Phạm Bảo Tùng
(phambaotung)
Thành viên danh dự
Tuổi 20 là tuổi trẻ, là sự háo hức vào đời, là sai lầm vấp ngã, là sự vươn lên đón ánh nắng mới. Những chuyện buồn của 20 năm rồi sẽ quên nhanh thôi, kỷ niệm, bạn bè mới là những cái còn mãi mãi. Hãy tự tin và vươn lên hỡi Ams và những người cũng hai mươi tuổi (20th), không ai cười bạn khi bạn vấp ngã mà chỉ chê bai khi bạn không biết bước tiếp thôi.
Trước khi đi hội trường tôi băn khoăn lắm, ở Ams nếu bạn không đạt giải quốc gia, không có thành tích đặc biệt, bạn sẽ dễ bị chìm vào quên lãng. Khóa tôi, lớp tôi, và bản thân tôi nữa không nổi tiếng như những người khác, không giải quốc gia, không du học, không thành tích gì đặc biệt để các thầy nhớ, để bạn bè khâm phục. 5 năm ra trường, chưa đủ thời gian để mình trưởng thành, để có con có cái, có sự nghiệp khoe với các thầy; nhưng với các thầy, 5 năm là thời gian quá dài khi tuổi đã về chiều, các thầy không nhớ nổi. Mình buồn, và như một người bạn tôi nói " Gặp thầy làm gì, cứ phải nhắc thầy mãi thầy mới nhớ, khổ thân thầy "...
Bài phát biểu của thầy Điện, và những kỷ niệm của thầy Khải với 2 người học sinh cưng, làm mình tủi thân. Nói chuyện với các em, Amser trẻ ai cũng háo hức đi nước ngoài, được bay cao, được vươn xa hơn nữa như chị Giao, anh Hà... còn mình!!! Ngày tôi mới vào trường, tôi thầm nghĩ :" Ở Ams nếu mày không là người giỏi nhất thì mày chẳng là gì", nhưng rồi chẳng bao giờ mình là người giỏi nhất cả. Khi ra trường, một nửa lớp giờ đang ở xứ người, thì tôi vẫn cặm cụi "mài đũng quần, nghe và chép trên những giảng đường tồi tàn của VN" thấy buồn và thất vọng vì bản thân lắm chứ..., nhiều lúc nghĩ có phụ ơn công các thầy dạy dỗ không!!!
Còn ít bạn bè ở VN về ngày hội trường, cũng hoàn cảnh giống mình, nhiều người công việc đã ổn định, còn mình lại theo nghiệp các thầy, lại học sinh (sinh viên), lại lớp học (giảng đường), lại đồng lương thầy giáo nghèo, không biết làm sao để tâm hồn, tinh thần được như các thầy, để đồng tiền không phải là tất cả...Tôi nói đùa với thầy :"Mấy đứa học trò dốt này tốt nghiệp được đại học, kiếm được việc, thầy có mừng không", thầy chỉ cười, thỳa bảo :"Không phải thế...." ???
Ams sẽ vẫn mãi là ams, và chúng tôi đi đâu cũng vẫn là Amsers thôi, cái khóa 97-00 cũng vẫn là một lứa học sinh của Ams thôi, không nổi như 95-98(với yearbook), như 96-99 (với Phan Minh Châu) nhưng không thể không tự hào được. Không có điều kiện đi học, nhưng những người ở nhà vẫn không "hổ danh" Amser lắm: thủ khoa Bách Khóa, Kinh Tế, Dược... đều là Ams 97-00 cả đấy, sao không tự hào. Vẫn có những người cặm cụi làm việc trong những điều kiện thiếu thốn để xây dựng đất nước, để xứng đạng là Amser đấy; cũng có thua gì đi học nước ngoài đâu.
Ngẫm đi ngẫm lại thấy mình là một người lẩm cẩm, nhưng vẫn cố viết một câu mà lẫn nào cũng lấy làm câu kết của bài viết: "Xin cảm ơn các thầy"
Trước khi đi hội trường tôi băn khoăn lắm, ở Ams nếu bạn không đạt giải quốc gia, không có thành tích đặc biệt, bạn sẽ dễ bị chìm vào quên lãng. Khóa tôi, lớp tôi, và bản thân tôi nữa không nổi tiếng như những người khác, không giải quốc gia, không du học, không thành tích gì đặc biệt để các thầy nhớ, để bạn bè khâm phục. 5 năm ra trường, chưa đủ thời gian để mình trưởng thành, để có con có cái, có sự nghiệp khoe với các thầy; nhưng với các thầy, 5 năm là thời gian quá dài khi tuổi đã về chiều, các thầy không nhớ nổi. Mình buồn, và như một người bạn tôi nói " Gặp thầy làm gì, cứ phải nhắc thầy mãi thầy mới nhớ, khổ thân thầy "...
Bài phát biểu của thầy Điện, và những kỷ niệm của thầy Khải với 2 người học sinh cưng, làm mình tủi thân. Nói chuyện với các em, Amser trẻ ai cũng háo hức đi nước ngoài, được bay cao, được vươn xa hơn nữa như chị Giao, anh Hà... còn mình!!! Ngày tôi mới vào trường, tôi thầm nghĩ :" Ở Ams nếu mày không là người giỏi nhất thì mày chẳng là gì", nhưng rồi chẳng bao giờ mình là người giỏi nhất cả. Khi ra trường, một nửa lớp giờ đang ở xứ người, thì tôi vẫn cặm cụi "mài đũng quần, nghe và chép trên những giảng đường tồi tàn của VN" thấy buồn và thất vọng vì bản thân lắm chứ..., nhiều lúc nghĩ có phụ ơn công các thầy dạy dỗ không!!!
Còn ít bạn bè ở VN về ngày hội trường, cũng hoàn cảnh giống mình, nhiều người công việc đã ổn định, còn mình lại theo nghiệp các thầy, lại học sinh (sinh viên), lại lớp học (giảng đường), lại đồng lương thầy giáo nghèo, không biết làm sao để tâm hồn, tinh thần được như các thầy, để đồng tiền không phải là tất cả...Tôi nói đùa với thầy :"Mấy đứa học trò dốt này tốt nghiệp được đại học, kiếm được việc, thầy có mừng không", thầy chỉ cười, thỳa bảo :"Không phải thế...." ???
Ams sẽ vẫn mãi là ams, và chúng tôi đi đâu cũng vẫn là Amsers thôi, cái khóa 97-00 cũng vẫn là một lứa học sinh của Ams thôi, không nổi như 95-98(với yearbook), như 96-99 (với Phan Minh Châu) nhưng không thể không tự hào được. Không có điều kiện đi học, nhưng những người ở nhà vẫn không "hổ danh" Amser lắm: thủ khoa Bách Khóa, Kinh Tế, Dược... đều là Ams 97-00 cả đấy, sao không tự hào. Vẫn có những người cặm cụi làm việc trong những điều kiện thiếu thốn để xây dựng đất nước, để xứng đạng là Amser đấy; cũng có thua gì đi học nước ngoài đâu.
Ngẫm đi ngẫm lại thấy mình là một người lẩm cẩm, nhưng vẫn cố viết một câu mà lẫn nào cũng lấy làm câu kết của bài viết: "Xin cảm ơn các thầy"