DỰ THẢO THỰC HIỆN DỰ ÁN
TẬP SAN “HAI MƯƠI NĂM TRUYỀN THỐNG - THẦY VÀ TRÒ”
------- * -------
PHẦN I
MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA
Với sự giúp đỡ kinh phí xây dựng của nhân dân thành phố Amsterdam, trường THPT Hà Nội – Amsterdam đã chính thức được thành lập năm 1985. Qua gần 20 năm dạy và học, thầy và trò trường THPT Hà Nội – Amsterdam đã cùng nhau xây dựng trường thành một trong những trường chuyên xuất sắc của thủ đô Hà Nội, cái nôi đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi Thủ đô và nhân tài cho đất nước, giữ vững vị trí dẫn đầu của trường trong ngành Giáo dục thủ đô.
Năm 2005 là một năm mang nhiều ý nghĩa kỷ niệm đối với Việt Nam: 60 năm ngày nước Việt Nam độc lập, 40 năm ngày thống nhất đất nước. Hòa cùng không khí tưng bừng kỷ niệm của cả nước, các thầy cô giáo, học sinh và cựu học sinh trường THPT Hà Nội – Amsterdam cũng rạo rực chuẩn bị đón lễ kỷ niệm hai mươi năm ngày thành lập trường.
Chuẩn bị cho buổi lễ này, Hiệp hội học sinh Hà Nội – Amsterdam cùng với nhà trường triển khai thực hiện một số dự án. Một trong số những đó là dự án tập san “Trường THPT Hà Nội – Amsterdam - Hai mươi năm truyền thống – Thầy và trò”. Đây sẽ là cuốn sổ truyền thống ghi lại đầy đủ và chi tiết nhất những thành tích xuất sắc, truyền thống dạy giỏi, học giỏi của thầy và trò trường THPT Hà Nội – Amsterdam trong hai mươi năm qua, ghi nhận sự thành đạt trong cuộc sống, sự nghiệp của các học sinh cũ của trường, lưu danh toàn bộ các thầy cô giáo và các học sinh, tất cả những người đã từng làm việc, dạy, và học ở trường THPT Hà Nội – Amsterdam.
Qua việc tìm hiểu hồ sơ lưu trữ của nhà trường, hiện nay danh sách học sinh qua các khóa của trường đang được ghi lại trong nhiều sổ sách khác nhau, chưa theo một khuôn mẫu thống nhất. Đặc biệt danh sách học sinh và các thầy cô giáo từ những khóa đầu tiên của trường thì gần như chưa có một tài liệu lưu giữ hoàn chỉnh và đầy đủ. Việc tổng hợp các thông tin trong cuốn sổ truyền thống của trường có sẽ một ý nghĩa rất lớn đối với trường, giúp cho việc quản lý, lưu giữ, tìm kiếm được dễ dàng hơn
Đối với học sinh và cựu học sinh của trường, cuốn sổ truyền thống cũng sẽ giúp các bạn lưu lại những hình ảnh về trường lớp, giúp các bạn dễ dàng liên lạc với nhau, và tìm lại những thông tin về các bạn bè, thầy cô giáo cũ của mình.
Cuốn sổ truyền thống, nơi ghi lại những thành tích xuất sắc của thầy và trò trường THPT Hà Nội – Amsterdam trong hai mươi năm qua, cũng là một niềm tự hào mà tất cả chúng ta - những người đã, đang làm việc, dạy, và học tại trường THPT Hà Nội – Amsterdam đều muốn được chia sẻ cùng các bạn bè trong nước và bạn bè năm châu.
Với những lý do trên, dự án Tập san truyền thống chắc chắn sẽ có một ý nghĩa quan trọng đối với nhà trường, đối với các thầy cô giáo, và toàn thể các bạn học sinh và cựu học sinh của trường, để lại những dấu ấn khó quên về trường THPT Hà Nội – Amsterdam, cũng như về ngày lễ kỷ niệm hai mươi năm ngày thành lập trường.
PHẦN II
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1. Tên tập san: “ Trường THPT Hà Nội – Amsterdam – Hai mươi năm truyền thống – Thầy và trò”
2. Đơn vị đầu tư: Hiệp hội học sinh Hà Nội – Amsterdam (H-A-O)
3. Đơn vị lập dự án đầu tư: Hiệp hội học sinh Hà Nội – Amsterdam, Trường THPT Hà Nội – Amsterdam
4. Qui mô dự án: Cuốn tập san dự định dày khoảng 500 trang, gồm các chương mục:
a. Các thành tích:
+ Các thành tích của học sinh:
-giải thưởng quốc tế (khoảng 40 giải – 3 trang)
-giải thưởng quốc gia (khoảng 1200 giải – 60 trang)
-giải thưởng thành phố (khoảng 5000 giải – 100 trang)
+ Các thành tích của các thầy cô giáo:
-giáo viên ưu tú (khoảng 6-10 thầy cô – 1-2 trang)
+ Thành tích hoạt động thể dục, thể thao:
-Giải thể dục thể thao (1-2 trang)
-Các giải khác… ( 1- 2 trang?)
