Hà Nội - lòng hiếu khách đâu rồi?

Lê Minh Hà
(copperhead_alavista)

New Member
Vô đây đọc rõ hơn nè :D http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/12/071206_viethospitality.shtml

Tôi và mấy người bạn vừa tới thăm Hà Nội và Việt Nam được năm này và nói thật là một chuyến đi thật khốn khổ.

Sao vậy? Ngay từ lúc lên máy bay (Air Asia) là đã thấy mấy người Việt vô ý thức và cứng đầu cứng cổ dùng điện thoại khi đã ngồi vào khoang.

Không phải chỉ một người mà vài người bất chấp các chiêu đãi viên đề nghị tắt điện thoại di động.

Khi tôi đến Hà Nội thì điện thoại cầm tay của tôi bị một người đàn ông là người Việt lấy cắp khi chúng tôi đang đứng ở vỉa hè gần một cái hồ để xác định hướng đi.

Hắn móc túi từ đằng sau và tôi đã hô lên nhưng rồi hắn hét lên còn to hơn tôi và bỏ chạy.

May mắn thay là máy ảnh kỹ thuật số và tiền nong vẫn còn vì nằm ở phần trong của túi xách nên vẫn còn. Còn điện thoại nằm ở túi nhỏ ở ngoài thì biến luôn cùng gã khốn kiếp đó.

Vết thương lại càng thêm nhức nhối khi một người bán hàng ngồi gần đó chứng kiến tất mọi chuyện mà chẳng làm gì cả!!!

Bây giờ là đến chuyện giao thông hỗn loạn ở Hà Nội, cả hai đèn xanh và đỏ đối với người Hà Nội đều có nghĩa là Đi Đi Đi.

Mà tại sao người ta lại cứ bấm còi inh ỏi, chắc là khi đụng vào người đi đường rồi thì mới nói là tôi không có lỗi vì đã bấm còi rồi hay sao?

Giao thông hỗn độn là điểm du khách phàn nàn nhiều

Tôi đã từng đến Campuchia nơi giao thông ở đây (ít nhất là ở thủ đô Phnom Penh) cũng hỗn độn tựa như ở Hà Nội.

Tức là ở Phnom Penh thì mình cứ qua đường và xe cộ sẽ tự tránh mình, miễn là đừng có di chuyển quá đột ngột hoặc dừng lại giữa chừng.

Thế nhưng áp dụng phương pháp đó tại Hà Nội thì có lẽ quí vị không chết thì cũng mất mấy chi như chơi.

Rồi người Hà Nội sao kỳ vậy? Thô lỗ quá đi.

Việc họ không nói tiếng Anh thì tôi thấy chấp nhận được. Thế nhưng điều tôi chịu không nổi là họ không nhìn mình trong lúc nói chuyện.


Tôi không thể chịu nổi khi họ nói chuyện mà không nhìn mình


Tôi lấy một ví dụ để quí vị dễ thấy. Chúng tôi đến Nhà hát Múa rối Nước và muốn mua 3 vé xem buổi diễn 8 giờ 30 tối.

Cô bán vé đốp chát trả lời "No" (Không) và tự động xé 3 vé đưa chúng tôi.

Chúng tôi hỏi lại rất lịch sự là “Không” có nghĩa là thế nào thưa cô? Tức là không có buổi lúc 8:30 hay là không có loại vé 20 ngàn đồng (vì có 2 loại hạng ghế là 20 và 40 ngàn VND).

Cô ấy lẩm bẩm lại câu “Không” và rồi thì chúng tôi nhìn vào vé cô đưa cho chúng tôi thì mới biết là cô đưa cho chúng tôi vé 40 ngàn đồng và buổi xem là 9:15.

Chúng tôi bảo cô ấy là chúng tôi muốn mua vé cho loại ghế rẻ tiền hơn và rồi cô lại tiếp tục càu nhàu.

À, mà quí vị có biết là khi chúng tôi nói thì cứ như là cho chúng tôi nghe mà thôi vì cô này đọc báo đặt trên bàn và thậm chí không ngẩng đầu lên nói chuyện với chúng tôi.

Cuối cùng chúng tôi thấy đành phải đưa cho cô tiền. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không muốn mua vé mà chỉ muốn hỏi thông tin về buổi diễn.

Chúng tôi gặp những bộ mặt lạnh lùng và thái độ tiêu cực này từ những người bán hàng tại khu vực Phố Cổ nơi chúng tôi muốn chụp mấy tấm hình.

Mà chúng tôi cũng chỉ hỏi ông chủ quán bia hơi có hai câu là bia bao nhiêu tiền và có chụp ảnh được không.

Và tôi cũng muốn nói với những ai đang chuẩn bị chỉ trích tôi về những gì tôi viết để họ biết rằng tôi là người châu Á và tôi cũng đã cố gắng lịch sự hết mức như cười và nói lời cảm ơn bằng tiếng Việt với bất kỳ ai tôi gặp khi tôi tới Việt Nam.

Thực lòng mà nói là tôi đã đi du lịch nhiều nước từ châu Á sang châu Âu và trong các chuyến đi thì chưa bao giờ tôi lại gặp những người thô lỗ và ích kỷ như những người tôi đã gặp ở Hà Nội.

Lòng hiếu khách của người Việt mà người ta nói tới nay biến đâu rồi?

Mặc dù Việt Nam phát triển hơn hai nước láng giềng là Lào và Campuchia thì tôi thấy Việt Nam có nhiều cái cần phải học từ hai nước này.

Tức là Việt Nam nên học cách người Lào và Campuchia chào đón du khách thân thiện và ấm áp thế nào.

Tức là một nụ cười, hoặc là sự đón tiếp nồng ấm làm cho du khách cảm thấy phấn khởi và làm được điều đó thì hay biết làm sao.

Cảm ơn Hà Nội vì lòng hiếu khách “tuyệt vời”. Trở lại Việt Nam ư? Chắc sẽ không có lần thứ hai trong đời tôi.

Điểm đến Campuchia, Lào, hay Thái Lan thì tôi muốn trở lại bất kỳ lúc nào.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Quí vị có ý kiến xin mời góp ý tại vietnamese@bbc.co.uk

Đọc mấy cái comment của mọi người ở dưới mà càng thấy nản hơn :((
 
cho mình hỏi là từ trc đến nay ng` HN có lòng hiếu khách sao ??
đây là ngu ý của mình :">
có j xin lỗi :p
 
mình ko cho là như thế bạn ạ :">
ko nên qua một vài cá nhân để rồi đánh giá toàn thể :D
bài viết hơi phóng đại quá chăng :-??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đó là thực tế rồi mà..., người dân sống ở Hà Nội nhiều lúc còn phải phàn nàn cái này cái kia, huống hồ 1 du khách nước ngoài lần đầu tiên đặt chân đến Việt Nam..., chỉ có điều không hiểu bác nào dịch bài này mà ngôn ngữ nhiều chỗ hơi quá khích...

Mà đúng là người Hà Nội không hiểu sao nhiều lúc rất thô lỗ không cần thiết.., đi xe ngoài đường chỉ va quệt nhau 1 chút thôi cũng rất dễ dẫn đến cãi vã...., và về thái độ/sự lịch sự của người bán hàng thì chắc chắn là Hà Nội thua đứt thành phố Hồ Chí Minh...
 
Hãy xét qua một vài comments của mọi người phía dưới bài viết :D

Chi Ton, Việt Nam
Chỉ cần đọc báo Tuổi Trẻ thì biết ngay: 70% DU KHÁCH ĐẾN VIỆT NAM MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI". Như vậy Bà Eileen 76 nói thật. Đừng tự ái dân tộc mà hảy khôn ngoan xét lại mình để sửa đổi và tiến lên. Ngày xưa ngừoi dân Việt nam có văn hóa khác, bây giờ được đào tạo trong một nền xã hội chủ nghĩa nên phải có nền văn hóa khác Hà thành ngày xưa, đó là qui luật.

