gần đây , đọc một số sách vật lý thấy nhắc đến khái niệm độ cong của không-thời gian trong vũ trụ , nhất là ở gần các ngôi sao nặng , có lực hấp dẫn lớn . Thế rồi còn có một hệ quả rất hay là : nếu vị trí ta đứng nhìn trên trái đất nằm trên một đường thẳng với một ngôi sao rất nặng (có thể là lỗ đen) , và một chuẩn tinh (quasar) ở rất xa , thì ánh sáng từ chuẩn tinh này khi đi tới gần ngôi sao nặng sẽ bị bẻ cong , và khi đến mắt ta nó cho tận mấy ảnh ảo của chuẩn tinh ở xa đó ?
Anh chị nào pro về vấn đề này có thể giải thích cho em được ko ?
Xin cảm ơn .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em là khóa 03 06 chắc là đang học ĐH rồi, chắc cũng học đến không gian vector rồi. Đó là khái niệm cơ bản để tiếp cận cái "4 chiều" này.
Cũng chẳng pro j nhưng hồi trc khoái mấy cái này nên anh hiểu sơ lược chút nó như sau:
Không thời gian là một mô hình toán học gộp không gian 3 chiều với thời gian 1chiều (chiều thứ tư) để tạo thành một cấu trúc thống nhất gọi là continum không-thời gian. Giống như trong không gian mọi điểm được mô tả bởi một vector 3 thành phần (x,y,z)=xi+yj+zk và yếu tố thời gian thì ở đây nó được quan niệm là vector 4 chiều (x,y,z,ct), thời gian là một thành phần trong đó.
Trong cơ học cổ điển, không gian và thời gian là 2 khái niệm hoàn toàn riêng biệt. Newton quan niệm không gian là một cái hộp rỗng và các vật giống như ta bỏ vào.Không gian là tuyệt đối. Thời gian cũng vậy, có một thời gian tuyệt đối trôi đi trong toàn vũ trụ.
Trong mô hình thuyết tương đối hẹp của Einstein, thời gian diễn ra của cùng một sự việc là dài hay ngắn phụ thuộc vào lựa chọn hệ quy chiếu. Cách mô tả các sự việc được thực hiện trên một hệ thống hình học Minkowski 4 chiều, ở đó không gian và thời gian được xem xét là một cặp.Mọi thứ đc mô hình hóa và toán học hóa bằng hệ không gian vector 4 chiều.
Chiều thời gian thường được đặt là ct với c là tốc độ ánh sáng, t là thời gian, để có cùng thứ nguyên với các chiều không gian. Tuy nhiên chiều thời gian là một chiều đặc biệt và ct không hoàn toàn giống các chiều không gian khác. Ví dụ, đối với không gian ba chiều cổ điển, chiều dài của một thước kẻ không thay đổi và không phụ thuộc hệ quy chiếu; bình phương của nó luôn là: dl2=dx2+dy2+dz2
Ở đây, dx, dy, dz là hình chiếu của thước kẻ lên ba chiều x, y và z của không gian. Trong không-thời gian phẳng (mêtric Minkowski); khi thay đổi hệ quy chiếu, chiều dài thước kẻ thay đổi, nhưng đại lượng sau không thay đổi:
ds2 = dx2 + dy2 + dz2 - (cdt)2

Ở đây dt là chênh lệch thời gian trong quan sát hai đầu thước kẻ trong không thời gian. Công thức trên cho thấy, chiều thời gian không đối xứng (không tráo đổi tùy ý như là a+b=b+a) với các chiều không gian.

