Hà Nội mở rộng địa giới hành chính-sai lầm ?

Bạn nói cụ thể hơn đi:D
Tuổi trẻ cười hôm 15/11/2008 đăng những hình ảnh châm biếm về trận lụt Hà Nội.
Nghĩ mà thấy xót xa!
 
Chính bác cố vấn cho lãnh đạo cũng VÔ CÙNG ĐAU XÓT về việc mở rộng HN. Bác í nghĩ ra việc mở rộng nhg bản thựk hành khác đến qá nửa so vs kế hoạch vì hg lí do ko thể accept:-s

Thảo ơi, anh biết có lẽ sẽ là rất khó, nhưng em có thể cố gắng sửa đổi cách viết trong TLNT được k?
đừng coi anh chấp nhặt, nhưng "ngôn ngữ 9x" xuất hiện trong TLNT ít nhiều cũng làm giảm giá trị nội dung đi Thảo ạ.

đợt lụt vừa rồi em mới nghĩ, nếu đến như thoát nước mưa còn k hiệu quả đc thì HN bao h mới có cơ sở hạ tầng ngầm? cứ nghĩ làm đc tàu điện ngầm hay đơn giản là đg` ngầm cho ng` đi bộ mà cũng bị ntn thì...
 
Mà khi sáp nhập thế người dân Hà Tây không ai có ý kiến phản đối à?

Sao lại không ạ
Em thấy trên đài báo, phương tiện thông tin đại chúng chỉ thấy phỏng vấn + đăng tải phát biểu vui mừng của ng dân Hà Tây khi trở thành công dân Thủ đô
Trong khi đấy, về quê hỏi bao nhiêu người ở Hà Tây, hầu hết đều được trả lời đại loại những câu như " chả thấy cái lời ích gì cả ở việc mở rộng", " thà để tôi làm Hà Tây còn hơn Hà Nội 2" :-s

Còn về cái việc bác cố vấn ban lãnh đạo em cũng không biết rõ cho lắm.
Em có ông anh làm ở văn phòng chính phủ kể lại là sau ngày sát nhập thủ đô, bác cố vấn uống xỉn, nói năng lảm nhảm, giọng xót xa ca thán hết lời bởi thực thi nó đi khác bản thảo:(
Ngọn ngành thế nào em cũng ko rõ. Có gì em sẽ cố gắng tìm hiều thêm

@anh Minh: em xin lỗi ạ. Em sẽ cố sửa có gì mong các anh chị chỉ bảo ạ.
 
nếu đọc các blog thị trường cũng sẽ thấy dân Hà tây chửi bới rất nhiều về vụ này :))
 
Thực ra, có lẽ HN nên mở rộng, nhưng ko phải theo cách này. Có một mô hình mở rộng địa chính khá hay mà anh biết, đó là Paris. Nhưng anh ko biết với HN có khả thi hay ko nữa, vì thực ra Paris có hệ thống public transport quá ngon so với HN.
 
Nhắc đến cái vụ giao thông
Em được kể là việc đội mũ bảo hiểm cũng bắt nguồn từ chuyến đi học hỏi kinh nghiệm các nước Châu Âu trong đó có Anh và Pháp.
Đi xong mọi người về rất hứng thú với hệ thống giao thông của họ, đặc biệt là tàu điện ngầm.
Chính phủ ta quyết định học tập... dù ít dù nhiều cũng phải học tập...
Và trong khi có bao nhiêu cái để học thì ta áp dụng ĐỘI MŨ BẢO HIỂM:-ss
 
Đội mũ bảo hiểm thì có gì sai hả em? Với một đất nước có vài chục triệu cái xe máy trải khắp đất nước thì đội mũ bảo hiểm là giải pháp dễ mở rộng ra nhất và cũng ít tốn kém (không biết có phải là nhất 0 nhưng ít nhất là cũng hơn tàu điện ngầm). Cái dự án tàu điện ngầm ở Việt Nam trong tương lai gần thì chẳng khả thi gì cả: vốn, quy hoạch lung tung, vấn đề an toàn... nếu thực hiện chắc chỉ gây nhiều bất cập hơn thôi.
 
