Chuyển biến về KTXH và Đảng

Nguyễn Hoàng Dương
(TONKIN)

Thành viên danh dự
Thân chào các anh các chị, các bạn và các em.

Bấy lâu nay những chủ đề "mở rộng" đã được bàn luận khá nhiều, bây giờ xin mọi người dành chút thời gian giúp đỡ sinh viên nước nhà trong môn Triết Học & Lịch Sử Đảng :)

Đề bài: Viết một bài luận (khoảng 10 trang A4) về mối quan hệ vật chất và ý thức, từ mối quan hệ đó Đảng đã vận dụng sáng tạo, thay đổi tư duy để đưa đất nước tiến lên.

Dàn ý tham khảo được thầy đưa ra:

vật chất thay đổi, vật chất quyết định ý thức --> ý thức thay đổi

Vật chất thay đổi --> đường lối kinh tế thay đổi --> thay đổi về chính trị (ý thức)

Giai đoạn lịch sử: 1986-nay


Vậy những mong mọi người đóng góp ý kiến hoặc giúp đỡ về tài liệu tham khảo cho chủ đề trên :)


Xin cảm ơn các anh các chị, các bạn và các em.

Thân.
 
Re: Triết Học và Đảng

VIỆT NAM 60 NĂM PHÁT TRIỂN
1945-2005


Kinh tế phát triển bền vững, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện là thành tựu lớn nhất của Việt Nam trong suốt sáu mươi năm xây dựng đất nước


I. SỰ RA ĐỜI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ.
GIAI ĐOẠN 30 NĂM ĐẦU PHÁT TRIỂN 1945-1975.



1. Năm 1945, Việt Nam giành độc lập trong tình trạng suy thoái trầm trọng cả về Kinh Tế và Xã Hội


Năm 1945, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời trên nền kinh tế kiệt quệ, với hơn 2 triệu người dân chết đói, ruộng đất hoang hoá, nền công nghịêp nghèo nàn, kho bạc chỉ còn vài trăm ngàn đồng tiền rách nát.
Ngay từ khi giành được chính quyền, Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp phục hồi kinh tế kịp thời như cấp ruộng đất cho nông dân, bãi bỏ các loại thuế do chính quyền thực dân phong kiến áp đặt, phát động Tuần lễ vàng để quyên góp tiền bạc tăng ngân sách nhà nước, vận động nhân dân tăng gia sản xuất.
Chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, Chính phủ tiếp tục những chính sách khuyến khích sản xuất, với khẩu hiệu vừa kháng chiến vừa kiến quốc, kinh tế ở những vùng tự do và vùng mới giải phóng đã được khôi phục và phát triển.

2. Giai Đoạn 1954-1975: Khôi phục và Phát triển KT trong hoàn cảnh Chiến tranh

Chính phủ và nhân dân nỗ lực khôi phục nền KT thoát khỏi tình trạng trì trệ, để phục vụ cho nhu cầu nhân dân và thực hiện kháng chiến thống nhất đất nước. Giai đoạn này có một số thành tựu rất đáng kể đối với Việt Nam- khi đó còn là một nước nông nghiệp lạc hậu:

Ðến năm 1954, sản lượng lương thực qui thóc đạt gần 3 triệu tấn, tăng 13,7% so với năm 1946. Lương thực đủ cung cấp cho nhân dân vùng Chính phủ kháng chiến quản lý và bộ đội đánh giặc. Nhiều cơ sở công nghiệp được xây dựng mới, nhiều ngành công nghiệp phục vụ cho đời sống và kháng chiến phát triển như vũ khí, đạn dược, than đá, phân bón, vải và giấy viết.

Hoà bình lập lại (1954), đất nước chia hai miền. Miền Bắc, hậu phương lớn của miền Nam, tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, phát triển kinh tế, nhiều diện tích ruộng đất hoang hoá được khôi phục, nhiều hệ thống thuỷ nông, đê điều được xây dựng. Ðến năm 1960, nền kinh tế Việt Nam đã bắt đầu phục hồi một cách mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng GDP trong năm này đã đạt 18,2%.

Trong suốt thời kỳ 1954 đến 1975, cả miền Bắc là một công trường xây dựng, vừa phát triển kinh tế vừa chi viện miền Nam vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Ðây cũng chính là thời kỳ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp giảm mạnh, không đủ tiêu dùng phải nhận viện trợ và vay nợ.
Tuy nhiên, công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, nhiều cơ sở công nghịêp được xây dựng và phục hồi. Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tính bình quân đầu người năm 1975 tăng 16,6 lần so với năm 1955, bình quân mỗi năm tăng 14,7%. Một số ngành công nghiệp có tốc độ tăng cao là điện, than, xi măng, giấy, vải và đường. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1975 đạt 28,7% .

II. ĐẤT NƯỚC HOÀ BÌNH, VIỆT NAM ĐI LÊN THEO CON ĐƯỜNG XHCN.
GIAI ĐOẠN 30 NĂM PHÁT TRIỂN 1975-2005.



1. Trong 10 năm sau ngày giải phóng, cơ chế quan liêu bao cấp kìm hãm sự phát triển KT-XH

Trong 10 năm sau khi miền Nam được giải phóng (1975), do cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu và bao cấp nên hiệu quả đầu tư không cao, kinh tế không phát triển được. Tình trạng làm không đủ ăn, thu chi ngân sách phải dựa vào vay và viện trợ nước ngoài. Trong thời gian này, lạm phát đã lên tới mức kỷ lục 774,7%.

2. Giai Đoạn 1986-2005: Kỉ nguyên của Phát triển đa ngành và Hội nhập sâu rộng

Ðể đưa đất nước thoát qua tình cảnh khủng hoảng kinh tế kéo dài, đại hội VI của Ðảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) đã ra quyết định quan trọng, thực hiện đường lối đổi mới toàn diện. Kết quả nổi bật của 20 năm đổi mới là tốc độ tăng trưởng GDP khá cao, gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

SỐ LIỆU TỔNG HỢP

Trong giai đoạn 1991-1995, GDP tăng bình quân 8,2%/năm. Giai đoạn 1995-2000 là thời kỳ khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ các nước châu Á, nhưng mức độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của Việt Nam vẫn đạt 7%. Giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế là 6,79%, 6,80%, 7,08% và 7,69%. Riêng sáu tháng đầu năm 2005 tăng 7,7%.

Theo thông tin của công ty tư vấn AT Kearney (nêu ra trong Hội thảo tổng kết 20 năm đổi mới của Việt Nam, được tổ chức hồi đầu năm nay), tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam luôn đứng trong nhóm dẫn đầu ở châu Á, GDP tính theo đầu người tăng từ 289 USD năm 1995 lên 490 USD năm 2003. Tỷ lệ đói nghèo giảm khoảng một nửa với 25 triệu người thoát khỏi đói nghèo.

+ Cơ cấu thành phần kinh tế của đất nước cũng ngày càng đa dạng. Bên cạnh kinh tế nhà nước nắm vai trò chủ đạo (38-39%), đã và đang phát triển mạnh các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể, tập thể và đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài và Luật hợp tác xã lần lượt ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động. Hiện đã có trên 125.000 doanh nghiệp tư nhân, xấp xỉ 16.000 hợp tác xã đang hoạt động trên nhiều lĩnh vực kinh tế, tập trung phần lớn trong khu vực dịch vụ, nông nghiệp. Ngoài ra, còn có 5.563 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Các thành phần kinh tế ngày càng đóng góp tích cực cho nền kinh tế quốc dân. Dự báo, đến hết năm 2005, thu nhập kinh tế của khu vực nhà nước chiếm 38,5%, kinh tế ngoài quốc doanh là 47% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,5%.
+ Hiện cả nước có 125 khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút 3.500 dự án trong và ngoài nước, giải quyết việc làm cho trên 673.000 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thay đổi bộ mặt của nhiều vùng nông thôn.
+ Kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng nhanh. Trước năm 1986, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu trao đổi sang các nước xã hội chủ nghĩa, gồm lương thực, thực phẩm và động vật sống, đồ uống, thuốc lá, than đá. Ðến năm 1999 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 11,5 tỷ USD, đến năm 2004 đã đạt trên 26 tỷ USD. Bảy tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu đạt xấp xỉ 17,4 tỷ USD. Nhiều sản phẩm trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước và có vị thế trên thị trường quốc tế như gạo, may mặc, da giày, hải sản, cà phê, dầu thô, đồ gỗ... Sản phẩm của Việt Nam đã có mặt trên một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ.
+ Hệ thống tài chính, tiền tệ cũng đã từng bước được cải thiện nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành kinh tế. Các ngân hàng ngày càng thông thoáng và có nhiều dịch vụ hơn. Ðặc biệt là phát triển hệ thống ngân hàng điện tử.

