Chất lượng học sinh Việt Nam

Cảm ơn các anh chị đã có ý kiến.Sau khi suy nghĩ em đã rút ra kết luận hết sức đơn giản là: nền giáo dục nào cũng có những lỗ hổng. Còn mấy cái việc chép bài, lung tung... xấu hay tốt là tuy vào suy nghĩ của mình.
Mây cái việc tốt này nọ em nghĩ đều là vì lợi ích của số đông mà người ta cứ đề cao. Lấy ví dụ đạo Khổng trong thời phong kiến chẳng hạn. Nếu đi ngược lại lợi ích của họ thì sẽ bị coi là xấu. Mấy cái chuyện như trên thực ra học sinh cũng là làm vì điểm số của mình thôi, thực ra cũng chả cần chăm chỉ lắm, nếu thực lực đủ để thi cử thì trước khi thi 1,2 ngày ôn hết sức là xong, còn nếu không thì ... đấy là việc của họ. Nói chung làm gì xấu tốt không quan trọng, quan trọng là được lợi cho mình ( mà thường là lợi ích này gắn với lợi ích của số đông ).
 
Kiều Phương Nam đã viết:
Cảm ơn các anh chị đã có ý kiến.Sau khi suy nghĩ em đã rút ra kết luận hết sức đơn giản là: nền giáo dục nào cũng có những lỗ hổng. Còn mấy cái việc chép bài, lung tung... xấu hay tốt là tuy vào suy nghĩ của mình.

Không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào "suy nghĩ" của mình, mà phụ thuộc vào điểm "tốt" cho bản thân mình, là nói đến cá nhân, cuộc sống, tương lai của một cá nhân.
Lấy ví dụ: giả sử có một học sinh lười biếng, suy nghĩ là, học làm gì, chơi thích hơn, chơi là tốt => có thể suốt ngày ăn chơi, không học hành gì cả => trở nên dốt nát, không có kiến thức => không làm được việc gì có ích cho xã hội, cũng không làm được việc gì có ích cho bản thân (ngoài việc chơi), khả năng đi làm kiếm sống cũng không có (do không có kiến thức) => tốt hay xấu?
Việc "chơi" có thể nói là "tốt" cho "ý thích" của mình nhưng "không tốt" cho "cuộc sống", việc "học" có thể nói là "tốt" cho "cuộc sống" và "không tốt" cho sự "thích chơi". Bạn chọn việc nào?

Mây cái việc tốt này nọ em nghĩ đều là vì lợi ích của số đông mà người ta cứ đề cao. Lấy ví dụ đạo Khổng trong thời phong kiến chẳng hạn. Nếu đi ngược lại lợi ích của họ thì sẽ bị coi là xấu. Mấy cái chuyện như trên thực ra học sinh cũng là làm vì điểm số của mình thôi, thực ra cũng chả cần chăm chỉ lắm, nếu thực lực đủ để thi cử thì trước khi thi 1,2 ngày ôn hết sức là xong, còn nếu không thì ... đấy là việc của họ. Nói chung làm gì xấu tốt không quan trọng, quan trọng là được lợi cho mình ( mà thường là lợi ích này gắn với lợi ích của số đông ).

Lợi ích của số đông cũng có thể bắt nguồn từ lợi ích của từng cá nhân, chắt lọc ra, gộp chung lại, thành lợi ích số đông => những vấn đề tốt dành cho cá nhân và dành cho cộng đồng.

Nếu khả năng học tốt, có thể một hai ngày ôn thi, vẫn nắm vững kiến thức để thi => không vấn đề gì (đối với kỳ thi đó), nhưng học không phải chỉ đề thi, mà là để thu nhập/tích lũy kiến thức. Thi chỉ là một hình thức xem xét xem việc tích lũy kiến thức đó được như thế nào, cho chính cá nhân người đi học. Nó là vì lợi ích của chính những người đi học, mà người học, có thể không nhận ra.

Người thầy dạy học, cố tâm dạy thật nhiều, muốn học sinh học tốt, vì lợi ích của ai trước tiên?
Bố mẹ mong muốn con cái học tốt, vì lợi ích của ai trước tiên?
Xã hội muốn từng cá nhân học tốt, vì lợi ích của ai trước tiên?

Đúng, làm gì tốt hay xấu không quan trọng, quan trọng là được tốt cho mình, nhưng làm thế nào để xác định được "tốt" cái gì "tốt" cho mình?
(ps. điều này không áp dụng cho tất cả mọi người, có những người mong muốn làm tốt cho người khác, đôi khi làm những điều không tốt cho bản thân mình, là ngoại lệ)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Kiều Phương Nam đã viết:
Còn mấy cái việc chép bài, lung tung... xấu hay tốt là tuy vào suy nghĩ của mình.

Gian lận chưa bao giờ "Tốt" cả.

Chuyện học sinh mình trong lớp thỉnh thoảng gian lận tí, anh em nhắc nhau, ném giấy này nọ là chuyện đâu cũng thấy. Thằng lên bảng nhìn nó tội quá thôi cả lớp xúm vào nháy nó tí, vừa giúp nó thêm tí kiến thức, vừa giúp môi trường trong sạch ít chấy rận. Học sinh với nhau, biết là sai lẳng lặng ngồi cuời xí xóa. Thầy cô biết thừa nhiều khi thương học sinh thôi thả chúng nó của đáng tội. Cái này thì sai nhưng kiểu này em thấy mang nhiều tính chất "học sinh", học sinh đâu cũng như thế cả ,kể cả ở Mỹ. Đời học sinh ai cũng vài lần (thừa nhận đi). Thôi để sửa dần dần (cái này em "bào chữa" tí, các bác đừng mắng em)

Nhưng em thấy trong kiểm tra, thi cử, nhất là có dính dáng đến xếp hạng này nọ thì gian lận là tuyệt đối không chấp nhận được. Ví dụ thì các bác biết hết rồi thôi em chả liệt kê làm gì, lấy tạm cái hồi em thi tốt nghiệp cấp hai thôi. Chưa vào thi ngồi ngoài sân thôi, những câu kiểu "tối qua tao nhận được điện thoại..." chẳng phải ít, chuyện đoán, nháy "tí nữa đề gì" còn sôi nổi hơn cả chuyện quán nước "đề hôm nay con gì". Thi Anh Văn, vào phòng thi thì, "giám thị" trông chặt đến mức phải chạy từ phòng này sang phòng kia, ngồi cạnh rồi hướng dẫn cách làm bài cho vài học sinh, đến phải đổi thành "tiếp thị". Sau thấy chối quá phải giả vờ đi từng học sinh "lật giấy" nhìn rất nhắng. Sau khi thi phao trắng xóa khắp nơi, lịch sự thì cũng đầy thủng rác. Cái này thì em thấy không chấp nhận được, điểm thi có liên quan đến chuyện chọn trường sau này nên "thầy trò, học sinh dắt nhau cùng tiến bộ" chắc là không hợp lý. Đây là dính dáng đến quyền lợi và công bằng nên không thể coi nhẹ được. Các bác thử nghĩ xem nếu các bác đang thi vào Ams mà thấy, hoặc biết có thằng gian lận thì các bác sẽ nghĩ thế nào, liệu có "coi nhẹ" được không.

Em nghĩ đây là chuyện ý thức. Không thể nào "được lợi cho mình" thì làm cả. Gian lận trong thi cử kiểm tra thì sai tẹt ra rồi không chối cãi vào đâu được. Cái nào đúng , cái nào sai ít (không ảnh hưởng đến quyền lợi của ai :embarasse), cái nào sai nhiều phải biết rõ . Em nghĩ cái này ai trong đầu cũng phân biệt được, nhưng biết là sai lè lè mà vẫn làm là không chấp nhận nổi, mà lại có cả "người lớn" dung túng thì càng không chấp nhận được.

Đồng ý với anh Linh về chuyện sửa, bây giờ trong thi cử kiểm tra thấy gian lận phải lên tiếng ngay, không phải chỉ quyền lợi của mình mà quyền lợi của nhiều bạn khác. Trong lớp nhỏ nhỏ thì (e hèm) thì cũng đồng ý với anh Linh, hạn chế gian lận, đừng gian lận là tốt nhất. Đừng để nó phát triển và phải biết là mình sai (nói như sách, ặc ặc)

Ý thức thi cử thì nếu so sánh với các nước khác thì Việt Nam mình yếu thật, nguyên nhân thì nhiều nhưng trông cậy vào thế hệ trẻ để sửa. Đừng để bọn nước ngoài nó nhìn vào nó cười. Hơn nữa cũng là vấn đề nhân cách cả, cả hình ảnh cá nhân nữa(cái thằng được nhắc bài hôm thi Anh Văn là một thằng cùng trường em biết, nhưng hình ảnh nó trong mắt em sau hôm đấy thay đổi hẳn).

Cho nên vì mình , vì bạn, vì trừơng, vì........ , ... vì tổ quốc kêu gọi mọi người chống gian lận.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Thế nhưng tất cả cũng chỉ vì chương trình học của Việt Nam quá nặng nề nên mới sinh ra tiêu cực thế chứ .
Như các nước khác chỉ học vừa đủ thôi , cái gì cần thì mới học , nước mình thì lại cứ vơ vào học tất .
 
ngáp :)|
càng nói càng tức thôi

hồi trước học cái bài "Con hãy bước vào lớp, sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường, con hãy bắn thầy cô và con sẽ là người chiến thắng", thấy buồn cười thật =)).
 
Mai Thanh Hà đã viết:
Đúng, làm gì tốt hay xấu không quan trọng, quan trọng là được tốt cho mình, nhưng làm thế nào để xác định được "tốt" cái gì "tốt" cho mình?

Chính xác! :)
Nhưng để bản thân tự nhận thấy điều đó ko phải dễ dàng đâu.
Theo em thì người hiểu được điều đó có thể nói là hoàn thiện rồi.
 
Một vấn đề nan giải
Càng tiếp xúc nhiều thông tin thì học sinh càng biết nhiều

Nhưng chất lượng học sinh đang ngày càng đi xuống
Như ở Nhật bi giờ đang lo ngại tại trình độ học sinh đang đi xuống thậm tệ
 
Back
Bên trên