Nguyễn Hoàng Linh
(Hoang Linh Nguyen)
Điều hành viên
BEETHOVEN VÀ BẢN NHẠC "FUR ELISE"
(NCTG) Nhắc đến danh tài nhạc cổ điển Ludwig van Beethoven, hẳn nhiều người nhớ đến bản "Sonata Mondschein" (Moonlight Sonata - Xô-nát Ánh Trăng) và bản nhạc "Fur Elise" với những giai điệu dịu dàng du dương, nhưng chắc không mấy ai biết rõ hai bản nhạc này được viết dành tặng cho ai.
Hôm vừa rồi, trên kênh truyền hình VTV4, trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" phát ngày 19-7-2004 có một câu hỏi là bản nhạc mà các thí sinh vừa nghe ("Fur Elise") là bản nhạc được Beethoven viết tặng cho cô gái nào. Thí sinh không trả lời được và người dẫn chương trình đã đưa ra đáp án, rằng đó là bản nhạc "Thư gửi Elise" của Beethoven viết tặng cho cô... Elise nhân một lần đến thăm cô nhưng cô không có nhà. Phải nói thêm là tôi không theo dõi trực tiếp chương trình này, mà chỉ nghe cô con gái nhỏ đang theo học piano kể lại sau khi nó nghe được lời giải thích thiếu thuyết phục của người dẫn chương trình. Tôi vốn ngưỡng mộ Beethoven và đặc biệt rất yêu thích bản nhạc này, từng toát mồ hôi khi tập chơi một khúc trong đó, nên khi nghe cháu bé kể lại đã không khỏi nghĩ ngợi và quyết định ngồi xuống viết vài dòng này hầu đem đến cho độc giả vài điều tôi từng thu lượm được cho riêng mình với nỗi tò mò tìm hiểu về những bản nhạc yêu thích, xuất phát từ lòng ngưỡng mộ một nhạc sĩ tài ba bạc mệnh.
*
Theo tôi được biết, năm 1801, Beethoven nhận lời thụ giáo cho nữ bá tước Giulietta Guicciardi. Trái tim Beethoven nhanh chóng bị Giulietta chinh phục. Ông yêu Giulietta và đã viết bản Sonata Op. 27 no. 2 dành tặng cho cô. Năm 1802 bản nhạc này được công bố với cái tên "Sonata quasi una Fantasia" mà sau này được biết đến với tên "Moonlight Sonata". Beethoven những muốn được kết duyên trăm năm với Giulietta và dường như cô đã xuôi lòng, nhưng cuối cùng cuộc nhân duyên của đôi trẻ đã bị cản trở bởi quan niệm không môn đăng hộ đối từ bên cha mẹ của Guilietta. Vào tháng 11-1803, Giulietta đã thành hôn với bá tước Wenzel Robert Gallenberg, một nhà soạn nhạc giàu có.
Cũng như Giulietta Guicciardi, sau này Beethoven đã nhận lời thụ giáo cho Therese Malfatti. Và giống như lần trước, ông đã phải lòng cô học trò xinh đẹp và có ý muốn được cầu hôn với cô. Nhưng tiếc thay, hoạch định cầu hôn lãng mạn của nhà soạn nhạc đã trở thành một sự lố bịch trong một buổi dạ tiệc do gia đình Malfatti tổ chức và dường như cuộc tình duyên đã không thành bởi sự cố không mấy hay ho này (Về sau, năm 1816, Therese thành hôn với bá tước người Hungary, Johann Wilhelm von Drosdick).
Câu chuyện đã diễn ra như thế nào? Số là vào mùa xuân năm 1810, Beethoven được thân phụ Therese mời tới dự buổi dạ hội do gia đình Malfatti tổ chức, với sự góp mặt đông đảo các thân hữu của gia đình và các thương gia danh tiếng. Bữa đó, Beethoven đã soạn một nhạc phẩm ngắn - "Bagatelle WoO 59" - dành tặng cho Therese. Kế hoạch của ông dường như là sẽ chơi bản nhạc này cho cô và xin cầu hôn cô trước mặt đông đủ các quan khách.
Theo bức thư của Ignaz Gleichenstein (anh rể của Therese) viết về cho gia đình ở Freiburg thì hôm đó, gia chủ Malfatti đã chiêu đãi quan khách một loại rượu pha chế rất mạnh và Beethoven đã uống kha khá thứ rượu đó. Ông say xỉn đến mức không thể chơi được bản nhạc, thậm chí không còn đủ tỉnh táo để nghĩ đến chuyện cầu hôn ai. Và dường như, trong tình cảnh Beethoven không thể trình diễn nổi bản nhạc tặng người yêu, Therese đã đề nghị ông viết tên cô lên trang đầu của bản nhạc. Và ông đã viết, với những nét chữ gần như không đọc được: "Tặng Therese".
Sau khi Therese Malfatti qua đời năm 1851, bản nhạc đã được tìm thấy trong tư trang của bà. Tiểu khúc Bagatelle được đưa tới một nhà xuất bản âm nhạc - người này đã ngay lập tức xác nhận bản nhạc từng "qua tay" của Beethoven và ông đã quyết định cho công bố vào năm 1867 với cái tên "Bagatelle", nhưng ông lại "dịch" sai lời đề tặng. Và "Fur Elise" cứ thế được hiện lên trên tiêu đề mỗi phiên bản sau này. Đây là một bản nhạc nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Beethoven không chỉ vì giai điệu du dương êm ái mà còn vì đó là bản nhạc có thể nói là... dễ chơi nhất của ông đối với những người từng theo học dương cầm.
Nói gì thì nói, cho đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao "Fur Elise" (tiếng Đức) lại được dịch thành "Letter for Elise" (tiếng Anh), "Lettre pour Elise" (tiếng Pháp) và rồi người Việt ta dịch thành "Thư gửi Elise" để dẫn đến những lời giải thích thiếu thuyết phục trong một chương trình mang đầy tính văn hóa và học hỏi như "Đường lên đỉnh Olympia".
(Cỏ May, Praha ngày 21-7-2004)
(NCTG) Nhắc đến danh tài nhạc cổ điển Ludwig van Beethoven, hẳn nhiều người nhớ đến bản "Sonata Mondschein" (Moonlight Sonata - Xô-nát Ánh Trăng) và bản nhạc "Fur Elise" với những giai điệu dịu dàng du dương, nhưng chắc không mấy ai biết rõ hai bản nhạc này được viết dành tặng cho ai.
Hôm vừa rồi, trên kênh truyền hình VTV4, trong chương trình "Đường lên đỉnh Olympia" phát ngày 19-7-2004 có một câu hỏi là bản nhạc mà các thí sinh vừa nghe ("Fur Elise") là bản nhạc được Beethoven viết tặng cho cô gái nào. Thí sinh không trả lời được và người dẫn chương trình đã đưa ra đáp án, rằng đó là bản nhạc "Thư gửi Elise" của Beethoven viết tặng cho cô... Elise nhân một lần đến thăm cô nhưng cô không có nhà. Phải nói thêm là tôi không theo dõi trực tiếp chương trình này, mà chỉ nghe cô con gái nhỏ đang theo học piano kể lại sau khi nó nghe được lời giải thích thiếu thuyết phục của người dẫn chương trình. Tôi vốn ngưỡng mộ Beethoven và đặc biệt rất yêu thích bản nhạc này, từng toát mồ hôi khi tập chơi một khúc trong đó, nên khi nghe cháu bé kể lại đã không khỏi nghĩ ngợi và quyết định ngồi xuống viết vài dòng này hầu đem đến cho độc giả vài điều tôi từng thu lượm được cho riêng mình với nỗi tò mò tìm hiểu về những bản nhạc yêu thích, xuất phát từ lòng ngưỡng mộ một nhạc sĩ tài ba bạc mệnh.