Le Vu Manh Hai, Hà Nội
Tôi sống ở Hà Nội đã lâu nhưng nói thật chưa bao giờ nghĩ người Hà Nội hiếu khách, đặc biệt là với khách du lịch. Người Hà Nội có thể thết đãi người quen, họ hàng và bạn bè, nhưng với người lạ - dù là người Việt Nam hay nước ngoài - thì còn lâu! Từ trước đến nay nếu có nghe nói người Hà Nội hiếu khách, nói thật là toàn nghe mọi người tự khen lẫn nhau! Còn các bạn nếu muốn cảm nhận được sự hiếu khách của người Việt, có lẽ phải về vùng nông thôn nơi mà sự chụp giật của thành thị chưa kịp lan toả đến. Nghĩ mà thấy buồn nhỉ!

Quang TPHCM
Tôi thường ra Hà Nội công tác và đồng ý với những gì mà vị du khách này nói. Thực tế còn tệ hơn như nạn taxi chạy lòng vòng móc túi du khách, các công chức nhà nước nói chuyện thô lỗ và tình trạng dơ bẫn, phục vụ kém ở các quán ăn. Vì vậy tôi thường chọn giải pháp bay đi và về cùng ngày để tránh ở lại qua đêm tại Hà Nội. Tôi có đọc sách nói về tính thanh lịch của người Hà thành, nhưng đến giờ vẫn không hiểu vì sao đã không còn nữa.

Còn nhiều lắm đó :)
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culturesport/story/2007/12/071206_viethospitality.shtml

----------

Người HN em ngán nhất vụ chửi vả... Ra đường quẹt xe nhau 1 tí mà đã "phun" ra cả 1 tràng. Đi bộ gặp mấy bác xe ôm thì... đừng hỏi, chèo kéo nhiệt tình đến khi phát gắt thì thôi! Cũng may là bây giờ các bác ấy cũng đỡ hơn 1 tí, chỉ vẫy tay hất hàm hỏi "đi không" thôi :)
 
Anh nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn, không phải là sự không hiếu khách, mà là ý thức của người dân đang ngày càng giảm sút em ạ.

Chúng ta thử đi qua một số tình huống trên nhé.

Không phải chỉ một người mà vài người bất chấp các chiêu đãi viên đề nghị tắt điện thoại di động.
Còn có cá nhân đâm xe vào cảnh sát giao thông chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, taxi đâm cảnh sát giao thông chỉ vì bị giữ lại ... cái đó còn thiếu ý thức hơn cái này rất nhiều lần. Đây là một tình trạng cho thấy đạo đức của nhiều cá nhân trong xã hội đang giảm sút.

Vết thương lại càng thêm nhức nhối khi một người bán hàng ngồi gần đó chứng kiến tất mọi chuyện mà chẳng làm gì cả!!!
Giả sử, người bán hàng giúp người này và gã khốn kiếp đó sau này quay lại hành hung người bán hàng thì sao? Chúng ta gặp phải tình trạng: Không phải việc của mình, kệ! Và nếu như không ai lao vào, tội gì tôi phải lao vào (vậy là chả có ai lao vào cả) Và nếu như mình lao vào, sau này mình có phải chịu hậu quả không? Rất nhiều câu hỏi đặt ra, vì lợi ích cá nhân, vì sự ích kỷ, và vì cái xã hội này, con người ngày càng tách biệt nhau.

Chỉ hỏi bọn em thôi, nếu bây giờ trên đường có một tai nạn, mà cần đưa nạn nhân đi cấp cứu, nhưng người nạn nhân be bét máu, mà bọn em thì lại đang mặc đồ diện, bọn em có xông vào bế người ta đi viện không?

Mà tại sao người ta lại cứ bấm còi inh ỏi, chắc là khi đụng vào người đi đường rồi thì mới nói là tôi không có lỗi vì đã bấm còi rồi hay sao?
Làm quen đi. Chúng nó còn vượt đèn đỏ, bất chấp đi sai làn đường, này nọ kia ... đủ cả. Phải gặp cái nút giao thông Trường Chinh - Tôn Thất Tùng và Trường Chinh - Lê Trọng Tấn mới thấy nhiều cảnh chướng tai gai mắt kia.

Việc họ không nói tiếng Anh thì tôi thấy chấp nhận được. Thế nhưng điều tôi chịu không nổi là họ không nhìn mình trong lúc nói chuyện.
Nhập giang tùy khúc, nhập gia tùy tục. Người Việt Nam khi nói không có thói quen nhìn thẳng. Người Hàn khi nói cũng thế. Nếu như không làm quen được với phong tục này, thì họ, những người nước ngoài, mới là kẻ vô lễ.

Cô bán vé đốp chát trả lời "No" (Không) và tự động xé 3 vé đưa chúng tôi.

Chúng tôi hỏi lại rất lịch sự là “Không” có nghĩa là thế nào thưa cô? Tức là không có buổi lúc 8:30 hay là không có loại vé 20 ngàn đồng (vì có 2 loại hạng ghế là 20 và 40 ngàn VND).

Cô ấy lẩm bẩm lại câu “Không” và rồi thì chúng tôi nhìn vào vé cô đưa cho chúng tôi thì mới biết là cô đưa cho chúng tôi vé 40 ngàn đồng và buổi xem là 9:15.

Chúng tôi bảo cô ấy là chúng tôi muốn mua vé cho loại ghế rẻ tiền hơn và rồi cô lại tiếp tục càu nhàu.

À, mà quí vị có biết là khi chúng tôi nói thì cứ như là cho chúng tôi nghe mà thôi vì cô này đọc báo đặt trên bàn và thậm chí không ngẩng đầu lên nói chuyện với chúng tôi.

Cuối cùng chúng tôi thấy đành phải đưa cho cô tiền. Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó không muốn mua vé mà chỉ muốn hỏi thông tin về buổi diễn.

Chúng tôi gặp những bộ mặt lạnh lùng và thái độ tiêu cực này từ những người bán hàng tại khu vực Phố Cổ nơi chúng tôi muốn chụp mấy tấm hình.
Chà, cái này thì đúng là nhiều. Suy cho cùng vẫn là vấn đề ý thức của người dân. Họ không tôn trọng nhau, vì họ không tôn trọng người khác thì họ cũng chả thiệt. Giả sử sau hành động đó, họ bị phạt, giảm lương hoặc sa thải, thử hỏi ai dám thế? Có phải là do các cơ quan đã quá dung túng hành động của nhân viên. Anh vẫn nhớ hồi anh vào khoa Khám chữa bệnh theo yêu cầu của Bạch Mai, có hai chị y tá đứng ở cửa, ăn mặc rất cẩn thận, cúi chào lễ phép và hỏi "Bác và em đi đâu đấy ạ". Rồi sau đó chỉ dẫn tận tình. Cái gì có dính vào tiền, nó cũng khác.

Những đoạn sau anh không có comment gì. Nhưng có vài điều anh muốn nói:

1. Anh quen biết rất nhiều người nước ngoài, đặc biệt là từ khi vào trường Y. Điều đó để nói rằng: Những người mà anh quen biết thuộc dạng có học thức, không phải là bác sĩ thì cũng là nghiên cứu sinh, thạc sĩ ... Từ sinh viên nước ngoài cho đến những người lớn tuổi anh quen, quan điểm chung của họ là Việt Nam rất thú vị, mặc dù còn nhiều điểm chưa ưng ý. Anh nghĩ, ai cũng thế, khi đến môi trường mới có thể chê rất nhiều thứ (ta sang Mỹ cũng vậy thôi). Quan trọng là sống một thời gian, và họ biết làm quen. Khi đã quen rồi, thì sự khó chịu tự giảm đi thôi.

