Mình thấy ghen tức quá, cùng lớp với nhau mà đứa nào cũng làm thơ hay, mình có cảm hứng mấy cũng chẳng phọt nổi bài thơ nào ra hồn cả... Đúng là ông trời không công bằng... May quá dạo này vào đây, hôm nào cũng thấy thấp thoáng vài dòng thơ của các em SG, mình ngồi suy ngẫm mãi, suốt một tháng trời tập trung và tìm tòi cũng đã ngộ ra được một tí ti chân lý, gọi là phương pháp làm thơ, tôi thử nói xong Thanh xem co sai gì ko nhé...
Thứ nhất, điều đầu tiên tối quan trọng trong cách làm thơ, là không được nghĩ cả câu, mà phải làm từng từ một, thường thì mỗi từ 2 chữ.. Trong thơ lục bát chẳng hạn,ở câu 8, nghĩ ra 2 từ đầu tiên mỗi từ 2 chữ.. ghép vào với nhau, sẽ được một cụm từ có 4 chữ. Bước tiếp theo là nhìn ngay lên phía trên, nhớ là phải nhìn ngay không quên mất thì khổ.. sẽ thấy từ cuối cùng ở câu sáu phía trên, học thuộc ngay vần của từ đó, rồi tìm một từ 2 chữ cùng vần, cho vào câu 8. Giả như không thể tìm được từ nào cùng vần, thì cứ theo cảm hứng đang tuôn trào mà lôi ra một từ bất kỳ, người đọc sẽ thấy rất tự nhiên, rất giản dị. Và nên nhớ, những chỗ nào còn trống trong câu, thay ngay bằng rằng, thì, là, mà... nó tạo cảm giác gần gũi, đôi khi nghe rất dễ thương. Đó là nguyên tắc thứ nhất !!
Thứ 2, phải chú ý đến ý tứ nội dung trong từng câu thơ. Theo như tôi ngẫm ra, thì những chủ đề và nội dung, ý tưởng được khai thác mạnh phải là đánh nhau, đạp nhau, chạy trốn, đuổi bắt, cộng thêm các từ khác tạo ra khung cảnh cho câu thơ, như bùn lầy, si`nh lầy, rồi là thậm chí để chân thực hơn, rõ nét hơn, phải là phân, là rác... Đấy, làm được như thế, bài thơ mới đạt đến mức độ biểu cảm và truyền tải tư tưởng cao nhất.. lôi cuốn người đọc nhất.
Thứ 3, là phải tạo bước đột phá trong khi làm thơ. Thơ hay đến mấy, mà cứ đều đều, thì người đọc cũng cảm thấy nhàm chán. Giống như một bài hát vậy, giai điệu hay đến mấy mà không có đảo nhịp, không có cao trào trong lúc thể hiện, thì cũng chỉ đạt được đến điểm 7 không hơn. Cái qui tắc này có lẽ khó nhất, theo như tôi thấy thì phải là thiên khiếu bẩm sinh, chứ người thường khó mà đạt đến được. Nhưng xem đi xem lại, thì thấy các em SG hay dùng một phương pháp khá phổ biến, ,đó là gây ấn tượng... tạo đột biến bằng cách làm cho các câu, các khổ thơ, không hề liên quan gì đến nhau cả về vần thơ và ý nghĩa.. Ấy, đọc đừng cười, cái này quả thực khó lắm đấy, cứ thử làm mà xem
Đấy, đầu óc tôi ngu si chỉ nghĩ được đến thế, anh em T2 với các em lớp Văn có cao kiến gì không? Thì vào đây chỉ dạy với...