Hỏi Đáp về Nhạc Cổ Điển

Phan Việt Anh
(vietanh)

<img src="images/misc/pnkhrts1.gif" align="middle"
Dùng piano đệm hát cho mấy bài nhạc nhẹ khó lắm.
- Mất đi tính chất của cây đàn.
- Đoạn điệp khúc khó thể hiện thành công.
Phải kết hợp với nhạc cụ khác mới xong.
Khi chơi nhạc nhẹ, và chơi những đoạn điệp khúc thì thường phải sử dụng hợp âm , hoặc chồng âm đi theo hòa âm của bài hát, thường những đoạn như vậy kiểu đánh đơn không hợp cho lắm. tuy nhiên khi đánh hợp âm mình vẫn phải sử dụng thêm pedan để tăng độ vang cho ra chất của bài hát.
 
Em không thấy là phải.
Giáo trình trong trường Nhạc mỗi năm phải đánh 1-2 bài Việt Nam, tức là mấy bài dân ca do các nhạc sĩ ( nổi tiếng, nhưng không phải mấy ông kiểu Phạm Tuyên, Hoàng Vân, ... ) soạn sang.
Ở Sơ cấp thì bài Việt Nam chỉ tương đối đơn giản là như vậy, nhưng lên Trung Cấp thì phải đánh những tác phẩm ( cho ra tác phẩm ) mang âm hưởng Việt Nam khá khoai.
Mà các cô các thầy toàn photo bài ra từ ( bản photo của ) những bản chép tay chứ chưa xuất bản ra sách in đâu ( thậm chí là chỉ lưu hành nội bộ)
Phải nói là đánh piano các bài đó nghe rất lạ và hay.

Về vấn đề sách Việt Nam, thì trong Nhạc viện có bán 2 quyền sách Việt Nam dành cho đàn Piano. Các tác giả chính là Nguyễn Hữu Tuấn, Nguyễn Văn Thương, Nguyễn Văn Nam , ... và nhiều tác giả khác.
Ngoài những tác phẩm 2 tay còn có những tác phẩm 4 tay ( nằm ở quyển sách tập 2 ) cũng rất là hay.
Trung cấp nhạc viện học khá nặng và cũng rất vất vả, những tác phẩm Việt Nam thì phải đáng cho ra mới thôi, và đánh ra được cũng là điều rất khó vì cây đàn piano dành cho cổ điển thôi . Còn số bài thì không nhất thiết là 1-2 bài. Nếu đánh bài lớn thì có thể 1 bài , còn đánh bài nhỏ thì sẽ phải đánh nhiều bài và cái này tùy theo cấp độ.

Vd: với "tổ khúc chăm học chăm làm" của Nguyễn Hữu Tuấn ( bài này rất hay, các em có thời gian tập bài này thì sẽ thấy ... cũng khá hấp dẫn ) nếu học sinh sơ cấp 5, hay 6 ... thì chỉ phải đánh 1, họăc 2 chương . nhưng nếu là học sinh trung cấp thì đánh luôn cả 5.
 
ahh có không, em bít là anh Tú có mấy bản đó, nhg gặp anh Tú khó bỏ xừ, chẳng thấy tăm hơi đâu. Hồi em mới đi học, em chỉ thích mỗi cổ diển thôi. Cô em dạy trường nhạc, rất muốn cho em vào nhạc viện học. Nhg mà me em ko cho, bảo là học cái đó vất vả mà về sau nghề ngỗng chẳng ra gì. Chán nhỉ? ở nước mình chơi nhạc chẳng phổ biến lắm, mà cái nghề đấy rất hay mà lại ko được tôn trọng.

Em tập được ít bản claasic lắm. Có một quyển thì con bạn lại mượn mất, bọn anh có cho em mượn. Về tự tập lấy, hôm nào đánh cho vui. với lại có ai có bản Hungarian Dance bản 4 tay ấy, cho em mượn đi photo nữa. Thanks in advance.

Có thể ở nước mình không phổ biết nhạc cổ điển vì nhạc cổ điển được gọi là thứ nhạc bác học. Và chính vì thế nên nó mới sống mã theo thời gian. Tuy VN không trọng nhạc cổ điển nhưng khi em đi du học, em sẽ thấy được ích lợi của nó, rất rất lợi đấy...
 
Đã thế nói đến thời cực kì cổ điển vậy.

Đấy là thời cây đàn phím bây giờ ( tìm được tên sẽ thay vào sau ) có đến 2 phím giữa 2 nốt cách nhau 1 cung.
Chẳng hiểu mấy ông thời đõ diễn tấu thế nào, tập etude ra sao, có ảnh hưởng đến kĩ thuật sáng tác không ...

Chỉ biết sau khi Bắc ( Johann Sebastchien Bach, hay "Bắc vĩ đại" ) sáng chế ra hệ bình quân ( như anh PVA nói ở trang trước ) thì mọi chuyện dễ dàng hơn rất nhiều. Tự ông cùng một sỗ người chế tạo cây đàn, và chiều dài được giảm bớt.
Để minh họa cho giới quyền chức, thời bấy giờ phản đỗi Bình quân luật, ông viết 2 tập Bình quân luật, mỗi tập gồm 12 cặp Prelude và Fuga, trải đủ 12 gam.

2 tập này là một chỉnh thể thống nhất, nó không những có giá trị về sư phạm mà còn là mẫu mực cho các thể loại Prelude và Fuga. Nếu chơi được cả tập một lúc thì là hay nhất.
Tạm thời dừng ở đây, chờ ý kiến phản hồi của những người đã xem và chơi 2 tập này.

Kỉ niệm bài thứ 161, vì hôm nay tham gia bốc thăm được con số này.
Thực sự là anh mê BACH lắm. Hồi đầu, akay ông ta kinh khủng. Vì đánh dã man quá ... Nhưng học lên trung cấp thì cái đầu mình cũng phải thay đổi. Giờ nghe BACH thấy hay thật. Tác phẩm của BACH bác học là thế, ông xứng đáng là nhà sư phạm lỗi lạc nhất trong nền âm nhạc cổ điển. Người nghệ sĩ ai cũng phải học qua BACH, ai cũng phải chơi nhạc của BACH. Tác phẩm của ông có sức cuốn hút kì lạ. Càng chơi càng thấy hay, càng chơi nhiều càng cảm thụ được nhiều hơn trong tác phẩm của ông. Và câu nói nổi tiếng của ông là " chơi nhạc theo hệ bình quân nghe vẫn tốt " là minh chứng cho những gì ông làm . Giờ đây cả nhân loại chơi nhạc theo hệ bình quân của ông . Đúng là nghĩ lại thì thật không hiểu người ta làm gì với cây đàn có 2 bàn phím ... thăng giáng khác nhau ...
 
Các anh ơi, em nghe nói nếu học ở nhạc viện thì sẽ bắt buộc phải theo chuyên nghiệp phải ko?
 
Chẳng lẽ ngoài nhạc viện ra không còn nơi nào có bản nhạc các bai Việt Nam ạ?
 
Hehe, em ít nghe piano lắm...

nhưng rất thích cái bài For Elise <-- hơ, có phải piano ko hả các bác
Cái này thì đúng rồi. Mà tác phẩm này cũng được cải biên nhiều rồi, cho nhạc nhẹ, rồi cho dàn nhạc ... cải biên nhiều . Không hiểu em nghe ở đâu .

Các anh ơi, em nghe nói nếu học ở nhạc viện thì sẽ bắt buộc phải theo chuyên nghiệp phải ko?
Câu trả lời sẽ là không ! Tại sao ? Vì mới đây BGD nhạc viện đưa ra chính sách mới, sẽ mở lớp đào tạo nghiệp dư song song với các lớp chuyên nghiệp. Như vậy cơ sở hạ tầng phải được mở rộng... và Trường đang xây thêm 2 khu nhà học ... theo chuẩn quốc tế . Mỗi toà nhà 7 tầng, đầy đủ tiện nghi.

Chẳng lẽ ngoài nhạc viện ra không còn nơi nào có bản nhạc các bai Việt Nam ạ?
Những tác phẩm Việt Nam được đưa vào giảng dạy ở Nhạc Viện đều được xuất bản thành sách đàng hòang. Và hiện nó cũng đang được rất nhiều trường Âm nhạc dùng như sách giáo khoa. Do vậy em có thể mua sách ở khá nhiều nơi chứ không nhất thiết là ở Nhạc Viện . Mà ngay ở cổng trường cũng đầy sách nhạc ... < trong mấy hàng bán nhạc cụ cũng có nốt ... >
 
Năm tới Nhạc Viện mở lớp nghiệp dư a` Vanh? Hay wa' nhỉ, tui phải đăng kí mới được.
La Chase của Mel thì tui chơi rùi. Nhưng mà nó ngắn qua' nhỉ. Mà hình như trong tổ khúc 4 mùa của Tchaikowsky bài Tháng 9 cũng tên là ... Đi săn thì phải?
 
Uh đúng rồi, em quên mất mấy hàng bán nhạc cụ quanh trường bán đủ thứ anh ạ, bản nhạc ghi ta ghi tủng, kèn sáo có tuốt ...
Ai thích học thì cứ đến cổng trường nhạc mà hỏi. Các lớp hệ tạo nguồn, hoặc là trung tâm bồi dưỡng âm nhạc ở đó dạy cũng khá cẩn thận đấy.

---------

Hic, post xong moi biet la minh post thua.
Hom nao ve truong anh Viet Anh nho dua cho em ban photo bai do nhé, hoặc dua cho ai cung duoc.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Chẳng nhẽ muốn học piano là phải đến nhạc viện à, em học giáo viên tư cũng thấy khá tốt đấy chứ??(không phải để quảng cáo đâu)
 
Năm tới Nhạc Viện mở lớp nghiệp dư a` Vanh? Hay wa' nhỉ, tui phải đăng kí mới được.
La Chase của Mel thì tui chơi rùi. Nhưng mà nó ngắn qua' nhỉ. Mà hình như trong tổ khúc 4 mùa của Tchaikowsky bài Tháng 9 cũng tên là ... Đi săn thì phải?
Liszt cũng có một bài "đi săn" hay tuyệt cú mèo ... ai muốn nghe không ?

Chẳng nhẽ muốn học piano là phải đến nhạc viện à, em học giáo viên tư cũng thấy khá tốt đấy chứ??(không phải để quảng cáo đâu)
Học tốt phụ thuộc vào 2 yếu tố ... giáo viên và học sinh ... :D
Nhiều giáo viên dạy ngoài cũng học ở Nhạc Viện ra mà em, nếu không thì cũng học ở trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Hà Nội ... 2 cái nôi ... tốt.

Em học piano được 6 năm thì bỏ, hơi tiếc, bây giờ thì chẳng nhớ gì nữa, Mà thú thật ,hồi xưa đánh piano chăng để ý là mình đánh bài gì nữa
Đúng là tiếc thật em ạ ... nhưng anh nghĩ là em nên đi học thêm piano đi, không nhiều thì ít, để đỡ mất nghề. Anh đã bỏ nhạc ... thế mà mẹ anh vẫn bắt đi học . Mọi người đi học được 1 tháng rồi ... mình mới đi xin bài ... và lại học tiếp ... nhục đến thế là cùng...
 
Re: Piano !!

Phan Việt Anh đã viết:
Em à, đúng là phải luyệt Etude đấy. rồi tập cả Bach nữa

Chào anh Phanh(giờ mới biết Phanh là ai:D)
Nghe anh nói như vậy thì đúng là em phải tập etude rồi,hiện em đang tập bản số 3 op 10 (hình như thế:D) của Chopin,thấy nó thật là khủng khiếp,nốt nhạc nhìn rối cả mắt,tập khoảng nửa trang thì các ngón tay như muốn rời ra luôn:(
Còn các tác phẩm của Bach :-? ,em cũng sẽ thử xem sao,phải cái ông này sáng tác mấy bản khó nhớ lắm,em chỉ biết đúng bản prelude số 1(trong bản Ave Maria) mà hầu như cứ dừng lại là quên đoạn tiếp theo luôn:d
Mà anh thấy có bản etude nào hay mà đỡ khó một chút không ạ?Chứ em mới "vào nghề" mà tập trâu thế thì chịu :)
Nhân tiện cám ơn anh "lôi" lại cảm hứng với chủ đề âm nhạc của em.
 
Re: Piano !!

Theo anh thì em nên bắt đầu với etude Czeny (chẳng biết viết thế này có đúng không). Anh chỉ nhớ là có 2 quyển tiêu biểu nhất, nhưng mà quên tên, chẳng nhớ là Op bao nhiêu. Cứ đánh từ từ, từng bài :D ... cứ gọi là đánh đến tận già luôn em ạ :)).