2. Ý kiến trên đây chỉ là ý kiến của một người có thể coi như "khách qua đường". Người này đi và bắt gặp. Nó là những ấn tượng ban đầu về Hà Nội. Vậy là nó chưa phải những gì sâu nhất, truyền thống nhất. Nếu vị khách này gặp đúng người, ví dụ như những sinh viên nói tiếng Anh giỏi chẳng hạn, biết đâu họ còn chỉ dẫn tận tình, thậm chí đưa vị khách đến nơi muốn đến.

3. Nhưng từ điểm 2 mà nghĩ rằng, ấn tượng ban đầu nào cũng quan trọng, vậy chúng ta nên tạo ra một ấn tượng ban đầu tốt. Đừng để người ta nghĩ đến việc "không bao giờ trở lại" vì những con mọt như thế. Cơ mà, xin lỗi, không biết có động chạm đến ai không, nhưng mà chắc gì những người mà vị khách này tiếp xúc, đã là người Hà Nội?
 
Tick bài hay cho bạn Hà vì quả k bao h đọc BBC Vietnamese, tớ cũng thế hehe :D

Tick bài hay cho anh Long vì cái ý chưa chắc đã là ng HN, em cũng đang định viết thế :D H ra đường hỏi trăm anh thì chắc đến 9 chục anh ng ngoại tỉnh sống ở HN, những người đấy tính là dân HN chắc ??? :)
 
BBC Vietnamese 8-|
cho mình hỏi là từ trc đến nay ng` HN có lòng hiếu khách sao ??
đây là ngu ý của mình :">
có j xin lỗi :p
uh.
Ngu thật.
Chính vì có những đứa viết như bạn Hưng nên người ta mới nói "HN ko có lòng hiếu khách" =))

Tớ dek biết ai ko có lòng hiếu khách chứ tớ thấy những thằng học đến gần hết cấp 3 rồi mà nói những câu ngứa hết cả ...
Còn tớ đã nhìn thấy 1 bà đồng nát chả biết có học hết lớp 3 ko, mỉm cười với một ông khách tây ở Bờ Hồ lúc ông ý say :"Hi"
:)
Còn tớ tự thấy tớ dù tớ ghét đứa nào tớ cũng vẫn cười với đứa đấy nếu nó chào tớ. :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
mình ko cho là như thế bạn ạ :">
ko nên qua một vài cá nhân để rồi đánh giá toàn thể :D
bài viết hơi phóng đại quá chăng :-??
bạn Trà nghĩ j khi nói mình có lòng hiếu khách :-??
add nik bạn rồi bạn hỏi là để làm j :-??
xong rồi del
hiếu khách quá chăng :)
BBC Vietnamese 8-|

uh.
Ngu thật.
Chính vì có những đứa viết như bạn Hưng nên người ta mới nói "HN ko có lòng hiếu khách" =))

Tớ dek biết ai ko có lòng hiếu khách chứ tớ thấy những thằng học đến gần hết cấp 3 rồi mà nói những câu ngứa hết cả ...
Còn tớ đã nhìn thấy 1 bà đồng nát chả biết có học hết lớp 3 ko, mỉm cười với một ông khách tây ở Bờ Hồ lúc ông ý say :"Hi"
:)
Còn tớ tự thấy tớ dù tớ ghét đứa nào tớ cũng vẫn cười với đứa đấy nếu nó chào tớ. :))

haizzzzzzzz
nhìn thẳng vào vấn đề đi chứ
cứ giấu diếm mãi ko tốt đâu :-<
cái số mà bạn nói cười vs ông Tây ý :-?? thì là bao nhiêu % ??
nếu số đấy nhiều thì có phải đến 70% du khách nước ngoài đến HN rồi k bao h quay lại k ?? :-??
rất nhiều ng` cũng cùng ý kiến vs tớ :)|
quả thực nếu ko có sự thật trên thì đâu có bài báo đấy
ko có lửa làm sao có khói
mà bạn nói thế ý bạn cũng nói rằng bạn có lòng hiếu khách ???
cái lòng hiếu khách của bạn thể hiện ở đâu vs các thành viên trên HAO này ????
Bạn cũng thừa biết bạn là mod box 0609 đúng k ?
Thế thì tại sao cái 2pic CMSN ý, đến ngày sn các thành viên ý, sao bạn k đổi đi
nếu bạn quên thì cũng có 1 số bạn nhắc rồi đấy
:-??
về đọc lại đi >"<
đấy
hiếu khách thật
mà cái thể loại "Còn tớ tự thấy tớ dù tớ ghét đứa nào tớ cũng vẫn cười với đứa đấy nếu nó chào tớ" ý, thì khác j trước mặt cười cười nói nói, sau lưng cho nó nhát dao vào lưng :)) thế có phải là đạo đức giả chăng ?? uh thì bạn có thể biện minh là nghệ thuật giao tiếp, nhưng tớ hỏi, nếu ai đó biết bạn ghét ng` ta, mà lại biết rằng trước mặt cười nói, rồi nói xấu sau lưng thì cái ng` bạn ghét ý, sẽ nghĩ ntn về cái lòng hiếu khách của bạn :-??
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Vài con sâu làm rầu nồi canh mà :|
Hồi em đi ăn ở quán nem chua trong ngõ Tạm Thương Hàng Bông, gặp 1 đôi người Tây ở đó, nói chuyện rất vui vẻ, còn uống rượu với nhau, con người Tây kia còn mời hút tài mà nữa :|
Rồi hồi trước em có ôgn hàng xóm người Mỹ đến thuê nhà, thỉnh thoảng lại sang nhà nhau chơi mặc dù ngôn ngữ có hạn chế, rồi gặp ông ấy trên đường về thì cho quá giang.....

Có phải ai cũng cộc cằn thô lỗ đâu, thật sự người dân "gốc" HN văn minh mà, dân tỉnh lẻ "du nhập" vào mới thế thôi :))
 
Đúng rùi mà. Anh đi làm tình nguyện viên suốt. Cho nên tiếp xúc với người nước ngoài rất nhiều. Họ đều bảo những ai mà nói tiếng Anh được thì đều rất thân thiện và cởi mở. Còn những ai mà tiếng Anh kém hoặc ngại giao tiếp thì khá rụt rè và đôi lúc có ý né tránh. Cho nên, việc tiếp xúc với người nước ngoài để họ hài lòng rất là khó. Nhiều lúc, chỉ một hành động cũng có thể làm họ nghĩ mình thô lỗ nhé. Hồi anh đi làm tình nguyện viên cho APARCS, một hội nghị về Mắt ý, bà PR của SNEC nói luôn là khi chỉ đường cho khách, là phải dùng cả bàn tay hoặc ngón cái để chỉ, chứ không được dùng ngón trỏ, nếu không họ sẽ đánh giá. Hic, chỉ một cái chỉ tay đấy nhé ^^

Nói chung, đây đó có người này nọ kia cư xử không đúng. Hi vọng là số người đó không phải là tất cả, chỉ là vài con sâu làm rầu nồi canh thôi. Vả lại, Hà Nội bây giờ, tỉ lệ dân nhập cư vào là rất lớn, cho nên đừng nói là "người Hà Nội không hiếu khách" :-< Có khi, mấy ông bà quát tháo ngoài kia cũng chỉ là dân nhập cư vào đây làm ăn thôi. Chứ mấy người được là Hà Nội gốc. Những phụ nữ lớn tuổi mà là người Hà Nội gốc ý, nhiều người hồi xưa học trường nữ sinh Đồng Khánh. Anh nhớ đã gặp khoảng vài chục bác là tốt nghiệp từ trường này ra. Bác nào cũng đài các, quý phái, ăn nói mực thước và rất tôn nghiêm trong việc lễ nghi, nên chả có cớ gì để họ cư xử thiếu suy nghĩ cả.
 
1. Người Hà Nội kô phải thuộc hàng hiếu khách có tiếng.
2. Trích dẫn lời Thầy dạy ngoại ngữ đã sống tổng cộng 10 năm tại Hà Nội khi tâm sự với học trò tại quán café:
"Tôi kô thích Tây Ba-lô, họ chỉ đi lại nhìn ngó, quan sát, đánh giá dựa trên nhưng qui tắc tư tưởng của họ mà kô hòa đồng cố gắng để mà hiểu tại sao. Nên nhớ là văn hóa châu Á và Châu Âu khác nhau cực kì lớn, kô thể dùng cái này để đánh giá cái kia".
Trích dẫn lời của một chị người Pháp, người duy nhất trong số rất nhiều người nước ngoài mình quen tại Vn có khả năng nói tiếng việt giao tiếp được với người dân:
"Nếu Pháp và Việt Nam giải quyết ok được việc hộ chiếu, mình sẽ sống nốt thời gian còn lại ở ViệtNam Hà Nội".
 
Thế mà mình xem TV phỏng vấn người Tây bao giờ họ cũng nói: Các bạn rất thân thiện và hiếu khách...:(
 
70% DU KHÁCH ĐẾN VIỆT NAM MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI
Thế có bao nhiêu phần trăm du khách đến Pháp, Mỹ, Áo, Anh ... một lần không trở lại.

Và ai là người thống kê con số 70% đó?

Mình không định nói Người Hà Nội là người hiếu khách, nhưng ít nhất, đừng vơ đũa cả nắm mà nói rằng: Chả thằng đ** nào người Hà Nội hiếu khách cả.
 
Đúng là cũng có nhiều loại Tây, người hiểu thì người ta thấy buồn cười, còn người ko hiểu thì họ bức xúc lắm.
 
Các bạn thân thiện và hiếu khách:D
Câu này thì hình như ở đâu cũng nghe nói, Viên, Paris, Tokyo, Rome.....Đơn giản khi người nước ngoài đi du lịch, họ là khách, để vừa lòng ông chủ thì khen ông chủ hiếu khách thôi.
Mà "lịch sự bằng những lời khen tặng" cũng nét khá rõ của văn hóa Phương Tây, nhiều khi hơi quá. Mình cũng nên tin một cách vừa phải:D
 
Chẳng bao giờ tin mấy cái mà mấy ông bà Tây nói với người mình cả, chỉ là phép xã giao. Chỉ có những tâm sự chân thành (như bài viết em đưa) của họ viết mới là đúng những gì họ nghĩ về người HN thôi!
@ anh Long: đến Pháp, Mỹ, Áo, Anh ... lại bảo không muốn trở lại đi :))
 
Em tick bài hay cho anh Long vì cách phân tích của anh, chứ không phải như bạn Kiên, vì cái ý chưa chắc đã là người HN. Hơi chạm tự ái 1 tẹo :p, nhưng mà sẽ không đi sâu vào vấn đề này hay cái vấn đề người HN gốc và người HN nhập cư.

