Bùi Việt Dương
(vietduong)
Active Member
Hehe, nếu tớ nhớ ko nhầm thì 9 thiên tinh chính là 9 chỗ đặt quân mà chị tớ chấp tớ ). Những chỗ quan trọng :|
Anh em đổi tên topic thành Go club đi . Rồi bao giờ tổ chức giải đấu
Qua một chút về luật cờ vây...
Source: Wikipedia
Cờ vây
Người chơi: 2
Độ tuổi: Bất kỳ
Thời gian xếp quân: Lúc đầu chơi không cần xếp quân
Thời gian chơi: 10–180 phút,
tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài tới hơn 16 tiếng
Độ phức tạp của luật: Thấp
Độ sâu chiến lược: Rất cao
May rủi ngẫu nhiên: Không
Kỹ năng: Phân tích logic và phán đoán bằng trực giác, Chiến thuật, Chiến lược
Mục đích của ván cờ
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5(5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng. Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng, vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp".
Nguyên tắc chơi (Luật cờ vây)
Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "atari" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.
Tự tử: Trong luật chơi cũng không cho phép việc chiếm nốt "khí" cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ phi việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương. Những quân chắc chắn đã chết, chạy đến đâu cũng không thoát gọi là quân "chết kỹ thuật" và được bỏ ra lúc hết ván.
Quy tắc KO: Nếu bạn bắt một quân, sẽ có thể xảy ra một trường hợp: bên đen có thể chơi ở điểm b và bắt bên trắng điểm a. Tiếp theo, đến lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng lại có thể đặt quân tại điểm a và bắt bên đen, điều này có thể dẫn đến việc quay trở lại như tình huống ban đầu. Trường hợp này được gọi là "KO" theo tiếng Nhật (劫 kō; hay コウ). Để tránh việc này xảy ra lặp đi lặp lại, người ta đã đặt ra một quy tắc "KO". Quy tắc này nói rằng, không được phép lặp lại một trạng thái(vị trí quân và lượt đi) đã có trước đây ở bàn cờ, trừ trường hợp 2 người cùng nhường lượt đi. Nếu bên đen bắt bên trắng ở a, bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở nơi nào đó khác. Điều này sẽ dẫn tới khả năng là bên đen sẽ đặt tiếp quân tại b để tránh bị bên trắng bắt. Nếu bên đen không đi nước nào khác, bên trắng có thể bắt lại quân đen, bởi vì bây giờ, vị trí trên bàn cờ đã thay đổi, không giống như trước.
Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
Phía trên là những quy tắc cơ bản của cờ vây. Các bạn cố gắng đọc nhé
Mình đã lược bỏ một số phần để các bạn ko thấy nhàm hay khó hiểu về luật cờ vây. Nếu có hứng thú muốn tìm hiểu kỹ hơn về cờ vây thì có thể xem trên wikipedia tại đây
Anh em đổi tên topic thành Go club đi . Rồi bao giờ tổ chức giải đấu
Qua một chút về luật cờ vây...
Source: Wikipedia
Cờ vây
Người chơi: 2
Độ tuổi: Bất kỳ
Thời gian xếp quân: Lúc đầu chơi không cần xếp quân
Thời gian chơi: 10–180 phút,
tuy nhiên, khi thi đấu có thể kéo dài tới hơn 16 tiếng
Độ phức tạp của luật: Thấp
Độ sâu chiến lược: Rất cao
May rủi ngẫu nhiên: Không
Kỹ năng: Phân tích logic và phán đoán bằng trực giác, Chiến thuật, Chiến lược
Mục đích của ván cờ
Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và "vùng đất." Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ. Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Cờ vây khác so với các loại cờ khác là người chơi được phép nhường lượt đi của mình cho đối phương, nhất là lúc tàn cuộc và nhận ra rằng nếu mình đi thì chỉ làm cho mình bị thiệt hại, còn khi nào thấy cần thì đi tiếp. Đến khi cả hai bên đều thấy đi tiếp là vô ích, ván cờ sẽ được thỏa thuận dừng tại đây, hai bên cùng đếm "đất" để xác định thắng thua. Với bàn cờ chuẩn (19 x 19) thì sau khi đếm xong, bên Trắng được cộng thêm 5,5(5,5 điểm do bên Trắng luôn là bên đi sau).
Bàn cờ và quân cờ
Theo bàn cờ nguyên thủy đã tìm thấy vào năm 1977 ở Nội Mông, trong một ngôi mộ cổ đời nhà Liêu, có một bàn cờ ngang dọc chỉ có 13x13 tạo thành 169 giao điểm. Năm 1971, bàn cờ đào được ở Hồ Nam, trong một ngôi mộ đời nhà Đường, có bàn cờ lại chia lưới 15x15. Năm 1952, ở Vọng Đô, Hà Bắc, Trung Quốc, trong một ngôi mộ thời Đông Hán có một bàn cờ lại chia lưới 17x17...Tuy những bàn cờ đó khác nhau về số nước đi nhưng tựu chung lại đều chia lưới theo số lẻ (13, 15, 17...). Bàn cờ 19 đường phát hiện sớm nhất vào khoảng đời nhà Tùy.
Bàn cờ ngày nay có 19 đường kẻ ngang và 19 đường kẻ dọc tạo thành 361 giao điểm tượng trưng cho 361 ngày âm lịch. Bốn góc của bàn cờ tượng trưng cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Các quân cờ có hình tròn dẹt, giống hình cúc áo, 181 quân màu đen và 180 quân màu trắng. Quân cờ chỉ được nhấc ra hoặc đặt vào bàn cờ, chứ không dịch chuyển như trong cờ vua hoặc cờ tướng. Trên bàn cờ thường có 9 chấm đen gọi là các sao nhỏ giúp người chơi dễ nhận định hướng, vị trí vì bàn cờ quá rộng. Điểm ở chính giữa bàn gọi là "thiên nguyên". Tám điểm ở 4 phía xung quanh bàn cờ gọi là "sao biên" và "sao góc". Vị trí ở gần vùng giữa bàn gọi là "cao" còn vị trí gần biên và góc là "thấp".
Nguyên tắc chơi (Luật cờ vây)
Khí: Các giao điểm trống nằm ngay cạnh quân cờ gọi là "khí" của quân cờ đó. Quân cờ đứng ở giữa bàn có 4 "khí", đứng ở biên có 3 "khí" và đứng ở góc có 2 "khí". Nếu một quân hoặc một nhóm quân không còn "khí", quân đó hoặc nhóm quân đó sẽ bị bắt và đưa ra khỏi bàn cờ. Nếu quân đó hoặc nhóm quân đó chỉ còn một "khí", điều đó có nghĩa là nó đang bị đe dọa, đang bị "atari" và sẽ bị đối phương bắt ngay sau nước đi tiếp theo.
Tự tử: Trong luật chơi cũng không cho phép việc chiếm nốt "khí" cuối cùng của chính quân hay nhóm quân của bạn, trừ phi việc này dùng để bắt một vài quân bao vây của đối phương. Những quân chắc chắn đã chết, chạy đến đâu cũng không thoát gọi là quân "chết kỹ thuật" và được bỏ ra lúc hết ván.
Quy tắc KO: Nếu bạn bắt một quân, sẽ có thể xảy ra một trường hợp: bên đen có thể chơi ở điểm b và bắt bên trắng điểm a. Tiếp theo, đến lượt đi của bên trắng. Lúc này, bên trắng lại có thể đặt quân tại điểm a và bắt bên đen, điều này có thể dẫn đến việc quay trở lại như tình huống ban đầu. Trường hợp này được gọi là "KO" theo tiếng Nhật (劫 kō; hay コウ). Để tránh việc này xảy ra lặp đi lặp lại, người ta đã đặt ra một quy tắc "KO". Quy tắc này nói rằng, không được phép lặp lại một trạng thái(vị trí quân và lượt đi) đã có trước đây ở bàn cờ, trừ trường hợp 2 người cùng nhường lượt đi. Nếu bên đen bắt bên trắng ở a, bên trắng không được phép bắt lại bên đen ngay lập tức mà cần phải đặt quân ở nơi nào đó khác. Điều này sẽ dẫn tới khả năng là bên đen sẽ đặt tiếp quân tại b để tránh bị bên trắng bắt. Nếu bên đen không đi nước nào khác, bên trắng có thể bắt lại quân đen, bởi vì bây giờ, vị trí trên bàn cờ đã thay đổi, không giống như trước.
Tạo mắt: Khi một đám quân trong vùng của đối phương và không có đường thoát, để có thể sống, đám quân đó cần tạo ít nhất hai mắt nhỏ. Một mắt nhỏ là có 1 đến 2 khí trống. Một mắt lớn là có nhiều hơn 2 khí và có thể coi là 1 vùng đất. Thông thường, muốn chỉ cần tạo 1 mắt lớn cần tạo trên 5 khí ở góc và biên và trên 6 khí ở trung tâm thì sẽ có nhiêu khả năng sống vì khi bị xâm nhập sẽ dễ dàng tạo mắt nhỏ.
Chấp quân: Các đấu thủ chơi cờ vây có thể đa dạng về trình độ. Người chơi giỏi hơn có thể chơi handicap (chấp quân) với người chơi kém hơn, từ đó có thể khiến cuộc chơi thú vị hơn cho cả hai người chơi, người chơi kém hơn sẽ học được rất nhiều từ cách đi của người chơi giỏi hơn và sẽ giúp họ nâng cao trình độ chơi cờ của mình. Thông thường, số quân chấp nhiều nhất là 9 quân và người chơi kém hơn sẽ chơi quân màu đen. Những quân được chấp thường có một số vị trí xác định trên bàn cờ. Sau khi những quân cờ này được đặt lên bàn cờ, quân trắng bắt đầu nước đi đầu tiên.
Phía trên là những quy tắc cơ bản của cờ vây. Các bạn cố gắng đọc nhé
Mình đã lược bỏ một số phần để các bạn ko thấy nhàm hay khó hiểu về luật cờ vây. Nếu có hứng thú muốn tìm hiểu kỹ hơn về cờ vây thì có thể xem trên wikipedia tại đây
Chỉnh sửa lần cuối: