Kỹ thuật nhảy cổ điển

hê hê , nhu cầu đôi cặp này nằm ngoài tầm kiểm soát của ban tổ chức :D
 
Sau 1 thời gian bận rộn với công việc tết nhất gì đó, từ hôm nay tớ sẽ tiếp tục post những bài viết liên quan đến nhảy cổ điển, tiếp theo sẽ là 1 chuỗi bài tập dành cho các vũ công, mọi người đọc tham khảo nhé :D

Bài thứ 1: HÃY THỰC HIỆN CHẬM

Lý do đầu tiên khiến ta nên thực hiện tổ hợp hay động tác với tốc độ chậm là do ta tự cảm nhận được mình thể hiện không được như ý, thực hiện không tự tin và hay bị lỗi.

Các bạn hãy nhớ rằng, muốn thực hiện động tác nhanh, theo kịp nhạc, trước hết phải thực hiện đúng. Khi ta thực hiện chậm, sự cảm nhận của cơ thể đối với chuyển động và các lực tác dụng sẽ tăng lên (điều này có thể so sánh với việc tiếp nhận thức ăn: nếu ăn nhanh, bạn sẽ không kịp cảm nhận được mùi vị ngon lành của món ăn và ngược lại), cho nên càng thực hiện chậm cảm nhận của bạn đối với bản thân và bạn nhảy càng tỉ mỉ và tinh tế hơn, từ đó cặp nhảy của bạn sẽ có sự "ăn rơ " rất cần thiết khi sử dụng trọng tâm, tư thế thân, phối hợp lực... Cũng chính từ đây các bạn sẽ phát hiện ra lỗi do đâu.

Khi thực hiện chậm các bạn bắt buộc phải sử dụng lực lớn hơn rất nhiều để cân bằng và có thể bạn sẽ mệt hơn so với thực hiện với tốc độ bình thường. Giai đoạn này ai cũng buộc phải trải qua, nó sẽ luyện cho cơ bắp được dẻo dai, và sự thăng bằng của cơ thể cũng tốt hơn.

Tất nhiên đó chỉ là biện pháp ban đầu, sau đó các bạn hãy tăng tốc độ từ từ. Đừng vội, bạn sẽ kịp, chỉ cần cố gắng thực hiện chậm và đúng ngay từ đầu.Lý do thứ hai nên thực hiện chậm là nhằm tạo cho bạn một kinh nghiệm. Có thể chúng ta đã từng gặp trường hợp trong cuộc thi người ta chơi nền nhạc rất chậm, đến nỗi dường như khó mà nhảy theo nổi. Khi đó bạn hãy sử dụng kinh nghiệm thực hiện chậm có được khi tập luyện của mình. Bạn sẽ thành công.

Các bạn cần lưu ý rằng thực hiện chậm khó hơn rất nhiều so với thực hiện bình thường đấy


<vietnamdancesport.net >
 
Bài thứ 2: BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC BUỔI TẬP


Hãy luôn nhớ rằng : buổi tập của bạn được bắt đầu không phải từ moment, khi bạn đứng trên sàn tập, mà sớm hơn rất nhiều, có thể nói là từ sáng sớm khi thức giấc! Trong suốt cả ngày bạn sẽ bị chi phối bởi tất nhiều yếu tố. Vậy hãy nhớ rắng tâm trạng của bạn trong ngày hôm đó ra sao bạn sẽ mang lên lớp học như thế, và buổi tập sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng đó của bạn. Có một câu thành ngữ rất đúng :" Một ý nghĩ tiêu cực sẽ giết chết tất cả những ý nghĩ tích cực." Hãy suy nghĩ kỹ về điều đó.

Trong suốt cả ngày hãy cố gắng chuẩn bị trong ý nghĩ là bạn dự định tập gì hôm nay. Nói cách khác, bạn hãy đến lớp học với mục đích nhất định.Có thể khi xem băng đĩa hoặc tài liệu học tập, tình cờ tìm được 1 ý tưởng hay, hãy cố gắng thử áp dụng nó càng nhanh càng tốt, ghi chép lại cho nhớ. Hãy mang lên lớp trao đổi với bạn nhảy và cùng tập thử, bạn sẽ thấy ngay nó có thể làm cho bạn tự hào hay không. Nhưng chúng ta sẽ đề cập tới chuyện đó sau. Hãy quay lại đề tài này.

Việc kết thúc buổi tập cũng không phải là ngay khi bạn rời khỏi sàn tập, mà muộn hơn một chút. Trên đường về nhà có thể các bạn cùng đi với nhau, hãy thảo luận về buổi tập, thậm chí có khi đã nói sang đề tài khác, nhưng ý nghĩ vẫn nên còn ở trên sàn tập. Bạn có thể cho là "vớ vẩn", nhưng hãy nhớ lại đi, rất nhiều quy luật tự nhiên được con người tìm ra không phải ngay lập tức mà phải trải qua nhiều thử nghiệm, nhiều suy nghĩ , mày mò, tích lũy... Hãy nhớ xem, bảng Tuần hoàn các nguyên tố hóa học đã được hình thành trong đầu Mendeleev khi nào, mặc dù ông đã phải làm việc nhiều năm với nó.


< vietnamdancesport.net >
 
Bài thứ 3: ĐỪNG DỪNG LẠI

Đề tài này áp dụng dạng thứ 2 của luyện tập. Có nghĩa là gì?

Tất cả chỉ có nghĩa là : Bạn hãy nhảy, đừng chú ý tới xung quanh, đừng quan tâm tới những gì đang diễn ra. Bạn cần phải cống hiến toàn bộ sức mạnh và tâm hồn của mình cho điệu nhảy, và chỉ khi đó mới có thể hoàn thiện sáng tạo của bạn, chỉ khi đó bạn mới cảm nhận được hết sức mạnh của chuyển động, tâm hồn mới "phiêu diêu", 2 cơ thể mới phối hợp hoà nhịp được.

Đừng bao giờ để quá trình tập luyện bị phá vỡ bởi những tiếng kêu, những ánh nhìn chê bai... Hãy nhớ:" Một ý nghĩ tiêu cực sẽ giết chết tất cả các ý nghĩ tích cực." Nếu bạn đang đứng ở ranh giới của sự bực bội và cảm thấy bạn sắp hét lên, hay sắp nói những lời không hay với bạn nhảy, tốt nhất hãy dừng buổi tập, đi chơi, hay đi xem phim... Điều đó có lợi hơn nhiều so với sự bực tức và ánh mắt trợn trừng!

Với các cuộc thi nghiêm chỉnh, Khiêu vũ là Thể thao, mà thể thao luôn khắc nghiệt. Không dừng lại trong thể thao có nghĩa là phải đạt tới một mục tiêu nhất định. Điều đó củng cố ý chí của bạn, như một vận động viên thực thụ, hãy dồn sức mạnh cho cơ bắp và lý trí. Khi các bạn quyết định tập với nhạc, hãy tập liên tục đừng dừng lại giữa chừng. Trên sàn thi đấu không có lúc nào để dừng cả. Trọng tài đứng ở tất cả các góc sàn, còn các bạn phải kịp trình diễn trước càng nhiều trọng tài càng tốt.

Để kết luận, hãy nhớ là các bạn khiêu vũ với nhạc, mà nhạc thì liên tục, không ngừng (nó chỉ có thể chậm lại hoặc nhỏ đi). Nhạc phẩm phải được vang lên cho đến hết, và bài nhảy của các bạn thì luôn tương ứng với nền nhạc đó.