Sau khi chơi hết 2 quyển của Czeny thì chắc trình em cũng cao rồi :D.. Chuyển sang chơi Etude Listz. Hoặc em có thể chơi etude của cả 2 tác giả cùng một lúc.

Etude Listz đơn giản là một tập khoảng 12 hay 15 bài gì đó được đánh số thứ tự. Đó là tập etude đơn giản nhất của Listz. Etude Listz rất hay nhưng mà ... khó dã man.
 
Re: Piano !!

Cám ơn anh Việt Anh đã gợi ý cho em về các tác phẩm nên tập,chỉ có điều em không biết tìm những bản nhạc đấy ở đâu,anh có thể chỉ cho em một chỗ không ạ?
 
Re: Piano !!

À,anh Việt Anh cho em hỏi:anh có biết bản nhạc nào đó cho piano mà người ta hay chơi trong các dịp sinh nhật không ạ?
 
Re: Piano !!

Cám ơn anh Việt Anh đã gợi ý cho em về các tác phẩm nên tập,chỉ có điều em không biết tìm những bản nhạc đấy ở đâu,anh có thể chỉ cho em một chỗ không ạ?
Em có thể nhờ một ai đó trong trường nhạc viện, hoặc là lên thẳng thư viện của nhạc viện. Đặt người ta photo cho mấy quyển Etude về mà tập :D

À,anh Việt Anh cho em hỏi:anh có biết bản nhạc nào đó cho piano mà người ta hay chơi trong các dịp sinh nhật không ạ?
Hơ hơ, cái này thì anh không biết. Anh không hiểu ý em lắm :d trong dịp sinh nhật... thì chỉ có bài Happy birthday thôi mà :D...
 
Re: Piano !!

xin lỗi các bác cho em hỏi một chút,có thể là hơi lạc đề nhưng mà em chỉ hỏi duy nhất câu này thôi (thế nên em mới ko lập topic mới)

các bác có biết ở đâu bán sách về các loại nhạc cụ ko ạ (ko phải là bản nhạc mà là sách tìm hiểu ý) và cả sách về lịch sử âm nhạc nữa
 
Re: Piano !!

@Phan Anh: Anh quen rất nhiều dân Violon có lẽ chỉ hơn em có vài tuổi :p. Chẳng hiểu sao lại có duyên với dân Violon thế không biết :D. Năm tới lên Trung cấp thì sẽ vui hơn, vì học được nhiêu hơn mà. Anh thấy lên trung cấp học nhiều môn hơn... đỡ nhàm :p. Vui nhất là học trích giảng và hòa thanh + phân tích tác phẩm :p. Ghế nhất vẫn là lớp kí xướng âm thầy Thanh Vân ... ặc ặc !

@Big Thủy: trò cứ vác xách đến nhà thầy :p thầy ko lấy tiền :p ... but khi trò ở vn thì thầy ở DE, và khi thầy ở VN thì trò ở UK ... tình hình là 2 thầy trò mình đúng là vô duyên rồi :p ;) :> Mà trò ơi, sao ở đâu có cái đàn rẻ thế... nếu mà giá đó thì chắc là chưa đánh đã đứt dây đàn, hoặc bị xuống dây :p .. đùa tí, nhưng quả tình là thầy hơi choáng vì cái giá trò đưa ra :p

các bác có biết ở đâu bán sách về các loại nhạc cụ ko ạ (ko phải là bản nhạc mà là sách tìm hiểu ý) và cả sách về lịch sử âm nhạc nữa
Em có thể vào Nhạc Viện Hà Nội, sau đó đi lên thư viện, nó có chỗ bán sách và đăng kí phô tô tài liệu của thư viện đấy. Đến chỗ bán sách của thư viện thì em mua quyển "Trích giảng âm nhạc" (hồi trước là có 3 quyển từ thời âm nhạc cổ đại cho đến cận hiện đại - không biết bây giờ có thay đổi gì không !).

Quyển Trích giảng âm nhạc có thể coi là quyển lịch sử các giai đoạn âm nhạc, các dòng nhạc, và tác giả tác phẩm ! Chú ý, vào thư viện mua thì đừng hỏi quyển "lịch sử âm nhạc" vì quyển này lại nói về một vấn đề rất khác ;) !

Chúc em thành công :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Piano !!

Chị Vân Mai ơi,em không hiểu Prelude với fantasia với etude là gì cả,chị giải thích cho em với :D
 
Back
Bên trên