Có ai xem F1 không ^^

Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 6)


Ferrari Type 312T.
Sau 11 năm, mới lại có một tay đua trở thành quán quân thế giới trên một chiếc Ferrari. Niki Lauda là nhân vật nổi bật nhất tại các đường đua F1 vào năm 1975. Khi đó, tay đua người Áo điều khiển chiếc Ferrari Type 312T, động cơ V12, có dung tích 2.991 cc, công suất 520 mã lực và nặng 650 kg.

1976: McLaren Type M23

Chỉ đến grand prix cuối cùng mùa giải 1976, James Hunt mới giành chiến thắng trước Niki Lauda, người vẫn tiếp tục đua dù trước đó đã bị thương nặng sau tai nạn tại đường đua Nurburging. Hunt lái xe McLaren trang bị động cơ Ford DFV 8 xi-lanh, tổng dung tích 2.993 cc.

1977: Ferrari Type 312T2

Niki Lauda, vẫn trên chiếc xe Ferrari, phục thù ngoạn mục vào năm 1977. Tuy nhiên, cũng năm đó, Lauda đã rời đội đua Italy chuyển sang làm thành viên của Brabham.

Ferrari tiếp tục trung thành với động cơ V12, 48 van, có tổng dung tích 2.992 cc, nhiên liệu phun gián tiếp. Xe đạt công suất 500 mã lực ở mức 12.000 vòng/phút, tốc độ tối đa lên tới 290 km/h. Type 312T2 trang bị hộp số 5 cấp, nặng 590 kg.
1978: Lotus Type 79 Niềm vui trộn lẫn nỗi buồn dành cho Mario Andretti. Anh chiến thắng nhưng vĩnh viễn mất đi người bạn - đồng đội Ronnie Peterson sau một tai nạn trên đường đua. Chiếc Lotus "Wing-car" của Andretti lắp động cơ Ford DFV, dung tích 2.993 cc, công suất 490 mã lực ở 11.000 vòng/phút.

1979: Ferrari Type 312T4

Sau khi đoạt danh hiệu cùng Jody Scheckter năm 1979, Ferrari phải chờ 21 năm sau mới lại vươn tới đỉnh cao thế giới (Michael Schumacher vào năm 2000). Chiếc Type 312T4 mang động cơ Ferrari 12, dung tích 2.991 cc, đạt công suất 510 mã lực ở 12.000 vòng/phút.
 
Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 7)


1980 là năm đáng nhớ của đội đua Williams, lần đầu tiên họ giành danh hiệu vô địch thế giới. Người mang lại vinh quang này Alan Jones, người con của xứ sở kanguru, còn chiếc xe vô địch là sự kết hợp giữa khung xe được thiết kế bởi các kỹ sư Williams và động cơ Ford.

1981: Brabham BT49C

Nelson Piquet là người chiến thắng với chiếc Brabham có thùng làm bằng composite. Xe trang bị động cơ Ford Cosworth V8, dung tích 2.993 cc, đạt công suất 470 mã lực ở 11.100 vòng/phút, tốc độ tối đa 330 km/h. Tuỳ thuộc vào đường đua mà xe lắp hộp số 5 hoặc 6 cấp.

1982: Williams FW08

Chiến thắng của Keke Rosberg, đội Williams, đã phá hỏng một năm thi đấu tuyệt vời của Ferrari. Chiếc FW08 được trang bị động cơ Ford DFV, có công suất 480 mã lực ở 11.100 vòng/phút. Xe có cấu tạo vỏ cứng liền, thùng làm bằng vật liệu composite, nặng 580 kg.

1983: Brabham BT52

Nelson Piquet là tay đua đầu tiên chiến thắng với 1 chiếc xe lắp động cơ turbo. "Trái tim" M12/13 do hãng cơ BMW chế tạo có 4 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 1.500 cc, máy nén nhiên liệu turbo KKK, và đạt công suất 640 mã lực ở 11.000 vòng/phút. BT52 đạt tốc độ tối đa là 340 km/h.

1984: McLaren MP4/2

Niki Lauda trở lại với ngôi vị số một. Đối thủ bám sát anh là một gương mặt sẽ thống trị làng đua xe tốc độ những năm về sau, tay đua người Pháp Alain Prost.