1. Xã hội nào cũng có người tốt và người xấu, người văn minh và người không có ý thức, ở xã hội phát triển thì con số những người như thế sẽ nhiều hơn thôi. Dù gì, chúng ta cũng nên công nhận một điều, ở Việt Nam tỉ lệ giữa người văn minh, có ý thức và những người chưa văn minh kém ý thức còn thấp :D.
2. Cái trường hợp cướp giật nọ kia, cái đó là do người khách du lịch kia không cẩn thận, không nên vì thế mà trách cả HN. Thiếu gì du học sinh VN đi học bị mất hết hành lý đồ đạc tư trang? Xã hội phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt thì càng có những kẻ cùng đinh cướp giật đồ của người khác.
3. Thái độ của cô bán vé thì đúng là cần thay đổi. Cứ gì cô bán vé, các cô ở phòng đào tạo, thủ thư của các trường đại học, nhân viên lễ tân hay những người bán hàng,... cũng có thái độ rất kẻ cả và khó chịu, "ta ban ơn cho ngươi, nên ta thích đối xử thế nào là việc của ta" :)). Cái này chúng ta nên nhận, để cố gắng mà thay đổi. Chính vì xã hội chấp nhận những người như thế, cho rằng đó là việc bình thường, xưa nay vốn vậy (và sau này sẽ tiếp tục như vậy :)) ) nên những thái độ, hành vi kia mới tiếp tục tiếp diễn. Không chỉ thay đổi thái độ xã hội, mà còn thay đổi tinh thần, trách nhiệm đối với công việc, thay đổi thói quen giao tiếp.
4. Giao thông Hà Nội bất cập thì rõ rồi, tất cả chúng ta đều hiểu, và chúng ta cũng khó chịu ;).
5. Những cái trên là phổ biến, chúng ta sống ở VN, ở HN, chúng ta biết, nhưng chúng ta quen và chúng ta bỏ qua. Chúng ta tập sống với nó :D. Không phải con sâu làm rầu nồi canh gì đâu. Những sinh viên, những học sinh, những người tri thức, nói thật đi, chỉ là thiểu số giữa đa số ;).
6. Du lịch của VN còn yếu, mọi người đừng cãi :D. Xem CNN thấy quảng cáo du lịch ở các nước khác, không rõ nó có đẹp có hay hơn VN không, nhưng hấp dẫn thật ;). Và nó chuyên nghiệp nữa. Đừng có nghe tivi nó nói là nước mình rừng vàng biển bạc rồi nên cứ từ từ mà tiến, nó lừa đấy đừng tin :p (tớ đùa đấy đừng chửi tớ :">).
7. Người khách kia có lẽ vì vừa bước chân đến VN đã gặp đủ chuyện xui xẻo, nên trong đầu cứ bị sự khó chịu và những ấn tượng xấu ám ảnh mãi, và bà ấy (?) đã không còn tâm trạng để thưởng thức những cái hay, cái thú vị khác của HN, để rồi làm hỏng chuyến du lịch của chính mình ;). Ngược lại, nếu bà ấy khởi đầu chuyến du lịch của mình bằng những ấn tượng tốt, bằng một thái độ khác thì có lẽ những vấn đề kia không là gì, hoàn toàn có thể bỏ qua được và thưởng thức HN với một cảm giác hài lòng và thoả mãn.
8. Cách đây 3 năm tớ quen hai tình nguyện viên của 1 tổ chức TN ở UK đến VN, họ ở VN trong cùng một thời gian, cùng gặp những người nhất định, cùng sống trong 1 môi trường một hoàn cảnh giống nhau. Ở VN, họ cũng gặp đủ chuyện, như bị chém đẹp, bị chỉ trỏ :)), cũng gặp tắc đường, cũng có lúc bị mất đồ, cũng phát sợ cái nóng mùa hè của VN, ngán ngẩm với phogn cách của 1 nhân viên phục vụ... Nhưng trong 2 người, một người rất hoà đồng, nhiệt tình, rất yêu VN, thích ăn món ăn của Vn và cực kì yêu quí người VN. Đã trở lại VN 2 lần, và dự định còn trở lại nữa. Trong khi đó, người kia khá là trầm tính, lúc ở VN cũng ít nói chuyện với mọi người, ít đi du lịch hay tham gia các hoạt động, và có vẻ như cũng không mặn mà gì với VN.
Từ (7) và (8) => đôi khi cùng một sự việc lại có những cách nhìn nhận khác nhau, có người khen tất yếu sẽ có kẻ chê :D.
9. Kết luận: Việt Nam nói chung, và Hà Nội nói riêng còn nhiều cái cần thay đổi, nhưng cũng có nhiều cái đáng để chúng ta tự hào :x.
 
Back
Bên trên