Dành cho bạn yêu thích máy bay

Tống Minh Tuấn
(TuanCominglate)

Điều hành viên
Quan sát thiên nhiên có rất nhiều cái hay. Hãy nhìn mọi sự vật, nhìn thế giới xung quanh, chợt thấy cuộc sống đẹp biết bao khi nảy sinh ra những câu hỏi, đôi khi rất vớ va vớ vẩn, :D. Hôm nay xin cùng các bạn yêu khoa học đàm đạo về các vấn đề liên quan đến máy bay, có mấy câu hỏi nhỏ thôi.
- Nếu bạn nào đi nhiều máy bay Boing 767,761 sẽ thấy khi hạ cánh trước đó một chút sẽ thấy từ 2 cánh của máy bay tự nhiên mọc rộng thêm ra mấy nấc. Rồi một lúc sau tự nhiên trên mặt cánh xoè ra dựng lên mấy tấm chán cứ như lông chim xù ra vậy:D, hỏi tại sao lại như vậy.

- Khi máy bay cất cánh đang chạy đột ngột đổi hướng bay thẳng lên trời, hỏi tại sao lại có sự đổi hướng đột ngột như vậy?

- May bay rẽ bằng cách nào?

- Tại sao máy bay Boing thì có dạng đầu tròn, máy bay Mic thì đầu nhọn, còn máy bay Công cốc của Pháp thì đầu khoằm khoằm như mỏ quạ
 
- Câu 1 thì em chịu vì chưa hình dung ra bác Tuấn định hỏi cái gì.

- máy bay chạy đà đến một tốc độ nào đó thì cụp flaps xuống, tạo lực nâng lớn hơn nhiều giúp máy bay cất cánh khỏi mặt đất.

- máy bay rẽ bằng hổ lốn các loại chỉnh hướng. Đại khái là nghiêng sang một bên (lực nâng hai cánh không bằng nhau), thay đổi lực nâng cả máy bay và bánh lái ở đuôi máy bay. Các bác chơi thử IL-2 Sturkovic sẽ thấy rất rõ cái này. Su37 có vector thursting system thì còn có thể thay đổi hướng đẩy của động cơ, đánh võng dễ hơn :)

- mũi của boeing và Mig thì em đoán là do tốc độ bay khác nhau nên kiểu khác. Boeing bay tốc độ thấp hơn Mach nên dùng mũi tròn, Mig bay nhanh hơn Mach nên dùng mũi nhọn để giảm năng lượng tiêu tốn khi bay nhanh hơn vận tốc âm thanh.
Mũi của Concorde khoằm là để tránh hiện tượng bị cắm đầu xuống đất trong thời điểm máy bay bay vượt ngưỡng vận tốc âm thanh đúng không ạ ? Cái này em đọc lâu rồi nên không nhớ lắm. Đại khái là khi vận tốc máy bay bằng vận tốc âm thanh thì lực nâng giảm đột ngột (do shockwave hình thành trên cánh thì phải) làm cho máy bay chúi đầu xuống. Nếu máy bay không recover được thì cứ thế mà cắm thẳng xuống đất :))
 
giải đố vui

Tống Minh Tuấn đã viết:
- Nếu bạn nào đi nhiều máy bay Boing 767,761 sẽ thấy khi hạ cánh trước đó một chút sẽ thấy từ 2 cánh của máy bay tự nhiên mọc rộng thêm ra mấy nấc. Rồi một lúc sau tự nhiên trên mặt cánh xoè ra dựng lên mấy tấm chán cứ như lông chim xù ra vậy:D, hỏi tại sao lại như vậy.
thì toàn bộ cánh máy bay là cố định, không xoay ngang xoay ngửa được, cho nên mấy anh thợ máy bay lắp thêm mấy cái "tấm ván" vào, để thay đổi áp suất gió tác động vào cánh máy bay, làm cho máy bay hạ thấp độ cao và hạ cánh, đồng thời tăng dựa vào sức gió để đè máy bay xuống đường băng, tăng ma sát. mấy "tấm ván" này mà gãy thì cũng lôi thôi phết đấy

- Khi máy bay cất cánh đang chạy đột ngột đổi hướng bay thẳng lên trời, hỏi tại sao lại có sự đổi hướng đột ngột như vậy?

Không bay lên, mà cứ chạy thẳng thì chạy hết đường băng, đâm vào nhà dân mất :p :))


- May bay rẽ bằng cách nào?
bác tài ... ấy nhầm, bác phi công kéo cái cần lái sang bên trái/phải, dễ ợt, y như lái ô tô. Còn khi kéo sang, cái máy bay nó làm như thế nào thì đọc bên trên :)


- Tại sao máy bay Boing thì có dạng đầu tròn, máy bay Mic thì đầu nhọn, còn máy bay Công cốc của Pháp thì đầu khoằm khoằm như mỏ quạ

Boing dùng để húc gió cho dễ, nó vừa to, vừa khoẻ, cứ thế giơ cái đầu trọc lốc ra húc, gió nào chẳng phải tránh

MIC thì nhỏ nhắn hơn, khoái đâm thủng xuyên thẳng, còn Concoc thì ... chắc là để mổ ... :))
 
- Khi máy bay cất cánh đang chạy đột ngột đổi hướng bay thẳng lên trời, hỏi tại sao lại có sự đổi hướng đột ngột như vậy?
Máy bay phải chạy trên đường băng 1 lúc để tích lũy tốc độ. Đến khi nào đạt được tốc độ yêu cầu rồi, phi công sẽ kéo cần lái điều chỉnh bánh lái lên xuống ngóc lên và máy bay sẽ bay thẳng lên trời.
- Máy bay rẽ bằng cách nào?
Có bánh lái điều chỉnh hướng ở đằng sau máy bay.
- Tại sao máy bay Boing thì có dạng đầu tròn, máy bay Mic thì đầu nhọn, còn máy bay Công cốc của Pháp thì đầu khoằm khoằm như mỏ quạ.
Máy bay Boeing có dạng đầu tròn vì nó được chế tạo theo kiểu khép kín, động cơ 2 bên cánh. Máy bay Mic được chế tạo cái đầu nhọn để hút không khí vào đốt cháy nhiên liệu. Máy bay Concorde có đầu khoằm khoằm như mỏ quạ là khi nó đỗ trên sân bay thôi. Khi nó bay, đầu nó cũng duỗi thẳng ra nhọn hoắt. Cái mỏ này được điều chỉnh nhọn hay cong là tùy thuộc vào tốc dộ của máy bay. Tốc độ máy bay càng cao thi đầu càng nhọn.
 
Tống Minh Tuấn đã viết:
Nếu bạn nào đi nhiều máy bay Boing 767,761 sẽ thấy khi hạ cánh trước đó một chút sẽ thấy từ 2 cánh của máy bay tự nhiên mọc rộng thêm ra mấy nấc. Rồi một lúc sau tự nhiên trên mặt cánh xoè ra dựng lên mấy tấm chán cứ như lông chim xù ra vậy:D, hỏi tại sao lại như vậy.

Không hiểu có phải anh Tuấn đang hỏi về flap không? Thông thường thì cánh máy bay được thiết kế để cung cấp một lực nâng phù hợp khi máy bay đang ở chế độ bay bình thường (cruise) tức là vận tốc khoảng 900 km/h với Boeing 747 - 400. Tuy nhiên khi máy bay hạ cánh hoặc cất cánh, vận tốc cần phải giảm xuống dưới 200 km/h. Sự thay đổi vận tốc này dẫn tới sự thay đổi đột ngột của điều kiện hoạt động của cánh máy bay => để cho cả 2 chế độ bay đều hoạt động hiệu quả, máy bay cần các flap (các bộ phận có thể chuyển động được trên cánh). Lúc cất cánh và hạ cánh, các flap này được nâng lên và hạ xuống theo các rãnh trên cánh làm thay đổi hình dạng của cánh, cho phép nâng máy bay tốt hơn.

Tống Minh Tuấn đã viết:
- Khi máy bay cất cánh đang chạy đột ngột đổi hướng bay thẳng lên trời, hỏi tại sao lại có sự đổi hướng đột ngột như vậy?
Câu này hơi phức tạp, theo em hiểu thì không khí đến cánh máy bay bị tẽ làm hai hướng, sự chuyển dời của không khí trên và dưới cánh máy bay dẫn đến thay đổi áp suất và khi gặp nhau lại ở cuối cánh thì sinh ra lực nâng (theo định luật Bernoulli). Khi cất cánh phi công bằng cách điều chỉnh các flap và cánh làm tăng lực nâng 1 cách đột ngột => máy bay cất cánh. Không hiểu có đúng không?

Tống Minh Tuấn đã viết:
May bay rẽ bằng cách nào?

Máy bay điều chỉnh phương hướng bằng nhiều bộ phận. Thực ra quan trọng nhất là đuôi chứ không phải là cánh, đuôi máy bay có 2 cánh nhỏ vuông góc gọi là stabilizers, giúp phi công có thể điều chỉnh phương hướng. Cả 2 đều có flap cho phép phi công thay đổi lực nâng.

Đuôi máy bay ngang cho phép điều chỉnh hướng máy bay lên hay xuống, đuôi máy bay dọc cho phép rẽ trái hay phải.

Cánh máy bay có các flap (như đã nói ở trên giúp cát cánh hạ cánh và các trường hợp bay ở vận tốc thấp, đồng thời có các ailerons cũng góp fần dùng để điều khiển và giúp máy bay thăng bằng.
 
Trong này vui quá, tham gia cùng các bạn một tẹo,

Theo mình nghĩ hình dạng đầu của máy bay phụ thuộc vào tốc độ bay của máy bay (ngay cả đuôi ngang của máy bay cũng vậy). Nếu máy bay có tốc độ bay vượt âm thanh (M>1) thì ở cửa hút gió của động cơ sẽ phải có hoặc là một chóp nhọn (như Mig 21, Mirage 2000...) hoặc dạng 'nêm' (một tấm chắn ở phía trong của cửa hút (như F15, Mig25...). Các thiết bị đó đều với một mục đích là làm giảm năng lượng của dong không khí đi vào động cơ (qua việc tạo ra một sóng xung kích). Nếu để í thì các bạn sẽ thấy cái chóp nhọn của Mig21 không cố định mà sẽ 'thò ra thụt vào' tùy theo tốc độ bay của nó.
Đối với các máy bay có tốc độ bay vượt âm (hoặc cận âm) ta cũng thấy có một đặc biệt ở đuôi ngang là toàn bộ đuôi ngang sẽ được di chuyển chứ không phải là một phần nhỏ phía sau (như các máy bay chở khách).
Khi máy bay sắp hạ cánh (hay cất cánh), tốc độ bay thấp nên cần có thêm lực nâng bằng cách tăng diện tích và hình dạng cánh. Chính vì thế mà các bạn sẽ thấy cánh tà sau kéo dài ra và ở một số bay chiến đấu ta còn thấy cả cánh tà trước nữa.
Còn vụ đầu chiếc Concord thì do khi cất hay hạ cánh phi công không thể nhìn thấy đường băng (vì đầu máy bay này rất dài) người ta mới phải hạ đầu nó xuống để phi công có thể nhìn thấy đường băng.

Tiện đây có câu hỏi muốn share với các bạn:
1. Góc tấn của máy bay (chiến đấu) là gì? và quan hệ của nó đối với tính năng của máy bay. (ai trả lời được sẽ được nhận phần thưởng đặc biệt là một câu hỏi nữa
:D :D )
 
Đùa chứ em tưởng phần thưởng là tiền thì chắc mọi người mới hăng hái được.

Góc tấn (angle of attack) là góc tạo bởi phương ngang của cánh máy bay và luồng không khí chuyển động đến cánh máy bay. Khi máy bay đang đi thẳng thì góc này bằng không. Nó kiểm soát độ dày của các "lát" không khí mà cánh máy bay cắt khi máy bay chuyển động. Chính sự kiểm soát này giúp điều khiển lực nâng mà cánh máy bay sinh ra (nhưng không phải là yếu tố duy nhất đâu nhá) :)
 
Vẽ thử cái cánh máy bay để mọi người thử xem cấu tạo của lôại Boing 767 này:
- Về tại sao flap của máy bay tự nhiên duỗi dài ra gây rộng cánh máy bay thì Hưng trả lời rất đúng: Đúng là máy bay khi hạ cánh cần vận tốc thấp cỡ 200km/h cho an toàn nên phải nâng diện tích cánh. Lực nâng cánh phụ thuộc vào vận tốc gió đập vào cánh và tiết diện của cánh. Đã hạ vận tốc rồi thì phải nâng tiết diện thôi. Với vận tốc 200km nếu cánh vẫn có tiết diện như cũ thì khi hạ cánh máy bay dễ rơi đến bộp cái, vậy cái flap phải dài ra, thập chí còn cụp xuống để nâng độ cản.
Mấy cái cản gió sẽ bật xù lên khi máy bay tiếp được bánh sau xuống đất, nó có tác dụng dìm đầu máy bay xuống thật nhanh, ngoài ra cũng còn có tác dụng hãm máy bay nữa.

- Máy bay bay trên trời đột ngột đổi hướng thì đúng là khi chạy đến vận tốc vừa đủ, phi công sẽ làm thay đổi flap của cánh, nhưng chủ yếu là flap của cánh đuôi chứ không phải flap ở cánh nâng chính. Khi máy bay chạy cánh chính gần như song song với mặt đất vì vậy nó gần như không tạo ra lực nâng nào. Flap nó có cụp xuống vẫn không thể đủ gây ra lực nâng. Thực ra lúc này flap của đuôi sẽ cụp lên khiến cho đuôi máy bay bị dìm xuống: vì bánh sau ở rất gần phần giữa của máy bay (gần trọng tâm) nên lực dìm đuôi sẽ có cánh tay đòn khá lớn làm tùng bê máy bay (máy bay chổng đầu lên), lúc này do cánh chính đã bị nghiêng so với hướng chạy (hướng cản gió) nên đã xuất hiện lực nâng, và máy bay bay lên.
Benuli mà Hưng nói chỉ có áp dụng đối với tàu luợn mô hình thôi, chứ thực ra lực này rất yếu, chênh lệch áp suất do tác dụng của Becnuli gây ra bởi hình dạng cánh không đủ để nâng máy bay, máy bay muốn bay được là do lực cản là chủ yếu, nâng tại cánh chính, cánh chính luôn phải có huớng chênh chếch (kể cả khi máy bay bay cân bằng ổn định). Nên nhớ rằng cánh chính tập trung toàn bộ trọng tâm máy bay ở đó, cánh đuôi chỉ có tác dụng giữ thăng bằng..