+ Thành tích của các cựu học sinh (?)
b. Danh sách
+ Danh sách thầy cô giáo (khoảng 20 trang)
+ Danh sách các lớp, các khóa (khoảng 300 trang)
5. Công nghệ, tiêu chuẩn kĩ thuật:
a. Thiết kế chung của tập san:
+ Cuốn tập san được thiết kế với kích thước 20cmx30cm (??), in màu, giấy tráng bóng, dày
+ Viền của mỗi trang trong từng chương có nẹp màu khác nhau để dễ phân biệt các chương mục.
b. Thiết kế nội dung:
+ Chương “Các thành tích”- sắp xếp theo bậc giải thưởng quốc tế, quốc gia, thành phố; bao gồm họ tên, lớp, khóa, năm học, năm đạt giải, tên giải thưởng, kèm theo hình ảnh của các học sinh và thầy cô giáo đã đạt giải thưởng.
+ Chương “Danh sách thầy cô giáo” – sắp xếp theo bộ môn (hoặc theo thứ tự bảng chữ cái) bao gồm họ tên các thầy cô, ngày sinh (??), thông tin về năm bắt đầu giảng dạy (năm nghỉ hưu – nếu đã nghỉ), trình độ nghề nghiệp, thời gian công tác ở trường THPT Hà Nội – Amsterdam, bộ môn, chức vụ, các lớp chủ nhiệm, thông tin liên lạc (số điện thoại, địa chỉ e-mail), nơi công tác hiện tại, ảnh các thầy cô…
+ Chương “Danh sách học sinh” – sắp xếp theo thứ tự lớp, khóa, bao gồm họ tên học sinh, ngày sinh, chức vụ trong lớp, năm học ở trường, thầy cô chủ nhiệm; thành tích, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi công tác hiện tại, thông tin liên lạc (số điện thọai, địa chỉ e-mail), ảnh của lớp khi còn học ở trường, ảnh của lớp chụp sau khi đã ra trường, địa chỉ trang web của lớp, địa chỉ liên lạc chung của lớp…
6. Thời gian thực hiện và hoàn thành dự án: Từ năm 2004 đến 2005 chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1 – thu thập, tổng hợp thông tin về thầy cô và học sinh từ khóa 1985 đến 2004
Giai đoạn 2 – thiết kế mẫu tập san và duyệt mẫu tập san
Giai đoạn 3 – quyên góp vốn đầu tư
Giai đoạn 4 – in ấn
7. Nguồn vốn: Vốn huy động từ học sinh, cựu học sinh của trường
8. Tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý, và thực hiện dự án: Hiệp hội học sinh Hà Nội – Amsterdam kết hợp cùng nhà trường thực hiện dự án.
a. Thu thập thông tin của các thầy cô giáo: Trường THPT Hà Nội Amsterdam chịu trách nhiệm thu thập thông tin của các thầy cô đã đang dạy ở trường.
b. Thu thập thông tin của các học sinh: Ban thông tin và ban quản lý thành viên của H-A-O sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc thu thập các thông tin của học sinh
c. Tổng hợp thông tin: Ban thông tin của hiệp hội học sinh H-A-O kết hợp cùng Đoàn trường (?) chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin
d. Thiết kế tập san và in ấn: Ban thiết kế của hiệp hội học sinh H-A-O kết hợp cùng nhà trường tham gia ý tưởng thiết kế và lựa chọn đơn vị có năng lực để đảm nhận công việc tư vấn thiết kế và in ấn.
PHẦN III.
CÁC GIẢI PHÁP THIẾT KẾ
1. Các yêu cầu đối với thiết kế.
Việc thiết kế cần phải đảm bảo những yêu cầu về hình thức và chất lượng, phù hợp với ý nghĩa và mục đích của tập san, của cần tạo được ấn tượng khó quên về trường, lớp, về thầy cô, bạn bè và mang lại hiệu quả cao nhất cho các đối tượng phục vụ của dự án.
2. Ý tưởng thiết kế
a. Ý tưởng tên gọi
b. Ý tưởng thiết kế bìa
c. Ý tưởng thiết kế nội dung
(Sẽ kết hợp cùng nhà trường và công ty thiết kế tập san để lựa chọn bản mẫu phù hợp nhất)
PHẦN VI
DỰ THẢO TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN
Sơ đồ tiến độ thực hiện chi tiết (xem văn bản kèm theo: Dự án Tập san 20 năm truyền thống Thầy và Trò)
http://www.hn-ams.org/~banthongtin/fileluutru/working/Tapsan20nam-H.doc
Chỉnh sửa lần cuối: