Dành cho bạn yêu thích máy bay

To Dũng,

Em nghiên cứu máy bay nhiều đấy, nhưng có điều anh muốn hỏi là nếu ta nâng cái máy bay bằng đòn bẩy thì điểm tựa ở đâu? nếu điểm tựa lại là chính máy bay thì cũng giống như tự nắm tóc kéo lên mất :confused:

Còn về cái winglet thì hình như chưa hẳn vậy em ạ, suggesstion is: khi có sự chênh lệch về áp suất ở phía trên và phía dưới cánh sẽ có xu hướng có 1 dòng khí đi từ phía trên cánh xuống phía dưới (theo anh nhớ thuật ngữ của nó là "xoáy hình móng ngựa")

Câu hỏi mới hơi bị dễ là tại sao người ta làm ra máy bay cánh cụp cánh xoè (như MiG 23/27, F111/14, Tornado) :D
 
Hehe Dũng đúng là một chuyên gia về máy bay. Ngày xưa anh chỉ làm máy bay mô hình rồi căn cứ vào kinh nghiệm của việc đó mà suy ra thôi chứ không có nghiên cứu cụ thể máy bay hiện đại như em. Đúng là khi máy bay vừa hạ cánh anh cũng nghe thấy động cơ nó đột ngột vù vù như kiểu phụt ra đằng trước để hãm, nhưng mà do không thể nhảy ra ngoài để quan sát nên không biết là nó phụt ra đằng trước kiểu nào, chẳng lẽ động cơ lại 2 chiều, hóa ra là nó có cơ chế đổi chiều như hình vẽ của chú mày. Đúng vậy, cãi hãm này phải nói là rất mạnh và rất nhanh.
Còn về ý kiến của anh Thắng nói về sự nâng máy bay bằng đòn bẩy của em là đúng đấy, cái flap đuôi là để tạo cho máy bay ấn đuôi xuống và chổng đầu lên thôi.
 
:) Mọi người có đọc về máy bay trực thăng không nhỉ, cho em hỏi thử 1 câu nhé: theo cơ chế nào mà nó có khả năng bay đặc biệt như thế ( bay lùi, nâng độ cao theo phương thẳng đứng, hover) ?
 
Theo em biết thì máy bay trực thăng giữ dc độ cao ổn định là nhờ cấu tạo cánh quạt đặc biêt, thổi theo chiều thằng đứng, trực thăng bay tiến thì chúc đầu xuống, còn bay lùi thì ngẩng đầu lên.
Thực sự là em học kinh tế nên cũng ko thể nói quá nhiều về vật lý dc, em chỉ đơn giản là rất thích máy bay thôi.
Cánh cụp cánh xoè theo em dc làm ra là để làm giảm độ cản gió khi cụp và làm tăng độ cân bằng ở tốc độ thấp khi xoè.
Ý em ko bảo là máy bay là 1 cái đòn bảy mà là khi cánh đuôi dc sử dụng để nâng máy bay lên thì sẽ tạo dc nhiều lực hơn do nằm ở cuối máy bay nghĩa là tg tự nhue định luật đòn bảy chwú ko hẳn là 1 đòn bảy.
Câu hỏi của em là khi bay bằng công cụ instrumental flight (cái kia là visual flight) thì máy bay có khả năng tự hạ cánh ko?
 
Thế là cái thread này lại có thêm nhiều người tham gia rồi,

Dũng ơi thế em có focus vào loại máy bay nào không? anh thì chủ yếu là jet fighter thôi. Cánh cụp cánh xoè thì đúng như em nói đấy, một bổ xung nhỏ là thời kỳ xuất hiện các máy bay này (70x) người ta muốn có 1 máy bay vượt âm và khả năng cất cánh với đường băng ngắn. Khi cất và hạ cánh nhờ cánh xoè ra nên lực nâng tăng lên.

Về máy bay trực thăng theo anh nhớ đã xem ở đâu đó thì trục cánh quạt của nó không cố định mà có thể nghiêng về phía trước hay phía sau một góc nhất định để tạo lực đẩy ban đầu cho máy bay, sau đó nhờ cả máy bay nghiêng về 1 phía mà máy bay tiến hay lùi (hay bay ngang) được.

