Có nên đổi lại tên Hà Nội thành Thăng Long?

Thựk ra theo em 1 giá trị lịk sử đẹp phải là 1 giá trị có nguồn gốc đẹp và có ý nghĩa lớn lao vs toàn dân tộk:D
Ví như tháp rùa: từ trc tới h nó vẫn là biểu tượng của Hà Nội, xuất hiện nhiều trên qảng cáo và phương tiện thông tin đại chúng....
Thế nhg theo em tháp rùa ko phải là giá trị lịk sử đẹp!!!!
Nó ko đẹp về cả mặt kiến trúk, nguồn gốc, cũng như mụk đík:|
Còn cái tên Việt Nam thì em cũng ko hoàn toàn nắm rõ, chỉ là do ý nghĩ riêng của em mà thoy.
Em vui lòng giải thích cho anh mấy cái in đậm được không, lập luận phải có dẫn chứng.;))
Còn theo anh, 1 giá trị mang tính lịch sử thôi, chứ chưa nói là đẹp:
Thứ nhất, nó phải cổ, ít ra không cổ thì cũ, nói văn vẻ là có bề dày lịch sử.
Thứ hai, nó phải chứa ở trong đấy văn hoá, người ta nhìn vào mà tưởng tượng ra cái văn hoá của một thời kỳ.
Thế thôi, thế là đủ để trên Bộ VHTT phải đóng khung 1 tờ giấy to đùng công nhận di tích rồi.:)) Còn ở ngoài thì mất tiền gắn thêm cái biển "DI TICH LICH SU VAN HOA CAM VI PHAM".:-@
Cũng chả cần phải ý nghĩa lớn lao gì cho dân tộc cả. Cái đình làng anh nó cũng là di tích đấy chứ, thế nhưng mà có chi bộ nào họp hay có cán bộ nào ngày xưa trốn giặc chạy vào trong đấy đâu.=))

Thế còn đẹp.:)) Thường thì cái đẹp nó mới sống lâu. Cho nên các thứ gì sót lại của lịch sử, nói chung là đẹp.:p Thế nhưng Tháp Rùa thì có khác gì kiến trúc của mấy cái đình chùa khác đâu. Cho nên nói Tháp Rùa xấu thì cần phải có lý do.

Còn về nguồn gốc và mục đích, cái này anh có đọc rồi, buồn cười phết.=)) Nhưng mà thôi để em trình bày xem thế nào.:D
 
đổi thành Thăng Long đi :)). xong đổi trường mình thành Thăng Long-Amsterdam :))

:)) ý tưởng của Hiếu ^:)^ :)) cái diễn đàn này về sau thành tl-ams.org.
Trường THPT Thăng Long có thể đổi thành THPT Đại La và trường Đại La là trường Tống Bình (tên Hà Nội từ đời tám hoánh). :))

---------

em Thảo viết sai chính tả nhiều quá. :-s ngại đọc. :-<
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Em vui lòng giải thích cho anh mấy cái in đậm được không, lập luận phải có dẫn chứng.;))
Còn theo anh, 1 giá trị mang tính lịch sử thôi, chứ chưa nói là đẹp:
Thứ nhất, nó phải cổ, ít ra không cổ thì cũ, nói văn vẻ là có bề dày lịch sử.
Thứ hai, nó phải chứa ở trong đấy văn hoá, người ta nhìn vào mà tưởng tượng ra cái văn hoá của một thời kỳ.
Thế thôi, thế là đủ để trên Bộ VHTT phải đóng khung 1 tờ giấy to đùng công nhận di tích rồi.:)) Còn ở ngoài thì mất tiền gắn thêm cái biển "DI TICH LICH SU VAN HOA CAM VI PHAM".:-@
Cũng chả cần phải ý nghĩa lớn lao gì cho dân tộc cả. Cái đình làng anh nó cũng là di tích đấy chứ, thế nhưng mà có chi bộ nào họp hay có cán bộ nào ngày xưa trốn giặc chạy vào trong đấy đâu.=))

Thế còn đẹp.:)) Thường thì cái đẹp nó mới sống lâu. Cho nên các thứ gì sót lại của lịch sử, nói chung là đẹp.:p Thế nhưng Tháp Rùa thì có khác gì kiến trúc của mấy cái đình chùa khác đâu. Cho nên nói Tháp Rùa xấu thì cần phải có lý do.

Còn về nguồn gốc và mục đích, cái này anh có đọc rồi, buồn cười phết.=)) Nhưng mà thôi để em trình bày xem thế nào.:D

Em sẽ thử cố gắng trả lời mặc dù vốn hiểu biết của em về những thứ này chắc cũng không được nhiều cho lắm ạ.
Không ai có thể phủ nhận rằng Tháp rùa là biểu tượng của Hà Nội. Nó xuất hiện trên những trang quảng cáo du lich, những tờ báo và đi sâu vào lòng người Việt Nam cũng như người nước ngoài.
Về kiến trúc: cái này em ko năm rõ nhưng theo em được biết thì người ta nhận định " tháp rùa là một " thử nghiệm thất bại" trong việc kết hợp hai nên kiền trúc là bản địa và kiến trúc pháp.
Về nguồn gốc: Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy Nguyễn Ngọc Kim (chức dịch làng Tự Tháp được cử làm trung gian giữa quân Pháp và người Việt, lại được chính quyền mới tín nhiệm nên ít lâu trở thành bá hộ, tục gọi là Bá hộ Kim) xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.( theo wikipedia)
Cụ thể hơn về chi tiết này. Theo em được biết:đêm trước khi khởi công xây tháp, ông Kim đã cho chôn hài cốt gia đình xuống thế nhưng cũng đêm đó người dân Hà Nội đã lặn ra giữa hồ để đào hài cốt lên và thành vào đó là những cây chuối. Sáng hôm sau khi xây tháp, ông Kim có cẩn thận đào lên kiểm tra và vô cùng tức giận khi nhận ra hà cốt đã bị đánh tráo. Tuy vậy, do đã chót hứa là sẽ xây một cái tháp cho nhân dân nên ông ta đành ngậm ngụi thực hiện nốt và xây tháp rùa khác với dự định ban đầu.

Quả thực tháp rùa cổ kính, rêu phong nhưng theo em thì nó không mang giá trị văn hóa lịch sử bởi nhìn nó ko phản ánh một thời kì.
Em xin trích lời thầy dạy Văn của em nói về tháp rùa: " Chúng tôi nhưng người hiều biết về tháp rùa đề vô cùng đau xót mỗi khi đi qua hồ Gươm hoặc chứng kiến hình tượng tháp rùa xuất hiện rộng rãi. Nếu so với Văn miếu Quốc tử giám, chùa một cột thì tháp Rùa cả là một biểu tượng đáng buồn cho cả dân tộc"

Xung quanh vấn đề tháp rùa này còn nhiều ý kiến trái ngược, em viết mắc nhiều lỗi chính tả nhưng mong các anh chị cùng chỉ bảo và góp ý.
 
Em xin trích lời thầy dạy Văn của em nói về tháp rùa: " Chúng tôi nhưng người hiều biết về tháp rùa đề vô cùng đau xót mỗi khi đi qua hồ Gươm hoặc chứng kiến hình tượng tháp rùa xuất hiện rộng rãi. Nếu so với Văn miếu Quốc tử giám, chùa một cột thì tháp Rùa cả là một biểu tượng đáng buồn cho cả dân tộc"

"Chúng tôi" là ai hay là thầy cứ vơ bừa thế :))
Mình biết chuyện này nhưng thấy chả có gì đáng buồn cả. Thử trưng cầu ý kiến xem bao nhiêu người dân sẽ phản đối đập tháp rùa.
Hồ Gươm đẹp bởi nó có Tháp Rùa chứ không thì nó cũng tầm thường như mấy cái hồ khác thôi. Bây giờ mà đập nó đi rồi xây mấy cái tượng danh nhân thì buồn lắm :))
 
Hồi trước, khi biết về lịch sử của tháp Rùa chị cũng thất vọng một chút, nhưng rồi cũng nghĩ lại. Ừ thì nó không đẹp về mặt lịch sử, nhưng nó gắn liền với hồ Gươm, và đã đi sâu vào trong tâm trí người Hà Nội bao đời nay. "yêu Bờ Hồ có tháp Rùa xinh" mà. Yêu hồ Gươm nên yêu cả cái tháp Rùa. Lịch sử nó ra sao thì quan trọng gì. :-j Nói thật chứ đập bỏ tháp Rùa thì hồ Gươm sẽ chống chếnh lắm. :-j
Nếu cần tất cả phải có lịch sử đẹp, thì đập hết chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên, đập hết cả các khu phố cổ đi nữa. Pháp nó xây, lịch sử không đẹp. ;))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Lạ nhỉ? Nếu lịch sử đẹp thì Trung Quốc chắc nó phải phá Vạn lí trường thành đi rồi :-s Vì cái thành đấy mà không biết bao nhiêu mồ hôi xương máu của binh lính dân chúng đã đổ:

"Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân"
 
Câu vạn niên kia là của Lăng Tự Đức chứ.=))
Thôi ko nói chuyện Tàu với chả Ta, nói chuyện Tây.:))
Có ai biết cái tháp Eiffel bị chửi như thế nào khi xây dựng ko?;))
 
Thế thì em nghĩ gì về câu ca dao nói về người Hà Nội:

"Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An"

Há phải Tràng An là một địa danh của Trung Quốc sao?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Nhưng mà câu đấy chỉ ng` HN thật.[-(
<Cùn rồi, anh Long tha em>
 
Anh nghĩ em nên xem lại một chút. Trong lịch sử, Hà Nội chưa bao giờ mang tên Tràng An cả. Tràng An là tên một địa danh của Trung Quốc.

