Dành cho bạn yêu thích máy bay

Đó là loại Radar Chiến tranh thế giới mà VN đã dùng năm 72 (quá lâu đúng không).Thế nhưng nó lại là loại radar hiệu quả nhất trong trận ĐBP trên không...
 
khong, viet nam chua bao gio co loai ra da nay ca, vi dau tu kha ton kem. CHi co cac cuong quoc co trang bi loai nay thoi.
 
Thực ra việc kiểm soát máy bay bằng Radar hiện tại đã có kỹ thuật mới. Người ta sử dụng công nghệ "phân rã" đối với sóng phản hồi (Tức là làm cho cái vỏ máy bay xù xì với nhiều phương phản hồi khác nhau nên những sóng phải hồi thẳng về nơi xuất phát hầu như không có) đó là loại máy bay tạm mệnh danh là tàng hình.

Máy bay trực thăng lái được dựa trên nguyên lý thay đổi góc quay của chong chóng. Bạn biết không, tại đầu chong chóng lớn người ta lắp những vòng điều khiển và áp vào một vòng khác. Khi người lái thay đổi độ vênh này, "trục giả" của chong chóng sẽ lệch hướng lên thẳng mà nghiêng về hướng tịnh tiến. Nếu phân tích ra thì lực này sẽ chia 2 phần, phần kéo thẳng đứng để nâng máy bay, còn lực kéo ngang sẽ làm máy bay chuyển động. Còn chong chóng con, để triệt tiêu sự phản hồi lại của máy bay.

Hiện tại sơ đồ buồng đốt trên chỉ đúng 1 nửa đối với máy bay sơ cấp. Với những hệ máy bay mới, người ta sử dụng buồng đốt ở nhiều vị trí khác nhau để lực đẩy được phát huy tốt nhất. Tuỳ theo chế độ bay mà đốt ở buồng đốt nào. Thậm chí đốt cả ra ngoài đít của máy bay.

Đúng là trong lý thuyết vật lý Hàng Không hiện tại đang có ít nhất 2 điều mâu thuẫn với vật lý truyền thống cơ bản và sâu sắc hơn cả là 2 điều này:

1. Lý thuyết phản lực của Xioncopxky. Tức là tự mình túm tóc mình lôi lên. Máy bay tự đẩy vào chính nó để chuyển động, ngay cả ở khoảng không vũ trụ...

2. Lý thuyết con quay. Khi Niu tơn nói: Mọi thứ đề phải có quán tính, thì Jucopxky (Cha đẻ của ngành Hàng Không) nói: Con quay không có quán tính.

Chính lý thuyết con quay này là cơ sở vĩ đại và lý thú nhất trong các chương trình tự động hoá của ngành Hàng Không.
 
Nói thêm về phi công và nghề bay:
Thực ra phi công và máy bay cũng bình thường như các ngành nghề khác, nhưng tính đặc thù của nó rất cao và khác biệt. Phi công lái máy bay hành khách thì cũng chỉ cần sức khoẻ như chúng ta thôi. Tuy nhiên cần tập trung sự khéo léo và dẻo dai. Riêng phi công quân sự để tập luyện, họ phải bay những bài bay không chiến nhào lộn rất phức tạp, điều này đòi hỏi sức khoẻ phải dẻo dai và rất bền bỉ.

Còn tôi là học sinh (Có lẽ duy nhất) của trường mình học tại trường HV quân sự và Trung tâm Huấn luyện bay Nha Trang. Công việc của tôi cũng không vất vả lắm nên thường có thời gian nghiên cứu sâu hơn về máy bay và máy tính. Bạn có thể học được mọi thứ.... Thân
 
Tội nghiệp mình,thích làm phi công lắm cơ.Nhưng mà 4 độ mỗi bên rồi :((
To Anh Sơn:cái đó em được chính một số tướng lĩnh KQ kể lại,Rada được LX tài trợ mới vào thời đó thì không dùng được,còn loại cũ từ thời đánh Pháp lại hiệu quả.
 
Thời chống Pháp VN làm gì đã có radar. Cái mà em nói chắc là radar bắn KO-19 của pháo cao xạ 57mm do TQ chế tạo. Đây là loại radar duy nhất (thời điểm đó) hoạt động trên tần số mà máy phát nhiễu của Mĩ không đụng đến. Trong chiến dịch 1972, VN đã sử dụng kết hợp loại này với P-35 (có khắc phục nhiễu) để phát hiện B-52.
 
Thực ra các bạn không ở trong cuộc nên không rõ. Công nghệ nhận biết mục tiêu = Ra đa hiện nay đã chuyển sang công nghệ Laze từ lâu rồi. Các nước tiên tiến đi tiên phong trong công nghệ nhận biết này là người Ixraen (Chứ không phải Mỹ). Vì ra đa nên người ta có chuyện để nói về "điểm mù" của nó. Còn laze thì không.

Xin nói sơ qua về laze, về một khía cạnh kỹ thuật, laze là tia cực thẳng, khi hội tụ, nó mang năng lượng cực lớn, có thể dùng nó để cắt những tấm thép dày tới nửa mét. Người ta dùng một loại đá trong suốt, chịu nhiệt ở đầu các ống dẫn laze thường gọi là đá Ruby (Một thù hình đặc biệt của oxit nhôm), nên ngoài tính chất mỹ thuật, trong công nghiệp quân sự laze, ruby đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
 
anh Cuong thu noi cu the them xem nao. Em thi nghi viec laze buoc song qua ngan, do do nang luong se bi tan mat rat nhan trong dieu kien thoi tiet xau, va vi vay khong the nao thay duoc vai tro cua rada trong viec phat hien muc tieu o tam xa duoc.
THu that la em khong he biet den mot loai rada nao dung laze de phat hien muc tieu cung nhu nguyen ly hoat dong cua no.
XS
 
Trong việc săn tàu ngầm, người ta dùng thiết bị phát laze để kiểm tra từ máy bay trực thăng đặc biệt. Nói thêm để phân tán năng lượng của laze mất hết do thời tiết xấu khi phát hiện mục tiêu từ xa ... :D thì phải xem lại. Vì mình thấy khoảng cách vài ngàn cây số là quá đủ để thay đổi cả hệ thống phòng thủ, điều quan trọng là sử dụng sóng mang cũng như dự án phòng thủ dựa trên nguyên lý nào là cả một bí mật quân sự không dám bàn luận sâu ở đây được :D
 
Nguyễn Anh Cường đã viết:
Trong việc săn tàu ngầm, người ta dùng thiết bị phát laze để kiểm tra từ máy bay trực thăng đặc biệt. Nói thêm để phân tán năng lượng của laze mất hết do thời tiết xấu khi phát hiện mục tiêu từ xa ... :D thì phải xem lại. Vì mình thấy khoảng cách vài ngàn cây số là quá đủ để thay đổi cả hệ thống phòng thủ, điều quan trọng là sử dụng sóng mang cũng như dự án phòng thủ dựa trên nguyên lý nào là cả một bí mật quân sự không dám bàn luận sâu ở đây được :D
Không hiểu rada này được lắp ở đâu vậy? Nếu được lắp ở độ cao 30km thì mới phát hiện được vật thể cao 30km ở khoảng cách 1200km thôi mà (vì lazer đi thẳng). Theo em biết thì chẳng có máy bay chiến đấu nào bay ở độ cao này cả, chỉ có máy bay do thám thôi.
Làm một phép tính đơn giản về năng lượng thì nếu một chiếc máy bay bay xa 1000km, diện tích phản xạ 1m2, chảo thu có diện tích 1m2 thì sẽ thu được 1photon (giả định bước sóng 0.8micro) nếu nguồn phát có công suất 10MW (không biết bao giờ mới làm được cái loại laze công suất này với giá chấp nhận được, nếu có thì nó sẽ hóa hơi mọi con chim bay gần rada :D). Đối với rada có bước sóng 1cm thì công suất là 800W, nhưng rada hiện nay chỉ phát hiện trong phạm vi vài trăm km. Nếu là 400km thì công suất cần thiết là 20w. Các trạm rada đều có công suất vài chục kw, diện tích anten có thể làm lớn một cách dễ dàng (làm cái chảo cho ánh sáng thì vài mét là hết hơi rồi), đủ để phát hiện máy bay. Hơn nữa rada chỉ có tác dụng với kim loại, không phản ứng với chim thú nên có thể khẳng định vật bay là máy bay còn nếu dùng tia laze thì không thể.
Còn về khoản săn tàu ngầm khi nếu tàu lặn sâu dưới 40m sẽ chằng có tia sáng nào lọt xuống mà còn trở lên mặt biển nữa đâu (năng lượng lớn mấy cũng bị hấp thụ hết). Đấy là máy bay ở ngay trên đầu tàu ngầm. Còn nếu đủ xa thì tàu ngầm gần nổi lên cũng chằng có vấn đề gì.
Nói chung laze hiện nay chỉ có thể dùng để dẫn đường tên lửa mà thôi (độ hao năng lượng tỉ lệ bình phương khoảng cách), còn đối với rada (độ hao năng lượng tỉ lệ mũ bốn với khoảng cách) thì là không thể.
 
Bảo đảm thông tin cho vũ khí chính xác cao

Bảo đảm thông tin cho các hệ thống dẫn đường của vũ khí công nghệ cao là một trong những yếu tố quyết định đến độ chính xác tiêu diệt mục tiêu. Bảo đảm thông tin cho các hệ dẫn là một bộ phận cấu thành của quá trình chuẩn bị chiến đấu nên phải được tiến hành khẩn trương, các dữ liệu cung cấp chuẩn xác và xử lý kịp thời. Hiện nay, các phương tiện thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho dẫn đường và điều khiển vũ khí công nghệ cao phát triển ngày càng đa dạng, trình độ tiên tiến.

Gần 5 thập kỷ qua, Viện nghiên cứu thiết bị tự động hoá và thuỷ lực Trung ương (LB Nga) đã chú trọng đến việc phát triển các thế hệ đầu đạn tự dẫn mới cho tên lửa. Điển hình là việc cải tiến đầu đạn tự dẫn riêng biệt lắp cho tên lửa đất đối đất Scud. Đầu đạn tự dẫn cải tiến này sử dụng hệ thống tự dẫn quang học kiểu so sánh. Các thông tin về mục tiêu đều được xử lý và cài đặt vào phần mềm của đầu tự dẫn. Thông tin về mục tiêu được thu thập thông qua các phương tiện trinh sát như vệ tinh, máy bay, ra-đa và các thiết bị mặt đất khác. Nhờ lắp đầu tự dẫn mới, tên lửa Scud đã nâng cao độ chính xác tiêu diệt mục tiêu gấp nhiều lần, đạt tới bán kính xác suất trúng đích (CEP) dưới 10 mét. Nga cũng đang phát triển và nâng cấp các đầu đạn tự dẫn thế hệ mới, lắp cho các loại đạn tên lửa, đạn pháo, bom công nghệ cao. Đạn pháo có điều khiển mới nhất của Nga được biết đến là đạn 155mm Krasnapol.

Mỹ, các nước NATO và nhiều nước khác như I-xra-en, Trung Quốc, Ấn Độ cũng ra sức phát triển các loại vũ khí lắp đầu đạn tự dẫn tiên tiến. Đầu đạn tự dẫn thế hệ mới đều được cài đặt chương trình phần mềm mở, có khả năng tiếp nhận các thông tin mới nhất từ mục tiêu để điều chỉnh quỹ đạo bay của đạn. I-xra-en đã cải tiến đầu đạn tên lửa hàng không Sidewinder bằng việc áp dụng kỹ thuật số cho đầu tự dẫn, do vậy, độ chính xác tiêu diệt mục tiêu gấp hơn 3 lần. Pháp cũng phát triển thế hệ đầu tự dẫn mới lắp cho tên lửa không đối không Exocet. Đặc biệt, Mỹ đã nghiên cứu và phát triển các thế hệ đầu đạn tự dẫn mới, lắp lên đạn pháo 155mm, bom có điều khiển GBU và các loại tên lửa không đối không, không đối đất tiên tiến.

