Đề Ams năm nay hay ghê, khá là khó.
Để em post lên nha. Vì em gõ hơi chậm nên em post từng bài, được bài nào em edit luôn vào đây.
Câu I (1,0 điểm)
Cho các phương trình hóa học sau (phương trình đã cân bằng và các điều kiện cần thiết coi như có đủ): =
a) A + H[SUB]2[/SUB]O -> 2D
D + E -> NaCl + H[SUB]2[/SUB]O
D + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ->G + H[SUB]2[/SUB]O
NaCl + G -> R + E
b) 2X + Y -> 2CO[SUB]2[/SUB]
Z + 2Y -> 2CO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
2Z + Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] -> 2T + CO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
2T + Q -> 2Z + Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]
Viết công thức hóa học của các chất ứng với kí hiệu A, D, E, G, R và X, Y, Z, T, Q. Cho biết dung dịch chất có ký hiệu Z làm đỏ quỳ tím.
Câu II (1,25 điểm)
1/ Cho 105 ml dung dịch HCl 10% (khối lượng riêng là 1,05 g/ml) vào 455 ml dung dịch NaOH 5% (khối lượng riêng là 1,06 g/ml) được dung dịch A. Thêm 367,5 gam dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 8% vào dung dịch A được dung dịch B. Đem làm bay hơi dung dịch B rồi nung nóng ở 500 độ C thu được chất rắn là một muốn khan có khối lượng m gam. Tính giá trị m.
2/ Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hidro clorua và hidro bromua vào nước được dung dịch trong đó nồng độ phần trăm của hai axit là bằng nhau. Hỏi trong hỗn hợp đầu thể tích hidro clorua gấp bao nhiêu lần thể tích hidro bromua?
Câu III (1,75 điểm)
1/ Hai miếng kim loại Mg và Al có thể tích bằng nhau đem hòa tan hết trong dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng dư thấy thể tích khí thoát ra do Al phản ứng lớn gấp đôi thể tích khí thoát ra do Mg phản ứng. Tìm khối lượng riêng của Mg biết khối lượng riêng của Al là 2,7 g/cm[SUP]3[/SUP]
2/ Trộn 13,5 gam bột Al với 34,8 gam bột sắt oxit rồi thực hiện phản ứng trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB], Fe và Al dư. Cho toàn bộ hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng dư thấy thoát ra 13,44 lít khí H[SUB]2[/SUB] (đktc). Xác định công thức của sắt oxit.
Câu IV (2,0 điểm)
1/ Đốt m gam bột sắt trong khí O[SUB]2[/SUB] thu được 7,36 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB], Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB]. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 1M tạo thành 0,224 lít khí H[SUB]2[/SUB] (đktc). Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (giả thiết không có phản ứng hóa học giữa Fe và Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB]). Tính giá trị m.
2/ Hỗn hợp Q gồm Mg, Zn, Fe, Al có khối lượng 9,8 gam được chia làm hai phần bằng nhau. Để phản ứng hoàn toàn với phần 1 cần 3,024 lít khí Cl[SUB]2[/SUB]. Phần 2 được hòa tan hoàn toàn trong 47,45 gam dung dịch HCl thấy tạo ra 2,912 lít H[SUB]2[/SUB] và dung dịch R. Các thể tích khí đo ở đktc. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính nồng độ phần trăm của muối sắt trong dung dịch R.
Câu V (1,5 điểm)
A là chất khí không màu, 1 mol phân tử A gồm 6 mol nguyên tử
a) Khối lượng một bình cầu chứa đầy khí A là 152,3 gam. Trong cùng điều kiện như trên, bình cầu này được chứa đầy khí Oxi có khối lượng 152,7 gam, nếu bình cầu đó mà chứa đầy khí cacbonic thì có khối lượng 153,9 gam. Xác định chất A.
b) Đem đốt cháy hoàn toàn V lít khí A (đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc dư sau đó là bình 2 đựng 100 ml dung dịch NaOH 40% (khối lượng riêng 1,4 g/ml). Sau phản ứng thấy trong bình 2 có chứa 84 gam NaHCO[SUB]3[/SUB] không tan trong dung dịch thu được. Biết trong điều kiện thí nghiệm trên cứ 100 gam nước hòa tan được 10 gam NaHCO[SUB]3[/SUB]. Tính giá trị V.