*
Theo tôi được biết, năm 1801, Beethoven nhận lời thụ giáo cho nữ bá tước Giulietta Guicciardi. Trái tim Beethoven nhanh chóng bị Giulietta chinh phục. Ông yêu Giulietta và đã viết bản Sonata Op. 27 no. 2 dành tặng cho cô. Năm 1802 bản nhạc này được công bố với cái tên "Sonata quasi una Fantasia" mà sau này được biết đến với tên "Moonlight Sonata". Beethoven những muốn được kết duyên trăm năm với Giulietta và dường như cô đã xuôi lòng, nhưng cuối cùng cuộc nhân duyên của đôi trẻ đã bị cản trở bởi quan niệm không môn đăng hộ đối từ bên cha mẹ của Guilietta. Vào tháng 11-1803, Giulietta đã thành hôn với bá tước Wenzel Robert Gallenberg, một nhà soạn nhạc giàu có.
Cũng như Giulietta Guicciardi, sau này Beethoven đã nhận lời thụ giáo cho Therese Malfatti. Và giống như lần trước, ông đã phải lòng cô học trò xinh đẹp và có ý muốn được cầu hôn với cô. Nhưng tiếc thay, hoạch định cầu hôn lãng mạn của nhà soạn nhạc đã trở thành một sự lố bịch trong một buổi dạ tiệc do gia đình Malfatti tổ chức và dường như cuộc tình duyên đã không thành bởi sự cố không mấy hay ho này (Về sau, năm 1816, Therese thành hôn với bá tước người Hungary, Johann Wilhelm von Drosdick).
Câu chuyện đã diễn ra như thế nào? Số là vào mùa xuân năm 1810, Beethoven được thân phụ Therese mời tới dự buổi dạ hội do gia đình Malfatti tổ chức, với sự góp mặt đông đảo các thân hữu của gia đình và các thương gia danh tiếng. Bữa đó, Beethoven đã soạn một nhạc phẩm ngắn - "Bagatelle WoO 59" - dành tặng cho Therese. Kế hoạch của ông dường như là sẽ chơi bản nhạc này cho cô và xin cầu hôn cô trước mặt đông đủ các quan khách.
Theo bức thư của Ignaz Gleichenstein (anh rể của Therese) viết về cho gia đình ở Freiburg thì hôm đó, gia chủ Malfatti đã chiêu đãi quan khách một loại rượu pha chế rất mạnh và Beethoven đã uống kha khá thứ rượu đó. Ông say xỉn đến mức không thể chơi được bản nhạc, thậm chí không còn đủ tỉnh táo để nghĩ đến chuyện cầu hôn ai. Và dường như, trong tình cảnh Beethoven không thể trình diễn nổi bản nhạc tặng người yêu, Therese đã đề nghị ông viết tên cô lên trang đầu của bản nhạc. Và ông đã viết, với những nét chữ gần như không đọc được: "Tặng Therese".
Sau khi Therese Malfatti qua đời năm 1851, bản nhạc đã được tìm thấy trong tư trang của bà. Tiểu khúc Bagatelle được đưa tới một nhà xuất bản âm nhạc - người này đã ngay lập tức xác nhận bản nhạc từng "qua tay" của Beethoven và ông đã quyết định cho công bố vào năm 1867 với cái tên "Bagatelle", nhưng ông lại "dịch" sai lời đề tặng. Và "Fur Elise" cứ thế được hiện lên trên tiêu đề mỗi phiên bản sau này. Đây là một bản nhạc nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của Beethoven không chỉ vì giai điệu du dương êm ái mà còn vì đó là bản nhạc có thể nói là... dễ chơi nhất của ông đối với những người từng theo học dương cầm.
Nói gì thì nói, cho đến nay tôi vẫn không hiểu tại sao "Fur Elise" (tiếng Đức) lại được dịch thành "Letter for Elise" (tiếng Anh), "Lettre pour Elise" (tiếng Pháp) và rồi người Việt ta dịch thành "Thư gửi Elise" để dẫn đến những lời giải thích thiếu thuyết phục trong một chương trình mang đầy tính văn hóa và học hỏi như "Đường lên đỉnh Olympia".
(Cỏ May, Praha ngày 21-7-2004)