Nguyễn Hữu Cầu
(cau)
New Member
Ký sự Sài gòn
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi (1)
Cách đây 82 năm trên bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Khi được hỏi "tiền đâu?", anh giơ hai bàn tay ra và nói "tiền đây". Chúng tôi rõ ràng không thể so sánh với người. Vậy nên việc chúng tôi bay vào Sài gòn với câu hỏi "tiền đâu?" cũng là chuyện thường ngày ở huyện.
Khi chúa Nguyễn Hoàng rời đất Bắc mà Nam tiến, chắc ông không nghĩ rằng nước Việt Nam nhờ thế sẽ rộng gấp đôi, và Sài gòn - thành phố lớn nhất nước cũng nhờ thế sẽ ra đời. Đầu thế kỷ 17, Sài gòn vẫn là đất rừng rậm hoang vắng. Đến năm 1968, chúa Nguyễn Phước Chu mới sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lý và lập ra phủ Gia Định, tức Sài gòn ngày nay. Thành phố Sài Gòn ấy liên tục phát triển từ đó tới lúc Pháp đến xâm lăng (1859). Sau khi chiếm thành, Pháp liền cho phá bình địa cả thành trì lẫn phố thị Bến Nghé, để xây dựng một thành phố theo kiểu Tây Phương và một bến cảng quốc tế như qui hoạch Coffyn vẽ năm 1862. Qui hoạch này vẽ một thành phố rộng 2.500 ha từ Chợ Lớn đến Bến Nghé, dành cho 500.000 dân. Pháp nỗ lực xây một thành phố Sài Gòn mới làm thủ phủ cho Nam Kỳ, rồi từ 1884, phần nào cho cả Đông Dương. Sài Gòn sẽ là một thành phố lớn so với dân số tương thời, sẽ có những lâu đài dinh thự dân sự và quân sự quá cỡ để khoa trương và áp đảo. Tuy nhiên, cảnh quan chung quanh và một số đình chùa lăng mộ vẫn được tôn trọng.
Các công thự lớn được xây cất như Phủ Toàn quyền, dinh Thống đốc Nam Kỳ, ngân hàng Đông Dương, Kho bạc, nhà Bưu điện, cảng Sài Gòn, ga xe lửa, nhà thờ Đức Bà v.v... nhiều kiến trúc còn tồn tại đến nay, tạo thành những di sản văn hóa của một thời.
Từ đầu thế kỷ XX đến khi Sài Gòn và Chợ Lớn sáp nhập thành một đơn vị đô thị chung (1930), hàng loạt công trình khác xuất hiện để hoàn thiện "Hòn ngọc Viễn Đông", như Nhà hát lớn, bệnh viện Sài Gòn, dưỡng đường Saint-Paul, chợ Bến Thành, bảo tàng Cổ vật, cảng Khánh Hội, các Ngân hàng, các hãng buôn lớn, đền chùa Phật giáo - Hồi giáo - Âấn giáo, các rạp hát - chiếu bóng, các sân banh - thể thao, các trường học Aáo tím - Pétrus Ký, các tư thục - nhà in - toà báo, v.v...
---
(1) Hành phương Nam, Nguyễn Bính
Dằn chén hất cao đầu cỏ dại
Hát rằng phương Nam ta với ngươi (1)
Cách đây 82 năm trên bến cảng Nhà Rồng, người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. Khi được hỏi "tiền đâu?", anh giơ hai bàn tay ra và nói "tiền đây". Chúng tôi rõ ràng không thể so sánh với người. Vậy nên việc chúng tôi bay vào Sài gòn với câu hỏi "tiền đâu?" cũng là chuyện thường ngày ở huyện.
Khi chúa Nguyễn Hoàng rời đất Bắc mà Nam tiến, chắc ông không nghĩ rằng nước Việt Nam nhờ thế sẽ rộng gấp đôi, và Sài gòn - thành phố lớn nhất nước cũng nhờ thế sẽ ra đời. Đầu thế kỷ 17, Sài gòn vẫn là đất rừng rậm hoang vắng. Đến năm 1968, chúa Nguyễn Phước Chu mới sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào nam kinh lý và lập ra phủ Gia Định, tức Sài gòn ngày nay. Thành phố Sài Gòn ấy liên tục phát triển từ đó tới lúc Pháp đến xâm lăng (1859). Sau khi chiếm thành, Pháp liền cho phá bình địa cả thành trì lẫn phố thị Bến Nghé, để xây dựng một thành phố theo kiểu Tây Phương và một bến cảng quốc tế như qui hoạch Coffyn vẽ năm 1862. Qui hoạch này vẽ một thành phố rộng 2.500 ha từ Chợ Lớn đến Bến Nghé, dành cho 500.000 dân. Pháp nỗ lực xây một thành phố Sài Gòn mới làm thủ phủ cho Nam Kỳ, rồi từ 1884, phần nào cho cả Đông Dương. Sài Gòn sẽ là một thành phố lớn so với dân số tương thời, sẽ có những lâu đài dinh thự dân sự và quân sự quá cỡ để khoa trương và áp đảo. Tuy nhiên, cảnh quan chung quanh và một số đình chùa lăng mộ vẫn được tôn trọng.
Các công thự lớn được xây cất như Phủ Toàn quyền, dinh Thống đốc Nam Kỳ, ngân hàng Đông Dương, Kho bạc, nhà Bưu điện, cảng Sài Gòn, ga xe lửa, nhà thờ Đức Bà v.v... nhiều kiến trúc còn tồn tại đến nay, tạo thành những di sản văn hóa của một thời.
Từ đầu thế kỷ XX đến khi Sài Gòn và Chợ Lớn sáp nhập thành một đơn vị đô thị chung (1930), hàng loạt công trình khác xuất hiện để hoàn thiện "Hòn ngọc Viễn Đông", như Nhà hát lớn, bệnh viện Sài Gòn, dưỡng đường Saint-Paul, chợ Bến Thành, bảo tàng Cổ vật, cảng Khánh Hội, các Ngân hàng, các hãng buôn lớn, đền chùa Phật giáo - Hồi giáo - Âấn giáo, các rạp hát - chiếu bóng, các sân banh - thể thao, các trường học Aáo tím - Pétrus Ký, các tư thục - nhà in - toà báo, v.v...
---
(1) Hành phương Nam, Nguyễn Bính