- Máy bay rẽ bằng flap của cánh chính là chủ yếu, khi rẽ 2 flap này sẽ bẻ cong ngược chiều nhau khiến cho máy bay bị nghiêng đi. Do lực nâng luôn vuông góc với cánh chính nên khi nghiêng về bên nào thì lực nâng đang thẳng đứng lên trên sẽ nghiêng về bên đấy, hợp lực của trọng lực và lực nâng lệch như vậy sẽ kéo máy bay rẽ sang phía đó, ngoài ra lúc này đầu máy bay có xu hướng ngửa bụng lên nên hướng của máy bay sẽ luớt theo đúng hướng rẽ.
Bánh lái đuôi gần như không có tác dụng, nó chỉ có tác dụng phụ, như "gia vị" trong điều khiển máy bay (có những động tác như bay quay xoắn ốc hay cần điều chỉnh phụ thì có thể cần điều chỉnh thêm bánh lái đuôi). Nếu chỉ dùng bánh lái đuôi mà không dùng flap cánh chính thì máy bay sẽ bị lăng đuôi, mất cân bằng và bị đánh văng ngay trên không, rất nguy hiểm.

- Máy bay Boing có vận tốc dưới vận tốc âm thanh (vận tốc khí động học cấp I, lực cản tỉ lệ với vận tốc) có dạng đầu tròn vì nó phải có dạng khí động học y như giọt nuớc rơi, để giảm sức cản tối đa
Máy bay phản lực tiêm kích thường có vận tốc lớn hơn vận tốc âm thanh, đã phá rào cản âm thanh nên cấu tạo sẽ khác (lúc này lực cản tỉ lệ với bình phương vận tốc), người ta nghiên cứu thấy rằng hình dạng nhọn đầu là hình dạng giảm sức cản nhất của các vật có vận tốc khí động học từ cấp I đến cấp II.
Máy bay Concorde thì có vận tốc cỡ gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, lại phá rào lần 2, người ta cũng đã nghiên cứu và thấy rằng có rất nhiều cuộn khí gần đầu vật cản, và phải có dạng khoằm thì mới triệt tiêu được một số hiệu ứng, sẽ giảm sức cản tối đa, vì vậy nó mới có dạng đặc biệt như vậy.
Suy cho cùng cả 3 cái trên đều có mục đích là giảm sức cản không khí mà thôi, khác nhau chỉ là vận tốc.

Bây giờ thử hỏi tiếp mọi nguời: trong động cơ máy bay Boing nhìn vào bên trong thấy có cánh quạt đang quay nhẹ, hỏi tác dụng của chúng là để làm gì?
 

Đính kèm

  • copy of canhmaybay.jpg
    87.9 KB · Xem: 120
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Nếu giải thích như anh Tuấn thì tại sao tàu con thoi đầu lại tròn mà không nhọn hay khoằm?
 
Tàu con thoi di chuyển chủ yếu trong vũ trụ, môi trường chân không không có không khí nên không thể tính ở đây.

Về chuyện máy bay chuyển hướng thì em nghĩ tùy loại: máy bay dân dụng cỡ nhỏ (khoảng 2-4 người) thì đổi hướng bằng đuôi máy bay chứ nhỉ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Hưng trả lời đúng rồi nhưng còn việc liên quan giữa góc tấn này với tính năng của các máy bay chiến đấu thì thế nào nhỉ (trong air show các chú ấy thường có màn show độ nghiêng tối đa của máy bay).

Về cái động cơ máy bay thì anh nghỉ nếu là động cơ phản lực thông thường bao giờ chẳng phải có cánh quạt để nén khí và cánh quạt để quay turbin, chỉ đến đời scramjet mới không dùng đến cánh quạt (vì lúc đó tốc độ quá cao rồi).

Câu hỏi mới là: Tại sao ở các máy bay hiện đại đoạn cuối cánh lại có 1 cái cánh nho nhỏ cong lên (có khi cả cong xuống nữa) :confused:
 
Hì anh Thắng là phi công :D, đúng là để nén khí rồi (vì nhiều người nghĩ là để thổi gió tạo lực đẩy chính cho máy bay). Nhưng anh thử trả lời giúp em câu này, rõ ràng khi nhìn vào động cơ thì thấy thông từ đằng trước ra sau, vậy tại sao khi đốt không khí khí lại chỉ phụt ra đằng sau chứ không phụt ra đằng trước, vì rõ ràng áp suất phải truyền mọi hướng theo Pascan chứ
 
Cái mà ông anh nói xoè ra cụp vào dc gọi là flaps, flaps có tác dụng làm cho máy bay cân bằng khi cất và hạ cánh, nhưng thực ra thì flaps cánh ko có tác dụng là nâng hay hạ máy bay, mà nhiệm vụ này thuộc về các fláp ở cánh đuôi máy bay, vì sao? Ai cũng biết định luật đòn bảy, càng về sau thì sẽ càng có lực do vậy cánh đuôi dc thiết kế để nâng máy bay lên dễ dàng hơn flaps ở cánh chính rất nhiều.
Ngoài ra ở cánh máy bay dân dụng còn có các phanh gió có tác dụng làm giảm tốc độ bay, máy bay rẽ ko phải như oto cứ thế là rẽ mà nhờ vào hệ thống flaps ở cả cánh lẫn đuôi để nghiêng mình và như thế sẽ quay dc, em ko quan tâm nên ko tìm hiểu nhiều về máy bay chiến đấu nên cũng ko rõ ở máy bay chiến đấu có vậy ko.
Khi máy bay hạ cánh, giảm tốc chính ko phải là các phanh gió hay phanh bánh, vì cả 2 loại này đều trở nên vô dụng khi muốn hãm tốc độ trg thời gian ngắn mà là dùng hệ thống pull back hay là sử dụng động cơ ngược, đẩy ngc phản lực lại.
 
Bài trên là em đăng nhầm bằng account của chị gái, khổ thật.
Cái mà ông anh nói xoè ra cụp vào dc gọi là flaps, flaps có tác dụng làm cho máy bay cân bằng khi cất và hạ cánh, nhưng thực ra thì flaps cánh ko có tác dụng là nâng hay hạ máy bay, mà nhiệm vụ này thuộc về các fláp ở cánh đuôi máy bay, vì sao? Ai cũng biết định luật đòn bảy, càng về sau thì sẽ càng có lực do vậy cánh đuôi dc thiết kế để nâng máy bay lên dễ dàng hơn flaps ở cánh chính rất nhiều.
Ngoài ra ở cánh máy bay dân dụng còn có các phanh gió có tác dụng làm giảm tốc độ bay, máy bay rẽ ko phải như oto cứ thế là rẽ mà nhờ vào hệ thống flaps ở cả cánh lẫn đuôi để nghiêng mình và như thế sẽ quay dc, em ko quan tâm nên ko tìm hiểu nhiều về máy bay chiến đấu nên cũng ko rõ ở máy bay chiến đấu có vậy ko.
Khi máy bay hạ cánh, giảm tốc chính ko phải là các phanh gió hay phanh bánh, vì cả 2 loại này đều trở nên vô dụng khi muốn hãm tốc độ trg thời gian ngắn mà là dùng hệ thống pull back hay là sử dụng động cơ ngược, đẩy ngc phản lực lại, như vậy mới có đủ lực để hãm.
Viết tiếp:
Máy bay đang chạy tốc độ để cất cánh, thực ra máy bay dân dung sử dụng hệ thống flaps ko cần làm gì cũng tự nó lên do luồn khí đi qua flaps, nhưng phi công sẽ làm tăng tốc quá trình này bằng việc nâng máy bay lên bằng cánh đuôi, do vậy chúng ta thấy máy bay that đổi độ cao một cách đột ngột.
Còn gì nữa nhỉ?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
À đúng rồi, đúng như anh Linh nói, máy bay dân dụng hay là Boeing, Airbus, ATR, TU, IL.... thg chỉ bay ở tốc độ duới 0.9 còn máy bay chiến đấu thế hề 3 hay 4 (f15, 16, 22, Su 35, Mig 29, Euro 2000....) thg bay hơn 1.2 do vậy cần đầu nhọn để tránh ma sát ko khí và tăng tốc độ bay, concord cũng vậy, bay ở tốc độ 2.0 thì concord sẽ ngẩng đầu lên và khi xuống đất thì cụp đầu xuống (chứ thực ra concord đâu phải mũi cụp suốt đâu mà ngoài ra concord còn có cả 1 lớp kính thứ 2 có độ nghiêng lớn hơn để có thể bay ở 2.0).
Ngoài đầu để giảm ma sát ra, cánh cũng góp phần quan trg vào việc này, do vậy máy bay chiến đấu càng ngày sải cánh càng hẹp, còn máy bay dân dụng cần độ ổn định cao thì ngc lại, ví dụ điển hình nhất là chiếc F-111 A cánh cụp cánh xoè khi chậm thì xoè, khi nhanh thì cụp.
 
À quên cái mà các anh bảo cong lên cong xuống tên gọi là winglet có tác dụng chính là giữ thăng bằng cho máy bay trg mọi trg hợp, là giảm đọ giao động của máy bay giúp giảm xăng mà vẫn bay dc các khoảng cách dài các thế hệ máy bay đến bây giờ có winglet chưa nhiều điển hình là Boeing 747-400, A-380, A-330, B-737 500-900, B 777-300 ...
Tàu con thoi đúng là di chuyển trg vũ trũ ko có ma sát nên đầu tròn cũng dc, ngoầi ra cũng là vì, đầu tròn thg đem lại sự cân bằng hơn cho máy bay hay tàu vũ trụ và ngoài ra tàu vũ trụ cũng phải chịu 1 nhiệt độ lớn vô cũng khi bay vào khí quyển, đầu tròn có thể làm giảm tác động của nhiệt độ bên ngoài với tàu, vì vậy thg tàu con thoi đầu tròn còn các tàu khác vẫn nhọn đấy chứ, vì các tàu khác ko phải trở về trái đất và hạ cánh như con thoi mà đơn giản là đâm xuống biển.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Còn đây là các flaps cánh và phanh gió.
 

Đính kèm

  • flaps.jpg
    flaps.jpg
    31.9 KB · Xem: 89
Đây là khi động cơ máy bay mở ra để tạo phản lực ngược, các anh có hỏi gì em em sẽ cố trả lờ để xem em có thực sự am hiểu vè máy bay như em nghx hay ko, thanx.
 

Đính kèm

  • flaps2.jpg
    flaps2.jpg
    44.2 KB · Xem: 79
Động cơ máy bay hoạt động dựa theo định luật 3 Newton. Máy bay hút không khí vào ở đằng trước, kéo nó qua một hệ thống các bộ nén khép kín, trộn với xăng và cháy tạo nên một lực đẩy rất mạnh ra đằng sau. Điều này có nghĩa là để cân bằng thì máy bay cũng được bắn ra phía trước. Rocket cũng có nguyên lý hoạt động tương tự, chỉ có điều là nó không tiếp nhận được không khí mà sử dụng oxi hóa lỏng.

T045523A.gif


Trong tuốc bin của máy bay hiện đại, nhờ có cánh quạt mà không khí được đưa vào bộ nén với một lượng rất lớn. Tuy nhiên thực tế vào thì ít mà được truyền trong tuốc bin thì nhiều. Luồng không khí này chạy dọc theo tuốc bin cũng góp phần tạo ra lực đẩy nưa (cho dù không hề bị đốt cháy). Nó còn làm động cơ chạy êm hơn và nguội bớt do sự chuyển động liên tục và truyền nhiệt (giống như một cái quạt để thổi vậy). Các máy bay hiện đại sử dụng cơ chế này làm động cơ êm hơn rất nhiều và bớt nóng. Như vậy cánh quạt trong động cơ máy bay dân dụng hiện đại cũng có nhiều tác dụng chứ không chỉ để nén khí đâu ạ. :)
 
Back
Bên trên