Trong lý thuyết tương đối rộng, không thời gian có thể cong. Sự cong của không thời gian gây ra bởi sự có mặt của vật chất, tóm tắt bởi phương trình Einstein. Các không thời gian cong được đặc trưng bởi tenxơ mêtric của không thời gian, là nghiệm của phương trình Einstein khi cho biết sự bố trí của vật chất trong không gian khảo sát.
Khi không có vật chất, lời giải phương trình Einstein trở về không thời gian phẳng như trong lý thuyết tương đối hẹp.
Khi không có lực tác dụng, vật chất luôn đi thẳng trong không thời gian. Dùng từ "thẳng" ở đây có vẻ không thích hợp lắm, phải là đường đoản trình. Đó là đường ngắn nhất nối 2 điểm trong một ko gian metric. VD trái đất đang đi theo đường đoản trình trong không thời gian quanh mặt trời nhưng chiếu lên ko gian 3 chiều quen với "nếp nghĩ trong lành" của chúng ta thì nó cong vì mặt trời làm cong cấu trúc không thời gian quanh nó. Ánh sáng cũng luôn chọn đường đoản trình để đi, nhưng với vật chất khối lượng lớn, cấu trúc KTG 4 chiều quanh nó bị biến đổi thì đường đoản trình chiếu lên ko gian 3 chiều nó đi cong.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
cảm ơn anh đã giải thích cho em (mặc dù cũng ko dễ hiểu lắm -em học năm đầu đại học nhưng chương trình toán cao cấp của bọn em lại học về vector sau )

Có điều ,vì em ko phải là dân chuyên lý nên em thắc mắc như sau :
+ thứ nhất ,sự chuyển đổi từ việc chấp nhận khái niệm không gian , thời gian trong cơ học cổ điển của Newton sang khái niệm không-thời gian trong vật lý hiện đại , là ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN NÀO ? nói cách khác , từ một hiện tượng nào ko giải thích được bằng khái niệm cũ , người ta lại nghĩ ra nó , nó có làm đảo lộn hết mọi thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại lâu nay vẫn hoạt động tốt dựa trên khái niệm không gian và thời gian của cơ học cổ điển ko ?

+thứ hai , nói cách khác , có phải không-thời gian cong là ÁNH SÁNG BỊ BẺ CONG hay ko ? Có thể đồng nhất 2 khái niệm này được ko ? Vậy thì đó là hiện tượng thực tế rằng không gian bị cong (thật rất khó tưởng tượng!) và thời gian bị cong (cái này còn khó hơn) hay chỉ đơn thuần là ẢO GIÁC của con người .

+thứ 3 , tất cả các vật có khối lượng sẽ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn , và có lực hấp dẫn . Tuy nhiên , ánh sáng , không có khối lượng , vì sao lại có thể chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn ?
 
Tất nhiên vấn đề này không dễ hiểu :D Thuyết tương đối có cái đẹp ở chỗ cấp độ nào cũng có, từ a,b,c cho mọi người đến các sách vở "khủng" đều có sách vở nói đến.
Trả lời từng vấn đề em hỏi nhé ;) :
+ thứ nhất ,sự chuyển đổi từ việc chấp nhận khái niệm không gian , thời gian trong cơ học cổ điển của Newton sang khái niệm không-thời gian trong vật lý hiện đại , là ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT VẤN ĐỀ THỰC TIỄN NÀO ? nói cách khác , từ một hiện tượng nào ko giải thích được bằng khái niệm cũ , người ta lại nghĩ ra nó , nó có làm đảo lộn hết mọi thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại lâu nay vẫn hoạt động tốt dựa trên khái niệm không gian và thời gian của cơ học cổ điển ko ?
Con người chẳng tự nhiên chế ra cái gì làm gì. Mọi thứ đều có mục đích. Và với khoa học, thực tiễn bao giờ cũng là chân lí cao nhất, vừa là mục đích, vừa là nguồn gốc. 300 năm con người mãn nguyện với cơ học Newton vì nó quá đúng và quá đẹp, giải thích các hiện tượng tự nhiên tuyệt vời. (đó là giải thích thực tiễn nhé), thậm chí dùng các pt Newton còn có thể dự đoán sự có mặt của hành tinh mới, thậm chí chưa quan sát được (là áp dụng lí thuyết, dự đoán thực tiễn và được thực tiễn kiểm chứng nhé) Mọi định luật phải thỏa mãn điều này, nếu ko cũng chỉ như cái ông của VN kêu là chế ra thuyết hấp dẫn mới thôi.
Sẽ ko phải sinh ra lí thuyết mới nếu như vật lí học không gặp phải bế tắc và khủng hoảng nếu bị tù túng trong cơ học cổ điển, nhất là khi trình độ khoa học phát triển, người ta có thể tạo ra những điều kiện mà suốt 300 năm chưa làm được. Xuất phát từ định luật cộng vận tốc, nếu nguồn sáng được đặt trên một vật chuyển động thì v của tia sáng có >3e8 m/s ko? đkien phát triển cho phép đo chính xác và câu trả lời là không. Từ đó nảy sinh hàng loạt nghịch lý. Rồi các thí nghiệm với các phép đo chỉ ra rằng nếu dùng cơ học cổ điển sẽ ko giải thích được, VD sự sống lâu hơn của các hạt trong máy gia tốc khi đạt vận tốc gần c (có những hạt có thời gian sống t bình cỡ 10e-6s nhưng khi vận tốc lớn nó lại sống lâu hơn thế nhiều) Hay nổi tiếng nhất là TN của Morley và Michaelson về gió ete. Kết quả làm người ta bối rối.
Trong tình huống đó, phải làm thế nào? Nhà KH tồi là ng tin vào đống giấy tờ mà phủ nhận thực tế. Còn KH vận động theo hướng khác, đó là phải có một lí thuyết để giải thích thực tiễn, từ đó lại tiên đoán và thử nghiệm, nếu đúng như tiên đoán, lí thuyết đó được coi là thành công.
Và thuyết tương đối, rồi khái niệm KTG ra đời với vai trò hoàn toàn như vậy.
Em đừng nhầm lẫn, nó ko hề làm đảo lộn các giá trị KHKT, ngược lại nếu ko có thuyết tg đối, bây h rất nhiều công nghệ đã ko thể có được như phép định vị toàn cầu GPS hay thu phát đường dài.
Còn cơ học cổ điển, đất dụng võ của nó là với vật thể vĩ mô, vì ở đó các hiệu ứng hoàn toàn ko đáng kể (vd như v<<c, hay m>>khối lượng vi mô) Ng ta vẫn dùng cả 2 lí thuyết chứ. Giống như ánh sáng lưỡng tính sóng hạt, chả ai tưởng tượng đc nhưng ở vai trò này nó là sóng,vai trò khác lại là hạt.
Các lí thuyết của Einstein sẽ không có nếu giả định c=inf (vô cực). Áp giá trị c=inf vào lý thuyết hiện đại, ta lại thu được các pt Newton. Thế nên pt vẫn hoàn toàn đúng vì ta vẫn coi vtoc a sáng là vô cùng lớn trong đời sống hàng ngày.
thứ hai , nói cách khác , có phải không-thời gian cong là ÁNH SÁNG BỊ BẺ CONG hay ko ? Có thể đồng nhất 2 khái niệm này được ko ? Vậy thì đó là hiện tượng thực tế rằng không gian bị cong (thật rất khó tưởng tượng!) và thời gian bị cong (cái này còn khó hơn) hay chỉ đơn thuần là ẢO GIÁC của con người
Ồ sao lại nói cách khác như thế được tại sao KGT lại là ánh sáng :D. Ánh sáng là ánh sáng chứ, là thực thể. Còn KGT đã nói ở trên là một mô hình toán học của không gian và thời gian mà. Nếu khối lượng hấp dẫn ko có đường đi của as trong KTG, chiếu lên kgian 3 chiều là thẳng, còn khi có khối lượng hấp dẫn đủ mạnh, cái cấu trúc KTG quanh nó bị biến đổi. Tuy nhiên as chọn đường đoản trình để đi, nhưng chiếu lên Kg 3 chiều thì đường đó cong. Em đừng tưởng tượng không gian vũ trụ nó cong đi thì ko được đâu :D
Mà nó cũng ko phải là ảo giác, tất cả là thật, ko cần có mặt con người đâu. Tất cả những hiệu ứng này đã được ghi lại bằng máy móc.
+thứ 3 , tất cả các vật có khối lượng sẽ chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn , và có lực hấp dẫn . Tuy nhiên , ánh sáng , không có khối lượng , vì sao lại có thể chịu ảnh hưởng của lực hấp dẫn ?
A s ko chịu tác dụng của hấp dẫn theo kiểu Đl vạn vật G=m1m2/r^2. As chịu tác động vì không thời gian trong đó nó chuyển động đã bi biến đổi.
 
:) 8-} tự nhiên thấy bà Lê nhà mình quan tâm đến vấn đề vũ trụ phù phiếm này đến mức vào đây đánh giá cơ đấy :p :))

@ Anh Nam : nếu đã có sự cong ktg thì theo anh có thể trở về quá khứ ko? ;;) :D
 
Vấn đề là em vẫn chưa hiểu thời gian cong là như thế nào?
Mỗi thời điểm là 1 điểm trên đg` thời gian. Nếu nó cong hay nó thẳng thì 2 điểm vẫn chỉ là 2 điểm, làm sao mà nhảy từ điểm này sang điểm kia đc chứ?:-??
 
