Có ai xem F1 không ^^

Năm ngoái khi còn Alonso ở Renault thì Fisichella cũng liên tục đứng trong top đầu.
Chẳng lẽ ko còn alonso thì anh ko còn là chính mình nữa ah

Sao chỉ có 3 người chém gió với nhau thế này :p
 
chả hiểu? Fisi cũng chẳng phải tay đua lớn mà:D

ừ sao có 3 người thế này, bảo anh em trong Football Club vào đây đi:p
 
vòng đua Barca: Massa đã dành chiến thắng \:d/ đièuà đội đua Ferrari đã không làm được thời gian gần đây trên sân nhà của Alonso.
Đứng thứ hai là Alonso và thứ ba là Hamilton
Trên bảng xếp hạng chung cuộc:
1-Hamilton
2-Alonso
3-Massa :(
4-Raikkonen

Hình như Ferrari nhầm khi đặt cược vào Kimi thì phải :(
 
Chiến thắng tuyệt đối của McLaren ở Monaco

ĐKVĐ thế giới Alonso bảo vệ thành công ngôi nhất chặng tại đường đua Monte Carlo, trong khi Lewis Hamilton tiếp tục về nhì. Thắng lợi một hai này là lời đe dọa của đội đua nước Anh với những đối thủ nuôi hy vọng bám đuổi họ ở mùa giải năm nay.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2007/05/3B9F677B/

Hai tay đua của Mc cùng 38 điểm
Massa bị kém tới 5 điểm lận :(
Chưa kể Raikonel
 
Chẳng qua cái đường đua ở monaco nó bé tí tẹo, mà 2 thằng dẫn đầu cũng 1 đội nó cứ kẹp 2 bên thì chúa cũng không lên được, lần này fer thua là tại kimi nó XP từ vị trí thấp quá, ko lên đựoc với Massa.
Massa càng đua càng hay, có khi năm sau vô địch :D
 
Ô là la Hamilton pole rồi, McLaren 12, Heidfeld 3 b-), Ferrari 45

McLaren tởm thật:-ss
 
Lewis Hamilton đi vào lịch sử F1 trong cuộc đua kinh hoàng

Tay lái trẻ người Anh đã lần đầu tiên nhất một Grand Prix F1. Trong "cuộc đua bão táp" tại Montreal (Canada) với phân nửa số tay đua phải bỏ cuộc, Hamilton dễ dàng thống trị và cán đích trước tiên. Kubica thì thoát chết sau vụ va chạm khủng khiếp.

http://vnexpress.net/Vietnam/The-thao/2007/06/3B9F6F7C/

Từ trc đến giờ mới biết mỗi đường đua ở Mỹ, ai dè Canada cũng khiếp phết :| Mac năm nay có Hamilton đúng là vớ bở :|Khoảng cách với Mas xa phết rồi Trong khi Raikonel thì :)|

Kết quả Grand Prix Canada

1 Lewis Hamilton (Anh), McLaren, 1 giờ 44 phút 11 giây 292
2 Nick Heidfeld (Đức) BMW, nhiều hơn 4”343
3 Alexander Wurz (Áo) Williams 5.325
4 Heikki Kovalainen (Phần Lan) Renault 6.729
5 Kimi Raikkonen (Phần Lan) Ferrari 13.007
6. Takuma Sato (Nhật Bản) Super Aguri 16.698
7 Fernando Alonso (TBN) McLaren 21.936
8 Ralf Schumacher (Đức) Toyota 22.888
9 Mark Webber (Australia) Red Bull 22.960
10 Nico Rosberg (Đức) Williams 23.984
11 Anthony Davidson (Anh) Super Aguri 24.318
12 Rubens Barrichello (Brazil) Honda 30.439

Bỏ cuộc
Jarno Trulli (Italia) Toyota, còn 12 vòng
Vitantonio Liuzzi (Italia) Toro Rosso 16
Christijan Albers (Hà Lan) Spyker 23
David Coulthard (Anh) Red Bull 34
Robert Kubica (Ba Lan) BMW 44
Adrian Sutil (Đức) Spyker 49
Scott Speed (Mỹ) Toro Rosso 62
Jenson Button (Anh) Honda 70
Giancarlo Fisichella* (Italia) Renault 19
Felipe Massa* (Brazil) Ferrari 19

Thứ tự các tay đua sau 6 GP

1 Lewis Hamilton McLaren 48 điểm
2 Fernando Alonso McLaren 40
3 Felipe Massa Ferrari 33
4 Kimi Raikkonen Ferrari 27
5 Nick Heidfeld BMW 26
6 Giancarlo Fisichella Renault 13
7 Robert Kubica BMW 12
8 Heikki Kovalainen Renault 8
9 Alexander Wurz Williams 8
10 Nico Rosberg Williams 5
11 Jarno Trulli Toyota 4
12 Takuma Sato Super Aguri 4
13 David Coulthard Red Bull 4
14 Ralf Schumacher Toyota 2

Thứ tự đội đua sau 6 GP

1 McLaren 88 điểm
2 Ferrari 60
3 BMW 38
4 Renault 21
5 Williams 13
6 Toyota 6
7 Super Aguri 4
8 Red Bull 4
9 Honda 0
10 Toro Rosso 0
11 Spyker 0
 
Vừa rồi em cũng mới xem trên 24/7 :|
Chả hiểu sao còn sống được nhỉ :|
Bay từ bên này đường sang bên kia, lại còn lộn mấy vòng :|
 
Trông nguy hiểm vậy thôi, hôm 14/06 Kubica xuýt nữa thì được bác sĩ cho tham gia cuộc đua tuần này tại Indianapolis (US Grand Prix) 0:)

Trong 10 năm trở lại đây an toàn được tăng lên nhiều, những nguyên nhân chính vì sao Kubica thoát nạn (khi xe đâm vào tường bê tông trọng lực lên đến 40g):
- Lái xe ngồi trong cabin xe rất cứng (bạn thấy đấy cabin không làm sao cả), đỉnh xe cao hơn đầu lái xe vì vậy kể cả khi xe lộn ngược cũng không sao.
- Bình xăng và hệ thống nhiên liệu đã được cải tiến, không gây ra cháy nổ
- Dây an toàn và hệ dây chằng đầu (bạn hãy để ý đến cái yuếm ở vai)
- Sức khỏe và phản xạ của lái xe (khi tai nạn lái xe kịp bỏ tay khỏi vô-lăng, nếu không chắc gãy tay)
- Cuối cùng là nhờ ơn trời phật.

Hẹn gặp lại tại cuộc đua US Grand Prix. :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Indiana cũng nổi tiếng lắm đấy :D
Đúgn là hôm đấy nhìn đầu của Kubica không hề chạm đất :D
 
Ảnh tai nạn =:)

965833_20070615140514.gif
 
Tỷ lệ cá cược người thắng tại US Grand Prix, đặt 1 ăn

F Alonso 2.62

L Hamilton 2.75

F Massa 5.00

K Raikkonen 5.50

N Heidfeld 26.00

G Fisichella 67.00

S Vettel 81.00

N Rosberg 101.00

M Webber 101.00

H Kouvalainen 101.00

D Coulthard 101.00

T Sato 126.00

J Trulli 126.00

A Wurz 126.00

Ralf Schumacher 151.00

R Barrichello 151.00

J Button 151.00

A Davidson 151.00

V Liuzzi 201.00

S Speed 201.00

C Albers 301.00

A Sutil 301.00
 
Hamilton giành pole tại Indianapolis

Người hùng mới của nền thể thao Anh quốc, Lewis Hamilton, tiếp tục tiến thêm một bước trong công cuộc chinh phục đường đua F1 khi anh lần thứ hai liên tiếp giành được vị trí số 1 trong vòng đua phân hạng diễn ra vào ngày hôm qua (16/6). Lần trước là ở Montreal, còn lần này là Indianapolis.

http://thethao.vietnamnet.vn/thethao/duaxe/2007/06/707303/
 
Hix sao chủ đề này ít bài quá zậy??? Để tui spam 1 tí cho nhìu nha:D :D :D

Những xe F1 vô địch thế giới trong lịch sử (phần 1)

Giải F1 thế giới diễn ra lần đầu vào năm 1950. Qua 52 kỳ liên tục, từ ngôi quán quân đầu tiên của Giuseppe Farina, cho đến cựu vô địch thế giới Michael Schumacher, đã có 28 tay đua giành được chiếc cúp danh giá này. Dưới đây là những mẫu xe đã mang lại vinh quang cho các đội đua.

1950: Alfa Romeo Tipo 158

Giuseppe Farina là nhà vô địch F1 đầu tiên của thế giới, ông đã làm rạng danh đội đua Alfa Romeo.

Khung xe được chế tạo bởi xà hình ống, thùng bằng nhôm. Động cơ 8 xi-lanh xếp hình chữ I, dung tích 1.479 cc, cấp nhiên liệu bằng áp lực. Chiếc xe nặng 700 kg này có công suất 350 mã lực, với hộp số 4 cấp nó đạt tốc độ tối đa 290 km/h.
1951: Alfa Romeo Tipo 159

Đây cũng là năm Juan Manuel Fangio - huyền thoại người Argentina - giành được chức vô địch thế giới thứ nhất trong năm lần đăng quang của mình.

Khung xe chế tạo từ ống kim loại, thùng bằng nhôm. Động cơ dạng I với 8 xi-lanh có tổng dung tích 1.479 cc, cấp nhiên liệu bằng hơi nén. Chiếc F1 nặng 710 kg này có công suất 425 mã lực, với hộp số 4 cấp nó đạt tốc độ tối đa 305 km/h.

1952 và 1953: Ferrari 500 F2

Alberto Ascari là người đầu tiên thổi bùng tên tuổi hãng sản xuất xe hơi Ferrari, ông giữ chức vô địch 2 năm liền với cùng một mẫu xe 500 F2. 4 năm liên tiếp, chiếc cúp F1 ở lại Italy.

Khung xe chế tạo từ thép ống, thùng bằng nhôm. Động cơ Ferrari 4 xi-lanh, dung tích 1.985 cc, sử dụng hai bộ chế hoà khí Weber, công suất 175 mã lực. Với hộp số 4 cấp, chiếc F1 nặng 560 kg này đạt tốc độ tối đa 250 km/h.

1954: Mercedes W196 và Masserati 250 F

Juan Manuel Fangio bắt đầu chuỗi thành tích 4 lần vô địch F1 liên tiếp của mình trên hai chiếc xe: Mercedes và Maserati.

Chiếc F1 Mercedes W196 có thùng xe bằng nhôm dựa trên khung kim loại hình ống. Động cơ dạng I với 8 xi-lanh tổng dung tích 2.496 cc, phun nhiên liệu trực tiếp, công suất 280 mã lực. Với hộp số 4 cấp chiếc xe nặng 720 kg này đạt tốc độ tối đa 290 km/h.
Masserati 250 F có thùng bằng nhôm và khung hình ống. Xe được lắp động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 2.494 cc, sử dụng 3 bộ chế hoà khí Weber DC. Với công suất 270 mã lực và hộp số 4 cấp, mẫu xe nặng 670 kg này đạt tốc độ tối đa 290 km/h.
 
Những xe F1 vô địch thế giới trong lịch sử (phần 2)


Năm 1955, Juan Manuel Fangio vô địch thế giới cùng chiếc Mercedes W196. Không ai ngờ rằng, sau lần đăng quang này đội Mercedes sẽ phải đợi 43 năm sau, đến giải F1 1998, mới lại vươn lên đỉnh cao tốc độ một lần nữa.

Thùng xe chế tạo bằng nhôm với bộ khung dựng từ ống kim loại. Xe lắp động cơ 8 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 2.496 cc, phun xăng trực tiếp. Với công suất 280 mã lực và hộp số 5 cấp, chiếc Mercedes W196 nặng 720 kg có thể chạy tối đa 290 km/h.

1956: Lancia Ferrari

Chiếc Lancia giúp Juan Manuel Fangio lần thứ tư vô địch F1 có khung bằng ống kim loại, thùng nhôm. Ferrari đi tiên phong với việc lắp động cơ dạng V, 8 xi-lanh tổng dung tích 2.488 cc được xếp thành 2 hàng nghiêng 90 độ. Xe có 4 bộ chế hoà khí Solex và hộp số 5 cấp. Với công suất 250 mã lực và nặng 640 kg, nó đạt tốc độ tối đa 280 km/h.

1957: Maserati 250 F

Đây là lần thứ 5 Juan Manuel Fangio giành danh hiệu vô địch thế giới, trong đó có 4 lần liên tiếp (1954-1957). Phải đợi tới năm 2002, mới có Michael Schumacher đạt được kỷ lục này.

Xe có thùng nhôm với khung bằng các ống kim loại. Động cơ 6 xi-lanh thẳng hàng, dung tích 2.494 cc, sử dụng 3 bộ chế hoà khí Weber DC. Với hộp số 5 cấp và công suất 240-270 mã lực, chiếc xe nặng 670 kg này đạt vận tốc tối đa 290 km/h.

1958: Ferrari 246

Mike Hawthorn, với chiếc mũ bảo hiểm nổi tiếng có lưỡi trai rộng, đã tiếp bước bậc tiền bối Fangio sau vô-lăng xe Ferrari.

Khung xe dựng bằng các ống kim loại, thùng nhôm. Động cơ dạng V với 6 xi-lanh tổng dung tích 2.417 cc xếp thành 2 hàng nghiêng với góc 65 độ. Ferrari 246 lắp hai bộ chế hoà khí và hộp số 5 cấp. Chiếc xe công suất 280 mã lực, nặng 460 kg này có thể chạy tối đa 280 km/h.

1959: Cooper Climax

Jack Brabham, lái chiếc xe Cooper với động cơ Climax đặt ở phía sau, đã hạ bệ đội Ferrari.

Khung xe dựng bằng các ống kim loại, thùng nhôm. Động cơ Coventry -Climax với 4 xi-lanh tổng dung tích 2.495 cc được bố trí ở phía sau và sử dụng hai bộ chế hoà khí Weber. Thông qua hộp số 5 cấp, cỗ máy 240 mã lực đẩy chiếc xe nặng 460 kg này chạy tối đa 280 km/h.
 
Những xe F1 vô địch thế giới trong lịch sử (phần 3)

Năm 1960, tay đua người Australia Jack Brabham tiếp tục giữ chức vô địch thế giới với chiếc Cooper J53 lắp động cơ Coventry-Climax 4 xi-lanh 2.495 cc. Với khung bằng ống kim loại, công suất 240 mã lực và nặng 435 kg, xe có thể chạy tối đa 285 km/h.

1961: Ferrari 246 J1

Phil Hill là tay đua quốc tịch Mỹ đầu tiên giành chức vô địch F1, anh điều khiển một chiếc Ferrari "mũi cá mập".

Với khung dựng bằng các ống kim loại, chiếc xe được lắp động cơ V6 dung tích 2.417 cc, góc chữ V bằng 65 độ. Với 3 bộ chế hoà khí Weber DC và hộp số 4 cấp, chiếc xe nặng 560 kg và có công suất 250 mã lực này đạt tốc độ tối đa 270 km/h.

1962: BRM P57

Thêm một Hill khác thành công, Graham Hill. Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng BRM đoạt được vòng nguyệt quế.

Chiếc xe có khung bằng ống kim loại này lắp động cơ V8 - 90 độ, dung tích 1.498 cc, phun nhiên liệu trực tiếp. Có công suất 192 mã lực và chỉ nặng 450 kg, chiếc BRM P57 đạt tốc độ tối đa 280 km/h.

1963: Lotus 25

Tài năng của Jim Clark đã phát huy mạnh mẽ khi kết hợp với Lotus Climax 25 - chiếc xe được giới chuyên môn thời đó nhận định là một thiết kế hoàn hảo.

Xe có cấu trúc vỏ kim loại liền, lắp động cơ V8 Conventry Climax dung tích 1.495 cc và hộp số Hewland 5 cấp. Với công suất 198 mã lực, chiếc xe nặng 455 kg này có thể chạy tối đa 270 km/h.

1964: Ferrari 158 J1

Nhờ tay đua John Surtees mà đội Ferrari lần thứ 5 vô địch thế giới, bất chấp áp lực mạnh mẽ từ phía Lotus.

Nửa trên thùng xe là vỏ kim loại liền. Chiếc Ferrari này được lắp động cơ V8 - 90 độ, tổng dung tích 1.487 cc và sử dụng bộ phun nhiên liệu Bosch. Với hộp số 5 cấp, chiếc xe công suất 210 mã lực và nặng 460 kg này chạy tối đa 260 km/h.
 
Những xe F1 vô địch thế giới trong lịch sử (phần 4)

Năm 1965, với chiếc Lotus Type 33, Jim Clark lại giành ngôi quán quân thế giới. Xe có vỏ kim loại liền, lắp động cơ 1.497 cc Coventry Climax V8 - 90 độ, 32 van. Với công suất 215 mã lực, chiếc xe nặng 450 kg này đạt tốc độ tối đa 290km/h.

1966: Brabham BJ 19

Jack Brabham đoạt danh hiệu vô địch thế giới lần thứ 3 (2 lần trước vào các năm 1960-1961). Đặc biệt, lần này ông đua bằng xe của riêng mình - chiếc Brabham-Repco.