< vietnamdancesport.net>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Cho em hỏi, khi nhảy em không làm sao có thể thả lỏng người được, cơ thể cứ như đông cứng lại, em đã cố thả lỏng người theo bạn nhảy nhưng lại rất dễ nhảy sai. Cảm giác lúc nhảy nhiều khi phải cố gắng để cho chuẩn động tác nên khi nhảy em hay chú ý rất nhiều, cơ thể phải cứng lại để giữ cho chuẩn các động tác, nhiều lúc cảm giác như em là một khúc gỗ đang di chuyển vậy. Cũng có nhiều khi do cơ thể quá nhỏ so với bạn nhảy nên cứ phải rướn mình lên, khổ ghê cơ, nhảy như là đánh vật với bạn nhảy ấy :D. Điều này xảy ra tất nhiên là khi em nhảy Waltz. Và em có thể sắp tới học các điệu Ball room như boston, valse chậm, valse nhanh... em cũng bị mắc phải lỗi như vậy.

Anh Dũng, làm sao có thể nhảy chuẩn động tác mà vẫn có thể thả mình theo điệu nhạc. Em cảm thấy khó quá :(
 
Theo tớ (tao) là cứ nhảy nhiều, cảm nhận âm nhạc như ngấm sâu vào người mình, quan trọng là cũng fải chuẩn các động tác cơ bản, thì lúc đấy nó như kiểu vừa cứng vừa mềm, hòa quyện, khoái lắm! :D
Chả hiểu mình đã đến được cái cảm giác ý chưa, nhưng mà chắc là rồi (mặc dù trình bé tẹo :D)

----------

À mà mấy bài anh Dũng post hay quá, giờ đang cố gắng tập theo, hy vọng có ngày thành "cháu chắt chút chít" của CHÍNH QUẢ :)):)):)):)):))
 
Từ trước đến nay anh cũng bị như em :D ; thầy dạy nhảy bảo: trước hết phải thuộc nhuần nhuyễn bước cơ bản, biến nó thành phản xạ của mình chứ ko đơn thuần là thuộc. Sau đó mới đến phần nhạc( thực ra em cứ đi thuộc bước cơ bản theo thằng nam thôi :p; nam tốt thì em sẽ đi đúng nhạc, còn nam lởm như anh thì ... :D) . Còn hình thể không phải là quan trọng nhất, nếu em nhảy với nam mà cảm thấy mỏi hay sao đó thì lỗi là do nam, nam phải chiều nữ chứ nữ chỉ cần nắm vững bước thôi thì cũng ngon lành rồi :)

đây chỉ là để nhảy những bước cơ bản thôi đấy, chứ đến trình biểu diễn thì lại đòi hỏi những yếu tố khác
 
càng ngày càng thấy cái sự nhàn hạ của em và cái sự vất vả của anh anh ạ :p yêu lắm cơ anh yêu của em! :)
 
Bài thứ 4 HÃY BIỂU CẢM TRÊN SÀN TẬP


Khiêu vũ- Là sự thể hiện những cung bậc của cảm xúc, hay nói một cách đơn giản : những sắc thái đa dạng của tâm hồn được các vũ công thể hiện với sự hỗ trợ của âm nhạc hoặc tiết tấu.

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại sàn tập, bật nhạc lên và đứng vào đôi. Tiếp đó là bài nhảy của các bạn. Các bạn đã sẵn sàng để nhảy chưa Vậy tâm trạng của các bạn đâu Động cơ của bạn đâu, để khởi động cho bạn và bạn nhảy Tất nhiên mỗi người có động cơ của riêng mình, hãy tìm ra nó và sử dụng nó cho mỗi lần tập. Hãy truyền năng lượng của mình, truyền tâm trạng của mình cho bạn nhảy (ở đây là tinh thần, là cái hồn của điệu nhảy mà các bạn đang thực hiện).

Toàn bộ cơ thể của bạn phải được biểu cảm, mọi cảm xúc, ý nghĩ phải được biểu lộ trên nền nhạc. Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy mệt nếu nhảy với một cảm xúc vui sướng. Điều đó mang lại cho bạn niềm hạnh phúc tuyệt vời (giống như cảm xúc của tình yêu). Điều này là rõ ràng và đáng được quan tâm đúng mức.