Trên cơ sở những thành tựu về kinh tế, nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước cho rằng kinh tế Việt Nam đang ngày càng tiến dần tới xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việt Nam đang trong quá trình đàm phán gia nhập WTO. Nhiều bộ Luật mới hoặc sửa đổi ngày càng phù hợp với thực tế phát triển đất nước và gần với những qui ước, thông lệ quốc tế.

MỘT SỐ THÀNH TÍCH NỔI BẬT

+ Việt Nam là tấm gương về thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ: "Các thành quả của Việt Nam đã tiến xa hơn dự liệu và rất tốt đẹp so với nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là trong công tác cắt giảm hơn một nửa mức nghèo khó trong nước trong thập kỷ qua, trong công tác cải thiện chương trình giáo dục căn bản và nâng cao tỷ lệ người biết đọc, biết viết"

+ Việt Nam từ chỗ là một nước phải nhập khẩu lương thực nay đã trở thành một nước xuất khẩu Nông-Lâm-Thuỷ sản hàng đầu Thế giới. Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 Thế giới, sau Thái Lan. Gạo Việt Nam không những nâng cao về sản lượng mà ngày càng có chất lượng tốt: 3 quý đầu năm 2005, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất vào thị trường Nhật khoảng 90.000 tấn gạo, tăng đến 60% so với cùng kỳ năm 2004. Nhật Bản là thị trường khó tính nhất Thế giới, bộ tiêu chuẩn đối với sản phẩm gạo nhập vào nước này có tới 579 tiêu chuẩn.

+ Việt Nam là một nước có hệ thống Y tế tốt, tự sản xuất được nhiều loại thuốc phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Năm 2008, Việt Nam sẽ đạt 1 tỷ USD giá trị tổng thị trường thuốc trong nước, và chỉ tính riêng 3 quý đầu năm 2005, giá trị xuất khẩu của ngành dược đã đạt 14 triệu USD, tăng 13% so cùng kỳ năm 2004.

+ Việt Nam là một trong 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất bình quân hàng năm về số máy điện thoại. Hiện VNPT (Tổng Công Ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam) đã hòa mạng cho khách hàng thuê bao điện thoại thứ 12 triệu, đạt tỷ lệ 14,6 máy/100 dân. Nếu như năm 1998, Việt Nam mới chỉ có 2 triệu khách hàng thuê bao điện thoại, đạt mật độ 2,65 máy/100 dân thì đến nay, số lượng máy điện thoại đã tăng gấp gần 5 lần so với thời điểm năm 1998. Với tốc độ phát triển máy điện thoại này, VNPT đã rút ngắn thời gian mà Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã đề ra là đạt mật độ điện thoại 7 đến 8 máy/100 dân vào năm 2005.

+ Trong những năm qua, mạng lưới viễn thông trong nước và quốc tế đã không ngừng được đầu tư, phát triển. VNPT đã tăng cường dung lượng các tuyến cáp quang biển, cáp quang trên đất liền thay thế các kênh vệ tinh đi quốc tế. Đến nay, mạng truyền dẫn quốc tế có 4 tuyến cáp quang và 7 trạm thông tin vệ tinh mặt đất, 113 trạm vệ tinh VSAT. Với sự phát triển này, Việt Nam đã có gần 6.000 kênh liên lạc trực tiếp với khoảng 50 quốc gia, lãnh thổ trên thế giới, 61/64 tỉnh, thành phố đã có truyền dẫn cáp quang liên tỉnh; 42/64 tỉnh, thành phố đạt chỉ tiêu 100% huyện, thị xã có truyền dẫn cáp quang từ huyện về trung tâm tỉnh. Tổng chiều dài cáp quang liên tỉnh đạt 6.500km và tuyến cáp quang nội tỉnh là 15.700km

+ Hiệp hội Du lịch châu Á-Thái Bình Dương (PATA) nhận định trong 3 năm tới Việt Nam sẽ đứng thứ 5 ở Đông Nam Á về thu hút khách du lịch nước ngoài, sau Malaixia, Thái Lan, Xinhgapo và Inđônêxia. Theo PATA, trong năm 2005 Việt Nam có thể đón khoảng 3,36 triệu khách quốc tế, chiếm xấp xỉ 6% tổng lượng khách quốc tế đến 10 nước Đông Nam Á. Lượng khách này sẽ tăng lên con số hơn 3,6 triệu lượt vào năm 2006 và gần 3,9 triệu lượt vào năm 2007. Theo PATA, nhiều du khách nước ngoài muốn đến Việt Nam vì đây là một trong những điểm đến an toàn, lý tưởng nhất trong bối cảnh nhiều vụ khủng bố đang xảy ra trên thế giới.

III. VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ HÀ NỘI NÓI RIÊNG KHÔNG NGỪNG ĐỔI MỚI, PHÁT TRIỂN.
KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC: CÁI NHÌN QUA NHỮNG THỐNG KÊ.



1. Tình hình Kinh Tế- Xã Hội Việt Nam 8 tháng đầu năm 2005

Về tình hình kinh tế- xã hội tháng 8 và 8 tháng của năm 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đánh giá là tiếp tục phát triển tốt. Sản xuất, kinh doanh trong nước đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, công nghiệp tháng 8 ước đạt 40,6 nghìn tỷ đồng, tăng 2,8% so với tháng 7 và tăng 18,1% so với tháng 8 năm 2004. Tính chung 8 tháng đầu năm, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 285,7 nghìn tỷ đồng, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm trước. Một số sản phẩm công nghiệp tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như: Than sạch, thuỷ sản chế biến, động cơ điện, ô tô....Nhiều địa phương có tốc độ sản xuất công nghiệp tăng cao so với cùng kỳ năm trước như: Vĩnh Phúc tăng 38,1%, Hà Tây tăng 21,4%, Hải Dương tăng 29,3%, Bình Dương tăng 33,8%...

Về sản xuất nông nghiệp, trong 8 tháng đầu năm cả nước đã gieo cấy được 1.472 nghìn ha lúa mùa, hiện nay, lúa mùa đang được chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và phát triển khá tốt. Khu vực chăn nuôi đàn gia súc và gia cầm trong cả nước đang được duy trì và phát triển ổn định, ngành thú y phối hợp với các hộ chăn nuôi chủ động theo dõi và chăm sóc tốt đàn vật nuôi, phòng tránh các mầm bệnh trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp.

Về nuôi trồng và khai thác thuỷ sản, sản lượng trồng, khai thác thuỷ sản nội địa và khai thác hải sản 8 tháng đạt 1.011 nghìn tấn, bằng 65% kế hoạch năm và 1.218 nghìn tấn, bằng 70% so với kế hoạch năm.

Về lâm nghiệp, trong tháng 8, do lượng mưa đều, thời tiết thuận lợi nên trồng rừng, chăm sóc và trồng cây phân tán đạt hiệu quả cao. Trong 8 tháng đầu năm, diện tích trồng rừng tập trung ước đạt 139,2 nghìn ha, trồng cây phân tán đạt 164,4 triệu cây và chăm sóc rừng trồng đạt 202,4 nghìn ha.

Hoạt động du lịch, dịch vụ tiếp tục phát triển, trong 8 tháng qua Việt Nam đã đón trên 2,32 triệu lượt khác quốc tế, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm trước. Dịch vụ bưu chính viễn thông Internet trong nước, quốc tế, mạng thông tin hàng hải tiếp tục phát triển và hoạt động ổn định.

Mạng lưới và dịch vụ bưu chính viễn thông Internet trong nước và quốc tế, mạng thông tin hàng hải tiếp tục phát triển. Trong tháng 8, phát triển mới 301 ngìn thuê bao điện thoại, nâng tổng số thuê bao điện thoại phát triển trong 8 tháng đầu năm 2005 lên 2,35 triệu thuê bao và tổng số thuên bao điện thoại trên toàn mạng đạt 12,65 triệu máy, trong đó thuê bao di động chiếm xấp xỉ 52%, đạt mật độ 15,3 máy/100 dân.

Cũng trong 8 tháng qua, xuất nhập khẩu tăng mạnh, kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đạt mức cao nhất trong các tháng đầu năm, ước đạt 2,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) (không kể dầu thô) đạt 950 triệu USD, tăng 2,7% so với tháng trước. Tính trung bình 8 tháng xuất khẩu tăng 18,7%, một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a… ngày càng chiếm lĩnh được vị thế cao. Kim ngạch nhập khẩu tháng 8 năm 2005 ước đạt 3,1 tỷ USD, tăng 2,6% so với tháng 7. Tính chung cả 8 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 24,19 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2004, nhiều mặt hoạt động xã hội phát triển theo chiều hướng tích cực, tai nạn giao thông giảm dần.

Về đầu tư phát triển, vốn ODA được các nhà tài trợ cam kết cung cấp đến ngày 15/8/2005, đạt 1.530 triệu USD, trong đó vốn vay đạt 1.317 triệu USD và vốn viện trợ đạt 213 triệu USD. Tổng giá trị vốn ODA giải ngân ước đạt 1.120 triệu USD, đạt khoảng 60% kế hoạch giải ngân của cả năm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn cấp mới và vốn đăng ký tăng thêm cả 8 tháng đạt khoảng 3.464 triệu USD, tăng 49,2% so với cùng kỳ năm 2004. Vốn FDI thực hiện ước đạt 2.147 triệu USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2004.

Giá cả, chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 tăng 0,4% so với tháng trước. Tính chung cả 8 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 6%, trong đó nhóm hàng lương thực và thực phẩm tăng cao nhất, ở mức 8%.

Trong tháng 8 đã có khoảng 15 vạn người được giải quyết việc làm, đưa số người lao động được giải quyết việc làm 8 tháng đạt 1 triệu người đạt 62% kế hoạch năm. Số lao động xuất khẩu trong tháng 8 ước đạt 5 nghìn người đưa tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài lên trên 4,24 vạn người.

Về trật tự an toàn giao thông, sau một thời gian đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường lực lượng kiểm tra, giám sát, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người dân đã bước đầu được nâng cao. Số vụ tai nạn giao thông, số người chết và số người bị thương đều giảm so với cùng kỳ, sau 8 tháng cả nước đã giảm 18,4% về số vụ, 5,5% về số người chết, 24,1% về số người bị thương so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, khó khăn trong 4 tháng cuối năm còn rất lớn, đặc biệt là sự biến động của giá xăng dầu đã gây sức ép tăng giá các mặt hàng khác, đồng thời diễn biến thời tiết khó lường cũng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân; năng lực cạnh tranh của nhiều sản phẩm thấp, một số vấn đề xã hội còn bức xúc.

2. Tình hình Kinh Tế- Xã Hội Hà Nội 8 tháng đầu năm 2005.

Sản xuất công nghiệp

Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội tháng Tám năm 2005 tăng 5% so tháng trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 4,8% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 5,5%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 2,6%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 4,3%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 5,9%. Dự kiến 8 tháng năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tăng 14,9% so cùng kỳ năm trước trong đó kinh tế Nhà nước tăng 6,5% (kinh tế Nhà nước Trung ương tăng 4,2%, kinh tế Nhà nước địa phương tăng 15,3%), kinh tế ngoài Nhà nước tăng 19,5%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,4%.

a/ Sản xuất công nghiệp Trung ương: Giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước Trung ương tháng Tám năm 2005 tăng 5,5% so tháng trước và 8 tháng năm 2005 tăng 4,2% so cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng năm 2005, có một số doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư mở rộng sản xuất nên sản xuất vẫn ổn định và đạt tốc độ tăng cao là Cty rượu Hà Nội (tăng 101,7%), Cty thuốc lá Thăng Long (tăng 31%), Cty dệt vải công nghiệp (tăng 25,8%), Cty may Đức Giang (tăng 27,5%), Cty in tiền quốc gia (tăng 23,3%), Cty hoá chất Đức Giang (tăng 22,8), Cty xà phòng Hà Nội (tăng 56,3%), Cty vật liệu xây dựng bưu điện (tăng 45,7%), Cty cơ khí ngân hàng (tăng 56,6%), Cty bóng đèn phích nước Rạng Đông (tăng 11,9%), Cty cơ khí 19/8 (tăng 69,3%), Cty ô tô Hoà Bình (tăng 37,9%), Cty pin Hà Nội (tăng 24,5%)...

Các sản phẩm công nghiệp 8 tháng năm 2005 vẫn giữ được uy tín trên thị trường, có lượng tiêu thụ tốt, đạt tốc độ tăng khá là: bia (tăng 34,5% so cùng kỳ), thuốc lá (tăng 48,3%), vải lụa thành phẩm (tăng 6,6%), động cơđiện (tăng 21,5%), quạt điện dân dụng (tăng 14,7%), ô tô lắp ráp (tăng 143,4%)...

b/ Sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương: Giá trịsản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2005 tăng 2,6% so tháng trước và tăng 16,8% so cùng kỳ năm trước. Dựkiến 8 tháng năm 2005, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước địa phương tăng 15,3% so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp có sản xuất tăng khá do có đầu tư đổi mới thiết bị sản xuất: Cty khoá Việt Tiệp (tăng 110%), Cty xe đạp xe máy Thống Nhất (tăng 135%), Cty cơ điện Trần Phú (tăng 60%), Cty kim khí Thăng Long, Cty chế tạo điện cơThống Nhất, Cty giày Thượng Đình, Cty may 40, Cty cổ phần dệt 10/10...

c/ Sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước: Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tháng Tám năm 2005 tăng 4,3% so tháng trước và tăng 16,4% so cùng kỳ năm trước. Dự kiến 8 tháng năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 19,5% so cùng kỳ năm trước trong đó các Cty TNHH tư nhân tăng 20,1%, Cty cổ phần tăng 30,5%, doanh nghiệp tư nhân tăng 16,1%, hợp tác xã tăng 4,6% và hộ cá thể tăng 4,8%. Cả14/14 quận, huyện đều có giá trị sản xuất công nghiệp tăng so cùng kỳ năm trước trong đó các quận, huyện đạt tốc độ tăng khá là: Ba Đình (tăng 24,1%), TừLiêm (tăng 21%), Thanh Trì (tăng 21,8%)...

d/ Sản xuấtcông nghiệp khu vực có vốn đầu tưnước ngoài: Giá trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tháng Tám năm 2005 tăng 5,9% so tháng trước và tăng 4,1% so cùng kỳ năm trước. Dự kiến 8 tháng năm 2005 giá trịsản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 24,4% so cùng kỳnăm trước với 12/19 ngành sản xuất tăng trong đó những ngành sản xuất tăng khá là: chế biến thực phẩm (tăng 35,2%), chế biến gỗ(tăng 71,4%), sản xuất hoá chất (tăng 130,8%), sản xuất cao su plastic (tăng 253,6%), sản xuất khoáng phi kim loại (tăng 42,5%), sản xuất sản phẩm bằng kim loại (tăng 202,7%), sản xuất thiết bị văn phòng (tăng 30,8%), sản xuất xe có động cơ (tăng 62,8%), sản xuất phương tiện vận tải khác (tăng 34,1%)... 7/19 ngành sản xuất giảm là: công nghiệp dệt (giảm 46%), sản xuất trang phục (giảm 16%), xuất bản-in (giảm 31,4%), sản xuất kim loại (giảm 17,8%), chế tạo thiết bịmáy móc (giảm 5,2%), sản xuất dụng cụ chính xác (giảm 14%), sản xuất giường tủ đồ khác (giảm 3%).

Xây dựng cơ bản

Dự kiến vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương tháng Tám năm 2005 đạt 296 tỷđồng (xây lắp 170 tỷ đồng, thiết bị23 tỷ đồng) tăng 9,2% so tháng trước. Theo kế hoạch, trong tháng Tám năm 2005 hoàn thành bàn giao trường THCS Quang Trung (Đống Đa) 24 phòng học, trường tiểu học Mễ Trì B (Từ Liêm) 26 phòng học, trường tiểu học Xuân Phương (Từ Liêm) 33 phòng học. Dự kiến 8 tháng năm 2005, vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước địa phương đạt 2117 tỷ đồng (xây lắp 1190,5 tỷ đồng, thiết bị136,7 tỷ đồng) tăng 39,8% so cùng kỳ năm trước, đạt 61,6% kế hoạch năm 2005.

Thương mại- Dịch vụ

* Nội thương: Dự kiến tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội tháng Tám năm 2005 tăng 1,7% so tháng trước, trong đó bán lẻ tăng 2,1%. Trong tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ so tháng trước ngành thương nghiệp tăng 1,8%, khách sạn, nhà hàng tăng 0,8%, ngành dịch vụ tăng 2,1% và ngành du lịch lữ hành tăng 0,6%. Dự kiến 8 tháng đầu năm 2005 tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 21,8% so cùng kỳ, trong đó bán lẻ tăng 19,1%.

* Ngoại thương: Tháng Tám năm 2005 so tháng trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 2,2% trong đó xuất khẩu địa phương tăng 2,8%, kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 2,6%, trong đó nhập khẩu địa phương tăng 2%. Dự kiến 8 tháng năm 2005 so cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 20,2%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 15,3%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 18,5%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 13% và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34%. Các mặt hàng xuất khẩu tăng nhiều là: hàng nông sản (tăng 20,8%), hàng điện tử (tăng 27,6%), máy in phun (tăng 59,3%), xăng dầu (tạm nhập tái xuất) (tăng 52,3%)... Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội tăng 21,5%, trong đó doanh nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 19,8%, doanh nghiệp Nhà nước địa phương tăng 10,8%, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 20,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 34,6%. Hàng hoá nhập khẩu các ngành hàng đều tăng: máy móc thiết bị phụ tùng (tăng 14,6%), vật tư nguyên liệu (tăng 15,4%), xăng dầu (tăng 29,4%), hàng tiêu dùng (tăng 30,3%).

