game của người Việt Nam

Nam Anh nói chính xác, quan trọng nhất là thị trường, ở VN ta thì người thích chơi game ko ít, nhưng cái chính là giá thành bao nhiu cho một đầu game để người chơi có thể mua mà ko thèm đi tìm đĩa lậu. Việc chống hack cho game là thực sự khó khăn cho các nhà sản xuất. Như vậy để đảm bảo bán được nhiều đĩa thì chỉ có 2 cách:
1- giảm giá đĩa tối đa để hướng người chơi mua đĩa có bản quyền và các lợi ích kèm theo bản quyền, như vậy lợi nhuận sẽ rất thấp
2- kinh doanh theo hình thức game online nhằm thu tiền ở số lượng người chơi chứ ko phải là bán đĩa game- nhưng liệu khoản đầu tư đó có thu hồi vốn được nhiều so với mua bản quyền 1 game của nước ngoài có chất lượng hay hơn.

NHư vậy để khởi động cho một nền công nghiệp game thì có 2 cách:
1- Các công ty phần mềm lớn bỏ tiền ra thuê lập trình viên, đồ họa viên để viết game
2- Các nhóm làm game tự bỏ tiền ra làm rồi bán lại cho các nhà phân phối phần mềm lớn.
Chờ Các công ty phần mềm lớn thì ko bít đến khi nào, nhưng bỏ tiền túi ra tự làm thì cũng là một vấn đề rất khó khăn.
Dẫn chứng một dự án đã từng được coi là rất khả thi của hội đồ họa 3d là bộ phim hoạt hình 3d về cuộc phiêu lưu của chú dế mèn, nhưng rồi đến lúc thiếu vốn, các thành viên ko thế cứ hít O2 để vẽ thì bộ phim lại bị xếp qua 1 bên để làm các công việc kiếm tiền khác, và rồi thì nó cứ phải chờ đợi mãi ko bít đến khi nào mới được lôi ra, trong khi đó thì hãng phim hoạt hình VN đã có phim 3d đầu tay được giới thiệu trên TV mặc dù chất lượng cực tệ.
Làm game cũng giống như đầu tư cho một bộ phim lớn, có nhiều công đoạn và cần rất nhiều người làm việc. Nhưng quan trọng nhất vẫn là viết code. Đồ họa là quan trọng, nhưng gameplay mới là sức sống. Để có một gameplay hay đòi hỏi một người lãnh đạo nhóm lập trình có tầm nhìn toàn diện, một đội ngũ lập trình viên rất tâm huyết. Một game có cấu trúc đơn giản nhưng lại được thiết kế tinh tế thì còn hơn là làm một game thật lớn với những lỗi cũng rất lớn.
Nhưng để game sống trong lòng người chơi lâu hơn thì game của VN cần phải chọn hướng đi phù hợp với người chơi VN. Một game thuần Việt sẽ tạo được một món ăn lạ và hấp dẫn dù nó chưa hoàn thiện bằng các game nước ngoài. Và rồi người chơi game sẽ thông cảm và cổ vũ cho nó hơn là một đứa con nuôi với hình hài ngoại quốc và chỉ có font là tiếng việt.
Nhà đầu tư game luôn tính tới lợi nhuận, nhưng nếu những người định bắt tay vào làm game mà ngay từ đầu là tự tính lợi nhuận luôn thì có khác chi là đếm cua trong lỗ, rồi đến khi ko đạt được thu nhập đủ dùng thì sẽ lại dễ dàng xếp xó nó đi. Làm game là một quá trình dài và tốn nhiều công sức, không phải chỉ cần một sự hăng hái nhất thời như nhiều người vẫn thường có mà cần phải có một sự đam mê và chịu đựng khó khăn vất vả trong một thời gian dài. Điều này ko phải ai cũng làm được khi nhiều người xung quanh coi đây là một vấn đề khá vô bổ. Mình viết bài này nhưng mình cũng biết là bản thân mình cũng rất khó có thể làm nổi trong điều kiện như vậy. Nhưng nếu có nhiều hơn số người cùng góp sức, nhiều hơn số người cùng hỗ trợ thì mình tin rằng tương lai của game Việt là hoàn toàn không phải là quá xa.
 
Anh Ngọc nói quá đúng rồi nhưng em có 1 thắc mắc ở đây , mục đích của chúng ta ở đây là gì ? Xem xong reply của mọi người thì cả topic này mới là " một sự hăng hái nhất thời như nhiều người vẫn thường có" ^^ , nếu mục đích ở đây là xây dựng 1 món ăn tinh thần mới cho gamer việt nam thì sẽ phải là chuyện cực kỳ nghiêm túc , vì làm game và điều hành game sẽ là một công việc khá nặng nhọc ( như anh Ngọc nói ở trên) , chúng ta cần vốn , cần nhân lực , cần thị trường =_=" , nói chung gần như chưa có cái gì trừ lòng nhiệt tình :)) ! Thế nên xin anh Ngọc create 1 cái plan rõ ràng để chúng ta cùng bắt đầu ^^ , như thế này linh tinh quá :D , về phần em thì chưa biết cái gì :D , định tham gia 1 khóa ở arena để học đồ họa , rất mong các đàn anh chỉ đạo B-) !

PS : HÌ còn nói về nội dung , các bác cứ lấy tứ quý ( TL , BH , Huyền vũ , CT ) + 12 con giáp ra ( quên nhỉ ;)) ) có rất nhiều truyền thuyết về 12 con giáp , về hình ảnh thì em kết nhất 12 con giáp trong game online skyblade và trong bộ truyện hiệp sĩ giấy chắc ai cũng biết :D ! Ảnh skyblade em sẽ cố gắng up lên sau vì trang này thằng chủ nó đang bán T_T !
 
9jk495.gif


Rat king

9jk5tz.gif


Bull king = buffalo king ^^

9jk65x.gif


Tiger king

9jk6br.gif


Hare king = rabbit = cat ( VN )

9jk6iv.gif


Dragon king ( B-) khỏi bàn )

9jk6pw.gif


Snake king ( thích con rắn nhất mà ở đây xấu nhất :(( )
 
Chỉnh sửa lần cuối:
9jk77l.gif


Horse king <-- con này mới lởm nhất :))

9jk7dz.gif


Sheep king

9jk902.gif


Monkey king <-- đẹp trai + giống T N Không nhất

9jk9ee.gif


Quên tên :( , đại loại là gà :D

9jk9s5.gif


Dog king

9jk9xc.gif


Pig king last one
 
Topic này hay thật, lâu lâu vào mới thấy 1 topic hứng thú.

Mình cũng là một gamer nhiệt tình và có khá nhiều hoài bão về game. Nhưng mà đọc hết post của mọi người, mình vẫn chưa hiểu hướng đi của cái thread này là để làm gì, như một bạn đã chỉ ra.

Nếu bạn muốn hỏi về 1 ý tưởng cho một game mới mang phong cách Việt thì đúng là cứ bàn bạc vì càng nhiều ý tưởng càng tốt.

Nếu bạn đã có ý tưởng nhất định nào đó , ví dụ như thể loại game, thế giới game, character class... thì nên nói luôn với mọi người để từ đó hoàn thiện, vì mình thấy có lúc nói về RTS, có lúc nói về MMO, lúc thì RPG, loạn xạ cả. Thế thì người đọc bài muốn tham gia sẽ ko biết là nên góp ý thế nào. Định hướng luôn thì các góp ý của mọi người sẽ đúng hướng và có giá trị hơn.

Nếu mà muốn bàn luận về cách phát triển thị trường game thì nên lập hẳn 1 topic khác, vì đây cũng là 1 vần đề hay ma mình rất quan tâm trong khi còn thiếu thông tin. VN chắc chắn đã có thị trường game rồi ;) Nhưng phải có nghiên cứu chuyên nghiệp thì mới giúp hiểu rõ được thị trường game này. Còn industry thì đúng là chưa có, điều này nói luôn để mọi người rõ, ko nói trong này mà sang topic khác bàn luận.
 
Bây giờ để viết một plan cho một game Việt quả thực là rất khó, hơn nữa chúng ta chưa biết có bao nhiêu người sẽ ủng hộ cho dự án này nên làm vội vàng thì liệu có mất công quá không, có lẽ nên thăm dò xem liệu có nhiều người có tâm huyết mà chịu khó bỏ công bỏ sức ra cho công việc ko đã, nếu có nhiều người đam mê, nhất là các bạn học công nghệ thông tin tham gia thì mới nên mở dự án chứ. Vậy nên, tạm thời topic vẫn chỉ mang tính chất trao đổi và nêu ý kiên thôi.
Về thị trường game ở VN thì như đã nói ở trên, hướng đi cho game ở nước ta mà vẫn đảm bảo thu lợi chính là game online, điều này đã được ứng dụng thành công ở TQ, nơi có tỷ lệ vi phạm bản quyền chả kém gì ta (khoảng trên 90% gì đó)
Đây là sơ đồ các bước để sản xuất 1 game:

40064_p543352.jpg


Vị trí của chúng ta chính là một Nhà phát triển game "mini", chúng ta có ít hi vọng có thể có được một khoản đầu tư lớn ban đầu cho nên nếu định mở dự án, cần phải bỏ công sức ra trước, những nhà đầu tư sẽ chỉ bỏ tiền ra khi thấy dự án của ta thực sự có tương lai.

Và sơ đồ của một Nhà phát triển game phải đảm bảo để có thể hoàn thành một game:

40064_p543353.jpg


Đây không phải là những sơ đồ lấy từ một công ty sản xuất game mà từ những tham khảo và suy nghĩ của mình, có thể còn nhiều thiếu sót.
Với một công đồng lớn và có nhiều kỹ sư tin học cũng như lập trình viên quốc tế tương lai như ở HAO thì hoàn toàn có khả năng tạo được một dây truyền làm game như trên. Câu hỏi bây giờ là có bao nhiêu người đam mê thực sự cho một game thuần Việt đến mức có thể bỏ thật nhiều công sức (và cả tiền bạc) để dành cho một dự án game nữa thôi.
 
