Nguyễn Hoàng Duy
(Duyop2)
New Member
Nguồn: VietNamNet
Điều bất ngờ của một người xa quê khi về nước
22:41' 08/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet)-Gần như 100% người đi xe máy đội mũ bảo hiểm. Cứ đà này, hi vọng một ngày không xa, dân VN sẽ tuân thủ thêm một số luật như không xả rác nơi công cộng, không gây ồn ào nơi công cộng, không để xe kín lối phố đi bộ,... Và khi đó chắc bộ mặt VN sẽ còn đẹp thêm nhiều nữa.
Vừa rồi, nhân công ty tôi ở Nhật nghỉ tết Dương lịch, tôi tranh thủ ghép thêm 2 ngày phép,để có một chuyến về VN khá vui...Và tôi đã khá bất ngờ!
Điều ngạc nhiên đầu tiên là tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm, gần như là 100%. Nếu ai đang nhớ những lần thí điểm không thành công về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ở VN, thì lần này chắc hẳn cũng ngạc nhiên và vui như tôi (tôi cũng mua một cái mũ bảo hiểm 200 000VND ngay ngày đầu đến SG).
Ảnh VietNamNet
Cùng với việc này là cảnh dân tình dừng xe ở nơi có đèn đỏ cũng trật tự hơn nhiều. Tôi thấy đây là điều rất đáng mừng, vì ngoài việc giảm số lượng chấn thương đầu do tai nạn xe máy, thì từ khía cạnh xã hội, người dân VN sẽ quen dần với việc phải chấp hành một số luật lệ nào đó nơi công cộng.
Nếu cách đây chưa lâu, khi đi ra đường, người dân hầu như chẳng cần để ý đến bất kỳ luật gì, có thể ngang nhiên bỏ qua đèn hiệu giao thông, có thể vô tư đi ngược đường một chiều, có thể thoải mái đèo 3 chở 4, có thể thảnh thơi đứng đái ngay lề đường,... thì bây giờ dân VN đã phải để ý đến Luật đội mũ bảo hiểm, luật dừng khi có đèn đỏ,... và một số luật khác khi ra ngoài đường. Và họ đang và sẽ hiểu ra việc tuân thủ luật lệ công cộng là cần thiết, là nên làm, và có ích cho chính bản thân họ. Cứ đà này, hi vọng một ngày không xa, dân VN sẽ tuân thủ thêm một số luật như: Không xả rác nơi công cộng, không chửi bới, gây ồn ào nơi công cộng, không để xe kín lối phố đi bộ,... Và khi đó chắc bộ mặt VN sẽ còn đẹp thêm nhiều nữa.
Điều tôi nhận ra tiếp theo là giới có học ở VN dành quá nhiều thời gian trong một ngày để suy nghĩ về việc làm ăn, hay nói đúng hơn là suy nghĩ về việc KIẾM TIỀN.
Họ cũng xem phim nhưng là xem tranh thủ lúc ăn cơm, họ cũng chơi thể thao nhưng là chơi để kết bạn làm ăn, họ cũng ăn cơm với gia đình nhưng là tranh thủ những hôm không có ai (bạn làm ăn) mời hay không mời ai... Tất cả hầu như là ưu tiên số một cho công cuộc làm ăn. Tôi nghĩ việc này không xấu, nhưng cũng không tốt. Dẫu biết rằng sự cố gắng làm ăn cật lực sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, và có khả năng làm cho cuộc sống gia đình được dễ dàng hơn, nhưng tôi nghĩ có không ít điều cần làm cho gia đình hay cho bản thân (mà nhiều người VN đang bỏ qua) mà không cần phải có thật nhiều tiền.
Điều thứ 3 là HÃY tạo một không khí bình tĩnh nhẹ nhàng cho người bạn nói chuyện và bạn sẽ được đối đáp, xử sự hợp lý.
Tôi nhấn mạnh chữ "HÃY " vì ở VN so với Nhật (nơi tôi đang sống) thì người dân dễ mất bình tĩnh hơn, dẫn đến cách xã giao thường khó chịu cho cả đôi bên. Hôm tôi đi xe bus của Pacific Airlines từ Sân bay Nội Bài, thấy có đoạn hội thoại sau giữa chủ xe bus đang sắp hành lý và khách.