Vận tải

So tháng trước, tháng Tám năm 2005 khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 0,3%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 3,8%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 9,6%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 2,6%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 2,8%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 2%. Dự kiến 8 tháng năm 2005 so cùng kỳ năm trước, khối lượng hàng hoá vận chuyển tăng 16,1%, khối lượng hàng hoá luân chuyển tăng 18%, doanh thu vận chuyển hàng hoá tăng 28,3%, khối lượng hành khách vận chuyển tăng 28,8%, khối lượng hành khách luân chuyển tăng 26,2%, doanh thu vận chuyển hành khách tăng 32,4%.

Sản xuất nông nghiệp

Tính đến 15/8/2005, toàn Thành phố đã cấy được 23471 ha lúa mùa, đạt 98,6% so dự kiến và bằng 97,5% so cùng kỳ năm trước. Diện tích lúa mùa được bón phân và làm cỏ đợt 1 là 18141 ha (đạt 77,3% diện tích đã cấy), làm cỏ đợt 2 là 12366 ha (đạt 52,7% diện tích đã cấy). Cùng với gieo cấy và chăm sóc lúa mùa, các quận, huyện đã gieo trồng được 3946 ha rau, mầu các loại, so cùng kỳ năm trước tăng 19%, trong đó ngô hè thu 206 ha (bằng 112%), lạc hè thu 50 ha (bằng 185,7%), đậu tương 714 ha (bằng 94,4%), rau các loại 2137 ha (bằng 120,5%).

Trật tự an toàn xã hội và thực hiện chính sách xã hội

Kỷ niệm 58 năm ngày thương binh liệt sĩ (27/7/1947 — 27/7/2005) Uỷ ban nhân dân Thành phốHà Nội ra quyết định tặng quà với kinh phí 5,2 tỷ đồng cho các đối tượng hưởng chính sách thương binh liệt sĩ trên địa bàn Thành phố Hà Nội, tổ chức tốt việc thăm hỏi tặng quà các gia đình thương binh liệt sĩ, bà mẹViệt Nam anh hùng tiêu biểu và một số đơn vị điều dưỡng nuôi dưỡng người có công, đơn vị sản xuất kinh doanh của thương binh và người tàn tật của Thành phố. Thực hiện chi trả trợ cấp thường xuyên cho 39661 người có công với kinh phí 13,5 tỷ đồng. Chi trả trợ cấp theo Nghị định 59/2003/NĐ-CP và người hoạt động kháng chiến với kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Tín dụng - Ngân hàng

Dựkiến đến cuối tháng Tám năm 2005, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội tăng 1,51% so tháng trước, trong đó tiền gửi dân cư tăng 1,8%, tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 1,3%. Dư nợ cho vay của các ngân thương mại tháng Tám tăng 1,81% so tháng trước trong đó dư nợ ngắn hạn tăng 1,95%, dư nợ trung và dài hạn tăng 1,65%.

IV. KẾT LUẬN

Cùng đà tăng trưởng và đổi mới nền Kinh Tế- Xã Hội sôi động như hiện nay, nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể có một cái nhìn tươi sáng cho tương lai của đất nước. Mặc dầu còn nhiều khó khăn thách thức trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và những chính sách thông thoáng của chính phủ, cùng nguồn lao động dồi dào ngày càng nâng cao tri thức, cộng với tiềm lực to lớn về nhiều mặt của đất nước, Việt Nam hứa hẹn có những bước nhảy vọt mới trong những năm tới, mà cụ thể ở những lĩnh vực: Công Nghiệp kỹ thuật cao, Dịch vụ, Xây dựng, Phát triển công nghệ mới, Nông nghiệp, Y Tế, Giáo dục, Quốc phòng. Những mục tiêu đề ra của kế hoạch 5 năm tiếp theo từ 2005 đến 2010 sẽ là nền móng vững chắc cho một Việt Nam hiện đại, văn minh trong thế kỷ 21- thế kỷ đưa đất nước ta lên vị thế một con hổ châu Á.


Nguyễn Hoàng Dương (tổng hợp)
(2005)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Re: Triết Học và Đảng

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân trong 20 năm đổi mới (1986-2005)



(ĐCSVN) - Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,VII, VIII và IX của Đảng đã quyết định đường lối, mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH.HĐH) đất nước và coi đó là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ ở Việt Nam. Đó là định hướng và mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CDCCKT) chung cũng như của từng ngành và lĩnh vực theo hướng CNH-HĐH.

Mục tiêu chung đến năm 2020 về cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đề ra về CDCCKT chung đến năm 2005 là: cơ cấu GDP theo 3 khu vực sẽ là: Nông nghiệp (nghĩa rộng), từ 20-22%; Công nghiệp và xây dựng 38-39% và dịch vụ 41-42%. Tỷ trọng của lao động nông nghiệp còn khoảng 50%. Đến nay , kế hoạch 5 năm 2001-2005 sắp kết thúc, sự nghiệp đổi mới đã gần 20 năm, các mục tiêu đề ra về CDCCKT đã thực hiện đến đâu và triển vọng sắp tới như thế nào ?

Dưới đây và kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong 20 năm qua theo các nội dung chủ yếu.

1. Những kết quả đã đạt được

1.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân (CDCCKT) nói chung

Kết quả nổi bật về CDCCKT quốc dân theo ngành trong gần 20 năm qua là

xu hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, ổn định tỷ trọng khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhưng giá trị tuyệt đối của từng ngành đều tăng năm sau cao hơn năm trước.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2005, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân theo GDP về cơ bản vẫn như 4 năm trước đó. Tỷ trọng nông nghiệp (nghĩa rộng) chiếm 22, l1%, công nghiệp và xây dựng chiếm 39,79% và dịch vụ chiếm 38, 10% GDP. Dự báo cả năm, 3 chỉ tiêu tương ứng sẽ là nông nghiệp 21,60%; công nghiệp và xây dựng 40,01% và dịch vụ chiếm 38,39% GDP. Như vậy, về cơ cấu kinh tế chỉ có 2 chỉ tiêu đạt được là nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng theo nghĩa rộng, còn dịch vụ không đạt được.

Trong 20 năm qua, cơ cấu kinh tế quốc dân theo ngành kinh tế nói chung đã có bước chuyển biến theo hướng tích cực.Tỷ trọng khu vực I (nông, lâm nghiệp và thuỷ sản) đã giảm gần 17%, từ 38,06% năm 1986 xuống còn 21,76% năm 2004 và 21,6% năm 2005, trung bình mỗi năm giảm 0,90%. Tương tự như vậy khu vực II, công nghiệp và xây dựng tăng gần 12%, từ 28,88% lên trên 40%, bình quân mỗi năm tăng 0,60%, và khu vực III dịch vụ tăng 5% từ 33% lên trên 38%, bình quân mỗi năm tăng 0,27%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua tuy còn chậm so với yêu cầu song xu hướng chung thời kỳ sau nhanh hơn thời kỳ trước đó.

Thời kỳ 1986-1990, cơ cấu kinh tế chưa có chuyển dịch theo hướng tích cực, ngược lại, tỷ trọng khu vực I lại tăng 0,68%, tỷ trọng khu vực II lại giảm 0,58% và tỷ trọng khu vực III tăng 5,53%. Bước sang thời kỳ 1991- 1995, thực hiện Nghị quyết Đại hội VII và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 1991-2000 theo đường lối CNH.HĐH, cơ cấu kinh tế quốc dân đã có bước chuyển dịch nhanh hơn hẳn thời kỳ trước đó. Năm 1995/1991 , tỷ trọng khu vực I giảm 6,2/ %, khu vực II tăng 4,79% và khu vực III tăng 8,34%. Bước sang thời kỳ 1996-2000, tỷ trọng khu vực I: giảm 4,33% tỷ trọng khu vực II: tăng 7,20% và khu vực III: giảm 3,61%.

Sang thế kỷ XXI, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng về đẩy nhanh CNH-HĐH, thời kỳ 2001-2005 cơ cấu kinh tế quốc dân chuyển dịch nhanh theo hướng tích cực nhưng tốc độ đã chậm hơn thời kỳ trước đó. Năm 2004/2001, tỷtrọng khu vực I giảm l,49%, khu vực II tăng 2% và khu vực III gần như không thay đổi. Với kết quả đó, chúng ta yên tâm vì 2/3 mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành do Đại hội IX đề ra cho năm 2005 đã đạt và vượt. Do tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ nên đóng góp của từng ngành trong GDP cũng đã thay đổi, rõ nhất trong những năm gần đây.

Trong 2 năm 2004 và 2005, tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP có tăng so với các năm trước với tốc độ chậm. Thương mại trên 36%, vận tải, bưu điện trên 12%, tài chính tín dụng 12%. Trong nội bộ khu vực dịch vụ, cơ cấu kinh tế cũng có chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá các ngành dịch vụ, tăng tỷ trọng một số ngành dịch vụ :vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, xuất nhập khẩu, ngân hàng, tư vấn và kinh doanh bất động sản.

Ngành có tỷ trọng tăng dần là thương mại, cơ cấu doanh thu dịch vụ đã có chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng thương mại xuất nhập khẩu tăng nhanh, tỷ trọng nội thương giảm dần nhưng giá trị tuyệt đối về tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ vẫn tăng trung bình 18% trong những năm gần đây (1999-2005), nếu trừ tốc độ tăng giá, vẫn còn tăng khoảng 8-9%/năm. Trong 20 năm đổi mới, quy mô và tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và hoạt động dịch vụ nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng CNH- HĐH.

2. Những tồn tại và hạn chế

Đánh giá chung, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung theo GDP và cơ cấu kinh tế ba khu cực: nông nghiệp, công nghiêp và dịch vụ theo giá trị sản xuất nói riêng vẫn còn chậm và không đều giữa các ngành, các vùng và các địa phương. Kết quả là đến năm 2005, chỉ có 2/3 chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế đạt kế hoạch đề ra. Chỉ tiêu chưa đạt kế hoạch là tỷ trọng dịch vụ còn thấp và có xu hướng giảm dần, không ổn định, dù tiềm năng còn rất lớn. Tuy cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ đã có biến đổi theo hướng đa ngành, đa sản phẩm, nhưng còn nặng về phát triển các ngành truyền thống như: y tế, giáo dục, quản lý nhà nước, du lịch khách sạn, nhà hàng... Sự phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao của nền kinh tế, như: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, khoa học công nghệ; tư vấn và các dịch vụ sử dụng trí tuệ, chất xám... còn chậm. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu sản xúat các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp... còn rất bé và tăng chậm. Dịch vụ khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.

Đó là vấn đề tồn tại lớn nhất không chỉ trong cơ cấu GDP của nền kinh tế mà là của từng ngành, từng khu vực sản xuất công, nông nghiệp, xây dựng. Cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành sản xuất và hoạt động dịch vụ tuy có chuyển dịch theo hướng CNH- HĐH nhưng quy mô và tốc độ còn rất chậm so với yêu cầu đề ra, nhất là trong nông nghiệp. Tác động của CDCCKT đối với tăng hiệu quả kinh tế - xã hội, sản xuất và dịch vụ còn chưa rõ nét. Tính tự phát, manh mún và tự cấp tự túc không theo quy hoạch và kế hoạch còn phổ biến ở các ngành, các vùng và các địa phương. Nguyên nhân có nhiều, một phần do khó khăn khách quan, sự biến động bất lợi của thị trường, giá cả thế giới, nhất là giá xăng dầu, sắt thép, dịch SARS, cúm gia cầm, hạn hán, cơ sở hạ tầng thấp kém, nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là chủ yếu. Vai trò điều tiết và định hướng của Nhà nước bằng các chính sách kinh tế - tài chính còn mờ nhạt. Các giải pháp kinh tế - tài chính đã ban hành chưa có tác động tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và kinh tế công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thủy sản và dịch vụ nói riêng. Đầu tư dàn trản, tỷ lệ thất thoát còn lớn, cơ cấu chưa hợp lý, trong đó đầu tư cho dịch vụ chưa được quan tâm đúng mức. Chiến lược và chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa rõ ràng nên các ngành, các địa phương còn lúng túng, dẫn đến tự phát, rõ nhất là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp, thuỷ sản và kinh doanh dịch vụ./.
PGS. TS. Nguyễn Sinh Cúc
 
Re: Triết Học và Đảng

Trong cuộc phỏng vấn của đài BBC hôm 19 tháng 6 về những điều Cộng sản Việt Nam phải cải thiện dựa theo khuyến cáo của Hội Nghị về 20 năm đổi mới, Tiến Sĩ Lê Đăng Doanh đã nhắc lại ba điểm then chốt mà Hội nghị ’khuyến cáo’ đảng Cộng sản Việt Nam phải giải quyết:
Thứ nhất là tách cơ quan hành chánh ra khỏi vị trí là chủ quản, chủ đầu tư đối với các công ty nhà nước. Theo ông Doanh thì ngày nào còn có sự lẫn lộn là kết hợp quyền lực chính trị với quyền lợi kinh tế, trách nhiệm không rõ ràng, thì nguy cơ tham nhũng vẫn còn.
Thứ hai là phải đẩy nhanh cải cách hành chánh để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
Thứ ba là chú trọng vào vốn quý nhất của nền kinh tế là con người. Phải đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, khoa học công nghệ, cải tổ giáo dục để con người Việt Nam có kỹ năng, trình độ hầu đáp ứng những yêu cầu mới.
Ba đề nghị của Hội nghị tổng kết 20 năm đổi mới nói trên; chẳng khác gì những hướng chiến lược mà đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định trong Đại Hội X tổ chức vào trung tuần tháng 4 năm 2006. Đó là tiếp tục cố thủ trong lô cốt Mác -Lênin, với một số cải cách cầm chừng để biến đổi từ độc tài vô sản sang độc tài tư bản đỏ, trong thời gian tới. Trong 20 năm vừa qua, sở dĩ Hà Nội có thể tiếp tục cố thủ trong lô cốt Mác Lênin là nhờ vào ba yếu tố chính sau đây:
Yếu tố thứ nhất là hạ tầng cơ sở, đặc biệt là các vùng nông thôn nằm hoàn toàn trong vòng tay kiểm soát của đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến năm 2000, trước khi bùng vỡ mạnh mẽ các vụ khiếu kiện về ruộng đất và phong trào chống tham ô nhũng lạm khởi đầu từ Thái Bình, các cơ sở của đảng Cộng sản đã kiểm soát chặt chẽ, hầu như tuyệt đối những sinh hoạt của người dân, do đó những tranh đấu đòi đa nguyên đa đảng ở thượng tầng xã hội của một số trí thức, văn nghệ sĩ ở thủ đô khi biến cố Đông Âu xảy ra, đã không ảnh hưởng gì đến các sinh hoạt vốn đã bị hệ thống hóa ở nông thôn.
Yếu tố thứ hai là đảng CSVN vẫn nắm chặt bộ máy công an và quân đội cho mục tiêu bảo vệ chế độ. Nhờ đó, đảng Cộng sản Việt Nam - tuy có bị giao động từ các biến cố ở Đông Âu - vẫn có thể trấn áp những nhóm hữu khuynh trong nội bộ. Hệ thống đảng ủy được tổ chức chặt chẽ và chỉ huy nhất thống trong guồng máy bạo lực, nhất là sự ban phát bổng lộc cho những cơ quan, đơn vị quân đội và công an lớn hơn gấp nhiều lần so với các bộ phận khác, khiến quân đội và công an phải bám vào đảng và ra sức bảo vệ đảng.
Yếu tố thứ ba là đảng CSVN đã thoát được vòng vây của thế giới, nhất là của Hoa Kỳ, ngay sau khi rút quân ra khỏi Campuchia vào năm cuối năm 1989 và nối lại quan hệ với Trung Quốc vào năm 1991. Đặc biệt là từ năm 1994, việc Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hóa ngoại giao, đưa đến sự mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều quốc gia, đã giúp cho lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, không chỉ huy động được tài trợ từ bên ngoài mà còn tạo thêm ‘niềm tin’ mới trong nội bộ đảng, vốn đang trong thời kỳ xuống dốc trầm trọng vì sự tan rã của Liên Xô. Sự mở rộng quan hệ đối ngoại và thu hút các nguồn ODA của một số quốc gia giàu có, đã giúp cho Hà Nội ngày một tự tin hơn trong tiến trình hội nhập và nhất là không còn bị ám ảnh những trừng phạt nặng nề từ Hoa Kỳ như những năm đầu thập niên 80.
Từ những phân tích nói trên, chúng ta thấy rằng, sự tồn tại của Cộng sản Việt Nam cho đến ngày hôm nay, đa số là nhờ vào quán tính của đảng, tức là nhờ vào hạ tầng cơ sở đảng và bộ máy quân đội công an còn vững chắc, cùng với sự việc thoát vòng cô lập của thế giới, chứ không phải do tài lãnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế hay chính trị. Hơn thế nữa, từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh, quan tâm duy nhất của nhiều người dân trong những năm cuối thế kỷ 20 là bươn chải kiếm sống trong vòng kiểm soát chế độ mà thôi. Đa số chưa nhận ra những quyền đương nhiên của mình mà đảng Cộng sản Việt Nam cố tình phủ nhận để giữ chặt quyền lực độc tôn.
Tuy nhiên từ năm 2001 trở đi, sau hàng loạt các cuộc khiếu kiện của dân chúng ở Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình xảy ra trong các năm 2002 đến 2004, những cuộc đình công của hàng chục ngàn công nhân trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra từ cuối năm 2005 kéo dài đến ngày nay, và nhất là những hình thức đấu tranh ngày một lan rộng bán công khai của các nhà đối kháng trong nước đã cho thấy là đảng Cộng sản Việt không thể tiếp tục cố thủ trong lô cốt Mác Lênin như trong 20 năm vừa qua. Ngoài ra, sự gia nhập WTO và mở rộng các quan hệ song phương với một số quốc gia phương tây, buộc Hà Nội phải chấp nhận một hình thái đa nguyên trong xã hội với sự xuất hiện của những tập hợp quần chúng do nhu cầu làm ăn sinh sống và cạnh tranh trong thương trường. Chính những tập hợp quần chúng này dưới dạng tổ chức phi chính phủ, ái hữu, nghệ thuật, văn hóa, tôn giáo... sẽ tạo vô số những nối kết hàng ngang trong xã hội, từng bước vượt ra khỏi sự kiềm tỏa của bộ máy đảng và nhà nước, góp phần hình thành ra bối cảnh sinh hoạt chính trị đa nguyên.
Trước những biến chuyển tình hình như vậy, vấn đề Việt Nam sẽ rơi vào một trong ba viễn cảnh như sau:
Viễn cảnh thứ nhất là đảng Cộng sản Việt Nam còn khả năng tiếp tục giữ nguyên trình trạng như hiện nay. Nghĩa là Hà Nội tiếp tục khống chế mọi mặt xã hội, tiếp tục đu giây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những thay đổi đáng kể, nếu có chỉ khi nào Trung Quốc có những biến động lớn.
Viễn cảnh thứ hai là đảng Cộng sản Việt Nam dần dần biến thái thành một đảng độc tài không còn màu sắc cộng sản (thay đổi tên đảng, tên nước và không nhắc đến nhóm từ xã hội chủ nghĩa) và chấp nhận một số cải tổ biểu kiến về mặt chính trị như cho một số người ngoài đảng tham gia ứng cử dân biểu quốc hội hay các ủy ban nhân dân cấp làng xã, nhưng thực tế vẫn nắm chặt sự kiểm soát toàn xã hội.
Viễn cảnh thứ ba là đảng Cộng sản Việt Nam bị những sức ép đấu tranh mạnh mẽ của các phong trào quần chúng và các lực lượng đối kháng, cùng với những xung đột quan điểm đổi mới ngày càng gia tăng giữa thành phần lãnh đạo, khiến các cột trụ chống đỡ cho chế độ theo nhau sụp đổ đưa đến sự thay đổi thể chế như trường hợp các chế độ Cộng sản tại Đông Âu cách nay 17 năm.
Từ ba viễn cảnh có thể xảy ra nói trên, chúng ta thấy là Cộng sản Việt Nam đang muốn cố kéo dài viễn cảnh thứ nhất và nếu có bị những áp lực thay đổi thì họ sẽ chủ động thực hiện viễn cảnh thứ hai, để đảng luôn luôn ở vị thế chủ động. Trong khi chúng ta, các lực lượng dân chủ dân tộc muốn đẩy mạnh viễn cảnh thứ ba xảy ra vì có nhiều thuận lợi hơn cho dân tộc
 
Re: Triết Học và Đảng

Anh Mạnh quote bài có chọn lọc ko đấy? Đài BBC chuyên nói chuyện chống Cộng, em là em ghét!:|
Câu chữ mang đầy tính xuyên tạc, nào là "lô cốt Mác Lênin", nào là "quyền lực độc tôn".
Thử hỏi nếu ĐCSVN ko còn khả năng lãnh đạo đất nước thì cái lũ chống Cộng lít nhít, ba hoa, bám đuôi Mĩ kia làm đc à? Hay bọn nó có cái cách hay hơn thật. Giống Mĩ Diệm hồi xưa là tốt lắm nhỉ?
Nói xuôi cũng phải nói ngược.
Nếu bỏ mấy cái ngôn từ quá đáng kia đi thì đây đáng ra là 1 bài xây dựng Đảng rồi.:-? Nhận xét về tình hình là xác đáng, nhất là về các yếu tố ảnh hưởng đến Đảng hiện nay. Nhưng rõ ràng các lý lẽ đó đc nêu ra để phục vụ cái mục đích trên kia, hoàn toàn chả có tính xây dựng gì.
Thôi, em chỉ nghĩ nông cạn thế thôi, có gì sai các anh bỏ quá.:D
 
Re: Triết Học và Đảng

Đọc cái bài của BBC gì đó thấy ngộ thật . Thay cụm từ ĐCSVN bằng đảng/chính quyền nào chả được, đọc vẫn thấy "lô gic" lắm :))
 
Re: Triết Học và Đảng

@Lộc: anh muốn dùng nhiều nguồn khác nhau em ạ, quan điểm mỗi người thế nào thì tùy, anh thì nghĩ là tuy ngôn từ hơi "lạ tai" nhưng cách phân tích của bài này khá hay :)
 
Re: Triết Học và Đảng

Mọi người lấy ở đâu thì ghi chú rõ ra đi. Đừng bảo là vì lấy nhiều nguồn nên không ghi chú được.
 
Cả mấy bài chả liên quan gì đến câu hỏi cả :| Còn cái bài trên BBC thì ai thấy nó hay ở chỗ nào vậy :-/
 
Re: Triết Học và Đảng

@Lộc: anh muốn dùng nhiều nguồn khác nhau em ạ, quan điểm mỗi người thế nào thì tùy, anh thì nghĩ là tuy ngôn từ hơi "lạ tai" nhưng cách phân tích của bài này khá hay :)

TS Lê Đăng Doanh (tốt nghiệp ở Đức trước 1975) là người giỏi và có cách nói chuyện rất hấp dẫn và quyến rũ, cả trong những đề tài ít người (thường) muốn nghe (báo chí ở nhà đăng nhiều bài của TS Doanh). Anh có may mắn được gặp và nghe ông ấy thuyết trình ở bên này, trong chuyến công du của ổng và những chuyên gia kinh tế Việt Nam (mục đích tham khảo và học hỏi kinh nghiệm về quản lý kinh tế Đông Âu).

Dĩ nhiên, BBC khi đăng tải ý kiến của TS Doanh, có lẽ họ đã viết lại với văn phong của họ. Mình có thể thích, có thể ko thích. Nhưng thử hỏi một người (di tản) ở ngoài này có nhất thiết phải thích văn phong "Mác - Lê" (sặc mùi giáo điều và nhiều khi vô nghĩa) trong nước ko?

Cho nên, cách nói & thể hiện nhiều khi là phụ. Quan trọng là điều người ta nói có đúng, có đáng lưu tâm ko? Cái đó nên lưu ý!

L.
 
Cái văn phong giáo điều đấy đơn giản là vì người viết thiếu trình độ, chứ gặp người trình độ thì kể cả ng mà vẫn gọi là cộng sản ấy viết cũng cực kì thuyết phục. Em sẽ giải thích cái bài trên BBC kia vớ vẩn ở chỗ nào. Nó vớ vẩn từ ngay cái mục đích rồi, từ mục đích này nó dẫn đến một loạt điều tiếp theo vô nghĩa.

3 cái đầu thì ông thừa nhận nó do chính ĐCS đưa ra, cũng đồng ý với nó, không thấy phản bác gì, vậy dựa vào đâu để đưa ra kết luận “cố thủ trong lô cốt Mac-Lenin”?????

3 yếu tố tiếp theo thì có nhà nước nào trên thế giới này không cố nắm chắc quân đội và công an (để ổn định chính trị), có đất nước nào muốn phát triển mà không cố thoát khỏi sự cô lập????? Người ta làm được những cái đúng đắn mà vẫn mở mồm chê được. Còn yếu tố thứ nhất thì thương cho ông này không hiểu triết. Ông này không hiểu cái mẫu thẫn của tiến bộ và chậm tiến bộ. Người dân ở nông thôn làm sao đã nhận thức những cái mà mấy ông trí thức cho là tân thời. Nói vậy không có nghĩa là mị dân mà là khi đa số người dân hiểu điều đó thì tự khắc nhà nước sẽ phải phát triển theo để không bị đào thải. Những cái như dân chủ dần dần người dân cũng ý thức và nhà nước tiến theo, rồi nhận thức của dân lại tăng…. Tức là nó phải dắt tay nhau tiến từ từ, theo nhịp phát triển chứ không phải vác ngay cái dân chủ của Mĩ vào VN đc. Cái nhận thức đấy (về chính trị) nó không phát triển một mình mà nằm trong mối quan hệ với các mặt kinh tế, văn hóa….Vì những ảnh hưởng qua lại mà không yếu tố nào có thể phát triển theo kiểu nhảy vọt, nếu có thì không phải là cái mừng mà là một điều cực kì nguy hiểm. Túm lại là cả 3 yếu tố này hoàn toàn chả liên quan gì đến cái kết luận “chứ không phải do tài lãnh đạo của đảng”. Có 2 khả năng là đưa sai dẫn chứng hoặc dẫn chứng đúng thì kết luận vớ vẩn, túm lại là hoàn toàn không có giá trị chứng minh.

