Kỹ thuật nhảy cổ điển

Bài thứ 7 TẬP TỪNG VŨ HÌNH VÀ ĐỘNG TÁC RIÊNG BIỆT


Chúng ta hãy xem xét 1 số fương fáp tập luyện từng vũ hình và động tác riêng biệt, và cả 1 phần bài nhảy nữa, vì từ chúng mới tạo thành cả bài nhảy.

Vũ hình và các động tác nhảy riêng biệt cũng giống như những viên gạch xây nhà, ngôi nhà chắc chắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng từng viên gạch và sự thích ứng lẫn nhau của chúng.

Những phương pháp này gọi chung là Phương pháp tập luyện từng bước:

- Thảo luận
- Thực hiện chậm
- Ôn luyện từng phần
- Tập vũ hình trước và vũ hình sau
- Thảo luận

Chúng ta sẽ nghiên cứu từng bước một cách chi tiết :

Bước 1: Giả sử chúng ta đang phân tích một bài nhảy, các bạn có thể tìm thấy một số vũ hình mà các bạn không thích lắm và có thể có những động tác thực hiện không đạt. Các bạn hãy bắt đầu ngay từ chúng. hãy nhớ rằng: không có con đường nào là dễ dàng, là không cần bỏ nhiều công sức. Hãy bắt đầu thảo luận những vũ hình đó (nhưng đừng cãi nhau, vì khi cãi nhau các bạn sẽ chẳng tìm ra chân lý và chẳng bao giờ đi đến 1 ý kiến thống nhất nào cả!) Hãy phân tích vũ hình theo các mục sau :

1- Dạng chuyển động (tiến, quay, nghiêng)
2- Đặc điểm của chuyển động (mức độ quay, biên độ )
3- Lực chuyển động (dynamic) (vận tốc quay, sử dụng trọng lực của cơ thể, trọng lực của đầu, lực tương hỗ trong cặp nhảy).
4- Nhịp điệu của chuyển động (nhạc cảm, hướng nhìn).

Bước 2 : Bắt đầu thực hiện vũ hình hoặc động tác với tốc độ chậm, ghi nhớ dạng, đặc điểm, lực và nhịp của chuyển động. Theo quy tắc thực hiện chậm sẽ có kết quả. Nhắc lại vài lần với tốc độ chậm.

Bước 3 : Ở bước này vũ hình hoặc động tác phải tập với nhạc hoặc đếm ở nhịp độ bình thường. Tập mỗi động tác hoặc vũ hình khoảng 5 lần, nghỉ một chút lại tập lại. Cách tập này có lợi gì

- thứ nhất các bạn sẽ quen với cách dẫn và các tư thế trong đôi.
- thứ hai quen với vũ hình đó phải sử dụng nhóm cơ nào.
- thứ ba xác định được khuôn của vũ hình.

Hãy thử tập vũ hình đó ở các hướng khác nhau, chẳng hạn 5 lần mỗi hướng. Điều này sẽ giúp các bạn định hướng tốt hơn trên sàn và không bị bệnh " Tổ hợp hướng", nghĩa là cứ theo hướng đó thì phải làm động tác đó. Ở bước này việc chú ý đến mức độ tập trung của cơ thể rất quan trọng, nó không được ở trạng thái gồng cứng, nhưng cũng không được thả lỏng. Cơ thể của bạn phải có trọng lực, nghĩa là bạn phải có cảm giác căng nhẹ các cơ. Chuyển động của bạn phải mượt mà, mềm mại và mạnh mẽ.

Bước 4:Tiếp theo chúng ta sẽ chuyển sang tập vũ hình trước và sau, nghĩa là bạn bắt đầu nối các vũ hình thành tổ hợp cơ bản của bài nhảy. tất nhiên cũng phải tập đi tập lại tổ hợp này.