MP4/2 là chiếc xe trang bị động cơ turbo TAG P01 của hãng Porsche, gồm 6 xi-lanh xếp hình chữ V, dung tích 1.500 cc, 2 máy nén nhiên liệu turbo KKK, đạt công suất cực đại 750 mã lực ở 11.500 vòng/phút. Nhờ vậy, khối lượng 540 kg này có thể lao đi với tốc độ tối đa 340 km/h.
 
Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 8)


Nửa sau thập kỷ 80 và những năm đầu thập kỷ 90, làng đua F1 chứng kiến sự thống trị của đội McLaren và động cơ Honda. Năm 1985, lần đầu tiên một tay đua người Pháp vô địch thế giới. Giống như Niki Lauda năm trước, Alain Prost cũng là thành viên của McLaren. Anh điều khiển chiếc MP4/2B.

1986: McLaren MP4/2C

Alain Prost lặp lại thành tích, vẫn với xe McLaren trang bị động cơ turbo của hãng Porsche, cho dù thời điểm đó, đội Williams Honda thống trị về kỹ thuật. MP4/2C có vỏ composite, động cơ TAG V6, dung tích 1498 cc. Công suất ước tính hơn 1.000 mã lực, hộp số 5 cấp, nặng 540 kg.

1987: Williams FW11B

Nelson Piquet vô địch lần thứ 3, nhờ sự trợ giúp của người đồng đội Nigel Mansell, qua đó khẳng định ưu thế của xe Willams trang bị động cơ Honda.

Chất liệu composite được ưa thích trong việc chế tạo vỏ xe. Với động cơ V6 do hãng Honda cung cấp, tổng dung tích 1.498 cc, chiếc xe có thể sinh ra một công suất 800-1.000 mã lực, phụ thuộc vào áp lực nén. Hộp số 6 cấp, trọng lượng tịnh của FW11B là 540 kg.

2 năm tiếp theo, chiến thắng đều thuộc về đội McLaren. Năm 1988, Ayrton Senna giành chiến thắng đầu tiên cho cá nhân mình. Quan hệ giữa anh và Alain Prost bắt đầu rạn nứt. Cho đến năm sau, khi tay đua người Pháp vượt qua sự ganh đua từ đồng đội, lần thứ ba vô địch thế giới thì mối bất hoà đã trở nên không thể cứu vãn. Kết thúc mùa giải, Prost chuyển sang đua cho đội Ferrari.

McLaren có đối tác mới là Honda. Chiếc MP4/4 nhờ vậy được trang bị động cơ turbo V6 hãng xe Nhật Bản. Dung tích 1.500 cc, có 2 máy nén nhiên liệu. Công suất tối đa đạt 900 mã lực ở 12.500 vòng/phút. Trọng lượng tịnh của xe là 540 kg.
Sự cộng tác giữa McLaren và Honda tiếp tục phát huy hiệu quả. Xe MP4/5 lắp động cơ 10 xi-lanh, xếp góc chữ V 72 độ, dung tích 3.490 cc và đạt công suất 685 mã lực ở 13.000 vòng/phút. Tốc độ tối đa của xe là 329 km/h.
 
Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 9)



Năm 1990, cuộc đua giành ngôi cao nhất diễn ra cho tới tận chặng đua cuối cùng giữa Ayrton Senna và Alain Prost, lúc này đã chuyển sang đội Ferrari. Cuối cùng, Senna đã chiến thắng trên chiếc xe McLaren lắp động cơ Honda V10, công suất 690 mã lực ở 13.000 vòng/ phút.

1991: McLaren MP4/6

Tay đua người Brazil Ayrton Senna mang về thêm một danh hiệu cho McLaren dù cuối mùa giải, Williams mới là đội chiếm ưu thế. Xe có động cơ Honda V12, dung tích 3.499 cc, công suất tối đa 710 mã lực ở 13.000 vòng/phút. Hộp số 6 cấp, nặng 505 kg, tốc độ tối đa 331 km/h.

Williams FW14B (1992) và FW15C (1993)

Những chiếc xe Williams có hệ thống treo chủ động đã giúp Nigel Mansell và Alain Prost vô địch các năm 1992 và 1993. Hãng Renault chịu trách nhiệm thiết kế toàn bộ và về nhất trong lần đầu tiên xếp hạng các đội đua.

Cả 2 xe đều trang bị động cơ V10, dung tích 3.493 cc, công suất cực đại 780 mã lực ở 14.300 vòng/phút. Hộp số bán tự động 6 cấp, trọng lượng 505 kg và tốc độ tối đa lên đến trên dưới 340 km/h.



