Bài này em viết từ cảm hứng đọc bài anh Trung. Và em nói thật đọc bài anh Trung, dù đồng ý hay bất đồng với từng ý, em cũng thấy là bài đáng trả lời.
Em nói trước là em đọc bài anh em thấy có tôn trọng và em thật sự muốn hiểu lí lẽ của anh, để mà tiếp thu hay không tiếp thu. Còn đây là những suy nghĩ chân thành nhất của em khi đọc bài của anh, như anh nói, anh lớn rồi, em không nghĩ anh sẽ có thái độ nhỏ nhen khi đọc bài của em.
Thôi thì hãy để cuộc đời và xã hội dạy chúng nó, sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Em nói thật đây là câu nói duy nhất trong bài của anh có phần khiến em thấy không được tôn trọng. Không phải em có ý bắt bẻ từng chữ.
Em chỉ mong anh hiểu, anh, anh Phong, những người bằng tuổi em, hay ngay cả kém tuổi em, nếu lấy tư cách người với người mà bày tỏ suy nghĩ, hay ý kiến, gợi ý, em hoàn toàn cởi mở suy xét và tiếp thu. Còn những ai, cho dù là anh hay anh Phong có ý muốn dạy em
em thấy ko công bằng. Em không có thỉnh giáo ai và chưa có trả cho ai đồng nào để giáo dục em, nên em nghĩ những ai muốn dạy em nên suy nghĩ lại mình đang làm gì.
Em đang bày tỏ ý kiến một cách hòa bình và thẳng thăn mong anh hay bất cứ ai ko hiểu lầm làn em nhạy vamr quá và nổi xung lên. Nếu anh viết bài trong này với tư cách một thành viên, em rất tôn trọng anh với tư cách ấy vì em thích bài viếtcuar anh. Còn nếu như anh viết giống anh Phong, "với tư cách những người trải đời muốn dạy cho vài đứa học sinh cấp III 8x 9x" thì em có phần thất vọng ạ.
Về việc anh nói về cháu gái anh vì em thấy yêu trường em nên em thấy đáng buồn và có phần xấu hổ vì trường là cháu anh phải trải qua những thứ như thế. Tuy nhiên, hoàn cảnh nó là vậy còn lựa chọn cách đối mặt là chuyện khác. Em cũn học qua thời cấp ba, em nhớ bạn bè em ai cũng đi xe máy, ai cũng dùng di động, bạn em, như thằng Cộng ở trên kia (tao lại phải lôi mày ra làm vd) em nhớ hồi xưa mượn điện thoại của nó (O2 thì phải) để gọi cho mẹ mà ko biết bấm thế nào nên ngượng ngiuj mà trả nó bảo không cần, từ hồi em khôgn biết ipod là gì, thì ở Ams, ở trong lớp em đã có một tá.
Còn em ra sao? Như anh Phong nói, vâng em là đứa học sinh lắm của khoe tiền hư hỏng. Em xin nói, em đi xe đạp điện hết những năm cấp 3 vì bố mẹ em sợ tai nạn. Em dùng cái du động từ khi em bắt đầu dùng từ lớp 9. Em chưa một lần cảm thấy nhục hay kém vì em ko có những vật chất người ta có. Bạn em giàu không phải là nó sai, em ko giàu càng ko phải cái sai. Em ko đi đựoc xe máy, nhưng bạn bè em sẵn sàng đèo em đi suốt, em ko có ipod nhưng em mở mồm mượn là có bạn bè vứt cho, ngay cả hồi lớp 12 phải đi ký hợp đồng, và xin tài trợ, em vẫn nhớ có đứa bạn lớp Hóa sẵn sàng vứt chìa khóa xe spacy cho em đi mà chưa cằn nhằn một lần nào.
Em thấy đáng tiế c là cháu gái anh phải thấy buồn lòng khi đi học xung quanh những đứa trẻ khá giả, nhưng
chị này chị nọ khoe điện thoại di động, ipod thế nào…
Nhưng cái đáng buồn là, cháu anh vì thế mà để bị sụt tinh thần thì là có phần đáng tiếc, bố em dạy em có nghèo thì cũng không đựoc hèn, nên em sống trong môi trường người người lắm tiền lắm của, em không thấy họ sai, cũng như em kém, cũng ko thấy đời bất công.