Bước 5 : Các bạn có thu được kết quả không Nếu có thì quá tốt, còn nếu không thì đừng thất vọng. Hãy nhớ là việc gì cũng cần có thời gian. các bạn hãy quay về Bước 1 và tiếp tục làm việc. Nếu vẫn tập chưa được thì đừng vội thay đổi vũ hình, có thể bạn đã quá mệt, hãy nghỉ một chút, hoặc dừng tập và nhờ đến sự giúp đỡ của huấn luyện viên.

< vietnamdancesport.net >
 
Bài thứ 8 Bài tập chuẩn bị trước khi tập luyện và thi đấu

Có một loạt những bài tập đơn giản, không phức tạp giúp cho cặp nhảy chuẩn bị để tập luyện hoặc biểu diễn, thi đấu. Xin giới thiệu với các bạn 6 bài cơ bản từ loạt bài đó.

Trước hết, bật 1 bài nhạc đơn giản, hoàn toàn không có ý nghĩa gì về phong cách hay nhịp điệu mà bạn thích và bắt đầu tập từng bài :

1- Tự khởi động

- Bắt đầu khởi động từ phần trên như cổ, vai, thắt lưng, tay, sườn, hông và tâm thân, đầu gối và chân.

- Lưu ý : Để thực hiện những bài tập này không cần phải căng người nhưng phải tập trung. Hai đầu gối phải mềm, tự do. Tay và khuỷu tay mềm nhưng phải ở trạng thái chuẩn bị tác động lại lực từ phía bạn nhảy.

2 - Cân bằng giữa cặp nhảy (Bài tập phổ biến áp dụng cho cả Standard và Latin)

- Tư thế chuẩn bị : Đứng dối diện nhau cách một khoảng, 2 tay để phía trước, gập khuỷu, hai chân mở rộng hơn vai, nam nắm nhẹ hai tay nữ.

- Bài tập : nam nhẹ nhàng đưa nữ ra xa rồi kéo lại gần. Động tác này thực hiện rất dễ, không cần nắm chặt tay. Tập trung chú ý vào tâm thân, ảnh hưởng lên tác động của tay push-pull từ tâm thân, khuỷu tay khi đó sẽ gập và duỗi theo hướng chuyển động của hai người.

- Bài tập phát triển : Nhằm dần dần tạo cân bằng giữa cặp nhảy khi gập và duỗi đầu gối. Tiếp theo có thể đưa tay lên cao, chạm tay vào nhau để giữ cân bằng.

- Lưu ý : hai khuỷu tay không được đưa ra phía sau lưng; điều quan trọng nhất là làm sao hai bạn nhảy cân bằng lực với nhau.

3 - Chuyển tâm theo bàn chân

- Tư thế chuẩn bị cũng giống bài tập 2.

- Bài tập : Nhằm chuyển tâm thân theo các tư thế của bàn chân : nghiêng "trước-sau", "phải-trái" và "quay vòng" mà không nhấc gót và mũi khỏi sàn.

- Lưu ý : Cố gắng tạo biên độ chuyển động lớn nhất theo các tư thế của bàn chân, nghĩa là làm sao để đạt được sự cân bằng với biên độ chuyển động lớn nhất.

4 - Bài tập "xe tải nhỏ" ( Bài tập thông dụng nhất)

- Tư thế chuẩn bị : Giống tư thế của bài tập 2, nhưng khoảng cách giữa hai người gần hơn.

- Bài tập : Nam bắt đầu chuyển động và đưa nữ tới trước-về sau-sang bên-quay. Yêu cầu phải đạt được là hiểu cách đưa và cảm giác được các chuyển động trong đôi nhảy.

- Lưu ý : Hãy nhớ người nào chuyển động tiến là người chủ động, người lùi là người bị động, là người nhận và tiếp tục chuyển động từ người tiến; tay trong bài tập này không được gồng và đóng vai trò cầu nối giữa 2 tâm thân để truyền thông tin về hướng chuyển động; các bạn có thể sử dụng bài tập này không cần đến tay; khi tập khoảng cách giữa 2 bạn nhảy không được thay đổi.