1994: Benetton B194

Michael Schumacher vô địch cá nhân nhưng chính Renault mới là đội mạnh nhất, bất chấp Ayrton Senna qua đời tại đường đua Imola.

Chiếc Benetton mang cấu trúc vỏ cứng liền chế tạo bằng composite. Xe trang bị động cơ Ford Zetec 8 xi-lanh, góc chữ V 75 độ, với tổng dung tích 3.494 cc và đạt công suất 730 mã lực ở 14.500 vòng/phút. Hộp số bán tự động 6 cấp, tốc độ tối đa 323 km/h.
 
Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 10)



1995 là năm thành công thứ hai liên tiếp của Michael Schumacher. Lần này, tay đua người Đức sử dụng chiếc xe Benetton được trang bị động cơ Renault V10, có dung tích 3.500 cc, trọng lượng 505 kg và đạt tốc độ tối đa 331 km/h.


1996: Williams FW18

Damon Hill là tay đua đầu tiên tiếp bước cha mình - Graham Hill - vô địch thế giới, với chiếc Williams gắn động cơ Renault, dung tích 3.000 cc, đạt công suất 745 mã lực ở 14.500 vòng/phút. Xe lắp hộp số bán tự động 6 cấp, trọng lượng 600 kg, chạy tối đa 351 km/h.

1997: Williams FW19

Mới thi đấu tại các giải F1 mùa thứ hai, Jacques Villeneuve đã mang về thêm một chiến thắng cho đội Williams. Chiếc FW19 có vỏ cứng liền bằng composite, động cơ Renault RS8 V10, dung tích 3.000 cc, công suất 755 mã lực ở 14.600 vòng/phút, hộp số bán tự động 6 cấp.

McLaren MP4/13 (1998) và MP4/14 (1999)

Gia nhập đội ngũ những tay đua 2 lần vô địch thế giới trở lên, Mika Hakkinen đánh dấu sự trở lại ngày tháng huy hoàng của đội McLaren cũng như những chiếc xe được mệnh danh Mũi tên bạc.

Cả 2 chiếc xe mà tay đua người Phần Lan sử dụng đều trang bị động cơ Mercedes V10, phun xăng điện tử, công suất cực đại lớn hơn 800 mã lực ở 14.300 vòng/phút. Hộp số bán tự động 6 cấp, trọng lượng 505 kg và có vận tốc tối đa trên 340 km/h.
 
Các loại cờ hiệu trên đường đua F1


Trên đường đua F1, để các tay đua nhận được thông báo nhanh nhất, người ta sử dụng nhiều loại cờ với màu sắc, hình dáng, cách cầm và vẫy khác nhau. Mỗi loại quy ước một mệnh lệnh hoặc thông tin riêng.

Ngoài ra, quy ước của từng loại cờ tại các đường đua có thể cũng không giống nhau.

Co_xanh.jpg
Cờ xanh: Dấu hiệu cho biết, sau sự cố nào đó, đường đua đã được kiểm tra. Khi lá cờ này được vẫy thì đường đua đã trở lại an toàn và các xe có thể tiếp tục đua bình thường.

Co_den_trang.jpg
Cờ hai nửa đen trắng chéo nhau: Báo hiệu một hành động phi thể thao, cùng với lá cờ này là một tấm biển ghi số của chiếc xe phạm lỗi. Tay đua sẽ bị phạt khi lá cờ đó được vẫy.

Co_vang.jpg
Cờ vàng: Vẫy từng lần một báo cho các tay đua phải giảm tốc độ; vẫy hai lần một, tay đua phải chuẩn bị để dừng hẳn lại khi có lệnh dừng. Trong cả hai trường hợp, các tay đua không được vượt các xe phía trước, tuy nhiên có thể thu hẹp khoảng cách với các xe đó. Những tay đua tìm cách vượt xe khác dưới lá cờ vàng sẽ bị phạt nặng. Trong thực tế, rất khó xác định có phải tay đua đã phạm phải lỗi đó hay không vì họ đang ở tốc độ cao. Vì thế, đội đua bị phạt trong trường hợp này thường yêu cầu ban tổ chức xem xét lại.
Co_den_vong_tron_da_cam.jpg
Cờ đen có vòng tròn màu da cam ở giữa: Báo hiệu người lái phải đưa thẳng xe về pit-stop. Nó được vẫy trước mũi chiếc xe có sự cố nghiêm trọng về máy móc, đe dọa sự an toàn của tay đua và khán giả, nếu không dừng lại thì sẽ bị phạt nặng.
Co_do.jpg
Cờ đỏ: Báo sự cố xảy ra khiến các xe đua đều phải dừng lại. Có nhiều lý do để ra lệnh này như thời tiết, tai nạn hoặc mặt đường đua có vấn đề gây ra ách tắc và các xe đua không thể đi qua đó an toàn. Trước khi vẫy cờ đỏ, người ta thường vẫy cờ vàng. Khi thấy cờ đỏ vẫy, người lái xe phải nhanh chóng dừng xe lại.
Co_den.jpg
Cờ đen: Bị các tay đua rất ghét, vì nó báo hiệu xe của họ đã phạm luật và họ phải đưa xe tới pit-stop ở vòng đua sau. Ban tổ chức sẽ vẫy lá cờ này cùng với tấm biển đề số xe phạm luật
Co_xanh_nuoc_bien.jpg
Cờ màu xanh nước biển (hay còn gọi là cờ cho vượt): Có nhiều ý nghĩa khác nhau tùy theo cách cầm nó và tình huống sử dụng. Khi được giơ thẳng trước một xe nào đó, nó báo cho tay đua này biết có một chiếc xe chạy nhanh (hơn hẳn một vòng) đang ở đằng sau, có thể sẽ vượt qua xe của anh ta. Nếu nhìn thấy lá cờ này được vẫy tới lần thứ 3 trước xe của mình thì tay đua phải để cho xe phía sau vượt lên. Tại một số đường đua, người ta còn dùng một lá cờ có ý nghĩa tương tự có màu xanh và một sọc vàng chéo ở giữa.
Co-Soc_vang_do.jpg
Cờ sọc vàng đỏ: Được gọi là cờ “dầu” vì nó thông báo bề mặt đường đua có vấn đề, thường là do có dầu hoặc nước.
Co_trang.jpg
Cờ trắng: Dấu hiệu cho biết người lái xe bắt đầu vào vòng cuối cùng của cuộc đua, nó được vẫy liên tục ở phía trước các xe cho tới chiếc cuối cùng. Tại một số nơi, lá cờ trắng còn mang ý nghĩa có xe cứu thương hoặc các xe tốc độ chậm khác chạy trên đường đua. Để tránh nhầm lẫn, một số đường đua sử dụng cờ trắng với dấu hiệu chữ thập đỏ thay cho cờ trắng.
Co_ca_ro.jpg
Cờ ca-rô đen trắng: Dấu hiệu quen thuộc thông báo cuộc đua kết thúc. Lá cờ này được vẫy trước xe về đích. Người về nhất thường cầm lá cờ này chạy thêm một vòng nữa quanh đường đua để mừng chiến thắng. Trong nhiều trường hợp, nó mang ý nghĩa biểu tượng của cuộc đua và được trao cho người chiến thắng làm kỷ niệm.
 
Hic
Có vẻ ít người quan tâm đến F1 nhỉ :(

thú thực chứ nhìn Hamilton em cũng nản cho Ferari lắm rồi :(
 
F1 có xem nhưng năm nay McLaren thống trị rồi, thiếu tính cạnh tranh nên cũng hơn chán
 
Đúng là hồi còn Schumi xem cạnh tranh với Alonso tuy hay thua nhưng vẫn thích hơn nhiều :D
 
Cái dở nhất của F1 bây giờ là khó vượt nhau trên đường đua, vì vậy khi nào đua cũng chỉ muốn trời mưa, hay tai nạn đâm nhau để có ghì xem. ;;)

Ở Việt Nam có xem được đua xe máy MotoGP và NASCAR không? Nếu có điều kiện nên xem vì ở đó cuộc đua hấp dẫn lắm, các tay đua có thể vượt nhau vài lần trong một vòng. 8->
 
Đúng là đua MotoGP thì vượt nhau liên tục nhưng F1 có tính đồng đội cao cũng hay chứ!!
 
F1 và những con số 'phù thuỷ'

Đốt hết 70 lít nhiên liệu cho 100 km, tập hợp một đội ngũ tới 100 người để phục vụ cho mỗi chặng đua, không đơn thuần là một cuộc cạnh tranh giành chiến thắng giữa các đội, Formula One là cuộc đua của nhân loại nhằm chinh phục những giới hạn thời gian.

