Ký sự Sài gòn

Nguyễn Hữu Cầu đã viết:
Cảm ơn Miên, lần nào được các bạn gái hỏi thăm thế này nh cũng cảm động sụt sùi mất mấy hôm. Anh vẫn khoẻ, tay súng vẫn chắc, chỉ mội tội chưa biết bắn ai bây giờ :D

Cái bài Sài gòn của bác Dứt áo mỏng buông hờn tủi ra đi nó ở đâu rồi nhỉ?

Ho^ì vaò SG anh co' ghe' va`i qua'n cafe. Tuy nhie^n ca?m nha^.n cu?a anh nha.t qua' ne^n xo'a ddi ro^`i. La^`n sau chu' ddi SG nho+' ru? em na`o le^n qua'n cafe tre^n to`a nha` 33 ta^`ng .i.e nhu+~ng em co' gio.ng no'i mi'a lu`i kie^?u Hue^' nhu+ Thu.y Mie^n cha(?ng ha.n :D, se~ tha^'y cuo^.c so^'ng co' nhu+~ng khoa?ng kha('c vo^ cu`ng thi vi.
 
Sài Gòn muôn mặt, Sài Gòn cà phê

Những ai đã từng có dịp qua Sài Gòn đều bị thành phố này mê hoặc bởi những gương mặt khác nhau của nó. Mà khuân mặt quyến rũ nhất của Sài Gòn chính là những quán cà phê...


Thực ra, quán cà phê ở Sài Gòn đã không còn giữ được cái vẻ nguyên khai của nó, người ta đến đó cũng chỉ để uống cà phê. Nhiều quán cà phê ở Sài Gòn hiện nay là một „hỗn hợp bar-cà phê”, nơi ngoài cà phê ra, khách hàng vẫn có thể uống những đồ giải khát ưa thích. Dẫu vậy, khi rủ nhau, người ta chỉ cần nói „Đi cà phê”. Thế là đủ.

Còn tương đối trung thành với quán cà phê truyền thống chính là hệ thống cà phê Trung Nguyên, giờ đây có thể bắt gặp ngàn ngạt trên khắp các phố phường Sài Gòn. Cà phê Trung Nguyên có hẳn một điểm tựa mang tính triết học: sáng tạo. Bởi vậy mà anh chàng nhà thơ râu tóc bù xù, nhưng đầy ấn tượng quảng cáo cho cà phê Trung Nguyên được hiểu là đang sáng tạo bên ly cà phê bốc khói. Và cũng bởi vậy mà bước vào bất kỳ một quán nào trong các dây truyền cà phê này, khách hàng đều bắt gặp một bản thực đơn cà phê giống hệt nhau với đủ 9 loại cà phê, từ sáng tạo 1 đến sáng tạo 9!

Riêng đối với những khách sành uống cà phê, vào một quán Trung Nguyên, họ bỏ lại đằng sau những ý nghĩa triết học của cà phê và thường chỉ gọi vắn tắt: „Cho một 8 đá!”, là đủ. Có nghĩa là một ly cà phê có bỏ đá thuộc loại Sáng Tạo 8, hay đơn giản là cà phê chồn! Câu truyện huyền thoại về giống chồn đực Mija trên miền đất cao nguyên, ban đêm leo lên cây xơi cà phê, sau đó thải ra theo đường tiêu hóa cả ký hạt cà phê ở dưới gốc cây để người ta đem về ngâm nước và chế biến thành một loại cà phê có hương vị đặc biệt không đâu có, được Trung Nguyên khéo léo đưa vào trong sản phẩm của mình. Còn gì thú vị hơn khi mơ màng bên ly cà phê đậm đặc và tưởng tượng về những con chồn đêm cao nguyên!

Trung Nguyên có hệ thống cà phê rải khắp Sài Gòn, nhưng lại ít hiện diện ở đường Đồng Khởi, thực sự là con đường „cà phê” của Sài Gòn. Có thể nói không ngoa rằng, đã có cả một thế hệ người SG gắn bó với con đường này qua những quán cà phê.

Người ta nói rằng Paris hấp dẫn du khách bởi tháp Eiffel, con sông Sein và những quán cà phê vỉa hè. Thì ở VN vào buổi sáng sớm, ở đầu đường Đồng Khởi, trước tòa nhà Metropolitan cũng có cà phê vỉa hè, nơi du khách có thể thong thả nhấp từng ngụm cà phê trong cái se se buổi sáng hiếm hoi của SG. Lui xuống phía dưới chút nữa, gần khu trung tâm là những tiệm cà phê một thời lừng lẫy danh tiếng của SG cũ như La Pagode, Givral, Brodard... La Pagode đã đóng cửa sau năm 1975m còn Brodard và Givral thì vẫn còn lại thách thức với thời gian. Hai tiệm cà phê này nằm ở vị trí đắc địa, xế ngay cửa toà nhà nghị viện SG cũ (nay là Nhà hát thành phố), nổi tiếng do đám nhà văn và ký giả trong nước, ngoài nước thường tập trung ở đây để săn tin nghị trường! Nhà văn thường ngồi bên Givral, trong khi đám nhà báo lại tụ tập ở Brodard. Trước năm 1975, nếu như muốn biết những khuân mặt danh tiếng nhất trong giới chữ nghĩa của SG thì chỉ cần đến hai tiệm cà phê này là gặp! Bây giờ, lớp trẻ SG thường ngồi ở Givral, trong khi những người thuộc lứa tuổi trung niên ở SG vẫn ưa ngồi bên ly cà phê ở Brodard, nhấm nháp cái hương vị xưa cũ của một thời.

Xuôi về phía cuối đường Đồng khởi, vượt qua một số quán cà phê mái hiên bên hông các khách sạn Continental, Majestic, Caravelle, có một quán cà phê khá thời thượng hiện nay ở SG mang tên cũ của đường Đồng Khởi là cà phê Catinat. Ở một góc, người chủ đã khép lép tạo nên nét riêng của quán với việc dán trên tường những viên gạch có chữ ký của những nhân vật mà người ta cho là nổi tiếng. Đủ cả: âm nhạc có Trịnh Công Sơn, Tô Vũ, Phạm Tuyên, Lệ Thu, Mỹ Linh, Phú Quang, Hồng Nhung, Lê Dung, Thúy Mị, Trọng Tấn; hội họa có: Đỗ Quang Em, Lưu Công Nhân; điêu khắc có: Phạm Văn Hạng ...Đặc biệt có cả chữ ký của nhà thơ Trần Đăng Khoa! (Người vốn nổi tiếng là không rượu chè, không cà phê không thuốc lá. Chắc ông nhà thơ này chỉ đến ký tên thôi đê thêm phần sang trọng cho quán!) Để tận hưởng cái không gian yên tĩnh hiếm hoi và được gần gũi với những nhân vật nổi tiếng như vậy, cũng hơi đắt: giá của mỗi ly cà phê ở đây không dưới 20.000đ; nếu là cà phê rượu như irrish coffé, Calypso coffé hay Rum coffé thì giá đồng loạt là 29.000đ. Kể cũng đáng!

Ở một nhánh rẽ trái của đường Đồng Khởi trên con đường nhỏ Hồ Huấn Nghiệp có cả phố Bố Gìa, khá nổi tiếng trong giới văn nghệ sỹ, cũng như giới giang hồ SG. Quán được mở từ năm 1976, có nghĩa là chỉ một năm sau giải phóng. Thoạt đầu chỉ bán kem, sau mới chuyển sang bán cà phê. Nghe kể thì sở dĩ quán có tên Bố Gìa là vì ông chủ quán có diện mạo khá giống với Marlon Brando, tài tử điện ảnh lừng lẫy đóng trong phim cùng tên rất được giới trẻ SG hâm mộ hồi thập niên 70. Ông chủ quán đã mất cách đây 8 năm, nay bà vợ và mấy người cháu quản lý. Ngồi ở Bố Gìa, khách có thể lựa chọn cái thú vị là ngồi trên vỉa hè hứng những ngọn gió mát rượi từ sông SG thổi vào, hoặc lui vào bên trong nhà, nơi có những kệ chất nhuốm mầu thời gian dọc hai bên tường chất đầy sách ngoại văn cũ. Khách nước ngoài ưa đến đây, bởi ngoài cà phê, họ còn có thể tìm thấy những cuốn sách cũ (mà quán có bán); giới nghệ sỹ thì giai thoại kèm theo cái tên của quán còn giới thanh niên thích ngồi đây vào dịp tối khuya, có thể vừa chuyện trò uống cà phê, vừa thoải mái ngắm nhìn những cô vũ nữ chân dài ra vào bên vũ trường „Mưa rừng” ở ngay đối diện!

Những quán có „tiểu sử” chủ nhân kèm theo để hấp dẫn khách ngồi như cà phê Bố Gìa ở SG không nhiều. Ở HN, nhiều quán cà phê có tiếng thường lấy luôn tên người chủ làm tên quán như cà phê Lâm, cà phê Giảng, cà phê Quỳnh, hay cà phê Nhân. Khách đến uống cà phê dễ có cảm giác thân thiết như gặp mặt luôn người chủ vậy! Ở SG không có mấy quán cà phê mang tên một người chủ nào cả.

Là một thành phố luôn đổi thay, cà phê quán của SG cũng luôn đổi thay và điều này giải thích vì sao khó mà có thể tìm được một quán cà phê nổi tiếng trong một thời gian dài ở SG. Với đối tượng tới quán cà phê chủ yếu là lớp trẻ thì yếu tố „lạ” được đưa lên hàng đầu! Như trong thời điểm hiện nay, những quán cà phê thời thượng thu hút nhiều lớp trẻ nổi lên có cà phê An Nam, ở góc Trương Định với Võ Thị Sáu hay cà phê Chợt Nhớ trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cạnh khách sạn Omni...

Nhằm hướng tới sự lạ, khi người ta tới quán không chỉ để uống mà còn để nhìn, nhiều quá cà phê ở SG ngày càng chú trọng tới phong cách riêng trong trang trí nội thất. Có những quán tự nhiên lạ, hút khách, như cà phê A.Q., ở góc đường Mạc Đĩnh Chi – Trần Cao Vân. Tên quán chẳng có chút liên quan gì đến tên anh chàng „làm cách mạng” của thi hào Lỗ Tấn mà đơn giải chỉ là tên công ty mở quán. Lạ là bởi vì đây là một trong những ngôi nhà gồ hiếm hoi có tuổi trên một trăm năm ở SG, vốn trước đây là của một ông tây kiểm lâm, trải qua nhiều dịch chuyển, nay thuộc về một quan chức làm trong ngành quảng cáo. Nghe nói lần sửa chữa của ngôi nhà gần đây nhất là cách đây 60 năm.

Cũng trong sự pha trộn như vậy về trang trí có cà phê Yesterday trên đường Nguyễn Đình Chiểu, nơi khách uống cà phê có thể ngắm những con chim hồng hạc treo lơ lửng trên những chiếc xe máy cổ to đùng được chủ nhân bày ngổn ngang trong phòng! Trong khi đó, Window’s mới mở ở góc đường Trần Cao Vân gần hồ Con Rùa thì phong cách lại rất ngang bởi phong cách bụi không giống ai, với những đường nét thô, lệch, phá cách, hợp với khách trẻ...

Điều không thể thiếu khi nhắc đến cà phê SG chính là âm nhạc, khi mỗi quán đều cố tạo ra một phong cách riêng. „Hà Nội và Tôi” gần hồ Con Rùa là một quán như vậy. Chủ quán tên Toàn, người gốc Bắc có gương mặt của một hảo hán Lương Sơn Bạc, vậy mà giọng hát lại thật mềm, thật hiền, hàng đêm vỗ ghi-ta bập bùng loại nhạc đồng quê của VN, với những ca khúc nặng một niềm hoài nhớ xưa cũ...

Trong khi đó, muốn nghe Jazz cà phê thì ghé Wild Horse (mà chủ quán cho dịch là Con Ngựa!) trên đường Thái Văn Lung. Cũng có một mảnh Jazz trong chương trình biểu diễn tối của cà phê Thanh Niên trên đường Nguyễn Văn Chiêm, bên hông nhà thờ Đức Bà.

Sài Gòn muôn mặt, Sài Gòn cà phê. Bởi vậy mà có cà phê dưới hầm như Carmen trên đường Lý Tự Trọng, phong cách nửa Viễn Tây, nửa Đà Lạt, hay Underground trên đường Đồng Khởi; có cà phê trên cao như trên tầng thượng của khách sạn Rex, năm nào cũng được tờ tạp chí Asiaweek bầu chọn là nằm trong Top FIVE những quán cà phê sân thượng của châu Á.

Để rồi, nếu chỉ là người khách qua SG, thoảng hoặc có nghĩ về thành phố với những tất cả sôi động của một nhịp sống không ngừng đổi thay, lại trở về cùng ta cái hương vị bao dung của quán cà phê với những tóc nâu môi trầm, những cà phê thanh vắng và phê ồn ào, với vị đắng cùng bóng tối ly cà phê... Và khi đó, nỗi nhớ chợt dâng đầy...

YÊN BA
Copyright by HERITAGE FASHION
(Vietnam Airlines Inflight Magazine)
 
lôi cái này lên tí. Đợt tới vào Sài Gòn về mình cũng viết kí sự :>
 
Back
Bên trên