Xe của Brabham có nửa thùng phía trên bằng kim loại liền, được trang bị động cơ Repco V8 - 90 độ, dung tích 2.995 cc. Xe nặng 515 kg và có công suất 300 mã lực, thông qua hộp số 5 cấp, nó đạt tốc độ tối đa 290 km/h.

1967: Brabham BJ 24

Tay đua Denis Hulme đã làm rạng danh tên tuổi Brabham thêm một lần nữa khi cùng chiếc xe mang tên ông giành chức vô địch thế giới.

Về thiết kế bên ngoài cũng như cấu tạo máy móc, BJ 24 không khác biệt nhiều so với chiếc BJ 19 - xe vô địch năm trước. Điểm mới là động cơ xe có 4 xu-páp mỗi xi-lanh, công suất mạnh hơn trước 60 mã lực.

1968: Lotus Type 49

Graham Hill đã chiến thắng bằng xe Lotus Ford. Cũng trong mùa giải này, tại Grand Prix Đức, xảy ra một sự kiện chấn động là cái chết của tay đua Jim Clark lừng danh.

Lần này Lotus chuyển sang hợp tác với hãng Ford Cosworth. Type 49 lắp động cơ V8 - 90 độ dung tích 2.993 cc, phun nhiên liệu gián tiếp. Xe trang bị hộp số 5 cấp, có công suất 410 mã lực và nặng 520 kg.

1969: Mastra MS80

Tay đua Jackie Stewart giành chiến thắng về cho đội đua do Ken Tyrrell - một dân chơi ngông ở Paris - thành lập.

Mastra MS80 là mẫu xe kết hợp khung của Matra và động cơ V8 Ford Cosworth DFV 2.993 cc, phun nhiên liệu gián tiếp. Xe có vỏ bằng kim loại liền, công suất 430 mã lực, hộp số 5 cấp và nặng 600 kg.
 
Những chiếc xe F1 vô địch trong lịch sử (phần 5)


Mùa giải 1970 xảy ra sự kiện hy hữu là chức vô địch được trao cho Jochen Rindt, dù anh đã qua đời trước đó (tháng 9) trong tai nạn trên đường đua Imola (San Marino, Italy). Rindt lái chiếc Lotus Type 72, 435 mã lực nặng 530 kg, xe lắp động cơ Ford Cosworth DFV 8 xi-lanh 32 van.

1971: Tyrrell Type 003

Xe vẫn được lắp động cơ của Ford Cosworth, tên tuổi của nhà sản xuất này được lưu lại trong trang vàng F1 nhờ sự xuất sắc của tay đua Jackie Stewart.

Xe được chế tạo với cấu trúc vỏ cứng liền. Giống như chiếc Lotus, nó được trang bị động cơ Ford Cosworth DFV V8, dung tích 2.993 cc, phun nhiên liệu gián tiếp. Tyrrell Type 003 có công suất 440 mã lực.

1972: Lotus Type 72 D
Chiếc xe này đã giúp tay đua Emerson Fittipaldi bước lên bục chiến thắng khi mới 26 tuổi. Anh trở thành người vô địch F1 trẻ nhất thế giới cho đến lúc đó.

Lotus tiếp tục sử dụng động cơ Ford Cosworth DFV. Ngoài một vài thay đổi nhỏ ở các cánh gió, về cơ bản, đội vẫn sử dụng cấu trúc của các đời xe trước. Type 72 D có hộp số 5 cấp và nặng 550 kg.

1973: Tyrrell 005/006

Jackie Stewart lần thứ 3 vô địch thế giới (2 lần trước vào 1969 và 1971) nhờ tận dụng được sự cạnh tranh của hai tay đua đội Lotus.

Đội đua Tyrrell của Pháp một lần nữa giành chiến thắng với sự hợp tác của J.Stewart. Xe lắp động cơ Ford Cosworth đang thống trị các đường đua với công suất 460 mã lực, dung tích 2.993 cc.

1974: McLaren Type M23

Chức vô địch thế giới thứ 2 của Emerson Fittipaldi khi anh mới 28 tuổi, nhưng vinh quang không thuộc về đội Lotus.

Emerson Fittipaldi đã rời đội Lotus và lần này anh giành chiến thắng trong sắc áo đội McLaren (Anh). Thêm một mùa giải nữa, chiếc xe vô địch được trang bị động cơ công suất 460 mã lực của Ford.
 
Back
Bên trên