Hãy biểu lộ cảm xúc trên nét mặt của bạn. Đây là việc bình thường , tự nhiên. Đừng xấu hổ khi biểu cảm. Có thể nói việc biểu lộ cảm xúc qua nét mặt đóng vai trò chủ yếu trong điệu nhảy. Thử tìm xem có nhà vô địch nào lại không biểu hiện tình cảm điệu nhảy trên nét mặt không

Các bạn cũng đừng ngại dùng tay để thể hiện cảm xúc, đó là điều hoàn toàn tự nhiên và cần thiết của con người. Đôi khi nó còn là khả năng duy nhất để giao tiếp (cho những người câm điếc chẳng hạn). Hãy sử dụng hai cánh tay của mình một cách sáng tạo và sinh động, bắt chúng phải khiêu vũ cùng bạn và giúp bạn thể hiện cảm xúc của mình.

Vậy, tại sao nhảy một cách biểu cảm trên sàn tập lại cần thiếtVì tại các cuộc thi có rất nhiều điều làm bạn căng thẳng, và nét mặt, tay, cơ thể của bạn không được bộc lộ điều đó. Bạn có thể không lặp lại hoàn toàn chính xác từng nét biểu cảm cho từng vũ hình, nhưng bạn cần phải trải qua cảm xúc nhất định ở động tác đó để có thể thể hiện được nó trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Hãy luyện tập với biểu cảm!

Đừng ngại biểu lộ mình, thể hiện tình cảm điệu nhảy càng rõ càng tốt. Chỉ khi đó bạn mới thu hút được sự chú ý của mọi người.

Bài thứ 5 VAI TRÒ NHƯ NHAU TRONG ĐIỆU NHẢY

Vai trò như nhau nghĩa là gì Là các bạn cùng nhau tạo nên điệu nhảy. Cùng nhau đóng góp vào đó sức lực và tâm hồn của mình. Cũng như tài xế và hành khách trên một chuyến xe, người này điều khiển, người kia chuyển động.

Người ta thường hay hỏi:" Vai trò của Nam và Nữ trong điệu nhảy được phân bổ như thế nào" Rất nhiều người cho rằng Nam giữ vai trò khoảng 60%, Nữ 40%. Nhiều người lại có ý khiến ngược lại, họ cho rằng Nữ phải đóng vai trò chủ yếu. Thật sai lầm.

Chúng ta thử xét tương quan 50/50, công bằng phải không Nam và Nữ giữ vai trò như nhau. Nhưng như chúng ta đã biết đó là một phương án thất bại. Tại sao vậy Rất đơn giản, phân phối vai trò 50/50 có nghĩa là phân phối sự góp lực 50/50, vậy ai là người điều khiển, người dẫn Chính vì vậy hãy trao cho Nam một ít quyền dẫn, khoảng 2% thôi, các bạn sẽ thấy ngay sự đóng góp rất cân bằng trong cặp nhảy. Như vậy, Nam sẽ đóng góp vai trò 51%, còn Nữ 49%. 2% cách biệt chính là lực dẫn của Nam, lực này chỉ đủ để Nam làm thay đổi hướng chuyển động của cơ thể Nữ. Chính xác hơn là để thay đổi hướng của lực chuyển động của cơ thể Nữ chứ không phải để lôi,kéo cô ta trên sàn nhảy.

Chính vì vậy như các bạn đều đã biết, trong luật thi đấu của Dancesport có quy định cấm các động tác nâng, nhấc bổng, có nghĩa là những động tác mà một người nhờ sự trợ giúp của người kia rời cả hai chân cùng một lúc khỏi sàn nhảy (như trong balet).

< vietnamdancesport.net >
 
Nguyễn Ngọc Dũng đã viết:
Chính vì vậy như các bạn đều đã biết, trong luật thi đấu của Dancesport có quy định cấm các động tác nâng, nhấc bổng, có nghĩa là những động tác mà một người nhờ sự trợ giúp của người kia rời cả hai chân cùng một lúc khỏi sàn nhảy (như trong balet).
TÌnh cờ hôm qua có xem thấy chương trình biểu diễn gì đó trên VTV3, không phải 1 mà là mấy đôi có trò nâng bổng lên quay quay :-?
 