Em có lời khuyên cho cháu anh thế này, trên đời có nhiều thứ mình có mà đáng giá hơn những gì những đứa kia có
nếu không nhận ra đựoc thì thật đáng tiếc. Còn nếu thật sự cái trò chịi này khoe cái này, chị kia khoe cái kia làm cho cô bé thấy thật sự bực tức, thì đơn giản là đến thẳng trước mặt họ bày tỏ bất bình. Không phải em xúi dại, có thể em đanh đá và cứng mồm quá, nhưng em từng làm thế quá nhiều lần rồi.
Còn nói Ams là môi trường trác táng thì em không đồng ý (em hoàn toàn ko có ý chụp mũ cho anh hay anh Phong là nói xấu Ams, em chỉ nói là nếu có ai có suy nghĩ ấy thì là sai lầm)
Em nói thẳng, Ams là trường chuyên lớp chọn, cơ sở vật chất tốt, điều kiện tốt, môi trường học và sinh hoạt có phần Tây hóa. Thế nên nhu cầu vào Ams lớn, để vào đựoc Ams quả thật phải tai to mặt lớn về mặt nào đấy (học giỏi, gia đình quan hệ tốt, hoặc tài chính đầy đủ). Nếu gia đình có quen biết, thế lực. tức có cách vào đựoc, nếu thật sự giỏi hơn người, sẽ thi vào được, nếu gia đình nhiều tiền của, khả năng vào càng dễ hơn.
Đây là mình ko phải đứng dưới cương vị học sinh Ams muốn nói gì về các trường chuyên khac. Đây là thực tế.
Trường Ams bao gồm những lớp chuyên chọn đa dạng hơn, điểm chuẩn thì có phần cao hơn Chu Văn An và Chuyên ngữ nếu nói về môn xã hội, mấy môn "mốt" như "Anh văn" chẳng hạn. Thế nên là trường có nhu cầu cao và văn hóa nó thoáng hơn.
Như trường tổng hợp, theo em (cái này chủ quan, nếu em nói sai, xin mắng thẳng tay) là môn tự nhiên chuyên, nên thành phần học sinh nếu nói là sính thời trang, chơi bời nhảy múa thì cũng ít phải ko?
lại nhiều con trai, thì mê đồ điện tử với cả game online chắc là hơn bọn em mê thời trang và mỹ phẩm.
Chuyên ngữ, thì do điểm thấp hơn Ams (cái này ko phải em khoe, em dẫn chứng, năm em thi em thừa 4 điểm rưỡi để vào chuyên Anh chuyên ngữ nhưng chỉ vào chuyên Trung Ams) lại bao gồm nhiều học sinh ngoại tỉnh (do trường quóc gia) nên bộ phận học sinh Hà Nội, đời sống cao, văn hóa đa dạng có thể nói là ít hơn cũng ít phải tiếp xúc với thành phần "khoe của" như có người đã nói.
Thế nên phần lớn con em gia đình học Ams là loại khá giả hơn so với các trường khác. Khá giả là khiêm tốn, nếu nói vừa có tiền vừa có chức cũng không phải là không đúng.
Tại sao? Không phải vì Ams là trường tệ nạn, không phải là xin xỏ chạy chọt (tuy những ai xin vào trường thì bố mẹ biết cái chạy vạy nó khổ thế nào, nó tốn kém thế nào). Nhưng phần lớn, theo mức nói chung, thì gia đình phải thật sự có điều kiện, về tài chính lẫn thời gian và mức độ văn hóa, thì khó có thể đầu tư cho con cái đến mức độ gà chọi được. Như bố mẹ em, nếu ba mẹ em mà phải đi làm việc lao động nặng nhọc chân tay, hàng ngày chỉ nghĩ đến tháng này kiếm đủ ăn đủ trả tiền điện nước hay không thì còn lâu mới có thể hàng ngày make sure em học đủ chừng ấy tiếng, ngủ đủ cho não phát triển, ăn uống đủ chất, tập thể dục thể thao đầy đù, đưa em đi học thêm từng lớp (em chưa hề biết đi học bằng xe đạp, cho đến lớp 10 bố em dậy em đi xe đạp) mà em học thêm một ngày từ 5h sáng đến 10h tối không ngừng nghỉ. nếu bố mẹ em không nói đến 4 thứ tiếng mỗi người, thì em cũng chả thành thạo tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Tiệp.
Thế nên em thấy đúng là thực tế, học sinh Ams có thể có điều kiện hơn, đó là thực tế chứ ko phải là dẫn chứng mà chụp mũ cho bọn em, học Ams, hay dân du học về cái gì mà phá gia chi tử, đấy là xúc phạm. Và khi em thấy có người xúc phạm mình em sẽ phản ứng bất bình, không phải là khiêu chiến hay khích bác.
Còn về chuyện dân Việt Kiều ở nước ngoài.
