CLB Linux

Cho anh hỏi luôn là muốn install hay remove cái gì đấy qua ssh thì gõ lệnh gì nhỉ? Cả khi muốn restart lại máy thì dùng lệnh gì?
Install hay remove qua ssh vẫn làm như khi đang ngồi local.

Restart máy: shutdown -r now (thay now = +xx để hẹn giờ tự động restart sau 1 khoảng thời gian = xx). Thay -r = -h để shutdown thay vì restart.
 
http://www.fotech.org/forums/index.php?showtopic=3946&st=0
thấy mấy anh trong trường khoái cái linux này lắm , anh ipconfig trường tui còn sửa code làm bản linux debian riêng cơ ! cài đặt chỉ 2cd thì phải , mà debian với fedora là hay nhất hả ?
chả biết quái gì cả chán quá T_T , đầu năm thứ 3 sẽ phải học cái này mà giờ chả biết cóc gì !
 
Các đại ca! Giúp tiểu đệ với ,tiểu đệ có cái Knoppix,cài vào ổ cứng kiểu gì.
Đệ đã thử gõ knx-hdinstall ,no chay một lúc rồi restart nhung không boot linux được
 
ai có game gì hay chạy linux ko share cho em cái
ko thế nè chuyển sang xài win thui ?:D
 
Làm quen với cấu trúc file của Linux

Nhìn "bề nổi" thì cấu trúc và cách tổ chức file của Linux cũng không khác DOS/Windows và các Hệ điều hành khác là mấy. Chỉ có một điểm khác biệt lớn mà bạn cần phải chú ý là cấu trúc thư mục của Linux KHÔNG phân chia thành các ổ đĩa. Cho dù bạn có bao nhiêu ổ đĩa thì tất cả đều bắt đầu từ một thư mục gốc có tên là /. Sau đó là đi vào các thư mục con, mỗi ổ đĩa của bạn sẽ được "map" (ánh xạ) vào một thư mục con riêng biệt (thư mục nào thì còn tuỳ vào phiên bản của Linux và cũng tuỳ bạn qui định).



Thêm 3 điểm khác biệt nhỏ nữa mà bạn cần phải để ý là

- trong đường dẫn của Linux, các thư mục được phân cách nhan bằng ký hiệu / (trong khi với DOS/Windows là ký hiệu \);

- và các tham số của lệnh trong Linux được bắt đầu bằng dấu trừ (-) (VD: ls -l) trong khi với DOS/Windows là ký hiệu / (VD: dir /a); các tham số của Linux có thể được dùng kết hợp với nhau (VD: ls -al, ls -ls...)

- cuối cùng, Linux khác với Windows ở chỗ Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường, trong Linux abc và Abc là khác nhau.







Một số phím/tổ hợp phím bạn cần biết

Ctrl-C: bạn hãy nhớ kỹ tổ hợp phím này. Trong trường hợp bạn cảm thấy "có cái gì đó bất ổn" xảy ra, hay là chương trình bạn chạy không chịu dừng thì bạn hãy thử nhấn tổ hợp phím này. 99% chương trình của Linux chạy trên chế độ text đều có thể được/bị kết thúc bằng tổ hợp phím này.



Ctrl-Alt-Del: tương tự như trong DOS. Tổ hợp phím này sẽ khởi động lại máy tính.



Ctrl-D: khi một chương trình yêu cầu bạn nhập dữ liệu từ bàn phím, bạn có thể nhấn tổ hợp phín này để báo cho chương trình biết là quá trình nhập dữ liệu đã kết thúc. Tổ hợp phím này sẽ gởi tín hiệu EOF (End Of File) đến chương trình.. Nếu nhấn Ctrl-D mà không thấy "xi nhê", bạn thử gõ vào EOF (ba chữ cái E, O và F) rồi nhấn Enter (phím Enter).



ESC: đây là phím Esc ở góc trái, phía trên của bàn phìm, trước khi nhấn Ctrl-C để kết thúc chương trình, bạn hãy thử nhấn ESC trước xem sao.



ENTER: đây là phím Enter trên bàn phím, chắc là tôi khỏi phải giới thiệu về chức năng của phím này nữa chứ nhỉ?



Một số lệnh căn bản của Linux

Các lệnh được trình bày sau đây tôi sẽ cố gắng so sánh nó với một lệnh tương tự trong DOS để nếu như bạn đã biết qua các lệnh của DOS rồi thì sẽ dễ hiểu hơn. Còn nếu bạn chưa từng biết qua các lệnh của DOS? Cũng không sao, bạn sẽ biết được thêm cùng 1 lúc các lệnh của Linux và DOS. Chú ý, đây là các lệnh trong chế độ text và được gõ từ bàn phím. Các lệnh phải được gõ chính xác (vì Linux phân biệt giữ chữ hoa và chữ thường!). Và dĩ nhiên là sau khi gõ xong một lệnh thì bạn đừng quên nhấn Enter để Linux bắt đầu thực hiện lệnh đó! :) Lưu ý thêm là những gì tôi ghi giữa 2 ngoặc nhọn (< và >) là bắt buộc phải có, giữa hai ngoặc vuông ([ và ]) là tuỳ chọn (không bắt buộc).



Lệnh Công dụng - Cách dùng - Cú pháp

man đây có lẽ là lệnh mà bạn cần phải nhớ kỹ (đừng bao giờ quên!). Lệnh này tương tự như lệnh Help trong DOS. man sẽ hiển thị các thông tin chi tiết về cộng dụng, cách dùng và cú pháp của một lệnh khác (dĩ nhiên là các thông tin đều bằng tiếng Anh).

Cú pháp: man <tên_lệnh_khác>

Ví dụ: man ls



Và bạn hoàn toàn có thể gõ man man để hiển thị các thông tin giúp đỡ về chính lệnh man!



Lưu ý: để thoát (kết thúc) lệnh man, bạn hãy gõ vào ký tự hai chấm ( sau đó gõ tiếp ký tự q. Nếu không thành công, bạn hãy nhấn phím ESC và thử lại lần nữa. Bạn cũng có thể nhấn Ctrl-C để thoát khỏi man.





--------------------------------------------------------------------------------



ls lệnh này tương tự như lệnh dir trong DOS. ls sẽ liệt kê danh sách tất cả các file và thư mục nằm trong một thư mục mà bạn chỉ định.

Cú pháp chung: ls [tham_số] [thư_mục]

Nếu như bạn cung cấp phần thư_mục thì ls sẽ liệt kê các file trong thư mục hiện tại.

Ví dụ:

ls

ls -a

ls -al /usr



Một số tham số của ls như sau:



-a: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, là những file mà tên bắt đầu bằng dấu chấm (.)

-A: liệt kê tất cả các file, kể cả file ẩn, nhưng không liệt kê . và .., đây tên của thư mục hiện tại và thư mục cha trong Linux.

-l: liệt kê chi tiết về file (bao gồm các thông tin như thời gian tạo, kích thước, thuộc tính...).



Bạn hãy tự mình tìm hiểu thêm về các tham số khác của ls nhé! (dùng man ls). Và đừng quên dùng man cho các lệnh tiếp theo.





--------------------------------------------------------------------------------



cd lệnh này tương tự như lệnh cd trong DOS. Dùng để chuyển tới một thư mục khác.

Cú pháp: cd [tên_thư_mục]

Ví dụ: cd /home



Nếu bạn không cung cấp tên_thư_mục thì cd sẽ đưa bạn về thư mục "tổ ấm" (home directory) của bạn. Trong Linux, mỗi người sử dụng đều có một home directory. Nếu username của bạn là nbthanh thì home directory của bạn sẽ là /usr/nbthanh. Riêng account root sẽ có home directory là /root.





--------------------------------------------------------------------------------



pwd lệnh này tương tự như lênh cd (không có tham số) trong DOS. Lệnh này sẽ hiển thị lên màn hình cho bạn biết là bạn hiện đang ở thư mục nào.

Cú pháp: pwd





--------------------------------------------------------------------------------



mkdir tương tự như lệnh md của DOS. Lệnh này dùng để tạo một thư mục mới.

Cú pháp: mkdir <tên_thư_mục_muốn_tạo>

Ví dụ:

mkdir mydir

mkdir /tmp/mydir2





--------------------------------------------------------------------------------



rmdir tương tự như lệnh rm trong DOS, dùng để xoá một thư mục.

Cú pháp: rmdir <thư_mục_muốn_xoá>

Ví dụ:

rmdir mydir

rmdir /tmp/mydir2

rmdir /tmp/*



Lưu ý: bạn chỉ có thể xoá được thư mục nếu như nó rỗng, nghĩa là nó không chứa một file hoặc thư mục con nào nữa (ngoài . và ..).



--------------------------------------------------------------------------------



cp tương tự như lệnh copy của DOS, dùng để chép file hoặc thư mục từ nơi này đến nơi khác.

Cú pháp: cp [tham_số] <file_hoặc_thư_mục_nguồn> <file_hoặc_thư_mục_đích>

Ví dụ:

cp /tmp/myfile.txt myfile.text

cp /home/*.cgi ./

cp -r /usr/nbthanh1 /usr/nbthanh2



Mặc định thì cp chỉ chép các file, nếu bạn thêm tham số -r thì cp sẽ chép luôn các thư mục.



--------------------------------------------------------------------------------



rm tương tự như lệnh del trong DOS, lệnh này dùng để xoá file.

Cú pháp: rm <tên_file_muốn_xoá>

Ví dụ:

rm myfile.txt

rm /usr/nbthanh/nbtfile.txt

rm /tmp/*





--------------------------------------------------------------------------------



mv tương tự như lênh move (ngoại trú) của DOS. Lệnh này sẽ di chuyển/đổi tên file từ nơi này đến nơi khác.

Cú pháp: mv <file_hoặc_thư_mục_nguồn> <file_hoặc_thư_mục_đích>

Ví dụ về di chuyển:

mv /tmp/myfile.txt /usr/nbthanh

mv myfolder /tmp

mv /usr/* /tmp

Ví dụ về đổi tên, vừa di chuyển vừa đổi tên:

mv myfile1.txt myfile2.txt

mv /usr/oldfoler ./newfolder





--------------------------------------------------------------------------------



cat tương tự như lệnh type của DOS. Lệnh này dùng để hiển thị nội dung của 1 file lên màn hình.

Cú pháp: cat <tên_file_cần_hiển_thị>

Ví dụ:

cat myfile.txt

cat /tmp/temp.text



Vậy là đã xong, tôi đã trình bày với bạn một số lệnh căn bản nhất của Linux. Bạn tự mình ra bài tập và thực hành nhé! Có thể bạn sẽ thắc mắc là tại sao không có lệnh nào tương tự như copy con trong DOS? Vâng đúng là như vậy, trong Linux, để tạo file thì bạn phải dùng một chương trình cụ thể (như một chương trình soạn thảo văn bản chẳng hạn) chứ không có lệnh tương tự nhu copy con của DOS



Làm quen với Linux

Linux là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể truy cập và sử dụng 1 máy tính cài Linux. Mỗi người muốn sử dụng được máy tính cài Linux thì phải có 1 account đã được đăng ký. Một accout gồm có 1 username và 1 password. Hai người khác nhau sẽ có 2 username khác nhau (nhưng password thì có thể trùng nhau). Để có thể bắt đầu thao tác và sử dụng, người dùng phải thực hiện thao tác đăng nhập (login và hệ thống). Quá trình này tóm gọn lại là 2 thao tác nhập vào username và password. Username và password cũng phân biệt chữ hoa và chữ thường. Và khi nhập vào password, trên màn hình sẽ không hiển thị bất cứ ký tự nào.



Linux có 1 account đặc biệt là account root. Đây là user có cấp cao nhất, có toàn quyền "sinh sát" đối với toàn hệ thống.



Mỗi người dùng trên Linux được cấp một thư mục riêng (gọi là home directory), là một thư mục con của /usr. Có dạng /usr/username; nghĩa là nếu username bạn là nbthanh thì home directory của bạn là /usr/nbthanh. Riêng đối với accout root thì home directory là /root. Các user có thể cùng thuộc một nhóm (group) hoặc là khác nhóm; các user trong cùng một nhóm thì có quyền hạn như nhau. Thường thì tất cả các user đều thuộc vào nhóm User (trừ root và các account dành riêng cho hệ thống).



User chỉ có quyền thao tác trong home directory của mình (và những thư mục khác được phép của hệ thống) mà thôi. User này không thể truy cập vào home directory của user khác (trừ trường hợp được chính user đó hoặc root cho phép). Mỗi tập tin (file) và thư mục trên Linux đều được "đăng ký chủ quyền", nghĩa là thuộc về một user và nhóm nào đó. Thường thì tập tin và thư mục được tạo bởi user nào thì sẽ thuộc về user đó. VD username của bạn là nbthanh, bạn thuộc nhóm user và bạn tạo ra 1 tập tin có tên là myfile.txt thì tập tin myfile.txt sẽ được đánh dấu là "người sử hữu: nbthanh; thuộc về nhóm: user". Những user khác không thể truy cập được myfile.txt nếu không được phép của bạn. Bạn hoàn toàn có thể thay đổi "chủ sở hữu" của tập tin/thư mục bằng các lệnh của Linux. Bạn hoàn toàn có thể đặt myfile.txt thuộc về user nbthanh nhưng lại thuộc về nhóm guests (mặc dù user nbthanh không nằm trong nhóm guests).



Một số lệnh căn bản của Linux

Đây là các lệnh trong chế độ text và được gõ từ bàn phím. Các lệnh phải được gõ chính xác (vì Linux phân biệt giữ chữ hoa và chữ thường!). Sau khi gõ xong một lệnh bạn đừng quên nhấn Enter để Linux bắt đầu thực hiện lệnh đó! :) Lưu ý thêm là những gì tôi ghi giữa 2 ngoặc nhọn (< và >) là bắt buộc phải có, giữa hai ngoặc vuông ([ và ]) là tuỳ chọn (không bắt buộc). Và cuối cùng: đừng quên dùng lệnh man để xem thêm thông tin hướng dẫn về các lệnh



Lệnh Công dụng - Cách dùng - Cú pháp



exit

logout trong text mode, Linux cung cấp cho bạn 6 desktop (tty1...tty6) để làm việc. Bạn có thể bật chuyển qua lại giữa các desktop bằng cách nhấn tổ hợp phím Alt-F1...Alt-F6. Hai lệnh exit và logout kết thúc phiên làm việc của desktop hiện tại và trở về màn hình login.

Cú pháp:

exit

logout



--------------------------------------------------------------------------------



chown lệnh này dùng để thay đổi "chủ sở hữu" của 1 tập tin hay thư mục, tức là gán cho tập tin hoặc thư mục chỉ điịnh thuộc về quyền sở hữu của một user nào đó.

Cú pháp:

chown username[.groupname] <tên_file_hoặc_thư_mục>

chown .groupname <tên_file_hoặc_thư_mục>

Bạn cung cấp username thì file/thư mục sẽ được đặt là thuộc quyền sở hữu của username đó. Nếu bạn cung cấp groupname thì file/thư mục sẽ thuộc về nhóm groupname đó. Hai phần này độc lập với nhau, thay đổi quyền sở hữu user sẽ không làm thay đổi quyền sở hữu group và ngược lại.



Ví dụ: có file guestfile.txt thuộc về user abc thuộc về group guests, có một user nbthanh thuộc về nhóm moderators, file myfile.txt thuộc về quyền sở hữu của nbthanh và thuộc về nhóm moderator.



Ý kiến góp ý xin gởi về Nguyễn Bá Thành ([email protected]).



Bạn có thể download, sử dụng và phổ biến bài viết này tuỳ ý bạn. Hoàn toàn free. Chỉ xin bạn hãy giữ lại tên tác giả (hi hi, tên tôi đấy ạ) và link đến bài viết gốc. Xin cảm ơn!