Anh thấy đội mũ bảo hiểm là tốt mà, mặc dù nó hơi bất tiện trong sinh hoạt, ví dụ như mỗi lần đi đâu bằng xe bus thì sau đấy bạn anh ko đèo anh về nhà được :| 9h tối lại lọ mọ ở bến xe Giáp Bát (vắng teo :-s) chờ xe về nhà.

Đội mũ bảo hiểm giúp giảm thiểu tỉ lệ chấn thương sọ não đấy. Tất nhiên, với điều kiện mọi người phải đội mũ đúng cách, chứ không phải là vắt dây ra sau gáy, kẹp dây trên đầu hoặc là ... cắt dây.

Còn dự án tàu điện ngầm thì anh cũng ko nghĩ nó khả thi. Bạn anh bảo nền địa chất của Hà Nội yếu, nên không xây dựng được các công trình ngầm lớn đâu. Chắc tàu điện ngầm cũng không khả thi.
 
Tàu điện ngầm thì phải công nhận là nếu áp dụng vào Hà Nội thì quả là không khả thi.
Còn cái mũ bảo hiểm, em chỉ thấy tác dụng của nó là " đầu thì còn nguyên nhưng chân tay thì nát nhừ"=))
Nói vui vậy thôi chứ thực sự là mấy cái thống kê mbh giúp giảm thiếu cái này cái nọ cũng chỉ mang tính cổ động tuyên truyền như hàng loạt các hoạt động khác của Dương Tử Quỳnh thôi ạ. Thế nhưng những bất tiện mà mbh mang lại cũng như tai nạn do chính mbh gây ra thì lại chẳng thấy mấy ai thông kê và cũng chẳng có mấy người mang ra bàn bạc để tìm ra giải pháp.:(
 
Anh không biết em nghe ai nói này nói nọ về mũ bảo hiểm nhưng:

1. Nước ngoài bắt buộc dùng mũ bảo hiểm. Chả lẽ em cho rằng các thống kê của họ thì sai, còn Việt Nam ta (dù chưa có thống kê nào) là đúng.

2. Anh thấy đội mũ bảo hiểm đúng cách rất an toàn. Chả gì anh cũng là sinh viên Y, cũng đã đi trực ở Việt Đức. Những bệnh nhân vào viện vì tai nạn giao thông mà có đội mũ bảo hiểm thì tỉ lệ chấn thương sọ não giảm đi rõ rệt. Còn những người bị chấn thương sọ não, đa phần là do không đội mũ hoặc đội mũ sai cách.

3. Em không thể quy kết lỗi "chân tay nát nhừ" cho mũ bảo hiểm, vì đơn giản, không đội mũ thì nát cả đầu cả chân tay.

4. Nói đội mũ bảo hiểm lại tăng nguy cơ tai nạn giao thông vì ... không nghe được còi đằng sau là hoàn toàn vô lí. Người ta sinh ra 2 cái gương để làm gì? Nếu trách thì trách cái ông nào đi xe tháo hết gương cho khỏi vướng, tai đeo phone nghe nhạc xập xình, mắt ngáo ngơ không chú ý trước sau, tai lái lụa đánh bóng mặt đường, đầu suy nghĩ dăm ba câu chuyện, bằng lái xe thì mua chứ không học luật giao thông, vượt đèn đỏ như ngóe.

Cứ đi đúng luật giao thông đi thì chả có chuyện gì xảy ra. Cái duy nhất của mũ bảo hiểm anh không thích, anh nói rồi, đấy là bất tiện khi muốn đi nhờ xe ai về mà lại không có mũ.
 
1. Nước ngoài bắt buộc dùng mũ bảo hiểm. Chả lẽ em cho rằng các thống kê của họ thì sai, còn Việt Nam ta (dù chưa có thống kê nào) là đúng.
Nước ngoài xe máy toàn đi phân khối lớn phóng vù vù như ô tô làm sao so với VN được, mẹ mình toàn đi 20-30km/h, trong thành phố mình cũng chỉ phóng đến 50 km/h là tẹt ga.


4. Nói đội mũ bảo hiểm lại tăng nguy cơ tai nạn giao thông vì ... không nghe được còi đằng sau là hoàn toàn vô lí. Người ta sinh ra 2 cái gương để làm gì? Nếu trách thì trách cái ông nào đi xe tháo hết gương cho khỏi vướng, tai đeo phone nghe nhạc xập xình, mắt ngáo ngơ không chú ý trước sau, tai lái lụa đánh bóng mặt đường, đầu suy nghĩ dăm ba câu chuyện, bằng lái xe thì mua chứ không học luật giao thông, vượt đèn đỏ như ngóe.
nghe đoạn này của Long mà giật cả mình :">


Nói chung mình thấy chỉ nên bắt buộc đội mũ bảo hiểm ở đường quốc lộ, còn trong thành phố thì chỉ khuyến khích thôi, ai có ý thức bảo vệ mình thì không bắt cũng đội(như bố mẹ mình), còn ai thấy đội mũ là phiền toái(như mình thích vuốt keo mà đek được) thì rồi kiểu gì cũng tìm được cách chống đối thôi(tất nhiên mình thì vẫn chấp hành :"> )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em đồng ý với đại đa số ý kiến của anh
Có điều, theo em thì nước ngoài họ có những thống kê rất thuyết phục đó bởi họ áp dụng đội mũ bảo hiểm nhưng xe máy của họ là xe phân khối lớn chạy trên đường cao tốc. Trong khi đó xe máy của chúng ta hầu hết với họ có lẽ được coi là " xe nữ" và chạy vs vận tốc nhỏ trong nội thành. ( những thống kê cũng ko chỉ ra là tai nạn xảy ra ở đâu phải ko ạ:-/)
Em nghĩ có lẽ việc đội mũ bảo hiểm quả thực là rất tốt đối với đường cao tốc của chúng ta chứ trong nội thành đội mũ thì cũng ko đc hợp lý cho lắm:D
 
Anh chẳng thấy gì là ko hợp lý cả :)). Nội thành ko có nghĩa là ko có tai nạn :). Mà anh đội riết thì thành quen, cứ nghĩ nó là cái mũ lưỡi trai mình hay đội là ok ngay =))
 
Như vậy ý của một số đồng chí là đi xe máy 20-30km/h ngã đầu đập xuống đường ko chết, đi 70-80 mới chết?

Các đồng chí hàng ngày cố gắng dậy sớm tí xem "Chào buổi sáng", "mục an toàn giao thông" xem có mấy vụ chết người mà nếu có mũ bảo hiểm sẽ khác nhé (cũng tầm hơn 1 năm miềng ko xem mục này rồi, từ hồi chưa có mũ bảo hiểm, chưa thấy ngày nào ko có người đi xe máy bị tử vong, phần lớn do bị ô tô tông => chấn thương sọ não), đừng vì sự tiện lợi nhất thời của mình mà bỏ qua tính mạng của nhiều người chứ.

Việc metro ở HN, miềng cũng chửa hiểu vì sao mà lại đầu tư dự án như vầy. Cùng lắm thì xây dựng lại hệ thống xe điện có từ thời pháp (năm 8x phải bỏ vì gây tai nạn chết nhiều quá (chen lấn)) sẽ rẻ hơn tuy ko di chuyển nhanh được như dùng điện ngầm
 
Cũng ko thể nói là đi xe 20=30km/h thì đập đầu xuống đường ko chết:-j Đi xe đạp hay đi bộ cũng có thể chết nữa là nhưng xét rộng cho cùng thì số người phóng nhanh ngã và chết chắc chắn phải nhiều hơn người phóng chậm mà chết chứ ạh:D

Còn cái chuyên mục bản tin buổi sang cũng chỉ là hình 1 hình thức tuyên truyền, giáo dục... (thậm chí đã 1 năm nay rồi ko biết h nó như thế nào nữa;)) )

Xây lại hệ thống xe điện là cả một vấn đề đấy chứ ạ. Hà Nội đất chật người đông, đường cho xe cơ giới không còn chẳng đủ, giờ lại để 1 đống diện tích để cho xe lửa đã lỗi thời, chạy chậm thì cũng quả là khó khăn.
 
Như vậy ý của một số đồng chí là đi xe máy 20-30km/h ngã đầu đập xuống đường ko chết, đi 70-80 mới chết?
có nghĩa là khi các xe đều đi với tốc độ như thế thì tỉ lệ đầu đập xuống đường là rất thấp.


Các đồng chí hàng ngày cố gắng dậy sớm tí xem "Chào buổi sáng", "mục an toàn giao thông" xem có mấy vụ chết người mà nếu có mũ bảo hiểm sẽ khác nhé (cũng tầm hơn 1 năm miềng ko xem mục này rồi, từ hồi chưa có mũ bảo hiểm, chưa thấy ngày nào ko có người đi xe máy bị tử vong, phần lớn do bị ô tô tông => chấn thương sọ não), đừng vì sự tiện lợi nhất thời của mình mà bỏ qua tính mạng của nhiều người chứ.
sáng nay cũng xem mục đấy, hình như có phải trong nội thành đâu, mà thấy mỗi một vụ chứ nhiều vụ như thế thì TV nhà mình đã lăng xê ngay, thế còn bao nhiêu vụ đội mũ bảo hiểm cẩn thận vẫn chết thì có ai nhắc đến không.
Tất nhiên đội mũ bảo hiểm là rất an toàn nhưng mình thấy không đáng để bắt đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường như thế, giống như bây giờ bảo đừng uống rượu thì giảm tỉ lệ tử vong xuống nhưng cái độ an toàn đấy không đáng để bỏ đi lợi ích của việc uống rượu.
Đấy là chưa kể đến tác dụng negative gián tiếp của cái chính sách này. Muốn giảm tỉ lệ tử vong xuống => phạt nặng những người không đội mũ bảo hiểm => rất nhiều đứa kiên quyết ko đội mũ bảo hiểm(hoặc trong 1 trường hợp khách quan như thiếu mũ) phải phóng nhanh vượt ẩu để tránh công an phạt => dễ gây tai nạn => ngã đập đầu chết nhiều hơn => tỉ lệ tử vong không những không giảm mà còn tăng lên :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
1. Thế này nhé, tớ lại nói lại là chết khi đội mũ bảo hiểm không có nghĩa là chết vì chấn thương sọ não nhé. Nó có thể là do:

- Gãy đốt sống cổ, liệt cơ hô hấp, suy hô hấp --> chết.
- Vết thương lồng ngực, chấn thương tim --> chết.
- Đa chấn thương, mất máu nhiều --> chết.
- Vỡ tạng đặc, mấu máu nhiều --> chết.
- Gãy nhiều xương, shock chấn thương, không cấp cứu kịp thời --> chết.
- .... --> chết.

Người ta chỉ nói rằng: đội mũ bảo hiểm thì giảm được tỉ lệ chấn thương sọ não, chứ cũng không ai nói là giảm tỉ lệ tử vong cả. Các bạn biết vì sao chấn thương sọ não lại quan trọng ko? Bởi vì chấn thương sọ não làm tồi đi tiên lượng của một ca phẫu thuật, làm tồi đi tiên lượng của một chấn thương khác trên cơ thể, làm tồi đi tiên lượng phục hồi của bệnh nhân.

Nhìn chung, nó biến mọi thứ của bệnh nhân từ một nỗi đau nhỏ thành một nỗi đau lớn, không chỉ là gánh nặng của bản thân mà còn là gánh nặng của gia đình. Nếu chẳng may vào viện vì gãy xương do đi không cẩn thận, thì sẽ đỡ hơn rất nhiều vào viện vì gãy xương + chấn thương sọ não. Bởi vì ko có chấn thương sọ não, sau khi ra viện, bạn quay lại cuộc sống bình thường. Còn nếu có, sau khi ra viện, có thể bạn sẽ mãi mãi sống cuộc sống nằm liệt giường.

Làm mình nhớ đến quảng cáo về đội mũ bảo hiểm hồi xưa. Không phải mọi thứ đều dẫn đến cái chết về thể xác, nó có thể dẫn đến những cái chết tinh thần còn đau gấp vạn lần.

2. Lại về đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. Ở nước ngoài, và ngay cả nếu các bạn để ý người nước ngoài đạp xe ở Việt Nam, họ luôn đội mũ bảo hiểm. Và tại sao người đi bộ không phải đội? Vì đơn giản, chả mấy khi xe máy phóng lên vỉa hè hoặc vượt đèn đỏ cả. Còn ở Việt Nam thì tớ khuyên người đi bộ cũng nên đội mũ bảo hiểm. Thật lòng!

3.