Ren_B.jpg


Giải đua xe nổi tiếng F1 luôn là nơi phô trương nền tảng công nghệ đỉnh cao của ngành công nghiệp ôtô. Triết lý "Không có gì lạc hậu bằng công nghệ của ngày hôm qua" là sức mạnh trí tuệ của trò chơi mang tên F1. Có hàng nghìn thông số trong quá trình "vượt cạn" để làm nên một động cơ, một chiếc xe, một vòng đua hay một mùa giải hoàn chỉnh. Và chỉ một số ít trong đó được BMW Williams công bố cho mùa giải 2005.

Dù chẳng phải vận động gì nhiều nhưng F1 đòi hỏi các tay đua phải có thể lực không thua bất kỳ môn thể thao nào khác. 2 kg là trọng lượng trung bình mà một tay đua mất sau mỗi chặng đua. Cơ thể của anh ta phải đốt 600 kcal năng lượng và nhịp tim lên 190 nhịp/phút khi đang đua. Thao tác vất vả nhất mà một tay đua thực hiện tại mỗi chặng đua có lẽ là 2.600 lần chuyển số. Riêng với Monaco, con số này tăng lên thành 3.100 lần.

Nhằm đối phó với các khúc cua liên tục nối tiếp nhau, quãng đường một chiếc xe đua F1 tiếp tục "trôi" sau khi phanh thật lực từ tốc độ 200 km/h xuống tới 0 km/h là 55 m. Trong 1,9 giây, chiếc xe chạy chậm dần với gia tốc gấp 5 lần gia tốc trọng trường. Để dễ hình dung, con số này ở một chiếc xe bình thường là 118 m và thời gian 4,1 giây. Trong khi phanh như vậy, một tay đua nặng 75 kg sẽ tác động một lực tương đương với 375 kg lên dây đai an toàn.

Phuc_vu.jpg


Để lực ép xuống (downforce) bằng trọng lực, một chiếc xe F1 phải đạt tới tốc độ lý thuyết 180 km/h. Khi vượt quá giá trị trên, chiếc xe sẽ đạt tới mức công phu "Bích hổ du tường" như trong các pho truyện chưởng Kim Dung vẫn gọi, tức là có thể chạy lộn ngược như thạch sùng tung tăng trên... trần nhà.

950 độ C là nhiệt độ tại ống pô của xe F1. Dòng không khí bao quanh cũng nóng tới 250 độ C. Khi phanh gấp, nhiệt độ bề mặt lốp tăng lên 100 độ C, đĩa phanh tăng lên 600 độ C trong vòng một giây. Do bị bao bọc bởi khối khí nóng nên nhiệt độ trong khoang lái luôn ở mức 50 độ C. Cũng dễ hiểu vì sao mà các tay đua lại có thể "hao mỡ" nhanh hơn bất kỳ loại thuốc sụt cân nào của chị em.

Động cơ P84 của BMW cung cấp cho Williams có số vòng tua trong một phút là 19.200 vòng, gấp gần 5 lần so với động cơ thông thường. Ở mức vòng tua đó, piston chạy được 40 m trong mỗi giây và bugi phải đánh lửa 1.583 lần.

Cứ thế mà suy ra, với một chặng đua kéo dài khoảng một tiếng rưỡi với chiều dài trên dưới 300 km, bugi động cơ sẽ phải hoạt động 8.000.000 lần. Vì thế đừng lấy làm lạ khi ngay cả động cơ Mercedes của đội McLaren cũng đã bị hỏng nhiều lần ở giải năm nay.

Do phải gánh vác những "trọng trách" nặng nề như vậy, động cơ xe đua F1 cũng đòi hỏi quá trình chế tạo tinh vi nhất. Để tạo nên một cỗ máy trọng lượng chưa đến 90 kg, các kỹ sư của BMW cần tới 1.950 bản vẽ, với tổng chiều dài số bản vẽ đó vào khoảng 1,3 km.

1.388 là toàn bộ các thông số cần tính toán để xây dựng nên động cơ BMW P84. Người ta phải chế tạo thành 5.000 phần riêng biệt và mất 80 tiếng để lắp ráp hoàn chỉnh.