5 - Dịch chuyển không dùng tay

- Tư thế chuẩn bị : Đứng vào đôi ở vị trí thông thường và tạo một tiếp xúc nhẹ.

- Bài tập : Chuyển động tiến, lùi, sang bên, quay. làm sao cho sự tiếp xúc của các bạn giữ nguyên trong suốt bài tập này. Cần kiên nhẫn và có cảm giác khi thực hiện bài tập này. Nam phải rất chú ý dẫn nữ theo bất kỳ hướng nào, có tín hiệu trước mỗi chuyển động hay khi thay đổi hướng.

- Lưu ý : Khi chuyển động không được đổ vào nhau, hoặc tách nhau ra, không được sử dụng tay trong bất kỳ tình huống nào. hãy cố gắng không nói chuyện khi tập và không được báo trước thay đổi hướng chuyển động bằng lời. hãy dẫn nữ bằng tâm thân của mình và điều khiển bằng "ngôn ngữ của cơ thể".

6 - Hạ và nâng thân không dùng tay

- Tư thế chuẩn bị : Giống bài tập 5, chân đứng cách nhau một khoảng đủ để đầu gối nam có thể dễ dàng chuyển động về phía trước.

- Bài tập: Hạ thân cho đến khi không thể hạ được nữa, lưng phải luôn thẳng đứng. Cùng nâng thân từ từ đến tư thế cao nhất có thể, không được đổ vào nhau, đầu gối phải giữ mềm. Giữ tiếp xúc thân suốt bài tập.


< vietnamdancesport.net >
 
TẠO ẤN TƯỢNG CHO CHUYỂN ĐỘNG

TỐC ĐỘ CAO CỦA CHÂN
Di chuyển chân có tốc độ cao luôn gây ấn tượng. Nếu chân bước quá sớm chuyển động sẽ trở nên buồn tẻ và không có sức hẫp dẫn. Chuyển động nhanh của chân là kỹ năng chuyển động nhanh mà vẫn giữ được cảm nhận nhịp điệu và phải được thực hiện hoàn toàn không có sự trợ giúp của bạn nhảy. Chuyển động nhanh của chân được thực hiện một cách đơn lẻ và là một bí mật trong sự quyến rũ trong chuyển động của từng cá nhân.

QUAY NHANH.

Chuyển động quay có tốc độ cao luôn gây được ấn tượng. Nếu chuyển động quay được thực hiện quá sớm (so với phách nhạc mà chuyển động quay được thực hiện.ND) sẽ không đem lại ấn tượng và hiệu quả. Để tạo được chuyển động quay nhanh - Việc khởi động cho chuyển động này rất quan trọng ở sự chính xác của thời điểm mà nam PHẢI thực hiện thông qua việc dẫn bằng lực (Physical Lead). Bạn nữ KHÔNG BAO GIỜ tự thực hiện chuyển động quay.

TỐC ĐỘ DI CHUYỂN NHANH CỦA THÂN NGƯỜI
Tốc độ di chuyển nhanh của thân người tạo ra ấn tượng. Nếu một cặp nhảy di chuyển với một tốc độ đều đều trong bất cứ khoảng di chuyển nào đều không gây được ấn tượng và đương nhiên không đem lại sự hấp dẫn. Cơ thể người bạn nữ di chuyển nhanh luôn nhờ vào sự dẫn lực(Physical Lead) từ người bạn nam.


CHUYỂN ĐỘNG GỢI CẢM.

Sau khi thực hiện các chuyển động có tốc độ nhanh thường sẽ dừng lại ở một vị trí nào đó và lúc này phải thực hiện sự "gợi cảm" bằng cách đưa từ từ trọng tâm tới chân trụ cùng với sự mềm mại của thân người và tay tự do cần có chuyển động phối hợp tự nhiên và thích hợp

< các kỹ thuật trên thường áp dụng trong các điệu Mỹ Latin, mọi người chú ý nhé :) ; khi đọc nếu thấy có gì sai hay ko hợp lý, hoặc có thể cái thiện tốt hơn mong mọi người tích cực đóng góp :D >

vietnamdancesport.net
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hấp dẫn + bổ ích vãi lúa! Cả 1 kho kiến thức :D:D:D:x:x:x:x
 
Chuyện dài về vũ điệu tiêu chuẩn và sự thăng bằng

ĐẦU: Là bộ phận nặng nhất của cơ thể. Ai đã từng xem đua xe(Thể thức 1 hoặc thể thức 3000) có thể để ý thấy là người lái khi đến khúc cua, đặc biệt khi vận tốc lớn, phải nghiêng đầu vào phía trong. Họ bắt buộc phải làm như vậy, nếu không sẽ có thể bị chấn thương cổ. Vì lực ly tâm sẽ đẩy đầu về hướng ngược lại. Hoặc các vận động viên nhảy dù, họ phải hất nhẹ đầu ngay khi bắt đầu nhảy ra không trung. Trong khiêu vũ cũng y như vậy. Nếu ta giữ lực trên bàn chân trụ và tạo cân bằng bằng chân tự do , thì mới đảm bảo được một nửa sự thăng bằng.

TAY : Nếu chỉ dùng đầu thì không thể đạt được độ thăng bằng lý tưởng . Còn cần phải giữ tay cho đúng. Không những tay mà cả khuỷu tay nữa. Các bạn thử đi xe buýt trong giờ cao điểm mà xem. Nếu bạn đứng vuông góc với tay vịn và để khuỷu tay nằm trên cùng một mặt phẳng với thân, thì khi xe dừng đột ngột bạn sẽ ngã ngay. Còn nếu bạn đứng quay mặt về phía tay vịn, khuỷu tay đưa ra phía trước, khi đó cho dù tài xế có cho xe chạy ngoằn nghoèo kiểu gì đi nữa, bạn vẫn có thể đứng yên trên đôi chân của mình.

Thân và hai tay của bạn cần phải tạo thành một thể tích nhất định . Khi chuyển động, không chỉ riêng thân hay tay, mà phải chuyển động cùng lúc cả khối thể tích này, như vậy bước nhảy của bạn mới trở nên chắc chắn được.

Còn làm thế nào để đẩy bạn nữ đi? Chắc các bạn sẽ hỏi câu đó?


Hãy chú ý đến hình ảnh đầu tiên. Ở đoạn cua mặt đường nghiêng vào trong. Nếu không có đọan cua này, với một vận tốc nhất định, xe sẽ bị bay ra khỏi đường đua do tác dụng của lực ly tâm theo hướng nằm ngang.

Vậy lực của tay thì lấy ở đâu?

Đúng - từ sàn, nhưng chuyển năng lượng đó về phương nằm ngang rất phức tạp, cho nên chỉ cần hơi nghiêng thân về hướng chân trụ, khi đó sẽ xuất hiện lực để đẩy nữ.

Alexey S. Eaonov
 
Hãy chuyển trọng tâm sang chân này

Bạn có thường nghe câu đó từ huấn luyện viên của mình không?Đánh cuộc là thậm chí rất thường nghe nếu bạn là người mới học hoặc ngay cả đã học nâng cao, nhưng hễ bước chân tới lớp học thì trước hết, chuẩn bị mọi thứ xong, và chỉ ngay sau đó là bắt đầu tranh luận.

Tôi được mời đến giờ dạy của Richard Gliv, ở đó ông ta lại nhắc lại lời của huấn luyen viên của ông Genri Kingston : " Richard, chân cậu không có lực !". Điều đó đã chiếm mất một số buổi học và một lượng đáng kể tiền bạc cho đến khi ngài Gliv chuyển được trong tâm sang bên chân phải. Tôi không thể quên câu chuyện khó hiểu đó, và cách ngài Gliv kể rất thành thật. Có điều gì đó tương tự như câu nói: "Hãy chuyển trọng tâm sang chân này !" vậy.

Vừa mới hôm qua, tôi đến lớp của Mirrel Villuks, vô địch Canada cùng với Pier Allur thể loại 10 vũ điệu. Chúng tôi chuẩn bị tập một số bước chasse trong quickstep, tôi nghĩ là sẽ bắt đầu từ một số bước cơ bản như quay 4 bước và progressiv chasse. Ở đây lại bắt đầu: "Max, chân cậu chẳng có lực gì cả!"Cô ta quan sát một cách thích thú bước thứ tư của progressiv chasse khi tôi bước hơi sang bên trái bằng chân trái. Các bạn biết không, tại thời điểm này các bạn chuẩn bị đi từ phía ngoài của nam chân phải lên phía trước ở bước thứ 5 và tôi nhầm lẫn lung tung.

Do đó phải lưu ý sửa các vấn đề sau đây:

1- Nghiêng bên phải: Một cách tự nhiên, tôi không chuyển trọng tâm sang chân trái ở cuối bước thứ 4(chasse)mà vội vàng chuyển sang bước thứ 5. Điều đó dẫn tới việc mất lực ở chân trụ trái và thân sẽ bị đổ về bên phải, làm nữ lúng túng.
2- Phía bên phải bị co lại do phân bố lực không đúng.
3- Tôi thử bước dài hơn từ bên ngoài, càng rối khi chuyển trọng tâm sang chân trái.
4- Tư thế và sự cân bằng bị phá vỡ.


Như vậy điều tôi muốn nói là "Chuyển trọng tâm sang chân này" có nghĩa là các bạn cần thực hiện ở tất cả các nhịp đếm(slow- 2, quick- 1 và v. v. . . ) bước lên trước, về sau, sang bên, bước chéo. Kết thúc một nhịp các bạn phải ở vào thế hoàn toàn thăng bằng với toàn bộ lực phải "ở chân này" trước khi chuẩn bị sang bước khác. Điều đó liên quan đến cả hai bên nam và nữ. Các bạn có nắm được không?

Nói chung tôi cũng biết là phải như vậy, nhưng chưa bao giờ hiểu được một cách chính xác như ở buổi học sau cùng này của Mirrel

< vietnamdancesport.net >
 
khịt. lâu lắm rồi mới quay lại HDC, thấy cái box này vẫn ko có gì khác, thiết nghĩ có lẽ mọi người chưa để ý lắm tới những bài học kỹ thuật trên "giấy". Trong thời gian này tớ cũng khá bận nên không có thời gian paste bài; nếu ai có nhu cầu tìm hiểu thêm về kỹ thuật nhảy thì chịu khó tham khảo ở web: www.vietnamdancesport.net hoặc www.ballroom.com
Hy vọng sau thời gian này sẽ tiếp tục tham gia với HDC nhiều hơn :D good luck !
 
Em đọc thường xuyên anh ạ, rất hữu ích mặc dù tập mãi mà không được:D:D:D:D
 
Trình của fourmi mà :D Hôm nay tập đơn rồi vỡ ra nhìu thứ, đọc cái này có thấy hay hơn không? :) Hay cái gì ko hỉu, đem đến hỏi cTâm, aĐức í :x
 
Ệch, có học mà không có hành, chả làm được gì! hic, phải luyện lâu nó mới ngấm, chứ vừa mới học cái đã 1 đống kỹ thuật, làm sao có thằng nào nó theo được hả chị:(:)(:)(( Chắc die:(:)(:)((
 
Thì cũng giải 3 rồi mà! Fourmi ngoan khá quá! :* :D
 
Back
Bên trên