Em là đứa bé lớn lên trên cộng đồng người Việt ở châu Âu, ăn tết xa nhà hàng năm, các chú các bác mặc áo chống đạn, đi xe chống đạn, hàng tuần theo bố đi chụp ảnh đưa tin vài vụ cháy chợ hại nhau, bắn nhau, giết người ném xác trôi sông, cái đấy em có trải qua.
Nhưng việc đánh đồng người VIệt Nam ở nước ngoài nói chung là chụp mũ, và em không đồng ý.
Lí do có sự cố ở đây là vì. Em không nói về dân nhập cư Mỹ, vì dân nhập cư Mỹ có văn hóa khác, là văn hóa của người miền Nam, nhữn năm 75 bỏ trốn sang Mỹ, không dám bước chân về Việt Nam, hoặc là những người sống cá tỉnh phía nam sống không sung túc nên tìm cách sang Mỹ cho đổi đời. Người Việt mình ở Mỹ nói chung, ko bán chợ thì là làm nhà hàng hoặc làm móng. Cái đấy khác với dân Việt Kiều ở châu Âu. Việt Kiều ở châu Âu bao gồm phần lớn là dân lao động, làm ăn buôn bán. Nhiều người về văn hóa còn thấp, cả đời bán chợ. (nếu em không nhầm thì ngay cả nhà Ngô Thanh Vân hồi xưa cũng là dân Việt Kiều ở Hung hay đâu đó, (em quên rồi) dân bán chợ.) Dân chủ chợ thì phải chật vật kiếm sống, giành nhau từng kiosk, từng miếng đất. Chơi nhau là chuyện bình thường, vì cái nghề đấy nhiều khi nó ko hợp pháp. Hoàn cảnh bên đấy rất khổ, khiến người ta sống kiểu cá lớn ăn cá bé. Thế nên em mói nói những người ở Việt nam đói xuống nhà gọi bát phở, thì khó hiểu được cái khổ cực của dân Việt Kiều. Anh lớn lên ở khu ổ chuột thì sẽ học cách sống bạo lực, tự bảo vệ mình, bảo vệ gia đình. Đấy là một điều đáng buồn, nhưng là thực tế.
Nhưng em yêu cái xã hội ấy, từ bé em lớn lên bằng việc đi các chợ xuyên suốt từ Tiêp sang Balan, rồi Phần Lan và Đức chơi. chạy từng kiosk, sang hàng cô này đến bác kia, thỉnh thoảng ăn đựoc miếng ăn xa nhà khi các cô làm bánh rán, bánh trôi bánh chay, là cả một bữa ăn chơi bét nhè, cho dù em chả biết tiếng Việt. Hoàn cảnh nó khiến con người biến đổi, nhưng không phải không có cái tốt cái đẹp, những người ấy chỉ muốn kiếm miếng ăn nuôi gia đình, họ buôn bán quần áo, đồ chơi, rồi đủ thứ lỉnh kỉnh, chỉ vì đọc vài tin giật gân vụ này vụ kia, không phải người trong cuộc mà nói như vậy em thấy bất bình.
Ở HAO này, các em là chủ nhà, phải tỏ rõ phong cách của người chủ đã chứ, từ ngữ nên lịch thiệp một chút, đúng mức một chút.
Em không dám nói thay cho tất cả mọi người, em nói phần của em
trong suy nghĩ trẻ con non nớt em của em, em nghĩ em làm chủ nhà và em coi người ta là khách khi người ta
cư xử như khách. Nếu người ta từ chối cư xử như khách, xông vào nhà ghếch chân lên ghế ngồi xỉa răng, thì em không có lí do để lịch thiệp như chủ nhà.
Anh thấy Phong nhiều lúc nóng giận nhưng từ ngữ của cậu ta đúng mực, còn nhiều người ở HAO thì dùng từ vô lễ quá, như vậy không đúng với học thức mà các em đã và đang được đào tạo.
Em không rõ khi ai đó ngang nhiên xúc phạm người khác kiểu "Giá mà mình như em Nguyệt, cầm vài nghìn đô đập phá nếm mùi đời" thì nó đúng mực ở chỗ nào.
Học thức mà em đã và đang được đào tạo là kiến thức về kinh tế, lịch sử, toán học v.v... cái đó nó không dạy cho em nên đối xử với người khác thế nào. Lễ nghĩa là bản thân em, và ba mẹ em, và xã hội dạy cho em.
Ba mẹ em dạy em nên nhường nhịn và lễ nghĩa với người ngoài, người lớn tuổi.
Còn em thì em dạy cho mình tôn trọng thật lòng những ai mình kính phục, và không cho phép ai chà đạp nhân quyền của em. (in other words, I don't take people's sh!t.)
Cuộc sống này, sống trong cái xã hội này nó dạy cho em thấy sự công bằng giữa người và người, và nhiều khi thứ bậc trong xã hội châu Á nó là trò hề. Nó dạy cho em, ai cũng có lựa chọn, nên cho dù em co chọn sống kiểu chí Phèo đi nữa, thì đấy là lựa chon j của em, và đời em nó sẽ khốn nạn. Vì em chọn đời em nó thế này, nên nói thật người như anh Phong nói những lời như anh Phong nói với em, thật không ít. Em ko thấy bất công như anh Phong, em thấy nó công bằng, có nhân có quả.
Còn nếu anh nói về cái nền giáo dục đã đào tạo em khi em ở Việt Nam, em tôn trọng nó nhiều mặt, em nhận học bổng Bộ Giáo Dục để chi trả du học, tất nhiên em biết ơn nó. Nhưng em đọc báo thấy cô giáo dán băng keo suýt giết chết trẻ nhỏ, cô giáo lớp 6 của em tát thẳng vào mặt em vì em không thuộc quốc ca trong khi em ko nói được tiếng Việt, em nói thật nền giáo dục mà em đã nhận khiến em thất vọng nhiều hơn bất cứ nền giáo dục nào khác. Chính vì thế em mói mong cải thiện nó.
Đồng ý là các em giỏi thật, thế nhưng ở nơi anh làm, ông tiến sỹ vẫn phải kính nể cô trung cấp, vì cô ấy có những thao tác và kinh nghiệm xét nghiệm chuẩn tuyệt vời, ông ta không thể nào bằng được. Ai cũng có những mặt giỏi, những mặt yếu, bởi vậy mới cần đến nhau. Biết phát huy và thể hiện cái giỏi của mình khác xa với việc tự kiêu đấy.
Em nói thật là em không rõ tại sao anh lại cho phần này vào. Em không nghĩ trong topic này có ai hợp với vai trò ông tiến sĩ, mà ko kính nể cô trung cấp cả. Nếu anh nói em hay ai đó tự kiêu, em xin mong được chỉ tận mặt.
Anh có mấy đứa bạn, giờ là TGĐ, GĐ...giàu đến mức anh khó hình dung nổi, thế nhưng anh cũng không thấy nó khoe khoang, vung tiền quá trán…chúng nó chịu chơi, chịu tiêu nhưng đều có tính toán trong đó cả.
Như em nói rồi đấy
bạn bè em nhiều người thuộc trong tập đoàn cả gia đình đại gia có nhiều, TGD với cả CEO chả thiếu, cả VN và Mỹ, khoe có, không khoe cũng có, vung tiền quá trán cung có mà ko vung tiền cũng có. Nhưng em thiết nghĩ đấy là vấn đề của người ta, mình là ai mà ngồi chấm điểm "à thằng này không tiêu quá trán , đựoc! Đứa kia nó ăn uống sang hơn mình, đời lắm đứa khốn nạn thế nhỉ!" là không được.
Bạn anh cũng huy chương này huy chương nọ, chắc cũng không kém bạn em Long đâu, bây giờ mấy ông cấp trên của anh, toàn GS-VS cả, thế nhưng bọn họ cũng chả tỏ thái độ coi thường ai cả, cho dù đó là người công nhân, nông dân hay cô trung cấp mới với làm.
Em xin hỏi anh,
ở trong toàn bộ cái topic này
ai là người có huy chương này nọ mà tỏ thái độ coi thường ai? Xin anh nói tận tên chỉ tận mặt.
Những gì anh Trung muốn nhăn nhủ, em xin ghi nhận và suy ngẫm. Em xin hết.
------------------------------------------------------------------------
Sau đây là giải trình cũng được, nói mình thừa hơi cũng được, xin thử hỏi HAO nhà mình
từ khi anh Phong gọi mình là đứa "cầm vài 000$ đập phá nếm mùi đời" thì THẬT SỰ, mình đã khoe những gì :| tại vì mình nói thẳng, những lời buộc tội vô căn cứ của anh Phong mình coi là rác rưởi, nên anh Phong nói mình khoe của, mình nhận
) (mặc dù trong đầu nghĩ mình nghèo bỏ xừ, nói thế thì lố bịch quá đà) nhưng giờ xin quote lại TỪNG cái post một xem có chỗ nào là khoe
mọi người đọc lại giùm.
Anh chỉ nói là các em chưa đi làm nên có 1 số chuyện chưa rõ, bao giờ đi làm sẽ thấy...
Anh Phong lại chụp mũ rồi nhé chưa đi làm chưa rõ??? Topic này của anh phần lớn là các em cáp 3 cùng lắm bằng tuổi em vào đàm đạo với anh chứ anh có rõ là ở trên HAO này có bao nhiêu anh chị lớn thế nào ko ạ? Anh Mai Thanh Hà thì cả nhà gọi bằng Chú các anh các chị, có con có cháu đầy rẫy ra, các anh chị đi làm ở VN, ở Châu Âu, ở Mỹ nhiều vô kể Anh nói vậy buồn cười lắm.
Riêng như trường hợp em mà anh nói thế em đã thấy buồn cười ba em là người... hơi phát xít một tí nên từ khi em lớp 3, xin tiền là phải kiếm ăn rồi ^^ mà ba em rất là thích bắt em đi làm thế nên em nói thật là tứ lớp 3 em đã đi làm ăn lương rồi nhé! Chả phải làm việc kiểu "Nhổ tóc bạc cho bố" hay đại loại thế em làm phần biên tập bìa báo của DSQ bìa báo ko đẹp thì em đòi đổi Đấy là lịch sử đi làm lần đầu của em, sau đấy em bắt đầu đi làm năm lớp 9 từ việc đọc dò báo trước khi xuất bản, sửa lỗi typo, lên cấp ba thì đi dịch tin, lớp 10 bắt đầu đi dạy, lớp 12 đi làm cho vài tổ chức intern cho Liên Hợp Quốc, tổ chức y tế thế giới W.H.O, vào năm cuối em làm thư ký, ban tuyển sinh, lên đại học em làm ở nhà băng một thời gian tương đối, lên đại học em lại vào phòng tuyển sinh và phòng điều hành rồi làm thư ký, năm ngoái đi làm 3 jobs một lúc.
"
cái này theo mình ko phải là khoe giàu.
Chuyện bé cỏn con em cũng làm qua, làm việc ở công ty lớn em cũng làm rồi. Và biết đâu lương lậu của em vượt cả lương của anh bây giờ cái đấy em ko muốn so đo. Nhưng em đã ko so đo với anh, thì anh cũng ko nên so đo với chúng em, phải ko nào?
200$ ở Mỹ so với 1 triệu ở VN là quá ít tiền taxi của tao từ sân bay về trường là 100$ rồi ở VN một triệu đi taxi nhòe ăn uống nhòe, rượu chè nhòe Mà đúng là dạo này mốt crystal meth hay sao ý đứa nào cũng meth
Cái này là mình nói thực tế, không phải là nói mình giàu.
Nhớ hồi xưa cắt tóc ở Thìn 1ooK đã là to lắm rồi tiếc ơi là tiếc giờ ở đây đi cắt tóc và chỉnh sủa thì là 80$ (mà đã đi Chinatown với Korean town cho rẻ đẹp rồi) là hơn triệu Thế nên em Kiên để tóc dài ko phong trần bằng chị lấy kéo thủ công tự cắt tóc Hơi bị đẹp nhớ
Em thì em nói rồi anh Phong à, anh đi làm từ tầm tuổi như em, làm số giờ như em, đi rồi anh nói em cầm vài ngàn đô đi đập phá em xin nhận.
Hai nữa, anh nói, anh bước xuống nhà anh, anh ăn bát phở Vuông cũng chỉ 25K, em phải đi 100km đến Argyle, mới mua đựoc gói mì ăn liền giá 10 000K thì em ko rõ đời ai khổ hơn ai
Còn em, em làm ra bao nhiêu, em tiêu pha vào đời sống bấy nhiêu, em là người thích bay nhảy, em tiêu nhiều, người ko thích bay nhảy người ta tiêu ít. Thế thôi, không phải xỉa xói nhau chuyện đạp phá, rồi mùi đời làm gì.
Còn mùi đời ra sao, em nghĩ em nếm nhiều hơn anh nhiều khoản nhưng chưa chắc là vì em giàu hơn anh. Còn ở VN cắt tóc trăm K là chuyện thường, dân đại gia ở VN, đập phái tiền nghìn $$ cũng chả phải ít. Còn bạn em đại gia cũng có kha khá, nó tiêu tiền thì riêng tiền ăn uống đi lại một năm bằng tiền học của em cả năm (20 000$).
Còn anh hỏi em em đã xứng đáng với những gì em làm chưa? Em xin nói là em thấy xứng đáng. Cảm ơn anh.