Để hoàn tất bản danh sách các chỉ số "khổng lồ" này, BMW cho biết động cơ ngốn hết 70 lít nhiên liệu cho mỗi 100 km. Cũng với chừng đó lít xăng, chiếc hybrid Honda Insight chạy được tận 1.966 km, có nghĩa là dư sức làm một hành trình xuyên Việt.

Tổng nhiên liệu mà một đội đua sử dụng cho một chặng đua (bao gồm chạy thử, chạy phân hạng và vòng đua chính) tới 1.200 lít. Hơn nữa, BMW cũng phải chuẩn bị 70 lít dầu động cơ và 30 lít dầu hộp số để bôi trơn cho hai chiếc xe F1.

Tại mỗi chặng, mỗi đội đua chỉ có hai tay lái chính điều khiển hai chiếc xe nhưng phải cần tới 100 nhân viên để "phục dịch" cho các vận động viên quý tộc này, trong đó có 60 người được liệt vào đội "phản ứng nhanh" khi hai chiếc F1 chinh chiến. Ngoài việc thay lốp, bơm nhiên liệu, đề phòng các sự cố, đội ngũ nhân viên này được trang bị hệ thống máy tính cao cấp nhất để kiểm tra khoảng 200 thông số khác nhau mỗi vòng đua. Một chặng đua thường kéo dài từ hơn 50 đến 70 vòng đua.

Mỗi khi kết thúc một chặng đua, 10 đội F1 lại lên đường tới địa điểm thi đấu chặng kế tiếp, cùng với mỗi đội là chừng 25 tấn thiết bị máy móc các loại. Cuộc di cư này diễn ra liên tục trên khắp 4 châu (trừ châu Phi), từ tháng 3 hằng năm và chỉ tạm nghỉ khi tháng 10 kết thúc. Lúc này bắt đầu thời điểm chuẩn bị cho một mùa đua mới.
 
Mũ - thiết bị an toàn cao nhất của F1

Được cấu tạo từ 17 lớp vật liệu, chịu được sức nóng 800 độ C trong vòng 45 giây, mũ bảo hiểm là một trong những thiết bị an toàn cao nhất trong môn Công thức 1, xét theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thời kỳ sơ khai của môn Công thức 1, mũ bảo hiểm chỉ có chức năng bảo vệ phần đầu cho các tay đua. Nhưng những thay đổi mạnh mẽ trong cấu trúc và công nghệ vào cuối thập niên 70 đã thay đổi hoàn toàn vai trò và hình dáng của nó. Đầu tiên là việc các nhà sản xuất xe đua cắt dần cắt mòn kính chắn gió, "trưng" mặt tay đua ra phía trước. Tiếp đến là quá trình tích hợp thiết bị liên lạc, nâng cao công suất động cơ, giảm chỉ số cản gió, nâng tốc độ, gia tốc của xe F1 lên khiến những chiếc mũ tồn tại ở "thời kỳ đồ đá của F1" không còn thích hợp.

Helmet_B.jpg

Mũ bảo hiểm của Micheal Schumacher năm 2002.
1. Vành làm từ magiê.
2. Kính phủ lớp chống bám sương.
3. Các đai làm từ titan siêu nhẹ.
4. Thiết bị hiển thị số vòng tua.
5. Màng lọc sợi cacbon.
6. Giắc cắm thiết bị liên lạc.
7. Màng chống lửa.
8. Khe hở dẫn không khí.
9. Vỏ ngoài chịu nhiệt độ 800 độ C.

Đến giữa thập niên 80, mũ dành cho các tay đua có khối lượng khoảng 2 kg. Tuy nhẹ hơn nhiều so với trước nhưng do tốc độ cao nên các tay đua vẫn gặp phải những chấn thương vùng đầu khi giảm tốc đột ngột ở những đoạn cua. Để đảm bảo an toàn, các đội đua bắt buộc phải giảm trọng lượng mũ và sự ra đời của sợi carbon là giải pháp hoàn hảo. Hầu hết các chi tiết trên vỏ mũ đều làm từ loại vật liệu này, vì thế, cho dù các đội đua trang bị đến tận "chân tơ kẽ tóc" cho các tay đua, một chiếc mũ F1 vẫn chỉ nặng vỏn vẹn 1,25 kg. Mỗi một sợi carbon T-800 sử dụng trong mũ lại chứa 12.000 sợi nhỏ khác. Các sợi carbon này mỏng hơn 15 lần so với một sợi tóc. Nối số sợi này cấu tạo nên mũ của một tay đua lại sẽ được một sợi dây siêu mảnh dài 16.000 km. Trung bình một chặng đua F1 dài gần 250 km, quãng đường trên tương đương với 64 chặng.

Theo những thông tin của đội đua Williams, mũ mà Nick Heidfeld và Mark Webber sử dụng cho mùa giải 2005 được tạo nên từ 17 lớp polymer khác nhau, chịu được tác động của một vật nhọn bằng sắt, nặng 3 kg rơi từ độ cao…3 m. Phần vỏ ngoài được phủ lớp plastic gia cố trên nền sợi carbon. Nhờ đó mà bề mặt mũ có khả năng chịu được nhiệt độ lên tới 800 độ C trong vòng 45 giây, vững vàng trước mọi va chạm xảy ra. Bên cạnh đó, dây đai trên mũ cũng phải chịu được trọng lượng lên tới 38 kg.

Thông thường, các đội đua ít khi công bố cấu tạo chi tiết của chiếc mũ mà các tay đua đang sử dụng. Người ngoài chỉ có dịp thoả trí tỏ mò khi công nghệ đó đã "lỗi thời". Do vậy, mãi đến năm 2004, người ta mới có dịp để "mổ xẻ" chiếc mũ mà Micheal Schumacher dùng năm 2002.

Nằm giữa các lớp vỏ là hệ thống thông gió và cấp khí được thiết kế hết sức khoa học. Những lỗ nhỏ phía trên đỉnh là nơi tạo nên dòng khí trong mũ theo định luật Bernoulli. Khi xe chuyển động, dòng khí phía trên đỉnh mũ có vận tốc cao hơn, tạo nên vùng áp suất thấp hút không khí vào trong qua một “hốc” nằm ngay dưới cằm. Để đảm bảo sức khoẻ, không khí được làm sạch và tiệt trùng nhờ một màng lọc bằng sợi carbon. Công nghệ chế tạo nên màng lọc này luôn được giữ bí mật vì nó phải có đủ độ bền cơ học và hoá học để đảm bảo cho dòng khí chuyển động với lưu lượng 5 lít khí trong một giây. Tức là có tổng cộng 22.430 lít không khí được lưu chuyển qua mũ bảo hiểm của Montoya, tay đua về nhất Grand Prix Italy, trong khoảng thời gian 1 giờ 14 phút 28 giây.

Dòng khí vào trong mũ được chia làm hai, phần thứ nhất đi qua các khe hở quanh mũ nhằm làm mát, nhưng không ở đó quá lâu bởi chúng sẽ làm tăng trọng lượng mũ, khiến động cơ phải hoạt động “mệt hơn”, phần thứ hai dẫn thẳng tới mũi tay đua.

Đảm bảo “nhãn lực” cho tay đua cũng là thử thách không nhỏ cho các nhà chế tạo. Bề mặt kính chắn gió chỉ dày 3 mm và phủ lớp hoá chất có khả năng chống ngưng sương trên bề mặt và lắp đặt hệ thống sưởi ấm. Vành kính chế tạo từ những tấm magiê mỏng để đạt được độ cứng như mong muốn, còn các thanh đai sử dụng chất liệu titan siêu nhẹ và siêu đàn hồi.

Có vô số điều kiện ảnh hưởng tâm lý tay lái, đặc biệt khi phải ngồi cạnh động cơ V10 lúc nào cũng gầm rú "điên loạn". Mặt khác, do phải thường xuyên liên lạc với kỹ thuật viên và người điều hành, nên không gian bên trong mũ phải thật sự "yên tĩnh". Để khắc phục khó khăn này, một tấm cách âm gần như hoàn toàn được sử dụng, giảm cường độ âm xuống còn dưới 100 dB.

Một chi tiết thú vị khác là trên mũ F1 còn có một cục pin nằm ở đỉnh cung cấp điện cho màn hình hiển thị số vòng tua. Các tay đua thường không có thời gian quan sát số vòng tua trên vô-lăng để sang số nên các nhà sản xuất đã chế tạo một bảng điện tử hiện số ngay trong mũ. Chiếc mũ của mà Micheal Schumacher sử dụng năm 2002 có bộ hiển thị làm từ 5 đèn LED màu xanh và hai màu đỏ.

Nghiên cứu để tìm ra vật liệu, cấu trúc thích hợp ngốn không ít thời gian của các đội đua. Nhưng để chế tạo sao cho "vừa vặn" lại còn công phu và tỉ mỉ hơn. Trước hết, đầu tay đua được "quét" vào máy tính. Sau đó các kỹ sư tạo hình sẽ làm công việc như các nhà ướp xác Ai Cập thời cổ đại, mô phỏng chính xác đầu tay đua, sau đó xếp từng lớp, từng lớp vật liệu công nghệ cao lên đó, gia cố chúng lại, xử lý hoá học và tích hợp các thiết khác.

Không chỉ là công cụ để bảo vệ “bộ não”, mũ còn là chỗ để các tay đua giúp người xem nhận ra mình. Không giống như trên thân xe, các tay đua có quyền quyết định hình thức “trang trí” trên mũ bằng cách lựa chọn nhà tài trợ hay màu sắc đặc trưng. Khi gia nhập Ferrari, Micheal Schumacher đã đổi quảng cáo Marlboro từ màu trắng ở đỉnh mũ thành màu đỏ để phân biệt với tay đua cùng đội, Barrichello.
 
Magny-Cours: France Grand Prix 2007

Lại sắp đến rồi, đây chắc là lần cuối cùng France GP tổ chức tại đây.
Đường đua nằm ở nơi "Khỉ ho cò gáy" 0:)

410.gif


Dự báo thời tiết - có thể mưa vào chủ nhật 8-X:
 
Người tuyết Kimi Raikonen đang hồi sinh.
Hamilton vẫn duy trì phong độ cao tuy ko thể về đích tại quê hương mình.
 
Nürburgring: Europe Grand Prix 2007

407.gif


Dự báo thời tiết - có thể mưa vào thứ bảy và chủ nhật ~o)
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Mưa tùm lum, mưa 2 trận liền, đổi lốp liên tục, qualifying rồi cũng như ko :-j

Homerace for Nick Heidfeld:x. Nhưng ngay từ lúc xuất phát anh đã huých cho Kubica 1 cái làm cả 2 tụt xuống 2 vị trí bét:-?? Sau Nick còn thụi vào sườn Ralf Schumacher làm Ralf out không kịp trăng trối:-?? Sau đó hình như có một cái Race Control involving car 9 and 11 (car 9 là của Heidfeld), không biết Heidfeld có bị trừ điểm không nhỉ?:D

Alonso vượt Massa nhờ trời mưa:-?? Oái sao cái lúc vừa thay lốp mưa xong Massa có vẻ chuệch choạc thế nhỉ?:D

1 Nurburgring xui xẻo cho Hamilton:D Đua phân hạng và đua chính thức hình như anh í đều bị lao vào đúng 1 chỗ thì phải:( Cái chỗ cua í lúc mưa nặng hạt nhất, trơn tuồn tuột, cả 1 đống nằm chỗ đấy:D the most expensive car parking in the world:))

Sau đây là kết quả :-B


1 Fernando Alonso McLaren-Mercedes
2 Felipe Massa Ferrari
3 Mark Webber Red Bull-Renault
4 Alexander Wurz Williams-Toyota
5 David Coulthard Red Bull-Renault
6 Nick Heidfeld BMW
7 Robert Kubica BMW
8 Heikki Kovalainen Renault
9 Lewis Hamilton McLaren-Mercedes
10 Giancarlo Fisichella Renault
11 Rubens Barrichello Honda
12 Anthony Davidson Super Aguri-Honda
13 Jarno Trulli Toyota
Ret Kimi Räikkönen Ferrari
Ret Takuma Sato Super Aguri-Honda
Ret Ralf Schumacher Toyota
Ret Markus Winkelhock Spyker-Ferrari
Ret Jenson Button Honda
Ret Adrian Sutil Spyker-Ferrari
Ret Nico Rosberg Williams-Toyota
Ret Scott Speed STR-Ferrari
Ret Vitantonio Liuzzi STR-Ferrari
 
Cái công cuộc đuổi bắt Mac của Fer hình như càng ngày càng xa vời
Không phải Hamilton thì lại là Alonso lên ngôi
 
cứ để xem sao đã
mùa chưa hết thì chưa nói vội
nhưng mà vòng này tai nạn nhiều quá
 
Back
Bên trên