Hơn thế nữa, từ một xã hội nông nghiệp lạc hậu sau nhiều năm chiến tranh, quan tâm duy nhất của nhiều người dân trong những năm cuối thế kỷ 20 là bươn chải kiếm sống trong vòng kiểm soát chế độ mà thôi. Đa số chưa nhận ra những quyền đương nhiên của mình mà đảng Cộng sản Việt Nam cố tình phủ nhận để giữ chặt quyền lực độc tôn.
Dẫn chứng này thì không hoàn toàn sai nhưng sai trong nhìn nhận ý nghĩa của dẫn chứng. Nếu ở VN sẽ nhận ra dân chủ (và những cái đại loại thế) càng ngày càng cải thiện. Nó cải thiện cũng vì lí do nhận thức người dân ngày càng nâng cao và nó sẽ tiếp tục như vậy như em đã nói ở trên. Cái sai là không nhìn nhận nó trong điều kiện cụ thể và sự phát triển của nó.

Tương tự là các dẫn chứng về biểu tình. Cái này thì ai cũng biết, chả ai phủ nhận. Nhưng nó cũng chính là những động lực để nhà nước phát triển. Cái quan trọng nhất là sau biểu tình nó phát triển thế nào thì không hề được đả động. Biểu tình là để thay đổi chính sách hay những cái đại loại thế chứ không có ý nghĩa thay đổi nhà nước, chỉ khi nhà nước không thể hoắc cố tình không phát triển theo kịp thì mâu thuẫn mới đến mức loại trừ là thay thế nhà nước. Còn dẫn chứng biểu tình trong doanh nghiệp nước ngoài thì lố quá chẳng buồn nói nữa.

Phần tiếp theo thì vẫn bị cái chỗ là toàn nói về trí thức. Nếu VN toàn trí thức như ông Doanh thì chắc nhà nước VN không thể như bây giờ đc, cái này thì em đồng ý. Nhưng không bao giờ có chuyện đó!!!!! Cái này cũng giống như áp dụng giáo dục Mĩ vào VN, với hs Ams thì hỏi tại sao ko đc nhưng đặt vấn đề bao nhiêu nhà lá với lớp học ca 3, rồi kinh tế, văn hóa…. thì thấy chả có gì khó hiểu.

Về 3 viễn cảnh, em không đồng ý lắm với nhận xét về 2 cái đầu nhưng không phản đối hoàn toàn, riêng cái thứ 3 thì thấy thật là lố. Chẳng có cái gì chứng tỏ là họ tốt hơn mà dám tự nhận, ngược lại em thấy (có logic chứ không phải đoán mò) nó có hại hơn nhiều.

Trong này em dùng rất nhiều cái trong triết của Mac nhưng của ai không quan trọng, quan trọng chắc phải là nội dung của nó.

Lạc đề xa quá, bù lại :p
Với đề bài này thì có thể làm ngược lại, tìm những cái thay đổi, rồi tìm ra nguyên nhân thay đổi, chắc cái nguyên nhân đó chính là vật chất :D (nhưng phải tìm đc cái gốc), sau đó viết xuôi lại. VD kinh tế thấy chuyển từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường=> nguyên nhân là cái cũ ì ạch, tụt lùi nên phải đổi, ngoại giao thì thấy xu hướng là làm bạn với tất cả các nước vì thấy không thể để bị cô lập, ko thể chỉ giữ qhệ với TQ, Nga.. vì như thế là không đủ và ko có lợi, văn hóa … kiểu thế. Cái này thì chắc các khóa trước cũng làm rồi, chứ ngồi tổng hợp tài liệu thì ko có lợi mấy. Em nên làm rồi đưa mọi ng góp ý chứ ngồi làm cho em thì ngại lắm :p
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Đọc lại bài của ông Doanh gì ở trên ngộ phết. 3 cái "viễn cảnh " ông ta tưởng tượng ra thật là ngộ nghĩnh , nếu tiếp tục thay cụm từ ĐCSVN bằng bất cứ chính quyền nào thì cũng thấy khá là "lô gíc" , quả là một phát biểu tài tình .

Đáng chú ý là "viễn cảnh thứ 3" . Tư duy CS thời kỳ Liên Xô Đông Âu rất lạc hậu, coi thường lý luận cách mạng không ngừng của Lênin nên dẫn tới sụp đổ . Điều này thì ĐCSVN rất lưu ý, và sinh viên VN được học rất kỹ :D . Nên cái bác gì Doanh không phải lo lắng lắm cho nước nhà đâu :) .
 
ko đâu , đây chắc là đài BBC viết lại , thêm thắt hoặc ở đoạn sau (3 viễn cảnh) là họ phân tích mở rộng dựa trên các góp ý ở trên của tiến sỹ Lê Đăng Doanh mà thôi , chứ cái đoạn 3 viễn cảnh đấy ko phải là TS nghĩ ra được .
Ông này là trí thức rất nổi tiếng trong nước , đã từng có nhiều bài phân tích về kinh tế và kêu gọi cải thiện môi trường đầu tư và một nền chính trị minh bạch hơn , nói chung là ông ta biết cách và luôn tránh nói về chính trị ,và các vấn đề dân chủ , nhân quyền ... , nhất là trong các phỏng vấn với đài ngoại quốc như BBC , RFI , RFA ,etc .

Vì vậy , có thể khẳng định , đài BBC đã XUYÊN TẠC quan điểm của Lê Đăng Doanh .
 
Nhưng thử hỏi một người (di tản) ở ngoài này có nhất thiết phải thích văn phong "Mác - Lê" (sặc mùi giáo điều và nhiều khi vô nghĩa) trong nước ko?
Em nghĩ là không có chuyện người làm báo có quyền sinh sát thích viết với phong thái ra sao thì viết được. Ví dụ như em có thể quote một bài của anh, viết hoàn toàn đúng theo ý anh nhưng thêm những chữ khích bác chê bai mà anh vốn không bao giờ muốn có cả. Ví dụ như người đọc bài gốc của tiến sĩ Doanh có thể thấy là ông ta tìm cách giúp đỡ đất nước phát triển lên về kinh tế (dù là đảng nào chăng nữa) , người đọc bài của bên BBC lại cảm thấy như ông này muốn chống lại với đường lối của chỉnh quyền (mong muốn ĐCS đi xuống). Như vậy là cố tình làm lạc hướng của người đọc, làm người đọc hiểu nhầm ý đồ của tác giả, tuy không phải là lừa đảo nhưng cũng rất gần với lừa đảo.
Cho nên, cách nói & thể hiện nhiều khi là phụ.
Cả phong cách viết lẫn nội dung đều rất quan trọng. Cùng một nội dung viết với phong cách khác nhau sẽ mang ý nghĩa rất khác nhau. Do vậy em cho rằng người làm báo phải tôn trọng cả hai mặt của bài viết và coi nhiệm vụ mang lại hình ảnh gần nhất của sự thực là cao trên hết.
 
em thấy bài viết của anh Quang rất hay , tuy nhiên , có một khúc mắc như sau :

anh cho rằng " nó phải dắt tay nhau tiến từ từ, theo nhịp phát triển chứ không phải vác ngay cái dân chủ của Mĩ vào VN đc. Cái nhận thức đấy (về chính trị) nó không phát triển một mình mà nằm trong mối quan hệ với các mặt kinh tế, văn hóa….Vì những ảnh hưởng qua lại mà không yếu tố nào có thể phát triển theo kiểu nhảy vọt "

nhưng có một quan điểm khác là " việc phát triển dân chủ hiện nay không theo kịp với đà tăng trưởng kinh tế . Thiếu dân chủ , vì ko có Đảng đối lập nên ko có gì kiểm soát , giám sát được sự vận hành quyền lực trong guồng máy Đảng CS, ko có báo chí độc lập (tức là ko bị nhà nước kiểm duyệt ), nhà báo viết về các tiêu cực trong xh hay bị công an sách nhiễu , hạn chế , rồi ko có quyền tự do bầu cử thực sự theo pp phổ thông đầu phiếu , bầu cử công khai , các ứng viên được quyền tự đề cử... Chính sự thiếu dân chủ này đang kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế , và gây ra những bất công trong xh , làm cho công cuộc chống tham nhũng diễn ra chỉ là trên giấy còn ko bao giờ diệt được tận gốc của vấn nạn này , đó là độc quyền chính trị dẫn đến lạm quyền ...Tuy nhiên , nếu dân chủ (ở đây hiểu là các quyền tự do chính trị của công dân chứ ko hiểu theo nghĩa ĐA NGUYÊN CHÍNH TRỊ ) càng phát triển mạnh , và nhanh ,người dân càng được sử dụng các quyền chính trị của mình thì sẽ càng de dọa đến quyền lợi của nhóm lãnh đạo chóp bu trong chế độ . Vì thế , mà họ cần phải kìm hãm , hạn chế sự phát triển mạnh đó về dân chủ để kéo dài quyền lợi họ được hưởng từ thể chế ĐỘC ĐẢNG càng lâu càng tốt . Tóm lại , nếu sử dụng pp luận của Marxism-Leninism , thì ta sẽ mô tả hiện tượng này là lượng càng phát triển đến gần điểm nút , thì chất CŨ sẽ càng kìm hãm sự phát triển của lượng . Do đó ,cả xã hội cần kiên quyết tạo ra "bước nhảy vọt" , tức là sự thay đổi về CHẤT , hay nói cách khác , sự tiến đến một mô hình dân chủ đa nguyên đa đảng , trong đó , các quyền chính trị của nhân dân được tôn trọng , sẽ là một thay đổi mang tính CÁCH MẠNG , chứ ko chỉ là mang tính TIẾN HÓA như trước . Chỉ khi có sự thay đổi về chất như thế , thì sự phát triển về lượng (các quyền tự do dân chủ của người dân ) mới bước sang một giai đoạn mới , mạnh mẽ hơn về quy mô ... "