Về vụ instrumental flight thì anh đoán tự hạ cánh là có thể nhưng rất khó nên đến bây giờ chủ yếu vẫn là remote control (flight by wire) thôi.

Anh đang tìm các tài liệu về Scramjet có ai có không post lên một cái nhỉ
 
Mình mới vào cái thread này, chưa kịp đọc hết các bài. Mình cũng rất thích máy bay, tiện đây xin có câu hỏi như thế này: Đối với các máy bay phản lực chiến đầu tối tân ngày nay (như mig-29, su-27, f15, f16, f18...) tốc độ bắn của súng cannon là bao nhiêu viên một giây, và nếu các bạn biết được con số giật mình của nó thì hỏi lí do tại sao, và cơ chế nào mà khẩu súng được mang nhãn hiệu là "thần lửa" đó lại có thể đạt được tốc độ như vậy???
 
Mình cũng không chuyên về vật lý nên không biết rõ lắm, nhưng mà đối với máy bay trực thăng thì nói như anh Thắng là đúng đó. Máy bay trực thăng thông thường có hai cánh quạt, một cánh quạt chính ở trên nóc máy bay, đóng vai trò tạo lực nâng chính. Nhưng khi máy bay rời mặt đất thì do bảo toàn moment quay, máy bay sẽ quay theo chiều ngược lai của cánh quạt chính, do vậy cần có cánh quạt nhỏ nằm dọc đằng sau để lấy cần bằng. Cánh quạt nhỏ này còn đóng vai trò cho máy bay quay trái hay phải khi bay chậm.
Một số loạit trực thăng khác thì dùng hai cánh quạt chính lớn ở phía trên máy bay, quay ngược chiều nhau, như trực thăng vận tải CH-47, hoặc đặt biệt hơn là hai cánh quạt chồng lên nhau như Ka-52
 
Chẳng mấy ai quan tâm đến commercial aviation nhỉ, chán thật ai cũng chỉ thích military thôi, thực ra thì máy bay dân dụng gần với thực tế hơn mà.
 
máy bay dân dụng đúng là gần thực tế hơn nhưng mà công nghệ không cao bằng máy bay quân sự.
không biết mọi người có thông tin gì về mấy loại may bay do thám không người lái không ? post lên đi !
 
Chào tất cả các thành viên.Tôi là một kẻ xa lạ đến với các bạn.Các bạn có htể cho tôi tham gia cùng các bạn không?
 
Hồ Lê Việt Hưng đã viết:
Động cơ máy bay hoạt động dựa theo định luật 3 Newton. Máy bay hút không khí vào ở đằng trước, kéo nó qua một hệ thống các bộ nén khép kín, trộn với xăng và cháy tạo nên một lực đẩy rất mạnh ra đằng sau. Điều này có nghĩa là để cân bằng thì máy bay cũng được bắn ra phía trước. Rocket cũng có nguyên lý hoạt động tương tự, chỉ có điều là nó không tiếp nhận được không khí mà sử dụng oxi hóa lỏng.

T045523A.gif


Trong tuốc bin của máy bay hiện đại, nhờ có cánh quạt mà không khí được đưa vào bộ nén với một lượng rất lớn. Tuy nhiên thực tế vào thì ít mà được truyền trong tuốc bin thì nhiều. Luồng không khí này chạy dọc theo tuốc bin cũng góp phần tạo ra lực đẩy nưa (cho dù không hề bị đốt cháy). Nó còn làm động cơ chạy êm hơn và nguội bớt do sự chuyển động liên tục và truyền nhiệt (giống như một cái quạt để thổi vậy). Các máy bay hiện đại sử dụng cơ chế này làm động cơ êm hơn rất nhiều và bớt nóng. Như vậy cánh quạt trong động cơ máy bay dân dụng hiện đại cũng có nhiều tác dụng chứ không chỉ để nén khí đâu ạ. :)
Thế còn qui luật của trực thăng lên thẳng thì sao?
Nếu cần chế tạo một chiếc trực thăng nhỏ(0.3-0.5m) mà có thể lên cao đc thì cần những thông số gì?
 
tại sao mọi người biết nhiều về cấu tạo máy bay thế,chắc là các anh chị đọc nhiều lắm nhớ
em là dân amater chỉ biểt ngắm rồi đọc tên loại máy bay thôi
thế em đố mọi người

1/ máy bay nào to nhất thế giới
2/boeing 747 có bao nhiêu loại,cách phân biệt = mắt thường từng loại

ai mà trả lời câu 2 đúng,chính xác,hoàn chỉnh nhất,em xin bái phục luôn
 
Anh chỉ biết câu đầu tiên thôi :)
an225002.jpg

Antonov An-225 Mriya là máy bay to nhất thế giới. Thứ 2 hình như là 1 con thuỷ phi cơ bằng gỗ, bay xong một lần là vào thẳng viện bảo tàng thì phải.
 
cau thu 2 la co 3 loi
:200-300-400

300-400 be ngoai giong het nhau,chi co 200 la khac thoi
 
Tôi đang phục vụ trong ngành Hàng Không, quả là việc trao đổi với các bạn trẻ bây giờ rất hay. Tôi thấy có nhiều bạn cũng am hiểu về máy bay đó chứ.

Chúng tôi có mở một box "Kỹ thuật Hàng Không" tại diễn đàn http://ktcn.net/khkt các bạn có thể vào tham gia cùng. Mod quản lý trước đây là phi công Nguyễn Văn Thái, đã hi sinh ngày 24/8/2004 vừa rồi, nên chúng tôi cũng đang tìm bạn nào am hiểu cùng tham gia trao đổi.

Bạn có thể đọc các liên kết sau:

1. Tuyển phi công lái máy bay: http://www.ktcn.net/khkt/index.php?showtopic=21364
2. Phi công Nguyễn Văn Thái bị nạn (Nick: PhiCôngKhôngBiếtĐiXeĐạp): http://www.ktcn.net/khkt/index.php?showtopic=20858
3. Box Kỹ thuật Hàng Không: http://www.ktcn.net/khkt/index.php?showforum=208

Nguyễn Anh Cường
Trưởng phòng Tập lái Máy bay - Sân bay Yên Bái
Trưởng Kỹ thuật - Trung tâm Tin học ABC http://tinhocabc.com
Khoá 1985-1986 Ams.
 
Chào bác Cường,

Thật là buồn khi biết có 1 phi công hy sinh, nếu không bí mật bác có thể cho biết chiếc máy bay đó là loại gì không?

Thắng
 
bac Cuong cho hoi bac hoc chuyen Anh ma sao lai vao quan doi va lam viec bo phan tap lai vay?
cha hieu co tuyen nguoi mat can lam phi cong khong nhi, thoi buoi nay deo kinh ap trong lai may bay cung duoc ma?
XS
 
em không hiểu những máy bay tàng hình làm lạc hay mất sóng rada ntn ạ ? VÌ rada dò được ĐV của mọi loại phương tiện on air , ý em là physically chứ không chỉ dò tần sóng phát ra bởi các bộ phận máy , bộ đàm hay liên lạc ?? Trứớc hết chắc mb tàng hình nó phải nhỏ , em biết cái đó , nhưng làm sao hide được các loại sóng âm khác để rada không detect được nhỉ ?
 
LOL, HP về học bài đê, máy bay máy biếc gì ở đây cơ chứ :))
Về cơ bản, cơ chế hoạt động của radar là phát ra sóng vô tuyến, nếu sóng này gặp các vật thể bình thường thì sẽ bị đập lại, radar thu lại các tín hiệu phản lại sẽ biết được vị trí các vật thể trong vùng quan sát. Để trở nên 'tàng hình' ( not literally ), máy bay cần được làm bằng những vật liệụ đặc biệt có khả năng absorb các loại sóng của radar, như vậy thì dù sóng có đập vào máy bay cũng như là truyền vào khoảng không, sẽ không có tín hiệu gửi lại radar.
 
để chống máy bay tàng hình thì có thể dùng rada bị động, máy bay bay qua vùng không gian giữa hai rada sẽ làm thay đổi tín hiệu và việc này không phụ thuộc vào vật liệu vỏ máy bay.
XS
 
Back
Bên trên