Tất nhiên đội mũ bảo hiểm là rất an toàn nhưng mình thấy không đáng để bắt đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường như thế, giống như bây giờ bảo đừng uống rượu thì giảm tỉ lệ tử vong xuống nhưng cái độ an toàn đấy không đáng để bỏ đi lợi ích của việc uống rượu.
Uống rượu không chết được đâu, bạn Kiên ạ. Nó chỉ làm cho bạn suy kiệt đến mức sống phần đời còn lại một cách vô ích cả về thể xác lẫn tinh thần thôi. Tin tớ đi, bạn sẽ không muốn mỗi ngày phải truyền 1-2 chai, uống hàng tá loại thuốc chỉ vì xơ gan do rượu đâu.

Đội mũ bảo hiểm cũng thế thôi. Tớ đã nói ở phần 1 rồi, không nói lại nữa.

Đấy là chưa kể đến tác dụng negative gián tiếp của cái chính sách này. Muốn giảm tỉ lệ tử vong xuống => phạt nặng những người không đội mũ bảo hiểm => rất nhiều đứa kiên quyết ko đội mũ bảo hiểm(hoặc trong 1 trường hợp khách quan như thiếu mũ) phải phóng nhanh vượt ẩu để tránh công an phạt => dễ gây tai nạn => ngã đập đầu chết nhiều hơn => tỉ lệ tử vong không những không giảm mà còn tăng lên
Những thằng như thế thì cũng nên chết cho xã hội bớt đi gánh nặng.

Tại sao lại lấy việc "vi phạm pháp luật" ra để bao biện cho hành vi "vi phạm pháp luật"? Thế ở nước ngoài, tại sao họ không sợ cái đấy? Phải cho người Việt Nam hiểu rằng: pháp luật sinh ra là để theo, chứ không phải là để không theo. Mọi người đã quá lâu quen sống với việc luật nằm trên giấy rồi, tớ nghĩ, cũng nên có những cái thiết thực để họ thấy rằng mình phải tuân thủ pháp luật.

Tớ không hiểu con người sống vô kỉ luật thì có thể sống được bao nhiêu năm trong xã hội? Nếu họ không chết về thực thể, thì cũng chết về tinh thần.
 
Tất nhiên đội mũ bảo hiểm là rất an toàn nhưng mình thấy không đáng để bắt đội mũ bảo hiểm trên mọi tuyến đường như thế, giống như bây giờ bảo đừng uống rượu thì giảm tỉ lệ tử vong xuống nhưng cái độ an toàn đấy không đáng để bỏ đi lợi ích của việc uống rượu.
Đấy là chưa kể đến tác dụng negative gián tiếp của cái chính sách này. Muốn giảm tỉ lệ tử vong xuống => phạt nặng những người không đội mũ bảo hiểm => rất nhiều đứa kiên quyết ko đội mũ bảo hiểm(hoặc trong 1 trường hợp khách quan như thiếu mũ) phải phóng nhanh vượt ẩu để tránh công an phạt => dễ gây tai nạn => ngã đập đầu chết nhiều hơn => tỉ lệ tử vong không những không giảm mà còn tăng lên
Nói như vậy là ko đúng. Nói thế thì nhà nước cấm hút thuốc phiện, mà có thằng nó vẫn hút, xong đuổi bắt nó khéo nó biết mình bị bắt nó còn châm kim tiêm cho mấy người chết theo, như vầy sẽ nguy hiểm hơn ko cấm, tốt nhất ko cấm sao? Xong rồi tham nhũng, nếu xử tham nhũng toàn tử hình, có thằng chán đời nó biết mình chắc chắn dựa cột rồi nó ăn nhiều hơn, có bao nhiêu ăn hết => dân thiệt hơn, tốt nhất ko tử hình mấy thằng tham nhũng nữa hay sao?

Nước có quốc pháp, gia có gia quy, đã là luật thì phải thi hành, thằng nào đã phạm luật rồi lại còn gây tai nạn gô cổ nó lại cho tù mọt gông xem lần sau có thằng dám thế ko? Muốn gây dựng pháp luật phải đánh vào ý thức, nếu ai ko mang mũ bảo hiểm ra đường cũng vào nhà đá ngồi vài ngày, tịch thu xe vài chục ngày xem còn ai ko đội mũ bảo hiểm nữa ko.
 
Nói như vậy là ko đúng. Nói thế thì nhà nước cấm hút thuốc phiện, mà có thằng nó vẫn hút, xong đuổi bắt nó khéo nó biết mình bị bắt nó còn châm kim tiêm cho mấy người chết theo, như vầy sẽ nguy hiểm hơn ko cấm, tốt nhất ko cấm sao? Xong rồi tham nhũng, nếu xử tham nhũng toàn tử hình, có thằng chán đời nó biết mình chắc chắn dựa cột rồi nó ăn nhiều hơn, có bao nhiêu ăn hết => dân thiệt hơn, tốt nhất ko tử hình mấy thằng tham nhũng nữa hay sao?

Nước có quốc pháp, gia có gia quy, đã là luật thì phải thi hành, thằng nào đã phạm luật rồi lại còn gây tai nạn gô cổ nó lại cho tù mọt gông xem lần sau có thằng dám thế ko? Muốn gây dựng pháp luật phải đánh vào ý thức, nếu ai ko mang mũ bảo hiểm ra đường cũng vào nhà đá ngồi vài ngày, tịch thu xe vài chục ngày xem còn ai ko đội mũ bảo hiểm nữa ko.

- hút thuốc mà lại có kim tiêm để châm vào thằng khác;))
- có thằng nào tham nhũng mà xác định mình dựa cột, có ai mà chưa ra trận đã nghĩ mình chết:-/ Nếu mà " biết chắc chắn" thì đời còn gì là thú vị:D có khi thằng đó đi làm thầy bói cũng đc:))
- Ko đội mũ bảo hiểm mà vào ngồi nhà đá thì chắc phải xây nhà đá 100 tầng may ra mới đủ sức chứa:D Khắp đất nước đâu đâu cũng nhan nhản nhà đá mất:-ss

Theo em thì cái gì nó cũng phải từ từ, nhất là việc thay đổi thói quen người dân.:D MŨ BẢO HIỂM LÀ CẦN THIẾT những trước hết việc ép buộc nó đối vs người đi trong nội thành là ko hoàn toàn cần thiết. Ép bằng những biện pháp trên khéo lại bị quy kết " vi phạm nhân quyền" thì khổ:D
 
Thế bây giờ đặt ra cái luật không hợp lí(ví dụ như thế) hoặc không khả thi thì tỉ lệ phá luật cao là điều đương nhiên. Giả sử bây giờ đặt ra luật ngày lẻ đi xe biển lẻ, ngày chẵn đi xe biển chẵn xem, dân lại chả phá luật ngay :))
Không thể cứ kêu gào ý thức người dân mà người làm chính sách cần phải tính toán kĩ. Thay vì suốt ngày kêu ý thức dân kém thì hãy xem đường xá mình làm đã tốt chưa, qui hoạch các thứ thế nào, đèn và biển giao thông mình đặt hợp lí chưa, mức phạt và cách thức phạt có hiệu quả không.
@Long:
Ý mình là đội mũ bảo hiểm vẫn có thể chết vì những nguyên nhân cậu nói còn uống rượu nhiều thứ nhất là xơ gan, thứ hai là dẫn đến mất tự chủ rồi đâm chém nhau hay đi xe lạng lách.
Đấy là chưa kể đến tác dụng negative gián tiếp của cái chính sách này. Muốn giảm tỉ lệ tử vong xuống => phạt nặng những người không đội mũ bảo hiểm => rất nhiều đứa kiên quyết ko đội mũ bảo hiểm(hoặc trong 1 trường hợp khách quan như thiếu mũ) phải phóng nhanh vượt ẩu để tránh công an phạt => dễ gây tai nạn => ngã đập đầu chết nhiều hơn => tỉ lệ tử vong không những không giảm mà còn tăng lên
phần này mình nói để tham khảo thôi chứ không dùng để support cái sự bất hợp lí của chính sách :)
Nước có quốc pháp, gia có gia quy, đã là luật thì phải thi hành, thằng nào đã phạm luật rồi lại còn gây tai nạn gô cổ nó lại cho tù mọt gông xem lần sau có thằng dám thế ko? Muốn gây dựng pháp luật phải đánh vào ý thức, nếu ai ko mang mũ bảo hiểm ra đường cũng vào nhà đá ngồi vài ngày, tịch thu xe vài chục ngày xem còn ai ko đội mũ bảo hiểm nữa ko.
Không biết phạt nặng thế này có vi phạm hiến pháp không nhỉ :-ss
 
Back
Bên trên