Lộc thử đọc cuốn "Lược sử thời gian" và cuốn "Vũ trụ trong một vỏ hạt" của Stephan Hawking đi , anh đang đọc dở cuốn thứ 2 (phần nói về "hình dáng" của thời gian ) để tìm câu trả lời cho thắc mắc đó đấy .
Mỗi tội dạo này bận quá , lại phải lao vào mấy chủ đề kinh tế nên chưa thể tiếp tục đọc về thiên văn được (hic)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
May quá là em thi xong rồi, lại vừa đc tặng cuốn "Lịch sử thời gian" nữa chứ.=)) Em đọc liền.:D
 
Mình có quyển universe in a nut's shell nhưng chưa có quyển kia :))
 
Lộc ơi, Lược sử... tái bản lại rùi hả? Lần trc đi mò chả thấy, biết mỗi ông Hoạt có thì lại chả mượn đc. Hiz, đọc mấy cái này mình chưa đủ trình, thế là cứ loạn hết cả lên (lần trước đọc mãi mà chả hỉu nổi thế là ngồi mail hỏi ông Phường, ông ý trả lời cho một hồi rồi chỉ muốn dẹp hết thiên văn vs chả vật lý đi cho rồi :)) ).
 
=)) Đọc sách khó lại còn đi hỏi cao thủ thì bó tay luôn. Cái này ngồi nhà mà gặm may ra ổn hơn.:p
 
Tiện thể nói về " Lược sử thời gian " của Stephan Hawking. Mình đăng bài này hơi cũ nhưng đó là một tin đáng chú ý:


Hawking bóp chết nghịch lí của ông

[22/03/2006]

Trong một buổi xuất hiện trước báo chí tại Dublin, Hawking đã thu hút được sự chú ý của công chúng khi ông tuyên bố rằng ông đã giải quyết được một trong các vấn đề quan trọng nhất của vật lí đó là các hố đen có phá hủy thông tin mà nó nuốt hay không.



Phát biểu trong một buổi họi thảo chật ních các nhà vật lí và nhà báo, giáo sư đại học Cambridge này đã đảo ngược quan điểm mà ông theo đuổi bấy lâu nay và cho rằng thông tin vẫn tồn tại. Và ông thừa nhận đã thua vụ cá cược vật lí và phải mất một cuốn từ điển bách khoa cho người thắng cuộc.

Hawking nói trong một bài phát biểu: “thật tuyệt vời khi tôi giải quyết được vấn đề đã làm tôi đau đầu trong gần ba mươi năm”. Tuy nhiên, các nhà vật lí khác vẫn nghi ngờ việc ông đã giải quyết được bài toán bí ẩn đó.

Câu hỏi điều gì sẽ xảy ra khi thông tin rơi vào hố đen là tâm điểm của các tư tưởng vật lí hiện đại. Các nhà khoa học thế kỷ 19 đã chỉ ra rằng năng lượng không thể tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi và các nhà khoa học thế kỷ 20 kết luận rằng thông tin vẫn được bảo toàn. Nếu đúng thế thì bảo toàn thông tin là nguyên lí quan trọng nhất của khoa học, có khi còn quan trọng hơn cả định luật bảo toàn năng lượng và khối lượng. Tuy nhiên, vẫn có một trở ngại lớn: đó là các hố đen.

Hố đen là một ngôi sao bị suy sập, một con quái vật khổng lồ, nó hút và bẫy tất cả các vật thể quanh nó bằng lực hấp dẫn của nó. Trái đất cũng hút chúng ta, nhưng chúng ta có thể thoát khỏi lưc hút của trái đất bằng một tên lửa với vận tốc lớn hơn vận tốc thoát của trái đất vào khoảng 11 km/giây. Với các hố đen thì vận tốc thoát còn lớn hơn vận tốc ánh sáng, mà theo thuyết tương đối thì không có gì có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng nên tất cả mọi vật, kể cả ánh sáng cũng không thể thoát được khỏi hố đen nếu chúng bay gần hố đen. Có một gianh giới mà nếu bạn vượt qua nó thì bạn không thể nào thoát ra được, đó là chân trời sự kiện.