Một trong những hệ thống cung cấp thông tin được đánh giá là hiệu quả nhất hiện nay là các vệ tinh trinh sát từ vũ trụ. Từ hàng chục năm qua, Mỹ đã không ngừng xây dựng hệ thống vệ tinh bao phủ toàn cầu NAVSTAR. Mạng vệ tinh này đã lên tới hàng chục quả, cung cấp thông tin liên tục, cập nhật cho các trung tâm điều khiển vũ khí của Mỹ. Phần lớn các loại vũ khí công nghệ cao, hiện đại của Mỹ hiện nay đều dựa trên cơ sở dẫn đường bằng công nghệ vệ tinh thông qua hệ thống định vị toàn cầu GPS. Các thông tin cập nhật kịp thời và được xử lý hiệu quả đã cho phép vũ khí tiêu diệt mục tiêu với độ chính xác ngày càng cao hơn.

Máy bay không người lái và máy bay trinh sát-kiểm soát không trung là các phương tiện hữu hiệu trong hoạt động bảo đảm thông tin cho các hệ dẫn vũ khí công nghệ cao. Mỹ là nước đi đầu trong việc nghiên cứu, sử dụng máy bay không người lái vào nhiệm vụ trinh sát chiến trường, thu thập thông tin về mục tiêu cung cấp cho trung tâm điều khiển vũ khí. Các máy bay không người lái U-2, Predator, Dark Star, Globle Hawk...trong các cuộc chiến tranh ở Nam Tư, I-rắc, Áp-ga-ni-xtan liên tục hoạt động, trở thành một trong những thành phần quan trọng trong bảo đảm thông tin điều khiển vũ khí. I-xra-en cũng đã có bước đột phá mạnh mẽ trong lĩnh vực phát triển máy bay không người lái, đặc biệt là những máy bay có kích thước siêu nhỏ, có khả năng thu hồi và sử dụng nhiều lần. Các máy bay không người lái mới nhất của I-xra-en là Skylark và I-See do các hãng En-bít và Ra-pha-en chế tạo, có tầm hoạt động tới hơn 500km, dài chưa tới 100cm, bảo đảm khả năng hoạt động trinh sát trong hậu phương địch.

Hệ thống phương tiện bảo đảm thông tin cho hệ dẫn của vũ khí công nghệ cao còn có ra-đa, loại trang bị truyền thống và phổ biến của quân đội các nước trên thế giới. Các loại ra-đa trinh sát mục tiêu, trinh sát khí tượng, địa hình...là thành phần không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin cho hệ thống điều khiển vũ khí. Ra-đa được sử dụng trong hệ thống tích hợp của mạng lưới chỉ huy, kiểm soát, truyền tin, tình báo và trinh sát. Hệ thống tích hợp các phương tiện bảo đảm khả năng hỗ trợ chỉ thị mục tiêu chính xác trong thời gian thực, tạo khả năng hiệp đồng tác chiến cao. Khó khăn nhất hiện nay là vấn đề nhận dạng mục tiêu, vì thế bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác không chỉ khiến vũ khí tiêu diệt mục tiêu hiệu quả, mà còn giảm thiểu khả năng bắn nhầm “quân nhà”.

Theo tạp chí Khoa học quân sự
 
Nguyễn Anh Cường đã viết:
Thực ra việc kiểm soát máy bay bằng Radar hiện tại đã có kỹ thuật mới. Người ta sử dụng công nghệ "phân rã" đối với sóng phản hồi (Tức là làm cho cái vỏ máy bay xù xì với nhiều phương phản hồi khác nhau nên những sóng phải hồi thẳng về nơi xuất phát hầu như không có) đó là loại máy bay tạm mệnh danh là tàng hình.
loại bề mặt xù xì theo em biết thì đó là kỹ thuật cũ! Hiện nay với việc phát triển công nghệ lớp phủ bên ngoài máy bay thì chẳng cần xù xì gì nữa (như con máy bay F22 sắp ra lò của Mỹ, trơn láng vô cùng)
Nguyễn Anh Cường đã viết:
Tuỳ theo chế độ bay mà đốt ở buồng đốt nào. Thậm chí đốt cả ra ngoài đít của máy bay.
Afterbuner đốt ở phần cuối động cơ, vẫn trong chứ có ra ngoài đâu anh. Ghi thế nhiều người lại tưởng nhầm, tưởng tượng lung tung :D. Loại này chỉ dành cho máy bay chiến đấu vượt Match, còn đồ dân dụng thì chẳng cần.
Nguyễn Anh Cường đã viết:
Đúng là trong lý thuyết vật lý Hàng Không hiện tại đang có ít nhất 2 điều mâu thuẫn với vật lý truyền thống cơ bản và sâu sắc hơn cả là 2 điều này:

1. Lý thuyết phản lực của Xioncopxky. Tức là tự mình túm tóc mình lôi lên. Máy bay tự đẩy vào chính nó để chuyển động, ngay cả ở khoảng không vũ trụ...
Em không được đọc lý thuyết của Xioncopxky nhưng theo lý thuyết phản lực thì sẽ phải túm tóc mình ném xuống đất mới bay lên được :D. Tên lửa phải "ném" khí ra đằng sau với vận tốc cực lớn (8-16km/second là tốc độ "ném" ra của động cơ nhiên liệu lỏng) nên mới bay được. Khí bị đẩy ra không còn là một phần của tên lửa nữa.
Còn máy bay bay trong không khí thì nó đẩy vào không khí để tiến về phía trước. Đọc các tài liệu về máy bay và phản lực không thấy nói gì về cái mâu thuẫn này cả.
 
Tàng hình plasma cho tên lửa đối hạm

Hải quân Nga đang thử nghiệm chương trình phát triển tên lửa đối hạm tàng hình theo công nghệ plasma. Đây là một trong những thành công về lĩnh vực khoa học-công nghệ quân sự của Nga. Công nghệ tàng hình plasma đã được Nga ứng dụng hiệu quả trên các loại vũ khí hàng không, đặc biệt là máy bay.

Công nghệ plasma do Trung tâm nghiên cứu khoa học Ken-đích phát triển từ mấy thập niên trước đây. Công nghệ này thực chất là việc tạo ra một lớp khí i-ông hóa bao quanh vũ khí, phương tiện nhằm làm giảm diện tích phản xạ hiệu dụng ra-đa của vũ khí gấp trên 100 lần so với các phương pháp thông thường. Các trường plasma bao quanh vũ khí sẽ tiêu tán năng lượng điện từ của ra-đa. Sóng điện từ gặp phải trường plasma làm cho chúng bị năng lượng hóa ở mức cao độ và đổi hướng, làm lệch và không phản hồi lại ra-đa phát.

Đến nay, công nghệ tạo plasma của Nga đã phát triển các sản phẩm tàng hình plasma đến thế hệ trình độ thứ 3. Trong lĩnh vực hải quân, Nga đã ứng dụng kỹ thuật tàng hình plasma cho tên lửa đối hạm X-65SE. Trong thời gian không lâu nữa, các tàu chiến hiện đại hoặc cải tiến của Nga sẽ được trang bị tên lửa đối hạm tàng hình plasma tiên tiến nhất.
 
Nói cho dễ hiểu với những người không biết chuyên môn gọi là đốt ở ngoài đít máy bay. Bản chất của vấn đề này là các máy bay hiện đại, người ta dùng một hệ thống ống đốt, phun nhiên liệu vào cháy liên tục. Để tăng cường thêm lực đẩy, người ta có dẫn một loạt đường ống ra phần miệng phun (Đít máy bay) theo chuyên môn của bọn mình thì gọi là buồng đốt tăng lực. Nói để bạn biết thêm là máy bay dùng nhiên liệu là dầu (Chứ không phải xăng - Tránh bay hơi ở nhiệt độ cao, đóng băng ở nhiệt độ thấp trên các đường ống, gây chết máy trên không) Phần miệng phun này có thể mở rộng hoặc thu nhỏ vào tùy thuộc chế độ làm việc của động cơ để đạt hiệu quả cao nhất... Phần lấy khí vào cũng được tự động thay đổi tiết diện cửa bằng nhiều cách để tránh thiếu khí hoặc hóc khí :D

Còn về bí mật Quân sự mình sẽ tìm cách để nói sang vấn đề khác. Có thể mình nói không đúng, vì mình không muốn tham gia vào vấn đề tế nhị này :D
 
Vũ khí la-de đã được sử dụng trong tác chiến từ nhiều năm qua, nhưng không phải với tư cách là một hệ thống vũ khí mà là một hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu. Tuy nhiên, với một số lượng lớn các chương trình đang được tiến hành tại Mỹ và một số quốc gia khác thì vũ khí la-de được chính thức đưa vào trang bị chỉ còn là vấn đề thời gian.

La-de thực chất là một dạng của vũ khí năng lượng định hướng, hoàn toàn đối lập với vũ khí truyền thống. Ưu điểm của vũ khí la-de là loại bỏ được nguy cơ gây thiệt hại phụ, vì vậy nó trở nên cực kỳ hữu ích trong tác chiến khu vực đô thị.

Chương trình la-de có nhiều triển vọng nhất là chương trình la-de trên máy bay của Mỹ. Những nỗ lực phát triển la-de trên máy bay nhằm mục tiêu bắn hạ được tên lửa đường đạn. Các đối tác công nghiệp bao gồm hãng Bô-ing, Lốc-hít Mác-tin và Nô-thrốp Grăm-mân đang phối hợp thực hiện chương trình này. Tên lửa đường đạn có thể bị tiêu diệt ngay ở giai đoạn phóng. Hệ thống phát la-de lắp trên khung máy bay Boeing-747, ký hiệu YAL-1A. Máy bay YAL-1A có công suất phát la-de cỡ mê-ga oát. Bên cạnh đó còn có la-de chiếu sáng dẫn đường, một máy chiếu chùm la-de và một hệ thống định tầm chủ động.

Phát triển la-de trên máy bay được Mỹ bắt đầu từ năm 1996, nhưng do ngân sách giảm và những khó khăn về kỹ thuật đã khiến cho chương trình bị trì hoãn. Một số khó khăn mới nảy sinh gần đây liên quan tới vấn đề kiểm soát chùm tia. Hầu hết các công việc phát triển trên mặt đất liên quan tới la-de trên máy bay đang được tiến hành tại căn cứ không quân Ét-uốt. Máy bay YAL-1A đã biểu diễn khả năng tiếp nhiên liệu trên không tháng 2 năm 2003, từ máy bay KC-135. Một chương trình thử nghiệm bay YAL-1A đã tiến hành vào mùa hè năm 2003 với tổng cộng 60 giờ bay trong 14 chuyến bay. Cho tới thời điểm này, máy bay YAL-1A đã thành công trong việc bám tên lửa đường đạn, song khả năng bắn hạ những vũ khí kiểu như vậy sẽ chưa được thử nghiệm đánh giá cho tới năm 2005. Tiếp theo giai đoạn thử nghiệm bắn hạ tên lửa đường đạn, ABL sẽ tiếp tục giai đoạn mới, bắt đầu từ năm 2006 để đánh giá khả năng chống lại nhiều kiểu loại tên lửa với số lượng lớn hơn.

La-de chiến thuật hiện đại là chương trình của Bộ chỉ huy tác chiến đặc biệt của Mỹ. Chương trình này nhằm phát triển la-de công suất nhỏ hơn, tầm 15km, sử dụng trên máy bay AC-130 và V-22 hoặc một số máy bay khác. Trong chương trình la-de dạng rắn công suất cao của liên quân chủng, phòng thí nghiệm của không quân Mỹ đang đánh giá la-de dạng rắn có thể sử dụng trên máy bay mang pháo, máy bay không người lái và máy bay tiêm kích liên quân. La-de dạng rắn có công suất nhỏ hơn nhưng có thể cung cấp năng lượng bằng điện và do vậy không phải sử dụng chất hóa học nguy hiểm. Vũ khí la-de dựa trên cơ sở dạng rắn có thể được sử dụng trên máy bay AC-130, máy bay không người lái chiến đấu A-45, máy bay ném bom tàng hình B-2 và máy bay tiêm kích liên quân F-35.

La-de trên vũ trụ được quan tâm trong chương trình "Sáng kiến phòng thủ chiến lược" những năm 80 của thế kỷ 20 nhằm bảo vệ nước Mỹ trước các cuộc tiến công bằng tên lửa đường đạn. Thử nghiệm khả năng la-de trên vũ trụ sẽ được tiến hành năm 2012. La-de trên vũ trụ có thể đưa vào chiến trường như là một vũ khí chống vệ tinh. Năm 1987, Mỹ đã thử nghiệm đánh giá la-de MIRCL chống lại một vệ tinh cũ MSTI-3 nhưng kết quả thử nghiệm không được tiết lộ.

Chương trình vũ khí la-de thành công nhất lại không phải là của không quân Mỹ mà là chương trình phối hợp giữa lục quân Mỹ và I-xra-en. Đó chính là chương trình la-de chiến thuật năng lượng cao, nhằm phát triển la-de hóa học tầm gần để chống các cuộc tiến công bằng rốc-két và pháo, máy bay không người lái và các mục tiêu tầm gần khác. Trong các thử nghiệm, la-de chiến thuật năng lượng cao đã bắn hạ rốc-két Ca-chiu-sa.

Triển vọng thành công trong phát triển vũ khí la-de là hoàn toàn hiện thực. Vì vậy, có thể tin rằng, la-de sẽ là vũ khí đường không tương lai.
 
túm lại là không có dẫn chứng gì về rada cả.
Về vũ khí định hướng năng lượng cao dựa trên laser hóa học thì chúng em công nhận ạ. Thực ra nguồn laser hóa học có tính khả thi nhất vì công suất cực điểm của nó rất cao , cỡ 10^9 Watts và rất gọn nhẹ.
XS
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hồ Lê Việt Hưng đã viết:
Động cơ máy bay hoạt động dựa theo định luật 3 Newton. Máy bay hút không khí vào ở đằng trước, kéo nó qua một hệ thống các bộ nén khép kín, trộn với xăng và cháy tạo nên một lực đẩy rất mạnh ra đằng sau. Điều này có nghĩa là để cân bằng thì máy bay cũng được bắn ra phía trước. Rocket cũng có nguyên lý hoạt động tương tự, chỉ có điều là nó không tiếp nhận được không khí mà sử dụng oxi hóa lỏng.

T045523A.gif


Trong tuốc bin của máy bay hiện đại, nhờ có cánh quạt mà không khí được đưa vào bộ nén với một lượng rất lớn. Tuy nhiên thực tế vào thì ít mà được truyền trong tuốc bin thì nhiều. Luồng không khí này chạy dọc theo tuốc bin cũng góp phần tạo ra lực đẩy nưa (cho dù không hề bị đốt cháy). Nó còn làm động cơ chạy êm hơn và nguội bớt do sự chuyển động liên tục và truyền nhiệt (giống như một cái quạt để thổi vậy). Các máy bay hiện đại sử dụng cơ chế này làm động cơ êm hơn rất nhiều và bớt nóng. Như vậy cánh quạt trong động cơ máy bay dân dụng hiện đại cũng có nhiều tác dụng chứ không chỉ để nén khí đâu ạ. :)
Cánh quạt trong động cơ máy bay không nhằm mục đích nén khí. Để nén khí thì đã có các turbin nén. Vì turbin nén và cánh quạt cùng trục nên dễ hiểu nhầm thôi.
Cánh quạt có tác dụng là thổi một lượng rất lớn khí (gọi là bypass air) về phía đằng sau, giúp tăng lực đẩy động cơ. Tùy theo tốc độ máy bay mà kích thước của cánh quạt thay đổi.
Đối với máy bay nhỏ, bay chậm tốc độ gió vào thấp nên để đảm bảo thổi đủ lượng khí qua cánh quạt thì cánh cần phải lớn và ít (2,3). Vì cánh lớn nên không thể làm khung cho nó được.
Đối với máy bay bay nhanh thì tốc độ gió lớn nên cánh quạt cần nhỏ và nhiều. Lúc này bộ khung (frame) bên ngoài còn đóng vai trò tăng tốc luồng khí thổi qua (thu nhỏ về phía sau), giúp tăng thêm số cánh và giảm tốc độ quay của quạt
Đối với máy bay cực nhanh thì lượng không khí thổi qua quá lớn, kích thước cánh trở về 0 nên không còn cánh quạt nữa. Nếu lắp thêm cánh quạt vào lúc này thì chỉ tăng thêm lực cản mà thôi.
 
Thế có ai giải thích được việc cần afterburn cho bay vượt âm trên đa số máy bay chiến đấu không? Viêc F22 cua my bay supercruise khong cần afterburn la cả một tiến bộ công nghệ cả về việc thiết kế động cơ (nén va thiết kế buồng nổ) cũng như vật liệu mới. Tại sao lai có thể kết luận như vậy?
Việc Nga chưa có động cơ tương ứng cho thấy Nga lại một lần nữa lạc hậu trong công nghệ hàng không nói chung và thiết kế động cơ nói riêng. Các bạn nao hâm mộ SU thử xem SU 47 có làm được điều này không nhé hay ngoài máy kiểu bay lượng lộ vòng...
Xuân Sơn
 
mỗi loại động cơ chỉ có thể cho một vận tốc tối đa nhất định tùy theo tỉ lệ giữa công suất/khối lượng. Tỉ lệ này càng lớn thì vận tốc tối đa càng lớn.
Vì sao có vận tốc giới hạn? Vì muốn có vận tốc lớn->công suất lớn->khối lượng lớn->lực cản tăng thêm->tăng công suất->... Điều này có thể thấy rõ nếu nhìn vào ô tô: chiếc ô tô dùng động cơ đốt trong mạnh nhất thế giới (Bugatti Veyron) công suất 1001hp chỉ có thể phóng với vận tốc tối đa 400km/h, trong khi một chiếc xe máy 50cc (3 tới 5hp tùy hãng) có thể phóng với vận tốc tối đa 70-80km/h. 1001hp/5hp=200 nhưng 400kph/80kph=5.
Động cơ phản lực có tỉ số hp/kg lớn hơn nhiều so với động cơ đốt trong, làm cho máy bay hiện đại bay được với vận tốc rất lớn (máy bay ngày xưa dùng động cơ đốt trong thì chỉ bay được đến 200km/h) nhưng không đủ để giúp vượt qua bức tường âm thanh. Khi sử dụng afterburner có thể tăng 50%công suất mà không tăng khối lượng mấy (vì chỉ cần một bộ phun nhiên liệu vào phần khí thải máy bay), giúp tăng gấp rưỡi chỉ số power to weight, giúp máy bay tăng vận tốc tối đa qua March. Nhưng có nhược điểm là tiêu thụ nhiên liệu khủng khiếp.
F22 không dùng afterburner vẫn có thể cho vận tốc trên March là một tiến bộ đáng kể giúp tăng tầm bay cùng với một lượng nhiên liệu. Tuy nhiên tốc độ tối đa ́́(có dùng afterburner) vẫn chỉ bằng các loại máy bay khác.
 
Back
Bên trên