... Việt Nam bao giờ mới làm được game made in VN nhỉ, lâu đây...
 
Sắp có rồi, theo thông tin mới nhất có được từ nguồn tin nội bộ thì VASC đã đầu tư vào công ty 3dvn, một cty mới được thành lập với các chuyên gia về 3D hàng đầu ở VN hiện nay với tuổi đời gần như toàn là 8X. Dự án mà họ đang làm là một game 3D full RPG Online. Theo cách so sánh của những người đã được xem trình diễn thì nó có chất lượng đồ họa tướng đối khá, có thể hơn hẳn PTV hay RYL hiện có ở VN, hình ảnh dạng ngộ nghĩnh khá hay và hợp với nhiều đối tượng chơi game.
 
Game Việt Nam quy mô lớn - tương lai không... gần!
nguồn vnexpress

(VietNamNet) - Game online - với những mặt tích cực và tiêu cực của nó - cũng như vấn đề phát triển ngành công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam, đều đang có những nhìn nhận trái chiều. VietNamNet đã ghi nhận những ý kiến khác nhau về tính thực tế của ngành công nghiệp game và giải trí trực tuyến ở Việt Nam, từ các doanh nghiệp (DN), chuyên gia, đến nhà quản lý trong các lĩnh vực có liên quan.


Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin:
"Chúng tôi quan tâm đến nội dung của game Việt Nam"


"Phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung, điều quan trọng là định hướng như thế nào. Chúng ta coi trọng sự phát triển nhưng cũng cần tính đến yếu tố quản lý. Về góc độ quản lý, chúng tôi thấy trò chơi và các nhu cầu này trong xã hội là có thật. Nếu các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất được những trò chơi của mình phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục Việt Nam, đặc biệt là những trò chơi gắn với lịch sử, những chiến công anh hùng thì đó là điều đáng mừng.

Tôi cũng đang đề nghị với các cơ quan chức năng có thể đặt hàng những trò chơi như thế, để có thể thay thế những trò chơi nhập từ bên ngoài, xa lạ với truyền thống văn hóa, đạo đức của mình. Tôi nghĩ đây là thị trường mới mẻ, là cơ hội để các DN của mình chiếm lĩnh. Tôi biết một số nơi đã bắt đầu nghiên cứu, triển khai hoạt động này, vấn đề là sẽ phát triển đến mức độ nào và bao giờ có game trực tuyến Việt Nam thì phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trí tuệ của nhà sản xuất.

Game cũng có nhiều nét giống điện ảnh. Nhưng trong điện ảnh, nhân vật hoàn toàn tách biệt, còn game, người chơi và nhân vật "hóa thân" vào nhau, điều đó tạo ra sức hút. Vấn đề kịch bản game hay, có sức cuốn hút, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt game là một thách thức đối với nhà sản xuất. Mối liên quan giữa việc sản xuất, phát triển game và vấn đề quản lý vẫn xoay quanh việc nội dung game đó là thế nào. Nhà sản xuất bao giờ cũng hướng tới nhu cầu, nhưng cũng không chỉ thuần túy đáp ứng nhu cầu, mà còn cần nâng nhận thức của người chơi và công chúng. Như thế mới có sự ổn định.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP. HCM:
"Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game là 2 công việc khác nhau"


Trong một vài năm tới, công nghiệp giải trí trên nền công nghệ số - trong đó có game điện tử - chắc chắn là ngành có triển vọng phát triển mạnh. Chiến lược của VINASA có lẽ dựa trên yếu tố trên, đồng thời cũng xuất phát từ nhận định tư duy của người Việt Nam phù hợp với loại sản phẩm này. Hiện nay, ngay tại TP. HCM đã có một số công ty phần mềm - phần lớn là do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài - hoạt động trong lĩnh vực Game Programming, chẳng hạn công ty Game Lodge tại CMC Plaza. Trung tâm này cũng định hướng sẽ đào tạo về Game Programming.

Nếu có bước đi đúng đắn, "nhúng và "cắm" chân vào được thị trường này (cả game điện tử và lập trình cho thiết bị nhúng) - thì con số 150 ngàn USD mà VINASA đặt mục tiêu đến 2010 không phải là lớn - chỉ tương đương với doanh số của 1 công ty phần mềm Ấn Độ loại trung bình hiện nay. Đây chỉ là mục tiêu mang tính khởi điểm. Nếu làm tốt - theo tôi, con số đạt được còn lớn hơn, tuy nhiên nếu không có bước đi đúng, không quyết tâm thực sự - vì đây là lĩnh vực mới – thì không dễ cạnh tranh với các quốc gia khác để có được thị phần.

Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game nên xem là 2 công việc khác nhau. Để phát triển ngành công nghiệp phần mềm thì quan trọng là tập trung vào các lĩnh vực có thị trường, có triển vọng tăng trưởng nhanh và phát huy được thế mạnh của Việt Nam. Trong 5 năm tới, tôi chưa tin là chúng ta đủ sức tự phát triển các sản phẩm lớn game lớn. Định hướng đúng đắn nên là dịch vụ gia công và thử sức với các sản phẩm game quy mô nhỏ.

TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TMA Solutions:
"Phát triển game có phải là cách sử dụng trí tuệ Việt Nam hiệu quả nhất?"


Với tư cách cá nhân và công ty thì hiện chúng tôi không tham gia thị trường game online, chung quy vì lý do kinh tế và văn hóa. Về kinh tế, chúng tôi không có kinh nghiệm về lĩnh vực này, đứng trước đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, chúng tôi không tự tin lắm. Chúng tôi không muốn mạo hiểm, nên chọn đầu tư vào những lĩnh vực nào mà mình có hiểu biết nhiều, đang có nhiều cơ hội. Về văn hóa, nếu tham gia vào phát triển game thì sẽ gặp nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Không biết xã hội Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận loại hình giải trí trực tuyến thế nào...

Nhiều game và game online đang phát triển tại thị trường Việt Nam không chỉ mang tính giải trí đơn thuần, mà còn còn mang nhiều yếu tố khác như bạo lực... khiến nhiều bạn trẻ dễ sa đà vào đó. Vấn đề đặt ra là chúng ta nên ưu tiên, chú tâm làm gì, nên sử dụng trí tuệ Việt Nam hữu hiệu nhất, lâu dài nhất thế nào? Cũng cần so sánh việc phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến Việt Nam với những hoạt động thương mại, CNTT khác cùng có tính chất phát triển trí tuệ Việt Nam.

Thực tế cho thấy, vấn đề đưa ứng dụng phần mềm vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục... ở nước ta vẫn còn rất nhiều việc cần làm và đáng quan tâm lắm. Ở Đại Hàn, nước họ đã giàu có, nhiều vấn đề KT-XH đã được giải quyết, vì thế họ có nhiều điều kiện đi sâu vào giải trí trực tuyến. Tuy vậy, tôi thấy, game online cũng chỉ chủ yếu phổ biến ở các nước Á Châu, nhiều nước phương Tây giàu hơn mình, nhưng họ lại không quan tâm lắm đến hoạt động này. Tôi nghĩ, Bộ Bưu chính - Viễn thông hay VINASA cần dè dặt khi tính đến việc triển khai, xây dựng công nghiệp game online trong các chính sách của Bộ, của Hội.

Nguyễn Duy Cường, Giám đốc phòng Game online NetChùa:
"Game mang phong cách Việt đảm bảo sẽ hút người chơi"


Bây giờ viết ra phần mềm game thì không chỉ có VINASA mà có nhiều nhóm đang thực hiện điều này, có nhóm hoạt động tự phát. Thử vào Diễn đàn 3D (3Dvn.com) thì sẽ thấy có topic có chủ đề thiết lập dự án game Việt Nam nghiêm túc và được rất nhiều thành viên ủng hộ.

Vấn đề bây giờ là làm sao có sản phẩm game thuần Việt và trở thành "hot" trong giới game Việt Nam. Là đơn vị tiêu dùng game, tôi cho rằng game mang phong cách Việt sẽ có khả năng hấp dẫn người chơi. Nếu điều này được thực hiện thì sẽ không có sự mâu thuần giữa một bên muốn sản xuất game, tăng quy mô thị trường game, một bên thì muốn quản lý chặt chẽ. Thực tế thì các cấp ngành có liên quan đặt ra vấn đề quản lý không phải để hạn chế, cấm đoán game mà là để đưa ra các định hướng tốt để thị trường game trong nước lớn và lành mạnh. Game và game online là lĩnh vực có gia trị gia tăng cực kỳ lớn và nhanh. Nếu như hạn chế nó thì có nghĩa là dành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để phát triển công nghiệp game Việt Nam, các nhà sản xuất cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra một hành lang hoàn chỉnh về vấn đề này.

Con số 150 triệu USD VINASA đề ra tới năm 2010 đạt doanh số 150 triệu USD từ các loại trò chơi trên máy tính và các thiết bị khác (do trong nước phát triển), theo tôi là hợp lý. Từ việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 15.000 điểm Internet cafe, mỗi điểm trung bình có 20 máy. Mỗi mãy phục vụ 15 người chơi với số giờ khai thác máy trung bình 5 giờ/ ngày và mỗi giờ thu 25.000 đến 3.000 đồng, ta tính theo hai thông số là nguồn thu của Interet và nhà phát hành game thì sẽ thấy được doanh thu lớn đến mức nào. 150 triệu USD chỉ là một phần doanh thu từ phần mềm game, chưa kể doanh thu về đường truyền, PC, các loại dịch vụ gia tăng kèm theo...

Dương Vi Khoa, admin Diễn đàn tin học (www.ddth.com):
"Quá trình VN gia công game phải kéo dài ít nhất 10 năm!"