Khi một vật thể rơi vào hố đen, năng lượng và khối lượng của nó để lại dấu tích có thể quan sát được đó là khối lượng của hố đen tăng lên. Tuy vậy, theo thuyết tương đối, các thông tin mà vật thể có sẽ bị mất đi không thể vãn hồi: người quan sát bên ngoài hố đen không thể biết là hố đen đã nuốt một tấn chì, một tấn da thú hay một tấn xe hơi. Nếu các hố đen phá hủy các thông tin này thì định luật bảo toàn thông tin không phải là một định luật phổ quát.

Việc tranh luận diễn ra ác liệt về việc có phải các hố đen là những trường hợp ngoại lệ cá biệt hay không, người thắng cuộc sẽ được một cuốn từ điển bách khoa toàn thư như í.

Tại hội thảo ở Dublin, Hawking đã thừa nhận thua cuộc. Sử dụng một công cụ toán học được biết với cái tên là phương pháp tích phân đường Euclide (Euclidean path integral Method), Hawking tự chứng minh rằng thông tin không bị phá hủy khi rơi vào hố đen. Ông nói: “nếu bạn nhảy vào hố đen thì khối lượng và năng lượng của bạn sẽ trở về với vũ trụ. Nhưng các thông tin về bạn như thế rất khó được nhận ra vì chúng bị biến dạng nhiều. Điều đó có nghĩa là các hố đen không phải là một cánh cửa để bước sang một vũ trụ khác, một khả dĩ khác. Tôi rất lấy làm tiếc cho những người hâm mộ chuyện khoa học viễn tưởng”.

Một người thắng cuộc là Preskill nhận cuốn từ điển về bóng chày còn người kia là Thorne thì từ chối thắng cuộc, ông nói “tôi từ chối là vì tôi cần phải xem kĩ hơn, nhưng tôi nghĩ rằng Stephen dường như đúng”.

Những người khác thì lưỡng lự hơn. Một trong số đó là Friedman, ông nghi ngờ phương pháp toán học của Hawking. Các nhà lí thuyết trường lượng tử rất thích dùng phương pháp tích phân đường Euclide để giải các bài toán gồm hạt và trường nhưng phần lớn các nhà lí thuyết hấp dẫn không dùng phương pháp đó vì nó sẽ dẫn đến các phương trình với những điểm vô hạn khó có thể xử lí được. Các nhà lí thuyết hấp dẫn thích phương pháp Lorentz dễ hiểu hơn. Chưa ai chứng minh được hai phương pháp này luôn cho các kết quả giống nhau. Tôi vẫn chưa chắc là phương pháp tích phân đường Euclide có thể biểu diễn cho tiến hóa của không thời gian khi mà không thời gian lại có tính Lorentz. Điểm đáng ngờ thứ hai đó là Hawking lấy tổng theo tất cả các vị trí của hố đen lí tưởng khả dĩ và tất cả các nhà quan sát trong vũ trụ, nhưng hình như kết quả không áp dụng được đối với một hố đen và một người quan sát cụ thể.

Vì dùng phương pháp Euclide nên Hawking không thể thấy được các thông tin được lưu trữ bên trong hố đen và được giải thoát như thế nào – các thông tin bị dồn nén rồi được giải thoát cùng một lúc hay thông tin được phát ra liên quan đến các bức xạ phát ra từ hố đen. Friedman còn nói rằng ông muốn các luận cứ của Hawking có í nghĩa vật lí hơn và được trình bày bằng những thuật ngữ toán học thông thường hơn. Ông nói thêm: “nếu người ta có thể rút ra những lí giải từ các tính toán trên và được lặp lại bằng cách tính toán Lorentz thuần túy thì điều đó sẽ giúp ích rất nhiều”.

Dạ Trạch (Theo C. Seife, Science, 305 (2004) 586, và 934

http://www.vatlyvietnam.org

___Nhật Phong___
 
thực ra thì các bạn trẻ muốn tìm hiểu về thiên văn thì anh có lời khuyên là nên đọc qua sách Vật Lý lớp 12 đi đã , như thế mới có một vài kiến thức cơ bản nhất để hiểu được những khái niệm khó hơn trong thiên văn .
 
Thực ra thì 2 quyển đấy đọc anh hay đọc việt nó... cùng khó hiểu như nhau cả ấy mà =))
Nếu thạo tiếng anh 1 chút thì trở ngại duy nhất khi đọc sách tiếng anh là từ mới, nhưng việc gì phải tra từ mới trong một quyển sách có toàn những định nghĩa các từ? =))
 
Nhưng các từ dùng để định nghĩa.....cũng mới.=))
 
Hehe hồi mới trả lời bài này thấy ko chút động tĩnh, mình tưởng box KHKT èo uột nên thread này đứt mất rồi :D hóa ra nó expand ra được ngần này:D

Mình có biết câu này rất hay, gửi tặng các bạn:
Do not try to visualize n-dimensional objects for n>=4. Such an effort is not only doomed to failure - it may be dangerous to your mental health. (If you do succeed, then you are in trouble!)
-- Vasek Chvatal (Linear Programming, page 252.)

:)) :)) Quả có vậy tưởng tượng về một thế giới 4 chiều (cũng khó như là tưởng tượng lưỡng tính sóng hạt) dễ khiến đầu óc bấn loạn sau cả một buổi chiều mà rốt cục vẫn ko thu được gì :D
Trong sáng hơn, hãy chuyển thành tư duy của không gian vector đại số tuyến tính ;) Dù sao những cái đó đều là lí thuyết mà:D

Hoặc có một cách khác cũng rất hay, thử nghĩ về không thời gian 3 chiều :D đó là không gian mà chỉ có mặt phẳng và trục z là trục thời gian. VD chỉ xét TĐ quay quanh MT trong mặt phẳng quĩ đạo làm "toàn bộ không gian" chúng ta có (coi như chỉ có 2 vector để cảm sinh ra ko gian, span của "ko gian " đó sẽ là mặt phẳng ;) ) Như vậy đồ thị KTG mà ta tưởng tượng đc sẽ là một đường xoắn ốc, đi lên theo trục z. Chiếu cái xoắn đó xuống không gian, ta thu lại được đg tròn trong mặt phẳng.
Nếu có hình nữa thì mọi người sẽ thấy dễ hơn :(
Việc TĐ lặp lại quĩ đạo trong ko gian : nếu đường đi của nó là một băng giấy, ta thu được các băng giấy chồng lên nhau và các lần trùng nhau là ở cùng vị trí trong ko gian, nhưng chênh nhau về thời gian Nếu xét cả chiều thời gian, sẽ giống như ta kéo cái băng giấy đó lên khỏi mặt phẳng, và thu đc đg đi là đường xoắn :) Như vậy, vị trí trog KTG là độc nhất (unique).
Nếu muốn tưởng tượng, hãy tưởng tượng bằng VD đó, còn với 4 chiều thật thì quả là bó chiếu (ít ra là bản thân mình cóc làm đc) :-j

Cẩm Anh đã viết:
@ Anh Nam : nếu đã có sự cong ktg thì theo anh có thể trở về quá khứ ko?;;):D
2 CẢnh: ko về được quá khứ. Ngay cả khi v đạt =c (là greatest velocity in nature) thì thời gian riêng (đối chiếu với một hệ khác)cũng chỉ dừng lại chứ ko quay ngược được. Mỗi vật có hệ thời gian riêng, ko thể nói cái nào đúng hơn cái nào, bởi "làm gì có một thời gian chung tuyệt đối trôi đi trong toàn vũ trụ (Einstein)", đó chính là luận điểm quan trọng của thuyết tương đối :D
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
(là greatest velocity in nature)
:D Chỉ là trong nature thôi mà anh :D
:-? Mà ko hiểu Hố đen có sức hút mà ánh sáng cũng ko cưỡng lại được thì liệu vật chất chuyển động trong đó ntn nhỉ ?
Đứng im +_+. Hay chuyển động với vận tốc nhanh hơn vận tốc ánh sáng +_+...
Oé, mình ko theo học ngành tự nhiên đến cùng :-<...
Chán thật +_+
 
Mày cứ làm như theo học là biết ấy =))
Bây giờ đã ai biết câu trả lời cho cái đấy đâu mà "học"? Muốn biết thì trừ khi mày là thiên tài tự nghiên cứu ra =))
 
Back
Bên trên