:eek::eek::eek::eek: Hay chị xem nhầm trượt băng nghệ thuật rồi :D:D:D:D:D
 
Chẹp. Nhớ như là thi gì đó khiêu vũ với ngôi sao gì đó của đài Nga nào đó, có 2 điệu là rhumba và foxtrot gì đó
 
thế chắc kiểu như lục bát biến thể, hoặc là bọn nó thiếu hiểu biết :))
 
nhưng rõ là xem cả 2 dirty dancing, thì DD1 có đoạn nhấc bổng người lên cao quá đầu, em Babe bay bay :D DD2 thì chị Katie lại chả bám cổ anh Javier xoay xoay còn gì? nghe đồn Loving Steps (Korean movie :p) cũng có đoạn nhấc người 8-| ôi thế giới nó đảo điên cả, chả biết đường nào mà lần! /:)
 
À À, em nhớ rồi, có vụ Nga ngủng gì đó, các ngôi sao Nga nhảy với mấy nhân vật nổi tiếng! :D:D:D:D
Hic, nhớ mãi đôi nhảy Valse nhanh của 1 anh zai ca sỹ đẹp zai + 1 chị VĐV khiêu vũ, hic, người nó đẹp nên nhìn nhảy cũng thích :x:x:x:x
 
không biết bạn Huy nhìn người hay nhìn bước nhảy ;;)
 
Bài thứ 6: XÂY DỰNG BÀI NHẢY MỚI
Tại sao chúng ta lại đề cập đến đề tài này Bởi vì các huấn luyện viên có cái nhìn riêng của họ về bài nhảy, về biên đạo, sẽ tất tuyệt nếu cặp nhảy và HLV có cùng quan điểm. Nghĩa là kết hợp được sự mong muốn của cặp nhảy với việc phát triển vũ hình phù hợp với khả năng của họ. Tuy vậy, trên thực tế rất thường gặp trường hợp các vũ công không bằng lòng với vũ đạo của HLV, hoặc nhiều người không có khả năng thuê riêng HLV, họ thường phải tự tìm lấy con đường đi của mình. Trong phạm vi bài này chúng ta chỉ xem xét khả năng tự xây dựng bài nhảy của các vũ công.

Thường thì các vũ công hay lấy các vũ hình từ băng đĩa ghi lại các cuộc thi hoặc các bài dạy của các vũ sư nổi tiếng. Chúng ta hãy xem xét 1 ví dụ, Khi chúng ta bê nguyên cả vũ đạo (bài nhảy) hoặc một phần của nó từ băng đĩa.

Để hiểu và sử dụng đúng vũ đạo, chúng ta cần chia việc nghiên cứu nó ra làm các phần sau đây :

1- Khả năng nhận biết tên của từng động tác và cố gắng giải đáp (cho bản thân) nguồn gốc cơ bản của động tác đó.
2- Xác định nhịp điệu của từng động tác.
3- Xem xét sự phân bố của bài nhảy (lượng không gian cần thiết cho bài nhảy) trên sàn.
4- Xem xét sự phù hợp của nó với bài nhạc.
5- Làm rõ đặc điểm của từng động tác theo phong cách hiện đại (độ nghiêng, quay, tốc độ quay v.v...).

Chúng ta sẽ xem xét chi tiết từng v/đ một.

1- Cần phải thuộc tên động tác (vũ hình) và nguồn gốc của nó (tức là từ động tác cơ bản nào). Mỗi động tác hay vũ hìng đều có nguồn gốc cơ bản kèm theo tên gọi. Hiểu đúng nó chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nó từ những vũ hình phức tạp được phát triển từ chính nó. Hãy nhớ rằng các bạn không bao giờ được bỏ qua bước cơ bản, ở bất cứ trường hợp nào cũng phải quay về cơ bản, xem xét kỹ lưỡng vũ hình này xuất phát từ đâu, nếu không bạn sẽ không bao giờ đạt được phẩn chất cần thiết khi thực hiện vũ hình.

2- Xác định việc sử dụng nhịp điệu của từng động tác, vì ở những bài nhảy hiện đại, đặc biệt với các vũ công có kinh nghiệm hay sử dụng nhịp phá cách, nhịp không chuẩn (người ta gọi việc chia nhỏ phách như vậy). Ở đây cũng rất cần thiết phải biết cách thực hiện động tác, vũ hình nêu trên bằng nhịp điệu chuẩn.

3- Phân bố bài nhảy trên sàn hoặc xác định không gian mà điệu nhảy chiếm chỗ, chỉ có thể làm được điều này bằng thực tế, nó phụ thuộc vào kích thước của sàn và khả năng di chuyển của các vũ công trên sàn. Lời khuyên ở đây rất đơn giản : Hãy đến sàn và thực hiện bài nhảy của bạn theo các hướng. Sàn thường có 2 cạnh dài và 2 cạnh ngắn (loại sàn vuông và tròn rất ít gặp). Các bạn muốn phân bố bài nhảy thế nào theo các hướng là tuỳ ở bạn.

4- Bài nhảy mới của bạn cần phải phù hợp với nhạc. Có nghĩa là gì Sẽ rất sai lầm nếu cho rằng bạn chỉ cần phân bố đúng điểm nhấn khi thực hiện bài nhảy, sao cho trùng với bắt đầu và kết thúc bài nhạc. Có những quy tắc sử dụng nhạc sao cho phù hợp với từng vũ hình, nhưng chúng ta sẽ nói đến ở 1 đề tài khác.

5- Khuynh hướng hiện đại khi phát triển vũ đạo trong khiêu vũ thể thao thúc đẩy chúng ta phải nghiên cứu những kỹ thuật phức tạp hơn khi điều khiển cơ thể, buộc chúng ta phải tập luyện và sử dụng và sử dụng các nhóm cơ khác nhau của cơ thể. Phần lơn các quy luật của chuyển động đã được tìm ra từ lâu, hiên nay chúng ta đang áp dụng chúng một cách nâng cao hơn, mạnh mẽ hơn. Chính vì vậy khi nghiên cứu bài nhảy mới các bạn cần phân tích đặc điểm và phong cách hiện đại của mỗi vũ hình và phải tính đến các thông số sau đây :

- Mức độ quay.
- Tốc độ quay.
- Độ nghiêng thân (tính trọng lượng thân).
- Sử dụng lực của đầu.
- Hướng nhìn.
- Lực tương hỗ giữa cặp nhảy.
- Đặc điểm của chuyển động.

Ở đề tài này chưa đề cập đến kịch tính của bài nhảy.

Các bạn cần nhớ rằng Video và thực tế rất khác nhau về không gian, về tốc độ v.v...Các bạn đừng ngại tập bài mới. Hãy thử tập và rút cho mình kinh nghiệm.

Mong các bạn đừng dừng tại chỗ, hãy học và tìm tòi. Khiêu vũ cũng như Cuộc sống, luôn Vận động và Phát triển. Chúng luôn thống nhất với nhau.


< vietnamdancesport.net>
 
Phạm Lê Huy đã viết:
À À, em nhớ rồi, có vụ Nga ngủng gì đó, các ngôi sao Nga nhảy với mấy nhân vật nổi tiếng! :D:D:D:D
Hic, nhớ mãi đôi nhảy Valse nhanh của 1 anh zai ca sỹ đẹp zai + 1 chị VĐV khiêu vũ, hic, người nó đẹp nên nhìn nhảy cũng thích :x:x:x:x
ĐÚng đúng! Hôm kia có rhumba đẹp dã man! Anh diễn viên kiêm ca sỹ kiêm MC :x trông rất là bảnh bao lãng tử với 1 bà người rõ ngon, nhảy lại bốc :x :p
 
Back
Bên trên