Quan điểm trên là em tóm tắt lại từ nhiều bài viết của phương Tây và sau đó thử dùng pp luận Mac-le để lý giải , đối chiếu nó với bài post của anh Quang , và em rất mong nhận được sự giải thích (phản biện) của anh để bài post trên mang tính thuyết phục và toàn diện hơn nữa .
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Theo tớ cái nhà Việt Nam được đổ lớp móng Xã hội chủ nghĩa mà lại phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa thế này thì càng xây cao lên càng dễ đổ.
Chắc chắn rồi sẽ có biến cố lớn: ngôi nhà ấy sẽ đổ sập và người ta hoặc sẽ đổ lại lớp móng TBCN hoặc sẽ xây ngôi nhà XHCN kiểu mới
 
Vậy vấn đề ở đây là dân chủ ở VN ko theo kịp phát triển kinh tế. Và có lẽ đó là điểm yếu gần như lớn nhất của chế độ. Ko đủ dân chủ thì sinh ra tiêu cực, tham nhũng...
Nhưng tình hình là nếu dân chủ phát triển nhanh thì tất yếu dẫn đến đa nguyên với tình hình hiện nay (giống với Đông Âu hồi đó, Hiến pháp cho đa đảng là đùng 1 phát đảng đối lập mọc lên như nấm). Và đa nguyên tất nhiên là khó chấp nhận với chế độ XHCN, và chả nói ai cũng muốn ko cho việc này xảy ra. Vấn đề cốt lõi là làm như thế nào thôi, vì dân chủ ko thể ko phát triển.
Nếu theo bài viết kia thì VN dùng bạo lực để duy trì tình trạng đơn đảng thì cũng ko hẳn sai. Nhưng bạo lực ở VN ko đồng nghĩa với đàn áp. Ít ra lãnh đạo vẫn được trang bị lý luận tốt hơn nhân dân, các hành động bột phát của người dân vẫn đc coi là bị xúi giục từ bên ngoài. Và đương nhiên để chống những thứ bột phát thì vũ lực là tốt nhất rồi.
Cũng phải nói rằng, vũ lực đó ko phải là ý đồ của Đảng, càng ko phải ý muốn của Đảng. Cái mà Đảng phải làm ko phải là duy trì về mặt vật chất quyền lực của mình, nếu thế thì ko bền được, sớm muộn sẽ bị lật đổ; mà đó là làm cho nhân dân tin hơn nữa vào mình, cho dù dân trí có cao hơn nữa. Để lúc đó, khi toàn dân đều có học, đều hiểu biết, họ có thể tự nhận thức và có thể chọn cho mình hướng đi của Đảng, tự giác và tự nguyện. Lúc đó thì mười lần bọn phản động đố làm gì đc ta.
Nhưng vẫn phải hỏi 1 câu: Liệu rằng đơn đảng là tốt? Liệu rằng Đảng CS là lực lượng xứng đáng lãnh đạo đất nước, dẫn dắt nhân dân? Cái này thì chưa dám nói thêm. Nếu được, thì chỉ cần 1 Đảng thôi, cần gì nhiều! Cái tốt cho dân cho nước thì chỉ có 1 thôi!
 
Trả lời Tâm và mọi người.

Khi viết cái mess trên, anh có 2 ý:

1. Đưa ra vài info về TS Lê Đăng Doanh, người được BBC trích dẫn ý kiến.

(Ở đây, anh ko bàn về chuyện BBC trích dẫn ý kiến của GS Doanh có trung thực ko. GS Doanh sẽ lên tiếng nếu ông bị bóp méo - còn những lý luận của chúng ta, những người đứng ngoài, dùng cảm tính cho là BBC xuyên tạc, hay đánh lạc hướng, lừa đảo... chỉ mang tính... tham khảo :))

2. Đưa ra một ý nhỏ là khi đọc sách, báo (để tiếp cận info đa nguồn), nhiều khi mình nên nắm cái cốt lõi của info, mà ko nên qua "dị ứng" với cách (phong cách) diễn đạt của bài viết, người viết.

Ở đây, anh cũng ko bàn là bài của BBC có hay ho, có đặc sắc... hay ko, và có thực sự theo đúng đạo đức người viết (làm) báo hay ko (về chuyện làm báo phải trung thực, hay gần sự thực). Những bình luận này là đi ngoài dụng ý của anh, vì anh ko quan tâm cụ thể đến bài viết kể trên của BBC.

*

Tâm và mọi người, nhất là những ai ở ngoài này, tức là đã quen với cách thể hiện, diễn giải đa chiều về cùng 1 sự kiện, thì biết rõ rằng hàng ngày, tất cả các tờ nhật báo đều có bài về những sự kiện chính. Tuy nhiên, tùy vào khuynh hướng của tờ báo, mà người ta diễn giải và tường thuật info đó theo kiểu của người ta. Điều này cũng được thể hiện phần nào qua phong cách đưa tin.

Người trần mắt thịt như chúng ta, muốn tiếp cận sự thật một cách tốt nhất, phải làm thế nào? Dĩ nhiên, bản thân chúng ta ai cũng có sẵn một chính kiến nào đó, để chọn lựa báo chí mà đọc (loại ngay một số tờ mình cảm thấy lá cải quá, nhố nhăng quá :) ), nhưng anh nghĩ là mình vẫn nên cởi mở đọc càng nhiều càng tốt, để đúc kết được những gì mình coi là gần sự thật nhất. Đó là cách tiếp cận sự thật, xử lý info trong biển info vàng thau lẫn lộn. Ít nhất, đó cũng là cách của anh: đọc tuốt, cho dù là "Nhân Dân", "Quân Đội Nhân Dân", đến những tờ báo "phía bên kia". Nghĩa là, ko vì những cách diễn đạt có thể "ko hạp nhĩ" mình, mà sổ toẹt hay đánh giá ngay về "chất lượng" info có trong bài viết.

Về phần mình, có liên quan chút ít đến báo chí, dĩ nhiên thông thường anh dùng cách viết khách quan, trung dung, ko bêu xấu mà cũng chả "bốc thơm" vô độ :). Anh nghĩ như vậy là gần sự thật hơn cả.

L.

Em nghĩ là không có chuyện người làm báo có quyền sinh sát thích viết với phong thái ra sao thì viết được. Ví dụ như em có thể quote một bài của anh, viết hoàn toàn đúng theo ý anh nhưng thêm những chữ khích bác chê bai mà anh vốn không bao giờ muốn có cả. Ví dụ như người đọc bài gốc của tiến sĩ Doanh có thể thấy là ông ta tìm cách giúp đỡ đất nước phát triển lên về kinh tế (dù là đảng nào chăng nữa) , người đọc bài của bên BBC lại cảm thấy như ông này muốn chống lại với đường lối của chỉnh quyền (mong muốn ĐCS đi xuống). Như vậy là cố tình làm lạc hướng của người đọc, làm người đọc hiểu nhầm ý đồ của tác giả, tuy không phải là lừa đảo nhưng cũng rất gần với lừa đảo.
Cả phong cách viết lẫn nội dung đều rất quan trọng. Cùng một nội dung viết với phong cách khác nhau sẽ mang ý nghĩa rất khác nhau. Do vậy em cho rằng người làm báo phải tôn trọng cả hai mặt của bài viết và coi nhiệm vụ mang lại hình ảnh gần nhất của sự thực là cao trên hết.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
:| . Nếu đúng là BBC xuyên tạc thì hơi ngạc nhiên thật, chẳng nhẽ họ được phép viết gì thì viết ah, không cần thông qua ý kiến của ông Doanh ?
 
Theo tớ cái nhà Việt Nam được đổ lớp móng Xã hội chủ nghĩa mà lại phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa thế này thì càng xây cao lên càng dễ đổ.
Chắc chắn rồi sẽ có biến cố lớn: ngôi nhà ấy sẽ đổ sập và người ta hoặc sẽ đổ lại lớp móng TBCN hoặc sẽ xây ngôi nhà XHCN kiểu mới
Cậu này nói không đúng . Nói thẳng ra là cậu chẳng hiểu cậu đang nói gì cả .Tốt nhất là nên đọc giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học , phần lý luận cách mạng không ngừng của Lênin .
 
Back
Bên trên