Có một địa danh ở Ninh Bình có tên là Trường Yên, có lẽ là cũng khá gần gũi với từ này - nhưng như thế thì lại không phải là Hà Nội mất rồi. Anh cũng có nghe nói ý kiến về việc "người Trường Yên" này nọ kia rồi coi đó là văn hóa của Hà Nội, nhưng anh không nghĩ là như thế. Mặt khác, trong lịch sử Trung Quốc đã có thời Tràng An là kinh đô, cũng ít nhiều tác giả cho rằng người ta ví vẻ văn hoa thanh lịch của người Hà Nội với người Tràng An thời đó.

Với cả, cũng nhắc em Thảo một chút. Trích dẫn dẫn chứng thì trích cái gì có ý nghĩa một chút, cả bài viết của em chẳng giải thích được gì về việc "Tràng An" có phải là Hà Nội hay không? Em quote ra để làm gì?

Mà thôi, vấn đề này không tranh cãi nữa. Chỉ vì Lộc nó bắt bẻ anh sử dụng câu kia sai văn cảnh nên anh mới trích dẫn ra đây thôi.
 
Đỗi tên thì cũng chả có thêm được tí giá trị gì cả..
Huống hồ quyết định đổi tên cũng làm mất một đám giáy lộn với tiền bạc..
Theo em giữ nguyên là tốt nhất.. :)

Còn cái tháp Rùa :-?
http://vi.wikipedia.org/wiki/Tháp_Rùa
Năm 1886 thấy huyệt đất trên gò Rùa hợp phong thủy ông xuất tiền xây tháp trên gò với ý định chôn hài cốt của cha vào đó. Việc không thành nhưng ngọn tháp ba tầng vẫn được hoàn tất. Vì vậy nên ban đầu Tháp này có tên là Tháp Bá hộ Kim. Vì vị trí đẹp giữa hồ, tháp nghiễm nhiên biến thành thắng tích Hà Nội.
 
Khổ, hồi cụ Lý Công Uẩn đặt tên Thăng Long cũng chỉ cho cái thành bé bằng mấy nội thành Hà Nội hiện nay. Bây giờ bảo Hà Nội mở rộng rồi thì phải đặt tên cả Hà Nội, Hà Tây, mấy huyện của Vĩnh Phúc, Hòa Bình là Thăng Long thì nghe có vẻ hơi buồn cười.
 
Thay vì bày ra cái trò đổi tên thì mấy thằng KTS này nên nghĩ xem có cách nào cải thiện lại kiến trúc, quy hoạch của HN đi. HN trừ phần Mỹ Đình và những phần ngày xưa Pháp xây dựng thì còn chỗ nào đẹp ko???
 
Theo ý kiến em Thảo thì phải đập tháp rùa xây tượng Lê Nin vào :x

Chuyện nó được xây lên vì gì không phải là toàn bộ ý nghĩa của một công trình. Mà còn là bây giờ người ta coi nó như thế nào. Những tháp canh, cửa thành, hải đăng ở khắp nơi rốt cục khi xây mục đích có cao đẹp là để cho đời sau không? Có cho lịch sử không? Nhiều khi còn xây lên để các làng đánh nhau cơ :))

Hay như đủ loại lăng Bà Chiểu lăng Ông gì gì ở SG, khi xây lên liệu có nhiều ý nghĩa thế không?

Chuyện nó được xây lên thế nào nó kết thúc ở đấy, sau đấy người ta dần tiếp nhận nó với một ý nghĩa khác nhiều. Đó mới thật là giá trị của lịch sử. Chuyện này rõ ràng apply với cả tên Hà Nội. Như ở nhiều nhà, có cái ống bơ hồi xưa dùng xong dùng làm ống bơ gạo, dùng qua cả 3 thế hệ ấy :)) Giờ quý lắm :))
 
Lăng Bà Chiểu là của Lê Văn Duyệt, hè vừa rồi đi bộ qua mới biết anh ạ.:"> Không được vào.:(
 
Thay vì bày ra cái trò đổi tên thì mấy thằng KTS này nên nghĩ xem có cách nào cải thiện lại kiến trúc, quy hoạch của HN đi. HN trừ phần Mỹ Đình và những phần ngày xưa Pháp xây dựng thì còn chỗ nào đẹp ko???

Còn có trường Ams. \:d/
 
Việt Nam làm gì có đặc trưng kiến trúc đô thị mà nói là đẹp hay ko đẹp.=))
 
Back
Bên trên