Support : Nguyễn Bá Thành
Vào shell để gõ lệnh này trong redhat9
 
Lần đầu tiên được đọc những thứ như thế này = tiếng Việt :) cám ơn chú Phúc nhé, bài của chú bổ sung vốn từ VN trong CNTT cho anh khá nhiều :D
 
Có thể em hỏi câu này hơi ngu , vì mọi người ở đây có vẻ toàn Linux-maniac cả, nhưng dù sao em vẫn cần biết :D : Liệu Linux có cài trong cùng 1 máy với Win được k ạ? Em đọc qua bài ở trên thấy toàn nói về các lệnh như trong DOS, thế sử dụng Linux có nhất thiết phải gõ những lệnh đó mới chạy k , hay dùng như trong Win?
 
Vũ Mỹ Dung đã viết:
Có thể em hỏi câu này hơi ngu , vì mọi người ở đây có vẻ toàn Linux-maniac cả, nhưng dù sao em vẫn cần biết :D : Liệu Linux có cài trong cùng 1 máy với Win được k ạ? Em đọc qua bài ở trên thấy toàn nói về các lệnh như trong DOS, thế sử dụng Linux có nhất thiết phải gõ những lệnh đó mới chạy k , hay dùng như trong Win?

câu hỏi không ngu tý nào đâu em ạ :) Linux có những distro hoàn toàn cho người sử dụng bình thường, nó tuy không giống windows lắm (tất nhiên, linux mà), nhưng mà nếu em không biết gõ lệnh trong terminal thì cũng ko sao cả, hoàn toàn có thể dùng chuột :p

Nếu muốn thử linux, em có thể kiếm cái distro live nào đấy về chạy thử (bootable thẳng từ ổ CD, không cần cài kiếc gì cả :p). Anh khuyên em nên thử cái này : http://www.knoppix.net/
 
Cài Linux với Win ở 1 mày đc. mà, cho vào 2 ổ khác nhau để tránh xung đột là OK .

Thế em post bài trên không đc. cộng điểm nhỉ, hix, chờ khi nào em dịch tiếp đã ...
 
Khè, cứ nhìn thấy gái là em đek chịu được. Lại được cái ảnh đồng chí Nga nhìn xa tít mù ko rõ mặt nữa chứ. Đến là mệt.
Cài Linux với Win ở 1 mày đc. mà, cho vào 2 ổ khác nhau để tránh xung đột là OK .
Ko nhất thiết phải có 2 ổ. 1 ổ cũng cài được - chia partition ra.
ai chỉ giúp cách sửa icon trong linux với
Icons trên desktop: Click phải ---> properties ---> sau đó thì đơn giản rồi.
Icons trên menu của KDE: Dùng KDE Menu Editor có trong menu.
Icons trên menu của GNOME: 2.8 trở xuống cứ click phải vào mà sửa. 2.12 trở lên GNOME cũng có đi kèm menu editor riêng. Còn riêng 2.10 thì phải vào thư mục /usr/share/applications, tìm file tương ứng với mục cần sửa, mở file đó, sửa dòng Icon, copy icon muốn sử dụng vào thư mục /usr/share/pixmaps rồi sửa dòng Icon thành tên file (ko bao gồm /usr/share/pixmaps).
 
Cái này Bách có phải k nhỉ ? Cho tớ mượn đi
Ờ có đấy,hôm nào sang mà lấy.(knoppix)

ai có game gì hay chạy linux ko share cho em cái
ko thế nè chuyển sang xài win thui ?:D
http://happypeguin.org --> nhiều trò hay lắm.

Lần đầu tiên được đọc những thứ như thế này = tiếng Việt :) cám ơn chú Phúc nhé, bài của chú bổ sung vốn từ VN trong CNTT cho anh khá nhiều :D
Cái này em trông quen quen,hình như fuk copy , paste ở đâu đó
 
Chỉnh sửa lần cuối:
NLD10 nhìn hoành tráng quá nhỉ :-SS

Hôm nọ vừa cài FC4, dùng được 1 tuần thì cài lại W2k3 với XP, ko quen +_+ Được cái performance là sướng.
 
cho hỏi cách kill tcp connection với. máy hiện tại xài linux 2.4, ipchains.
 
Dùng tcpkill. Còn nếu muốn dùng ipchains để làm firewall thì phải nói rõ là muốn loại TCP connections dựa theo tiêu chí nào. Mà kernel 2.4 là có iptables rồi, chẳng ai hơi đâu còn vọc lại ipchains.
 
Back
Bên trên