Chủ: Anh về đâu?
Khách: Về Hà Nội.
Chủ: Nhưng là về chỗ nào?
Khách (bắt đầu nóng): Thì về trong thành phố, vùng XXXX
Chủ: (hơi nóng) Cho hành lý vào đi, ngồi đến bến cuối nha.
Và tôi đoán ra là chắc là sẽ có sự khác nhau nào đó dựa vào điểm đến của hành khách, và đến phiên tôi thì tôi trả lời ngay.
Tôi: Em đến Thanh Xuân Nam, gần bách hóa Tổng hợp
Chủ: Vậy à, vậy anh đến bến Hoàng Quốc Việt rồi xuống nhé.
Tôi: Chỗ đấy gần Thanh Xuân Nam nhất à?
Chủ: Đúng rồi, anh xuống đấy rồi đi xe bus số 27 nha. Anh để hành lý ngoài này đã.
Tôi: Anh có cần dán tem vào cho dễ nhớ không?
Chủ: Không cần đâu.
Tôi: Cảm ơn anh.
Một ví dụ khác: Ở quán Ngon ở Hà Nội, bạn tôi (tên Phương), nói là đặt bàn cho tôi với tên là Triều. Khi tôi đến hỏi tiếp viên thì không có bàn nào được đặt với tên là Triều cả. Tôi thoáng thấy trong danh sách đặt bàn có người tên Phương, tôi cũng nói bạn tôi tên Phương, và nhờ họ xem số điện thoại đặt bàn của chị Phương kia có giống số của bạn tôi không. Rất tiếc là không giống! Và tôi hỏi lả tôi nên chờ bạn tôi thế nào, và được tiếp viên dẫn vào một cái bàn đặt sẵn, và thoải mái ngồi chễm chệ ở đó cho đến khi bạn Phương (bạn tôi) đến.
Qua lần này, tôi nhận ra Việt Nam đang tốt đẹp lên. Hãy cùng đóng góp sức mình và hãy cùng tin Việt Nam đang ngày một tốt đẹp hơn nữa.
08/12/08.
Hoàng Hải Triều.
Điều bất ngờ của một người xa quê khi về nước
22:41' 08/01/2008 (GMT+7)
(VietNamNet)-Gần như 100% người đi xe máy đội mũ bảo hiểm. Cứ đà này, hi vọng một ngày không xa, dân VN sẽ tuân thủ thêm một số luật như không xả rác nơi công cộng, không gây ồn ào nơi công cộng, không để xe kín lối phố đi bộ,... Và khi đó chắc bộ mặt VN sẽ còn đẹp thêm nhiều nữa.
Vừa rồi, nhân công ty tôi ở Nhật nghỉ tết Dương lịch, tôi tranh thủ ghép thêm 2 ngày phép,để có một chuyến về VN khá vui...Và tôi đã khá bất ngờ!
Điều ngạc nhiên đầu tiên là tỷ lệ người đội mũ bảo hiểm, gần như là 100%. Nếu ai đang nhớ những lần thí điểm không thành công về việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy ở VN, thì lần này chắc hẳn cũng ngạc nhiên và vui như tôi (tôi cũng mua một cái mũ bảo hiểm 200 000VND ngay ngày đầu đến SG).
Ảnh VietNamNet
Cùng với việc này là cảnh dân tình dừng xe ở nơi có đèn đỏ cũng trật tự hơn nhiều. Tôi thấy đây là điều rất đáng mừng, vì ngoài việc giảm số lượng chấn thương đầu do tai nạn xe máy, thì từ khía cạnh xã hội, người dân VN sẽ quen dần với việc phải chấp hành một số luật lệ nào đó nơi công cộng.
Nếu cách đây chưa lâu, khi đi ra đường, người dân hầu như chẳng cần để ý đến bất kỳ luật gì, có thể ngang nhiên bỏ qua đèn hiệu giao thông, có thể vô tư đi ngược đường một chiều, có thể thoải mái đèo 3 chở 4, có thể thảnh thơi đứng đái ngay lề đường,... thì bây giờ dân VN đã phải để ý đến Luật đội mũ bảo hiểm, luật dừng khi có đèn đỏ,... và một số luật khác khi ra ngoài đường. Và họ đang và sẽ hiểu ra việc tuân thủ luật lệ công cộng là cần thiết, là nên làm, và có ích cho chính bản thân họ. Cứ đà này, hi vọng một ngày không xa, dân VN sẽ tuân thủ thêm một số luật như: Không xả rác nơi công cộng, không chửi bới, gây ồn ào nơi công cộng, không để xe kín lối phố đi bộ,... Và khi đó chắc bộ mặt VN sẽ còn đẹp thêm nhiều nữa.
Điều tôi nhận ra tiếp theo là giới có học ở VN dành quá nhiều thời gian trong một ngày để suy nghĩ về việc làm ăn, hay nói đúng hơn là suy nghĩ về việc KIẾM TIỀN.
Họ cũng xem phim nhưng là xem tranh thủ lúc ăn cơm, họ cũng chơi thể thao nhưng là chơi để kết bạn làm ăn, họ cũng ăn cơm với gia đình nhưng là tranh thủ những hôm không có ai (bạn làm ăn) mời hay không mời ai... Tất cả hầu như là ưu tiên số một cho công cuộc làm ăn. Tôi nghĩ việc này không xấu, nhưng cũng không tốt. Dẫu biết rằng sự cố gắng làm ăn cật lực sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, và có khả năng làm cho cuộc sống gia đình được dễ dàng hơn, nhưng tôi nghĩ có không ít điều cần làm cho gia đình hay cho bản thân (mà nhiều người VN đang bỏ qua) mà không cần phải có thật nhiều tiền.
Điều thứ 3 là HÃY tạo một không khí bình tĩnh nhẹ nhàng cho người bạn nói chuyện và bạn sẽ được đối đáp, xử sự hợp lý.
Tôi nhấn mạnh chữ "HÃY " vì ở VN so với Nhật (nơi tôi đang sống) thì người dân dễ mất bình tĩnh hơn, dẫn đến cách xã giao thường khó chịu cho cả đôi bên. Hôm tôi đi xe bus của Pacific Airlines từ Sân bay Nội Bài, thấy có đoạn hội thoại sau giữa chủ xe bus đang sắp hành lý và khách.
Chủ: Anh về đâu?
Khách: Về Hà Nội.
Chủ: Nhưng là về chỗ nào?
Khách (bắt đầu nóng): Thì về trong thành phố, vùng XXXX
Chủ: (hơi nóng) Cho hành lý vào đi, ngồi đến bến cuối nha.
Và tôi đoán ra là chắc là sẽ có sự khác nhau nào đó dựa vào điểm đến của hành khách, và đến phiên tôi thì tôi trả lời ngay.
Tôi: Em đến Thanh Xuân Nam, gần bách hóa Tổng hợp
Chủ: Vậy à, vậy anh đến bến Hoàng Quốc Việt rồi xuống nhé.
Tôi: Chỗ đấy gần Thanh Xuân Nam nhất à?
Chủ: Đúng rồi, anh xuống đấy rồi đi xe bus số 27 nha. Anh để hành lý ngoài này đã.
Tôi: Anh có cần dán tem vào cho dễ nhớ không?
Chủ: Không cần đâu.
Tôi: Cảm ơn anh.
Một ví dụ khác: Ở quán Ngon ở Hà Nội, bạn tôi (tên Phương), nói là đặt bàn cho tôi với tên là Triều. Khi tôi đến hỏi tiếp viên thì không có bàn nào được đặt với tên là Triều cả. Tôi thoáng thấy trong danh sách đặt bàn có người tên Phương, tôi cũng nói bạn tôi tên Phương, và nhờ họ xem số điện thoại đặt bàn của chị Phương kia có giống số của bạn tôi không. Rất tiếc là không giống! Và tôi hỏi lả tôi nên chờ bạn tôi thế nào, và được tiếp viên dẫn vào một cái bàn đặt sẵn, và thoải mái ngồi chễm chệ ở đó cho đến khi bạn Phương (bạn tôi) đến.
Qua lần này, tôi nhận ra Việt Nam đang tốt đẹp lên. Hãy cùng đóng góp sức mình và hãy cùng tin Việt Nam đang ngày một tốt đẹp hơn nữa.
08/12/08.
Hoàng Hải Triều.