Game online Việt Nam đã có "12 sứ quân" dạng text-based, cải tiến lại từ một bản open source của nước ngoài. Thực ra game online có nhiều dạng, không hẳn cứ như Võ lâm truyền kỳ, MU online, Risk Your Life mới là game online. Các game của Yahoo cũng là game online. Ví dụ, Cờ tướng, cừ vua hay các game nhỏ khác nhưng lại có lượng người chơi rất đông, đông hơn cả Võ lâm truyền kỳ. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu bằng những game như vậy. Tại Hàn Quốc có một công ty chi toàn kinh doanh các game nhỏ, số thành viên lên đến 12 triệu người. Các game thuần giải trí như vậy vừa có lợi (giúp mọi người giải trí), lại không tạo ra các trường hợp xấu như của Võ lâm truyền kỳ chẳng hạn (như hack đồ, cắp mật khẩu, mua bán đồ, chơi liên tục để giành cấp độ cao...).

Còn phải kể đến một dạng nữa trên thế giới là E-Sports (thể thao điện tử), được đưa vào thi đấu như những môn thể thao. Chính ở Hàn Quốc, StarCraft là một môn thể thao quốc gia, được truyền hình trực tiếp các trận đấu trên toàn quốc. Fan của một "ngôi sao" StarCraft còn nhiều hơn fan của các diễn viên điện ảnh. Cũng phát triển từ phong trào StarCraft mà dần dần Hàn Quốc mới phát triển được nền công nghiệp giải trí của mình như hiện nay.

Muốn làm game, theo tôi quan trọng nhất là gameplay, nội dụng, cốt truyện, sau đó mới đến hình ảnh, âm thanh. Với những game lớn như kiểu Risk Your Life chẳng hạn, có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới làm được. Để có những người viết được gameplay hay, chúng ta cần chuẩn bị một thời gian dài. Trước mắt có thể gia công cho một số công ty phát triển game, rồi dần dần thuê các công ty nước ngoài viết game. Quá trình này, nếu nhanh có lẽ cũng kéo dài trong khoảng 10 năm nữa.
 
Game Việt Nam quy mô lớn - tương lai không... gần!
nguồn vnexpress

(VietNamNet) - Game online - với những mặt tích cực và tiêu cực của nó - cũng như vấn đề phát triển ngành công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam, đều đang có những nhìn nhận trái chiều. VietNamNet đã ghi nhận những ý kiến khác nhau về tính thực tế của ngành công nghiệp game và giải trí trực tuyến ở Việt Nam, từ các doanh nghiệp (DN), chuyên gia, đến nhà quản lý trong các lĩnh vực có liên quan.


Ông Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin:
"Chúng tôi quan tâm đến nội dung của game Việt Nam"


"Phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến ở Việt Nam là phù hợp với xu thế phát triển chung, điều quan trọng là định hướng như thế nào. Chúng ta coi trọng sự phát triển nhưng cũng cần tính đến yếu tố quản lý. Về góc độ quản lý, chúng tôi thấy trò chơi và các nhu cầu này trong xã hội là có thật. Nếu các doanh nghiệp trong nước mà sản xuất được những trò chơi của mình phù hợp với đạo đức, lối sống, phong tục Việt Nam, đặc biệt là những trò chơi gắn với lịch sử, những chiến công anh hùng thì đó là điều đáng mừng.

Tôi cũng đang đề nghị với các cơ quan chức năng có thể đặt hàng những trò chơi như thế, để có thể thay thế những trò chơi nhập từ bên ngoài, xa lạ với truyền thống văn hóa, đạo đức của mình. Tôi nghĩ đây là thị trường mới mẻ, là cơ hội để các DN của mình chiếm lĩnh. Tôi biết một số nơi đã bắt đầu nghiên cứu, triển khai hoạt động này, vấn đề là sẽ phát triển đến mức độ nào và bao giờ có game trực tuyến Việt Nam thì phụ thuộc rất nhiều vào năng lực, trí tuệ của nhà sản xuất.

Game cũng có nhiều nét giống điện ảnh. Nhưng trong điện ảnh, nhân vật hoàn toàn tách biệt, còn game, người chơi và nhân vật "hóa thân" vào nhau, điều đó tạo ra sức hút. Vấn đề kịch bản game hay, có sức cuốn hút, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt game là một thách thức đối với nhà sản xuất. Mối liên quan giữa việc sản xuất, phát triển game và vấn đề quản lý vẫn xoay quanh việc nội dung game đó là thế nào. Nhà sản xuất bao giờ cũng hướng tới nhu cầu, nhưng cũng không chỉ thuần túy đáp ứng nhu cầu, mà còn cần nâng nhận thức của người chơi và công chúng. Như thế mới có sự ổn định.

TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP. HCM:
"Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game là 2 công việc khác nhau"


Trong một vài năm tới, công nghiệp giải trí trên nền công nghệ số - trong đó có game điện tử - chắc chắn là ngành có triển vọng phát triển mạnh. Chiến lược của VINASA có lẽ dựa trên yếu tố trên, đồng thời cũng xuất phát từ nhận định tư duy của người Việt Nam phù hợp với loại sản phẩm này. Hiện nay, ngay tại TP. HCM đã có một số công ty phần mềm - phần lớn là do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh với nước ngoài - hoạt động trong lĩnh vực Game Programming, chẳng hạn công ty Game Lodge tại CMC Plaza. Trung tâm này cũng định hướng sẽ đào tạo về Game Programming.

Nếu có bước đi đúng đắn, "nhúng và "cắm" chân vào được thị trường này (cả game điện tử và lập trình cho thiết bị nhúng) - thì con số 150 ngàn USD mà VINASA đặt mục tiêu đến 2010 không phải là lớn - chỉ tương đương với doanh số của 1 công ty phần mềm Ấn Độ loại trung bình hiện nay. Đây chỉ là mục tiêu mang tính khởi điểm. Nếu làm tốt - theo tôi, con số đạt được còn lớn hơn, tuy nhiên nếu không có bước đi đúng, không quyết tâm thực sự - vì đây là lĩnh vực mới – thì không dễ cạnh tranh với các quốc gia khác để có được thị phần.

Cung cấp dịch vụ chơi game và phát triển game nên xem là 2 công việc khác nhau. Để phát triển ngành công nghiệp phần mềm thì quan trọng là tập trung vào các lĩnh vực có thị trường, có triển vọng tăng trưởng nhanh và phát huy được thế mạnh của Việt Nam. Trong 5 năm tới, tôi chưa tin là chúng ta đủ sức tự phát triển các sản phẩm lớn game lớn. Định hướng đúng đắn nên là dịch vụ gia công và thử sức với các sản phẩm game quy mô nhỏ.

TS. Nguyễn Hữu Lệ, Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty TMA Solutions:
"Phát triển game có phải là cách sử dụng trí tuệ Việt Nam hiệu quả nhất?"


Với tư cách cá nhân và công ty thì hiện chúng tôi không tham gia thị trường game online, chung quy vì lý do kinh tế và văn hóa. Về kinh tế, chúng tôi không có kinh nghiệm về lĩnh vực này, đứng trước đối tác Hàn Quốc, Trung Quốc, chúng tôi không tự tin lắm. Chúng tôi không muốn mạo hiểm, nên chọn đầu tư vào những lĩnh vực nào mà mình có hiểu biết nhiều, đang có nhiều cơ hội. Về văn hóa, nếu tham gia vào phát triển game thì sẽ gặp nhiều vấn đề xã hội nảy sinh. Không biết xã hội Việt Nam đã sẵn sàng tiếp nhận loại hình giải trí trực tuyến thế nào...

Nhiều game và game online đang phát triển tại thị trường Việt Nam không chỉ mang tính giải trí đơn thuần, mà còn còn mang nhiều yếu tố khác như bạo lực... khiến nhiều bạn trẻ dễ sa đà vào đó. Vấn đề đặt ra là chúng ta nên ưu tiên, chú tâm làm gì, nên sử dụng trí tuệ Việt Nam hữu hiệu nhất, lâu dài nhất thế nào? Cũng cần so sánh việc phát triển công nghiệp giải trí trực tuyến Việt Nam với những hoạt động thương mại, CNTT khác cùng có tính chất phát triển trí tuệ Việt Nam.

Thực tế cho thấy, vấn đề đưa ứng dụng phần mềm vào các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục... ở nước ta vẫn còn rất nhiều việc cần làm và đáng quan tâm lắm. Ở Đại Hàn, nước họ đã giàu có, nhiều vấn đề KT-XH đã được giải quyết, vì thế họ có nhiều điều kiện đi sâu vào giải trí trực tuyến. Tuy vậy, tôi thấy, game online cũng chỉ chủ yếu phổ biến ở các nước Á Châu, nhiều nước phương Tây giàu hơn mình, nhưng họ lại không quan tâm lắm đến hoạt động này. Tôi nghĩ, Bộ Bưu chính - Viễn thông hay VINASA cần dè dặt khi tính đến việc triển khai, xây dựng công nghiệp game online trong các chính sách của Bộ, của Hội.

Nguyễn Duy Cường, Giám đốc phòng Game online NetChùa:
"Game mang phong cách Việt đảm bảo sẽ hút người chơi"


Bây giờ viết ra phần mềm game thì không chỉ có VINASA mà có nhiều nhóm đang thực hiện điều này, có nhóm hoạt động tự phát. Thử vào Diễn đàn 3D (3Dvn.com) thì sẽ thấy có topic có chủ đề thiết lập dự án game Việt Nam nghiêm túc và được rất nhiều thành viên ủng hộ.

Vấn đề bây giờ là làm sao có sản phẩm game thuần Việt và trở thành "hot" trong giới game Việt Nam. Là đơn vị tiêu dùng game, tôi cho rằng game mang phong cách Việt sẽ có khả năng hấp dẫn người chơi. Nếu điều này được thực hiện thì sẽ không có sự mâu thuần giữa một bên muốn sản xuất game, tăng quy mô thị trường game, một bên thì muốn quản lý chặt chẽ. Thực tế thì các cấp ngành có liên quan đặt ra vấn đề quản lý không phải để hạn chế, cấm đoán game mà là để đưa ra các định hướng tốt để thị trường game trong nước lớn và lành mạnh. Game và game online là lĩnh vực có gia trị gia tăng cực kỳ lớn và nhanh. Nếu như hạn chế nó thì có nghĩa là dành mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Để phát triển công nghiệp game Việt Nam, các nhà sản xuất cũng cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước để đưa ra một hành lang hoàn chỉnh về vấn đề này.

Con số 150 triệu USD VINASA đề ra tới năm 2010 đạt doanh số 150 triệu USD từ các loại trò chơi trên máy tính và các thiết bị khác (do trong nước phát triển), theo tôi là hợp lý. Từ việc Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện nay có khoảng 15.000 điểm Internet cafe, mỗi điểm trung bình có 20 máy. Mỗi mãy phục vụ 15 người chơi với số giờ khai thác máy trung bình 5 giờ/ ngày và mỗi giờ thu 25.000 đến 3.000 đồng, ta tính theo hai thông số là nguồn thu của Interet và nhà phát hành game thì sẽ thấy được doanh thu lớn đến mức nào. 150 triệu USD chỉ là một phần doanh thu từ phần mềm game, chưa kể doanh thu về đường truyền, PC, các loại dịch vụ gia tăng kèm theo...

Dương Vi Khoa, admin Diễn đàn tin học:
"Quá trình VN gia công game phải kéo dài ít nhất 10 năm!"


Game online Việt Nam đã có "12 sứ quân" dạng text-based, cải tiến lại từ một bản open source của nước ngoài. Thực ra game online có nhiều dạng, không hẳn cứ như Võ lâm truyền kỳ, MU online, Risk Your Life mới là game online. Các game của Yahoo cũng là game online. Ví dụ, Cờ tướng, cừ vua hay các game nhỏ khác nhưng lại có lượng người chơi rất đông, đông hơn cả Võ lâm truyền kỳ. Chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu bằng những game như vậy. Tại Hàn Quốc có một công ty chi toàn kinh doanh các game nhỏ, số thành viên lên đến 12 triệu người. Các game thuần giải trí như vậy vừa có lợi (giúp mọi người giải trí), lại không tạo ra các trường hợp xấu như của Võ lâm truyền kỳ chẳng hạn (như hack đồ, cắp mật khẩu, mua bán đồ, chơi liên tục để giành cấp độ cao...).

Còn phải kể đến một dạng nữa trên thế giới là E-Sports (thể thao điện tử), được đưa vào thi đấu như những môn thể thao. Chính ở Hàn Quốc, StarCraft là một môn thể thao quốc gia, được truyền hình trực tiếp các trận đấu trên toàn quốc. Fan của một "ngôi sao" StarCraft còn nhiều hơn fan của các diễn viên điện ảnh. Cũng phát triển từ phong trào StarCraft mà dần dần Hàn Quốc mới phát triển được nền công nghiệp giải trí của mình như hiện nay.

Muốn làm game, theo tôi quan trọng nhất là gameplay, nội dụng, cốt truyện, sau đó mới đến hình ảnh, âm thanh. Với những game lớn như kiểu Risk Your Life chẳng hạn, có lẽ còn rất lâu Việt Nam mới làm được. Để có những người viết được gameplay hay, chúng ta cần chuẩn bị một thời gian dài. Trước mắt có thể gia công cho một số công ty phát triển game, rồi dần dần thuê các công ty nước ngoài viết game. Quá trình này, nếu nhanh có lẽ cũng kéo dài trong khoảng 10 năm nữa.
 
Lâu lâu không vào HN-Ams , không ngờ diễn đàn game trong này cũng thực sự sôi động thế :). Nhưng mà đọc từ bài đầu tiên đến giờ .. như bạn gì vừa nói ý , chỉ thấy cái hăng hái nhưng không thấy hướng đi :). Khí thế thì cao mà mỗi người chạy một phía .

Thôi thì tạm gác chuyện to tát lại, không bàn những điều cao siêu như làm thế nào để có một game, rồi kế hoạch chiến lược etc.. vì dù sao thì status hiện thời của mình có nói ra cũng không tham gia gì được :).

Chỉ xin viết một bài góp vui, giết thời gian game thủ, bàn về thế giới game :).

Mình cũng có thể nói là chơi game rất nhiều, cũng có thời gian tham gia làm mod diễn đàn game trên TTVN, cũng có những lúc đã từng theo dõi game, viết review ... nên cũng có một chút hiểu biết về game.

Game, chia ra làm rất nhiều thể loại, action, adventure, 1st person shooter, beat them up, simulation, sport, role playing game v...v. rồi mỗi thể loại có khi lại có rất nhiều phân nhánh, rồi lại cũng có những game là sự kết hợp của nhiều thể loại với nhau. Mỗi một thể loại đều có những đặc điểm riêng, và có sức hút với người chơi theo một cách riêng. Nên không thể nói rõ ràng cái gì là quan trọng nhất : gameplay ? sound ? graphic ? story line ? ....

Nếu quả thực thế giới game phức tạp và rộng lớn thế thì quả là : chả biết đường nào mà lần. Thế hóa ra mình vào đây bàn về game mà cuối cùng thì lại chỉ khiến cho game thủ confuse hơn :). Thực ra nếu chỉ nói chung về game thì rất đơn giản : virtual reality :). Thực tế ảo, đấy là tất cả những gì game tạo ra. Chúng ta chơi game thực tế là để thỏa mãn óc tưởng tượng, thỏa mãn những khát vọng mà trong thực tế chúng ta không thể làm được.

Cũng giống như khát vọng của con người, ước mơ của mỗi người mỗi khác nhau, rất đa dạng, thế nên thế giới game cũng đa dạng là điều dễ hiểu.

Khi làm game, liệu các nhà sản xuất có quan tâm đến mình là người nước nào, và làm thế nào để quảng bá văn hóa nước mình ra thế giới ? Không, chắc chắn đấy không phải là điều quan tâm của họ, điều họ quan tâm là lợi nhuận. Vì thế cũng giống như các công ty kinh doanh khác, việc đầu tiên họ làm là nghiên cứu khách hàng.

Vì thế theo tôi, việc đầu tiên chúng ta cần làm không phải là thiết lập một thế giới cấp bậc riêng của người việt nam. Vì nó vốn có sẵn rồi, nó là lich sử của đất nước, là văn hóa của dân tộc, là máu chảy trong mỗi con người việt. Tại sao phải tạo ra cái đã có sẵn từ bao đời nay rồi, tạo ra như thế có phải không cần thiết, mà đôi khi sự thống kê lại không đầy đủ, hồ đồ.
Điều đầu tiên chúng ta cần làm là tìm hiểu xem gamer việt nam cần gì ? Muốn gì ? Từ đấy chúng ta mới có thể tìm ra hướng đi cho mình.
 
Phạm Quang Ngọc đã viết:
Sắp có rồi, theo thông tin mới nhất có được từ nguồn tin nội bộ thì VASC đã đầu tư vào công ty 3dvn, một cty mới được thành lập với các chuyên gia về 3D hàng đầu ở VN hiện nay với tuổi đời gần như toàn là 8X. Dự án mà họ đang làm là một game 3D full RPG Online. Theo cách so sánh của những người đã được xem trình diễn thì nó có chất lượng đồ họa tướng đối khá, có thể hơn hẳn PTV hay RYL hiện có ở VN, hình ảnh dạng ngộ nghĩnh khá hay và hợp với nhiều đối tượng chơi game.

anh Ngọc ơi, anh lấy tin này ở đâu thế. anh làm ở 3dvn hay làm ở VASC :D
 
anh ở 3dvn em ạ, chỉ có một điều rất tiếc là VASC đã từ chối phát triển game đó sau mấy tháng thử nghiệm phát triển vì vấn đề coding và gameplay. Hiện tại chỉ còn FPT theo đuổi game Sơn Tinh Thuỷ Tinh cũng có sự cộng tác của một trong số thành viên của 3dvn ngày trước về phần đồ hoạ
 
....Chắc là anh có quen anh T.Linh...em cũng quen lão...cũng trong dự án đó...chẹp chẹp...mà tạm ngừng rồi...tiếc quá...Nick Y!M của anh là gì, gần đây em cũng bắt đầu học về đồ họa (hỏm lỏm ông Linh), có gì em thắc mắc thì em hỏi....Sozzy hơi lạc đề...Nick em là nttrung143...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
em học lỏm của Linh thì chắc là ngon rùi, Linh làm về Maya và max khá tốt đấy, hình như hiện tại chỉ chuyên về maya thì phải.
Kể ra cũng tiếc thật vì nhóm 3dvn của Linh về đồ hoạ là rất tốt, nhưng để ra được 1 game thì cũng còn nhiều thứ phải làm lắm. Hiện tại không biết nhóm đó đang làm dự án nào không, lâu không lên 3dvn từ hồi tụi đó cho nghỉ sever để nâng cấp
 
Để làm game đâu chỉ có giỏi đồ họa mà đủ :D vừa phải coding tốt vừa phải tốt cả toán, lý để còn mô phỏng được không gian thực nữa :D chưa kể phải có đầu óc mỹ thuật tốt & sức sáng tạo để nghĩ ra cốt truyện. Tóm lại là phải cần có rất nhiều nhân lực, mỗi nhóm quản lý 1 phần.
 
moi lam game lan dau ma moi nuoi da doi hoi 1 game co do hoa tot,co game play hay thi ko duoc dau.
 
Cứ nhiều mục như các bác thi chỉ có làm game kiểu "12 sứ quân" thui(ai chơi chưa?) , toàn chữ chán chết
 
Back
Bên trên