Câu VI (2,5 điểm)
1/ Hỗn hợp X gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB] có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 5,2. Lấy 11,2 lít hỗn hợp X trên cho đi qua bột Ni nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm H[SUB]2[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB]. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì cần bao nhiêu lít Oxi và thu được bao nhiêu lít khí cacbonic? Các thể tích khí đo ở đktc.
2/ Hỗn hợp X gồm hai rượu là C[SUB]x[/SUB]H[SUB]2x+1[/SUB]OH và C[SUB]y[/SUB]H[SUB]2y+1[/SUB]OH (với x, y nguyên dương), có tỉ khối hơi đối với H[SUB]2[/SUB] bằng 24,75.
a) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol C[SUB]x[/SUB]H[SUB]2x+1[/SUB]OH rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng nước vôi trong có dư thu được m[SUB]1[/SUB] gam kết tủa trắng. Cũng làm như trên với 0,25 mol C[SUB]y[/SUB]H[SUB]2y+1[/SUB]OH thì thu được m[SUB]2[/SUB] gam kết tủa trắng. Biết m[SUB]1[/SUB] - m[SUB]2[/SUB] = 25 (gam). Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Xác đinh CTPT của hai rượu.
b) Lấy 11,88 gam hỗn hợp X trộn với 18 gam axit axetic đem thực hiện phản ứng este hóa thì thu được bao nhiêu gam mỗi este? Biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 60%.
Để em post lên nha. Vì em gõ hơi chậm nên em post từng bài, được bài nào em edit luôn vào đây.
Câu I (1,0 điểm)
Cho các phương trình hóa học sau (phương trình đã cân bằng và các điều kiện cần thiết coi như có đủ): =
a) A + H[SUB]2[/SUB]O -> 2D
D + E -> NaCl + H[SUB]2[/SUB]O
D + H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] ->G + H[SUB]2[/SUB]O
NaCl + G -> R + E
b) 2X + Y -> 2CO[SUB]2[/SUB]
Z + 2Y -> 2CO[SUB]2[/SUB] + 2H[SUB]2[/SUB]O
2Z + Na[SUB]2[/SUB]CO[SUB]3[/SUB] -> 2T + CO[SUB]2[/SUB] + H[SUB]2[/SUB]O
2T + Q -> 2Z + Na[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB]
Viết công thức hóa học của các chất ứng với kí hiệu A, D, E, G, R và X, Y, Z, T, Q. Cho biết dung dịch chất có ký hiệu Z làm đỏ quỳ tím.
Câu II (1,25 điểm)
1/ Cho 105 ml dung dịch HCl 10% (khối lượng riêng là 1,05 g/ml) vào 455 ml dung dịch NaOH 5% (khối lượng riêng là 1,06 g/ml) được dung dịch A. Thêm 367,5 gam dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 8% vào dung dịch A được dung dịch B. Đem làm bay hơi dung dịch B rồi nung nóng ở 500 độ C thu được chất rắn là một muốn khan có khối lượng m gam. Tính giá trị m.
2/ Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hidro clorua và hidro bromua vào nước được dung dịch trong đó nồng độ phần trăm của hai axit là bằng nhau. Hỏi trong hỗn hợp đầu thể tích hidro clorua gấp bao nhiêu lần thể tích hidro bromua?
Câu III (1,75 điểm)
1/ Hai miếng kim loại Mg và Al có thể tích bằng nhau đem hòa tan hết trong dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng dư thấy thể tích khí thoát ra do Al phản ứng lớn gấp đôi thể tích khí thoát ra do Mg phản ứng. Tìm khối lượng riêng của Mg biết khối lượng riêng của Al là 2,7 g/cm[SUP]3[/SUP]
2/ Trộn 13,5 gam bột Al với 34,8 gam bột sắt oxit rồi thực hiện phản ứng trong điều kiện không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp Al[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB], Fe và Al dư. Cho toàn bộ hỗn hợp này hòa tan hoàn toàn trong dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] loãng dư thấy thoát ra 13,44 lít khí H[SUB]2[/SUB] (đktc). Xác định công thức của sắt oxit.
Câu IV (2,0 điểm)
1/ Đốt m gam bột sắt trong khí O[SUB]2[/SUB] thu được 7,36 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe[SUB]2[/SUB]O[SUB]3[/SUB], Fe[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB]. Để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] 1M tạo thành 0,224 lít khí H[SUB]2[/SUB] (đktc). Viết PTHH của các phản ứng xảy ra (giả thiết không có phản ứng hóa học giữa Fe và Fe[SUB]2[/SUB](SO[SUB]4[/SUB])[SUB]3[/SUB]). Tính giá trị m.
2/ Hỗn hợp Q gồm Mg, Zn, Fe, Al có khối lượng 9,8 gam được chia làm hai phần bằng nhau. Để phản ứng hoàn toàn với phần 1 cần 3,024 lít khí Cl[SUB]2[/SUB]. Phần 2 được hòa tan hoàn toàn trong 47,45 gam dung dịch HCl thấy tạo ra 2,912 lít H[SUB]2[/SUB] và dung dịch R. Các thể tích khí đo ở đktc. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra và tính nồng độ phần trăm của muối sắt trong dung dịch R.
Câu V (1,5 điểm)
A là chất khí không màu, 1 mol phân tử A gồm 6 mol nguyên tử
a) Khối lượng một bình cầu chứa đầy khí A là 152,3 gam. Trong cùng điều kiện như trên, bình cầu này được chứa đầy khí Oxi có khối lượng 152,7 gam, nếu bình cầu đó mà chứa đầy khí cacbonic thì có khối lượng 153,9 gam. Xác định chất A.
b) Đem đốt cháy hoàn toàn V lít khí A (đktc) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm lần lượt qua bình 1 đựng H[SUB]2[/SUB]SO[SUB]4[/SUB] đặc dư sau đó là bình 2 đựng 100 ml dung dịch NaOH 40% (khối lượng riêng 1,4 g/ml). Sau phản ứng thấy trong bình 2 có chứa 84 gam NaHCO[SUB]3[/SUB] không tan trong dung dịch thu được. Biết trong điều kiện thí nghiệm trên cứ 100 gam nước hòa tan được 10 gam NaHCO[SUB]3[/SUB]. Tính giá trị V.
Câu VI (2,5 điểm)
1/ Hỗn hợp X gồm C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB] và H[SUB]2[/SUB] có tỉ khối so với H[SUB]2[/SUB] là 5,2. Lấy 11,2 lít hỗn hợp X trên cho đi qua bột Ni nung nóng sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y gồm H[SUB]2[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]2[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]4[/SUB], C[SUB]2[/SUB]H[SUB]6[/SUB]. Nếu đem đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì cần bao nhiêu lít Oxi và thu được bao nhiêu lít khí cacbonic? Các thể tích khí đo ở đktc.
2/ Hỗn hợp X gồm hai rượu là C[SUB]x[/SUB]H[SUB]2x+1[/SUB]OH và C[SUB]y[/SUB]H[SUB]2y+1[/SUB]OH (với x, y nguyên dương), có tỉ khối hơi đối với H[SUB]2[/SUB] bằng 24,75.
a) Đem đốt cháy hoàn toàn 0,25 mol C[SUB]x[/SUB]H[SUB]2x+1[/SUB]OH rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vào bình đựng nước vôi trong có dư thu được m[SUB]1[/SUB] gam kết tủa trắng. Cũng làm như trên với 0,25 mol C[SUB]y[/SUB]H[SUB]2y+1[/SUB]OH thì thu được m[SUB]2[/SUB] gam kết tủa trắng. Biết m[SUB]1[/SUB] - m[SUB]2[/SUB] = 25 (gam). Viết PTHH của các phản ứng xảy ra. Xác đinh CTPT của hai rượu.
b) Lấy 11,88 gam hỗn hợp X trộn với 18 gam axit axetic đem thực hiện phản ứng este hóa thì thu được bao nhiêu gam mỗi este? Biết hiệu suất các phản ứng este hóa đều là 60%.
Chỉnh sửa lần cuối: